Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chuyên đề: Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.21 KB, 23 trang )

NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA
PHỤ NỮ DAO TIỀN
( TÌM HIỂU TẠI XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG)

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ S với 54 dân tộc anh em. Mỗi một
vùng miền lại mang một sắc thái văn hóa ; đời sống vật chất, đời sống tinh thần
khác nhau, những thói quen và tập tục khác nhau cùng tạo nên một bản sắc riêng
biệt. Những nét văn hóa này không làm mất đi sự thống nhất trong văn hóa truyền
thống của quốc gia dân tộc mà còn góp phần tựu chung nền văn hóa Việt Nam
phong phú và đa dạng. Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện rõ trong lối ăn, cách
ở của đồng bào dân tộc nhưng có lẽ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của
họ. Mỗi dân tộc đều có một trang phục riêng mang đậm nét văn hoá mỗi vùng
miền và không lẫn với bất cứ nơi đâu. Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng
là giá trị văn hoá vô giá mà chúng ta cần gìn giữ.
Tuyên Quang là một trong những tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc của nước ta,
không chỉ được nhắc đến với những di tích lịch sử nổi tiếng trong các cuộc kháng
chiến của dân tộc, những món ăn đặc trưng cho núi rừng Đông Bắc mà Tuyên
Quang còn đặc biệt hơn cả là địa bàn cư trú của 22 dân tộc tương ứng với 22 dòng
trang phục truyền thống. Với dân số 730.800 người ( năm 2011) trong đó dân tộc
Dao đông thứ ba sau 2 dân tộc Kinh, Tày. Trang phục của người Dao đặc biệt là
trang phục của người phụ nữ được biết đến khá nhiều với áo, yếm, xà cạp, dây


lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức vàng bạc … Trong trang phục của
người Dao, chỉ có duy nhất phụ nữ nhóm Dao Tiền không mặc quần, chỉ mặc váy
in hoa. Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình.
Tìm hiểu về trang phục phụ nữ nhóm Dao Tiền tại xã Kim Bình, huyện


Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là giải mã những thông tin “ ẩn chứa bên trong” về
văn hóa Dao Tiền, đó là cuộc sống gần gũi của đồng bào Dao Tiền với thiên nhiên,
những quan niệm trong đời sống văn hóa tinh thần (điều này được thể hiện trên các
hoa văn trên trang phục phụ nữ Dao Tiền) thể hiện sự quan sát tinh tế của phụ nữ
Dao Tiền, là một trong những con đường để dựng lại cuộc sống cổ truyền của
người Dao Tiền , là cơ sở để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về sắc thái văn hóa
mang tính địa phương của cộng đồng người Dao nơi đây.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, nhóm Dao Tiền là một trong những
nhóm Dao tiêu biểu bên cạnh nhóm Dao đỏ và Dao Quần Trắng nên các công trình
nghiên cứu về trang phục của người Dao nói chung và trang phục truyền thống của
phụ nữ Dao Tiền nói riêng không phải là ít nhưng hầu như chưa có công trình
chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện về trang phục của phụ nữ Dao Tiền mà
chỉ dừng lại ở sự mô tả, liệt kê một cách sơ lược, chưa đi sâu vào so sánh và phân
tích để chỉ ra được nét riêng có. Cuốn “ Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao,
Sán Dìu ở Tuyên Quang” của nhà xuất bản văn hóa dân tộc cũng đề cập đến thông
tin về văn hóa Dao Tiền, đó là tài liệu tham khảo quý báu tạo điều kiện, cơ sở để tôi
thực hiên đề tài : “ Nét đắc sắc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền” .


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích
Thấy được nét đẹp riêng biệt trong trang phục phụ nữ Dao Tiền đồng thời
giúp ý thức và nhận biết phương pháp để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa
trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền nói riêng và của người Dao nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, nét đặc trưng nghệ thuật trong trang phục
truyền thống của phụ nữ Dao Tiền.

So sánh với trang phục truyền thống của phụ nữ các dân tộc anh em để thấy
được nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền.
Đề ra các biện pháp để gữi gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống đang
bị mai một bởi sự hội nhập và tân tiến của nền kinh tế thông qua hình ảnh trang
phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc
Dao Tiền trong đời sống xã hội như sinh hoạt ngày thường, lễ hội, lễ tết, trong
ngày cưới, tang ma, những hình ảnh tiêu biểu trên bộ trang phục của phụ nữ Dao
Tiền tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian kiến tập không cho phép, chúng tôi chỉ lựa chọn địa
điểm xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là phạm vi nghiên cứu
cho đề tài của mình.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Báo cáo sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phân tích, tổng
hợp đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc, thâm nhập vào cộng đồng để lấy tư
liệu tại thực địa. Cùng với quá trình quan sát, chúng tôi sử dụng các công cụ phỏng
vấn sâu, chụp ảnh với đối tượng là phụ nữ dân tộc Dao Tiền.
6. BỐ CỤC CỦA BÀI BÁO CÁO

Nội dung chính của bài báo cáo được chia làm 03 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Dao Tiền ở xã Kim
Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền- nét đẹp riêng biệt

và tinh tế.
Chương 3: Giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ dân tộc DaoTiền, nét
đặc sắc trong kho tàng văn hóa vật thể của nhân loại


Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC DAO TIỀN Ở
XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG

1.1.1.Vị

trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Kim Bình là xã nằm phía Đông Nam huyện Chiêm Hoá, cách trung tâm huyện
15 km và cách thành phố Tuyên Quang 60 km. Nằm ở vị trí địa lý từ 22 002’14” đến
22008’28”vĩ độ Bắc và từ 105018’16” đến 105021’54” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã
Ngọc Hội và xã Phú Bình; phía Tây giáp xã Vinh Quang và xã Bình Nhân; phía Đông
giáp xã Tri Phú; phía Nam giáp xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn.
Về địa hình: Là xã có diện tích tự nhiên rộng, song chủ yếu là đồi, núi chiếm
khoảng 83% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Với đặc điểm của địa hình chủ yếu
đồi núi, phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và đồi núi thấp, do đó hình
thành 3 khu vực dân cư thuộc 13 thôn.
- Khu vực Yên linh gồm 5 thôn: Khuổi Pài, Đèo Lang, Tông Bốc, Tông
Đình, Pác Kéo.
- Khu vực Kim Quang gồm 4 thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn, Đồng
Cột.

- Khu vực Phú An gồm 4 thôn: Bó Củng, Khuân Nhự, Nà Loáng, Đèo Nàng.
- Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi và dọc theo các
khe suối. Các khu dân cư và các công trình công cộng, công trình sự nghiệp chủ
yếu nằm ở những khu vực thấp.


- Độ dốc phổ biến vùng đồi núi là 200-250, cao độ trung bình 250 m. Lưu vực
các suối Cổ Linh, Phú An, Yên Linh địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung
bình dao động từ 40 m – 70 m.
Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ
250C - 260C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, lạnh và
ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 10 0C - 120C. Lượng mưa trung bình năm 1.500 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm 22 0C - 240C, ẩm độ không khí trung bình năm
từ 70- 80%.
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Kim Bình nhiều lợi thế, sự giàu có về
tài nguyên khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp.
Rừng Kim Bình có nhiều lâm thổ sản và nhiều muông thú quý hiếm : Đinh,
lim, nghiến, lát... gấu, nhím, tê tê, tắc kè... Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản
như : Ăngtimoan, mangan, vàng sa khoáng... Đất đai có độ phong hoá cao,
lượng mưa và độ ẩm thích hợp. Kim Bình có đầy đủ các điều kiện để trồng
cây lương thực (lúa, ngô, sắn)... Cây công nghiệp (sả, chè, các cây họ đậu,
mía) chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành
công nghiệp khai thác, chế biến.
1.1.2.Văn

hóa- xã hội

Dân số: toàn xã có 4.943 khẩu với 1.161 hộ, gồm 7 dân tộc anh em cùng
sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Cao lan, Mường; trong đó dân tộc Tày
chiếm 69,10%, dân tộc Kinh chiếm 15,19%, dân tộc Dao chiếm 14,45%, còn lại

các dân tộc khác.
Mật độ dân số bình quân 1,19 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình
quân hành năm là 1,15%; cư dân sống phân tán trải đều xen lẫn với đất sản xuất


nông nghiệp. Số hộ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 98,5%, các hộ này chủ
yếu là thuần nông sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, có một số ít hộ kết hợp
kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, lao động trong các cơ quan nhà nước... Vì dân
cư thuần nông nên sự thay đổi trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa xã hội chưa
có nhiều biến chuyển nhiều theo thời gian. Đó là mặt khó khăn nhưng đồng thời
cũng là một điều thuận lợi để Kim Bình giữ được những nét văn hóa truyền thống
tiêu biểu.với các tỉnh bạn, có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
Văn hóa- lịch sử: Kim Bình là nơi diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại của đất
nước- Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Kim Bình, nơi có địa thế núi
rừng hiểm trở, đảm bảo an toàn bí mật nhưng cũng rất thuận lợi cho việc liên lạc.
Từ Kim Bình có thể cơ động đi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, đi lên Hà Giang,
xuống Tuyên Quang, có thể đi tắt sang căn cứ địa Tân Trào sang Thái Nguyên.
Người dân Kim Bình vốn có truyền thống cách mạng một lòng tin tưởng vào Đảng,
Bác Hồ. Bởi thế, Kim Bình được chọn làm nơi tổ chức Đại hội II của Đảng.
Lễ hội: Kim Bình cùng giống như nhiều địa phương khác trong huyện đang
đứng trước nguy cơ mai một và biến sắc một số lễ hội cũng như phong tục truyền
thống của địa phương. Tuy nhiên lễ hội lớn như lễ cấp sắc, lễ hội lồng tông vẫn
luôn được người dân quan tâm và chú ý bảo tồn.
1.2.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC DAO TIỀN

Người Dao cũng như nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam rất ít được các sử
gia phong kiến ghi chép. Tác giả viết về người Dao đầu tiên ở Việt Nam là nhà bác
học Lê Quý Đôn. Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” (1777), Lê Quý Đôn có viết

ở xứ Tuyên Quang có “Bảy chủng tộc người Mán. Trong ấy có 3 chủng tộc Sơn
Trang, Sơn Tử và Cao Lan mặc áo màu chàm xanh, tay áo rộng, hoặc áo màu trắng
để tóc dài, búi tóc nhọn, Sơn Mán, Sơn Bản và Sơn Miều cũng thế). Các chủng tộc


này đều ở nơi đại sơn lâm, cày cấy thì đốt nương, đào hố bỏ thóc, chỗ ở nay đây
mai đó.
Khác với các thành viên khác trong cộng đồng 22 dân tộc trong tỉnh, dân tộc
Dao có nhiều nhóm khác nhau cộng cư với các dân tộc khác ở 6/6 huyện thị. Căn cư
vào lời kể của các già làng cũng như các sách cúng, gia phả của người Dao, có thể
thấy rằng: Từ rất xa xưa, do nhiều biến cố lịch sử như bị hạn hán, mất mùa, chiến
tranh, xung đột sắc tộc, phong kiến Trung Quốc áp bức tàn tệ… khối Dao ở Trung
Quốc phải chia làm nhiều nhóm nhỏ, rời cái nôi của mình vào nhiều thời kì khác
nhau, phân tán đi các nơi để sinh sống. Mỗi nhóm Dao chịu ảnh hưởng các yếu tố văn
hóa của các dân tộc khác đồng thời hình thành những yếu tố mới. Theo các nhà
nghiên cứu, người Dao còn được gọi là Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản.
Sự phân loại các nhóm Dao chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn chính là tiêng nói và
hình thức bên ngoài. Ví dụ trong cuốn Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao,
Sán Dìu ở Tuyên Quang của nhà xuất bản văn hóa dân tộc có phân loại “nhóm Dao
Tiền có đặc điểm nổi bật là trên hai nẹp áo và cổ áo liền nẹp phía trước của bộ nữ
phục có đính 9 nửa đồng tiền tròn bằng bạc, khi cài áo sẽ tạo thành các đồng tiền
tròn có đường kính 4- 5 cm, nhìn rất đẹp. Nhóm Dao Tiền là nhóm duy nhất phụ
nữ không mắc quần chỉ mặc váy in hoa văn màu xanh nhạt”


Chương 2
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN- NÉT ĐẸP
RIÊNG BIỆT VÀ TINH TẾ
2.1. NÉT KHÁC BIỆT TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ
DAO TIỀN


2.1.1. So sánh với trang phục của phụ nữ Tày
Như chúng ta đều biết, mỗi một địa phương đều có một sắc thái văn hóa
khác nhau, mỗi một tộc người lại có một bộ trang phục truyền thống khác nhau, nó
như là một câu chuyện mà thế hệ trước dăn dò cho thế hệ sau của mình phải luôn
nhớ đến cội nguồn của. Trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở Tuyên
Quang cũng mang những nét riêng biệt đồng thời lại chịu ảnh hưởng bởi sự giao
thoa văn hóa giữa các tộc người đặc biệt là các tộc người lớn như người Kinh,
người Tày... Sau đây bài báo cáo xin được giới thiệu đôi nét về trang phục truyền
thống của phụ nữ dân tộc Tày- một dân tộc anh em có nhiều nét văn hóa được coi
là gần gũi nhất với văn hóa Dao trong khu vực Đông Bắc nói chung và địa bàn xã
Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng nhằm mục dích tìm ra
những nét đặc sắc trong trang phục của người Dao Tiền nơi đây.


Trang phục của người Tày thường đơn giản, chủ đạo là sắc chàm. Phụ nữ
Tày tóc vấn ngang đầu, ngoài chùm khăn vuông mỏ quạ, áo dài màu chàm, gài
khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằng
sau, chân đi hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía
dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội
thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày còn được gọi là gần slửa
khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài
cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn, ống tay và thân
hẹp, có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là
loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới, kích thước có phần hẹp hơn.
Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu
“mỏ quạ” của người Kinh. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp
lá có mái nón bằng và rộng. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng
loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Trang sức giá trị nhất bằng
bạc, thường thì phụ nữ Tày chỉ đeo chiếc kiềng bạc vừa đủ để tạo nên độ sáng lấp

lánh trên nền áo chàm.
Nét đặc biệt nhất của trang phục Tày chính là ở những hình mẫu hoa văn
trang trí trên vải của họ. Loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải trắng là loại vải
để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các dân tộc nói ngôn ngữ
Tày-Thái. Người ta còn dùng một thuật ngữ để gọi đồ án trang trí hoa văn như thế
này là lái ăm - có nghĩa là vằn đồ đan, giống như các vằn nổi trên đồ đan. Họa tiết
được kỷ hà hóa để thích hợp với việc dệt trên khung dệt. Bố cục họa tiết theo
phương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm
gãy khúc. Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình hoa, hình ngọn rau
bầu, bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều
cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày.


Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một mầu đen trên nền trắng, người Tày
lại phát triển trang trí theo một hướng khác, gài mầu vào từng đoạn họa tiết, từng
mảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công,
có tên gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại gấm của địa phương.
2.1.2. So sánh với trang phục của phụ nữ Dao Đỏ
Trong 9 nhóm Dao khác nhau, nhóm Dao Đỏ là nhóm người đông đảo nhất,
riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, dân cư Dao Đỏ sinh sống trên 27 xã thuộc
huyện Na Hang và Chiêm Hóa. Văn hóa của người Dao Đỏ đã là cơ sở của rất
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Mặc dù cùng thuộc tộc người Dao nhưng nhóm
Dao Đỏ và nhóm Dao Tiền lại có nhiều sự khác biệt trong văn hóa đặc biệt là sự
khác biệt ngay trên bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ. Để phân biệt
Dao đỏ và Dao tiền thì điều dễ nhận biết nhất là trên trang phục của họ. Sở dĩ,
nhóm Dao tiền có tên như vậy là vì họ trang trí trên y phục là những đồng tiền xu
bằng bạc; còn y phục nữ Dao đỏ màu sắc trang trí chủ đạo là màu đỏ với hai chuỗi
bông đỏ được gắn trên áo của phụ nữ. Hoa văn trang trí trên vải của người Dao vô
cùng đặc sắc, phong phú, chủ yếu là những hình ảnh thường thấy trong sinh hoạt
hằng ngày, như: hình hoa lá, cỏ cây, hình tổ tiên, những loài vật... gắn bó với họ

trong cuộc sống. Chính những hình ảnh này tạo nên sắc thái riêng biệt trong nét
văn hóa riêng của dân tộc Dao.
Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo
phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu
chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp
ngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực
đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ. Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và
sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta
thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn


áo trong. Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, giống như
cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có những
đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải
nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng. Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là
cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc
ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết
hợp rất hài hòa, đẹp mắt. Khăn đội đầu được người Dao Đỏ trang trí hình vết chân
hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn... Hoa văn ở trên khăn từ ngoài vào có 5 lớp, 5 lớp
này được bao khuôn vuông ở trung tâm của khăn. Khi đội lên đầu, các hoa văn họa
tiết của 5 lớp văn sẽ phô ra ngoài, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. Hoa văn
trang trí trên quần được thêu thùa tỉ mỉ hơn. Họa tiết ở nửa dưới của hai ống quần
là các họa tiết hình vuông, hình chữ nhật màu đỏ - vàng - trắng, hình cây thông,
hình chữ vạn, hình quả trám... Khi mặc, quần phần trên màu đen không có hoa văn,
quấn bằng dây, thắt lưng; phần dưới của hai ống quần với các hoa văn, họa tiết đã
tạo nên sự cân đối hài hòa cho toàn bộ y phục. Trang phục của người Dao Đỏ
không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng
phong phú cùng với con mắt thẩm mỹ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc
sử dụng màu sắc, bố cục cân đối hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm
thêm cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Dao Đỏ...

Nhóm Dao đỏ và Dao Tiền trang trí trên trang phục có sự khác biệt nhưng
vẫn có những mô típ trang trí giống nhau; đó là hoa văn hình chữ vạn, hoa văn này
xuất hiện trên gấu quần nữ Dao đỏ và trên vạt áo nữ Dao tiền. Gấu quần nữ Dao đỏ
thêu chữ vạn đơn và chữ vạn kép, trên vạt áo nữ Dao tiền thêu chữ vạn đơn. Người
Dao thêu chữ vạn lên trang phục thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến
với họ Tuy nhiên, khác với trang phục Dao Đỏ, trang phục truyền thống của người
Dao Tiền lấy 2 màu sắc chủ đạo là chàm và đen để trang trí. Đây là hai màu sắc


tinh tế, nhã nhặn và hài hòa, khi kết hợp với hoa văn trên vải, tạo nên một bộ trang
phục độc đáo và khác biệt.
Một nét đặc trưng trong kỹ thuật in hoa trên vải bằng sáp ong rất ấn tượng
của riêng người Dao Tiền. Để tạo hoa văn trước tiên người ta dùng dụng cụ vẽ là
những chiếc bút làm thủ công bằng tre. Loại bút to để tỉa tót hoa lá, loại vừa
chuyên vẽ các hình như vuông, tròn... Sau khi nấu chảy sáp ong họ sẽ nhúng đầu
bút vẽ hoa văn lên vải rồi đem đi nhuộm chàm. Lúc này vải sẽ hiện lên những hoa
văn do được phủ lên bằng lớp sáp ong, không bị nhuốm màu chàm. Sau đó, họ đem
ngâm vào nước nóng để sáp ong tan ra và những hình vẽ hiện ra với màu xanh nhẹ
hài hòa đẹp mắt.

Các thành

Tày

Dao Đỏ

Dao Tiền

tố trong
trang phục

Màu sắc Chàm
Khăn/ Mũ

Áo

5 màu (đỏ là chủ

Chàm, đen

yếu)
Vuông mỏ quạ gập - Mũ bằng vải phin

Khăn trắng dài 1,2-

chéo ( giống người màu đỏ hoặc khăn

1,5m

Kinh)
- áo dài thân,

quấn đầu dài 8 sải
- áo dài thân chấm

- áo dài thân không cổ

không cổ

đầu gối may xẻ


- áo 4 thân, xẻ ngực,

- gài khuy đồng

ngực

xẻ tà

bên phải

- áo không khuy,

- áo cánh 4 hoặc 5

không cúc

thân xẻ ngực
Yếm

- đính hạt cúc bằng cổ tròn mở sau gáy, - Yếm nhỏ che kín cổ


kim loại

có những đường

và ngực

thêu bằng chỉ trắng - Yếm trắng hoặc hồng
Quần/ Váy Quần dài ống rộng


và vàng
Không được dài

Mặc váy

quá đầu gối, ống
Trang sức
Trang trí/
hoa văn

rộng
vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... trang sức bằng bạc
- họa tiết đen thêu - rực rỡ
- họa tiết con chó và
trên nền trắng

- bông gù (nom

bông hoa 8 cánh

- họa tiết ô quả

làng gẩu)

- họa tiết con nhện

trám ( bên trong

- viền chỉ thêu màu trên vai áo


trang trí hình ngọn

xanh và tím nâu

rau bầu, bí

- viền chỉ trắng,
xanh, hồng
- gắn đồng tiền bạc
trên thân áo

( Bảng so sánh những điểm cơ bản trang phục truyền thống của phụ nữ Dao
Tiền với Tày và Dao Đỏ)

2.2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN TRONG ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI

2.2.1. Trang phục ngày thường
Trang phục truyền thống trước hết là sản phẩm vật chất của lao động, đồng
thời nó cũng là sản phẩm văn hóa, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn
liền với khả năng thẩm mỹ và nó luôn mang những sắc thái văn hóa độc đáo của
các dân tộc. Mỗi dân tộc trong cộng đồng cư dân Tuyên Quang có cách tạo hình
trang trí và sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình. Đó là


sự thể hiện một trình độ thẩm mỹ cao, một đời sống tâm hồn giàu chất mỹ cảm
nguyên sơ mà phong phú, hòa quyện, chan hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Trang
phục và những giá trị thẩm mỹ của nó đã góp phần đáng kể làm rạng rỡ thêm sắc
thái văn hóa của các dân tộc ở đây.

Thiên nhiên đã tạo dựng cho Tuyên Quang hệ thống đồi núi cao thấp trập
trùng. Giữa những vùng đồi núi đó là những bình nguyên lòng chảo, những sông,
suối, vực, khe, thác… hùng vĩ và đa dạng. Trong cảnh quan thiên n hiên ấy, trang
phục truyền thống của các dân tộc sinh sống ở Tuyên Quang ra đời mang theo
những sắc thái văn hóa độc đáo của mình.
Người Dao Tiền thường mặc kiểu dáng áo không cổ, 4 thân, xẻ ngực, xẻ tà
khoảng 30cm, gồm 5 cúc, 1 cúc bạc tô và 4 cúc bạc nhỏ, là dạng khuy, cúc giả.
Xung quanh mép gấu áo thêu chỉ mầu, tà sau lưng cố 4 - 5 viền chỉ các màu trắng,
xanh, hồng và trong cùng là hoa văn, 2 tà trước phần thêu ở gấu áo luôn ít hơn tà
sau 1 viền chỉ trắng, cổ tay áo cũng thêu các viền chỉ màu trắng, xanh, đỏ.
Trang phục của phụ nữ người Dao Tiền được làm rất cầu kỳ và tốn nhiều
thời gian, họa tiết đặc trưng thêu trên áo là hình con chó cách điệu và bông hoa tám
cánh. Người Dao Tiền quan niệm rằng mặc bộ trang phục truyền thống có thêu
hình con chó cách điệu và hoa tám cánh khi đi rừng sẽ không bị hổ vồ và gặp nhiều
may mắn. Trên trang phục truyền thống của người Dao Tiền còn có thêm 9 bộ cúc
bằng bạc và “hoa sau lưng” (một sợi dây đeo 7 đồng xu bằng bạc vắt ra sau lưng),
đi kèm với trang phục là khăn đội đầu và dây xà tích bằng bạc, trên dây xà tích có
treo nhiều vật dụng được làm bằng bạc rất tinh xảo như; hộp đựng vôi để ăn trầu,
hình con cá lớn, cá nhỏ (tượng trưng cho cuộc sống sung túc), những quả chuông
bằng bạc…gia đình giàu có thì dây xà tích lớn hơn và nhiều vật dụng hơn. Những
người lớn tuổi dạy cách may vá, thêu thùa để con, cháu có thể tự tay làm ra những


bộ áo, váy và mong muốn chúng không quên “hồn” của dân tộc mình, đó cũng là
cách để lưu giữ văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.
2.2.2. Trang phục trong lễ hội, tang ma, đám cưới
Ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, những cô gái đến tuổi
“cập kê” đều được dạy cách thêu thùa, may áo, chuẩn bị cho mình bộ trang phục
truyền thống về nhà chồng. Con gái Dao Tiền trước khi đi lấy chồng phải có một
bộ trang phục truyền thống do bố mẹ sắm cho hoặc phải tự thêu cho mình. Để làm

ra một bộ quần áo truyền thống của người Dao Tiền phải mất hơn 1 năm mới hoàn
thành, các cô gái phải tự trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm… công đoạn khó nhất
và mất nhiều thời gian nhất là thêu những họa tiết hoa văn trên áo, thêu “nối màu”
ở gấu áo. Ở xã Kim Bình gia đình nào cũng phải có ít nhất một bộ trang phục
truyền thống để “diện” trong những dịp lễ, tết.
Trong ngày hội, ngày chợ chị em phụ nữ Dao Tiền rất duyên dáng, nhã nhặn
trong trang phục truyền thống như những cánh bướm của núi rừng hồn nhiên và
trong sáng.
Ngày cưới, cô dâu Dao Tiền mặc áo kép tự làm, Khi làm cô dâu trong đám
cưới cô gái Dao Tiền phải đội cái mũ khung được làm bằng tre nứa, xơ mướp và
tóc rối, phía ngoài phủ một cái khăn thêu dài che kín mặt. Khung mũ được làm
bằng tóc rối phết sáp ong, trên khung được phủ khăn trắng hình chữ nhật, thêu các
hoạ tiết bằng chỉ nhiều màu. Theo quan niệm của người Dao Tiền, khi cô gái về
nhà chồng, ngoài váy, áo tự làm suốt một năm qua, còn có của hồi môn là những
đồ trang sức bằng bạc do cha mẹ mình tặng. Những đồ trang sức này sẽ được giữ
lại như bảo vật của gia đình, dòng họ và sẽ trao lại cho con cháu sau này.


2.3. HÌNH ẢNH NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN

2.3.1. Hình thêu trên vạt áo
Hoa văn trên vải của dân tộc Dao Tiền ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang vô cùng đặc sắc, phong phú, thể hiện trình độ tư duy và khả
năng thẩm mỹ của họ. Hình ảnh hoa văn trên vải như phản ánh tâm tư, tình cảm
của họ với tổ tiên, thiên nhiên; là mối giao cảm giữa con người với thiên nhiên, con
người với tổ tiên và những loài vật đã giúp họ trong cuộc sống.
Trên áo người Dao Tiền nhất thiết phải thêu các hoa văn hình trám, hình con
chó, hình nhện và hoa (thêu ở 2 bên phía sau) cũng là đặc điểm riêng của trang
phục. Các hình thêu chó, nhện là cả câu chuyện dài của dân tộc Dao Tiền.

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Xưa kia có ông vua của người Dao không có
con trai mà chỉ sinh được 12 người con gái. Một ngày kia giặc sang xâm lược, vua
liền truyền rằng ai đánh thắng giặc vua sẽ gả cả cho 12 cô con gái, và vua cầu
khấn trời để xin. Một buổi chiều xuất hiện 1 con Long khuyển ngũ sắc, là con chó
mình rồng, 5 màu có 12 chiếc đuôi, chạy đến xin vua cho đánh giặc. Khi giặc đến
thấy con chó lạ mắt liền bắt về nuôi, nó ngoan ngoãn theo về, đợi khi giặc ngủ say
liền cắn cổ cho bọn giặc chết hết. Con chó trở về, theo đúng lời hứa, vua liền gả
các con gái cho con chó và con chó được vua truyền ngôi báu. Để nhớ ơn con chó
đã có công dẹp giặc cứu dân tộc nên đồng bào đã thêu hình con chó và 4 chiếc
chân chó ở sau áo.
Ngoài ra, đồng bào Dao Tiền còn có một thuyết khác về hình con nhện: Xưa
kia khi người Dao mới biết mặc quần áo thì cả đồng tộc bị đại dịch, do ăn phải
phấn của con bướm trắng, bị chết rất nhiều, sau đó có người lấy con nhện đem
nướng cháy hòa nước uống và khỏi bệnh, từ đó để nhớ ơn con nhện đã có công
cứu tộc người nên họ thêu hình con nhện lên áo.


Người Dao Tiền còn có truyền thuyết khác về con chó: Theo truyền thuyết,
Bàn Vương là con chó thần, vị tổ của người Dao nên phải nhớ đến, phải có hình
ảnh trên vạt áo của từng người.
Và từ đó, khi dệt vải, may áo, phụ nữ Dao Tiền cũng thêu một bức tranh
mang hình nhiều con chó hoặc con nhện ở vạt áo phía sau. Phụ nữ dân tộc Dao
Tiền khi may áo bao giờ cũng thêu một bức tranh mang hình nhiều con chó trang
trí ở vạt áo sau. Dù là họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu, họ Chu… họ nào cũng mang ơn
Bàn Vương. Có trang phục thêu tới 16 con chó, mỗi con một dáng vẻ sinh động.
Trên một vùng vải trang trí nhỏ, con thì châu đầu vào nhau như tâm tình thủ thỉ,
con thì ngoảnh mặt ra bốn phía quan sát. Bức tranh này thể hiện ý thức cội nguồn
và là một minh chứng cho tài năng sáng tạo của phụ nữ Dao Tiền về tài thêu thùa,
trang trí. Đó cũng là tiêu chuẩn để các chàng trai Dao Tiền đánh giá sự khéo léo
của bạn tình mình và là tiêu chuẩn tài đức để các chàng trai chọn vợ.

2.3.2. Hình ảnh khắc họa trên đồ trang sức bằng bạc
Đồ trang sức bằng bạc là vật bất ly thân của người phụ nữ Dao Tiền và cũng
là sở thích của thiếu nữ các dân tộc vùng cao. Đối với người dân vùng cao, bạc
truyền thống được chạm thủ công vẫn được ưa chuộng, nhất là trang sức không thể
thiếu gắn liền với bộ trang phục của người phụ nữ, trong các nghi lễ truyền thống
như: cưới xin, lễ hội, đón Tết. Theo truyền thuyết kể lại, người dân đeo chúng sẽ
trừ tà ma, tránh gió và được thần linh phù hộ.
Trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền nhất định phải có vòng
cổ ( chiềm vàn), vòng tay ( chiềm pủa), vòng tay ( nòm sum), Nhẫn ( sun), xà tích
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu dân gian thì họa tiết chạm bạc của
đồng bào Dao Tiền khác hẳn và nổi trội hơn so với trang sức bằng bạc của các dân
tộc khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các phương án trang


trí mô tuýp hoa văn tinh vi mà cân đối, ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ tận dụng
đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Đối với các sản phẩm có kích thước nhỏ,
nhiều hoạ tiết, hoa văn hình chìm, hình nổi tinh xảo, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và
nhẫn nại của nguời thợ. Hoa văn chạm trên các sản phẩm chủ yếu là các hình: hoa
hướng dương, chiếc lá, mặt trời, sao 8 cánh... Trong đời sống vật chất, tinh thần
của đồng bào Dao Tiền, những vật trang sức bằng bạc không chỉ là vật bất ly thân
của người phụ nữ để làm đẹp mà nó còn mang giá trị nhân văn, tín ngưỡng.
Mô típ hình đồng xu in bằng kỹ thuật in hoa văn sáp ong chỉ được in trên
váy của phụ nữ Dao tiền. Các đồng xu này thêu thành dải liên tiếp nhau chạy hết
chiều rộng của váy. Đây là niềm mong ước của họ về sự thịnh vượng, mong muốn
cuộc sống no đủ, tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, còn có hoa văn hình cây, hoa văn hình
sóng nước, xương cá... như lời nhắc nhở của thế hệ trước tới thế hệ sau hãy luôn
ghi nhớ và trân trọng cuộc hành trình của tổ tiên, hăng say lao động, sản xuất, vươn
lên trong cuộc sống.



Chương 3
GIỮ GÌN VẺ ĐẸP TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DÂN
TỘC DAO TIỀN, NÉT ĐẶC SẮC TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA VẬT THỂ
CỦA DÂN TỘC
3.1. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN
THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN

Mỗi dân tộc đều có nhưng trang phục riêng, mỗi bộ trang phục đều mang
bản sắc văn hoá riêng. Vì vậy để gìn giữ nét văn hoá của mỗi dân tộc thì trước hết
cần bảo vệ, giữ gìn những bộ trang phục dân tộc trước nguy cơ mai một hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay, trong sinh hoạt xã hội, sự du nhập trang phục từ nước ngoài
và sự phát triển của ngành dệt may trong nước nên trang phục dân tộc thực sự đã bị
mai một. Không thể phủ nhận trang phục hiện đại không những đẹp, phù hợp và
tiện ích là sự lựa chọn của đa số người. Ngay cả vùng đồng bào dân tộc vùng sâu,
vùng xa cũng lựa chọn các trang phục hiện đại trong cuộc sống hàng ngày. Chính
những điều đó làm cho trang phục dân tộc ngày càng ít sản xuất, ít sử dụng.
Ngày nay, ở khắp các tỉnh thành trên cả nước xuất hiện dịch vụ cho thuê các
trang phục biểu diễn trong đó có các dân tộc thiểu số như dân tộc Dao Tiền. Do
những nhà thiết kế nghiệp dư chưa hiểu hết về văn hóa và trang phục truyền thống
nên đã làm “ biến dạng” những bộ trang phục truyền thống trên sân khấu, làm mờ
nhạt hình ảnh và khiến chúng ta nhầm lẫn giữa các bộ trang phục truyền thống của
dân tộc này với dân tộc khác từ đó làm mất đi bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc,
mỗi địa phương vùng miền.
Hàng năm, cộng đồng người Dao Tiền tổ chức rất nhiều những lễ hội truyền
thống trong đó việc sử dụng những bộ trang phục truyền thống đặc biệt là trang


phục truyền thống của người phụ nữ phục vụ biểu diễn , múa, hát… Tuy nhiên,
trong một số dịp lễ hội nhiều người đã tự ý thêm hoặc bớt những chi tiết trên bộ
trang phục truyền thống hoặc kết hợp với trang phục thường ngày ( trang phục hiện

đại ngày nay). Điều này là một trở ngại rất lớn trong việc bảo tồn và giữ gìn bộ
trang phục truyền thống vì nhân vật làm biến đổi lại chính là từ phía cộng đồng
sáng tạo nên dân tộc đấy.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VẺ ĐẸP TRONG TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN

Để bảo vệ và gìn giữ trang phục của đồng bào các dân tộc, Xã Kim
Bình nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung cần tổ chức các hội thi trình diễn
trang phục truyền thống dân tộc để tôn vinh trang phục truyền thống của đồng bào
dân tộc trong đó có đồng bào dân tộc Dao Tiền, qua đó nhằm động viên, khích lệ
đồng bào chú trọng bảo tồn và giữ gìn trang phục của dân tộc mình.
Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc không chỉ là đồ dùng
mà nó còn là sản phẩn văn hoá của dân tộc. Vì vậy, thông qua các hội thi trang
phục, đặc biệt trong các hội thi được nhiều người biết đến như các cuộc thi sắc đẹp
như cuộc thi hoa hậu các dân tộc thiểu số, các buổi trình diễn thời trang trong các
chương trình giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số… để tôn vinh vẻ đẹp,
làm cho đồng bào các dân tộc luôn tự hào mỗi khi mặc bộ trang phục của dân tộc
mình, tự ý thức được bản sắc văn hoá của nền văn hoá đã làm nên tư cách và diện
mạo văn hoá của mình.Thông qua trang phục truyền thống ngừơi ta có thể nhận
biết xu hướng, khả năng sáng tạo thẩm mỹ của mỗi cộng đồng văn hoá.
Các cơ quan quản lý cũng cần phải khắt khe hơn trong công việc quản lý
các dịch vụ cho thuê trang phục biểu diễn, đặt yếu tố bảo tồn văn hóa lên hàng đầu.
Đồng thời, tuyên truyền cho chính cộng đồng dân tộc Dao Tiền và cộng đồng các
dân tộc anh em thấy và hiểu được ý nghĩa, vẻ đẹp của những bộ trang phục truyền
thống để từ đó người dân thêm yêu, thêm quý trọng bộ trang phục truyền thống của


dân tộc mình mới hình thành nên ý thức cần phải giữ gìn và bảo vệ bộ trang phục
truyền thống
Để việc giữ gìn, phát triển bản sắc trong trang phục của dân tộc trở thành

ý thức văn hoá chung, cần phải chú ý tới vai trò, tác động của hệ thống giáo dục,
quảng bá các sản phẩm trang phục của đồng bào dân tộc, làm sao để người dân
cảm thấy tự hào khi mang trên mình bộ trang phục truyền thống.

KẾT LUẬN
Với trình độ, bàn tay khéo léo và con mắt tinh tế của người phụ nữ Dao Tiền
tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hàng ngày đã và đang tạo ra
những bộ trang phục truyền thống độc đáo cho dân tộc mình hòa hợp với cảnh sắc
và núi rừng thiên nhiên hùng vĩ . Từ những hình ảnh minh họa, hình ảnh con chó
con nhện trong câu truyện kể về sự tích ra đời của dân tộc mình cho đến hình ảnh
tinh tế sắc sảo được chạm khắc trên những đồng tiền bạc thể hiện khát khao và ước
mơ được sống và hòa hợp với thiên nhiên rừng núi, yêu cuộc sống lao động, yêu
nguồn gốc, tổ tiên, cội nguồn đã sinh ra mình. Vì thế trong trang phục truyền thống
của người phụ nữ Dao Tiền có cả nét đẹp của thiên nhiên núi rừng, có cả nét đẹp
trong tâm hồn người phụ nữ và chứa cả nét đẹp tâm linh. Tất cả đã tạo nên nét
riêng biệt nhưng không hề tách biệt với các bộ trang phục truyền thống của các dân
tộc anh em. Tiếp nối và bảo vệ trang phục truyền thống thể hiện ý thức nguồn cội
của bao thế hệ người dân tộc Dao Tiền từ xưa đến nay, là niềm tự hào không chỉ
của người Dao Tiền mà là của cả dân tộc. Đó cũng chính là lý do tại sao tôi chọn
bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền và chọn xã Kim Bình,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là địa điểm để nghiên cứu trong quá trình
kiến tập. Bảo tồn và giữ gìn những nét đẹp văn hóa, giá trị thẩm mỹ trong trang


phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền cũng chính là mong muốn tha thiết nhất
mà tôi muốn hướng tới!




×