CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN KHẢ NĂNG
LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
Thái Lâm Ái Vy, Nguyễn Hoàng Phương Vy, Trần Lê Gia Hân,
Phạm Minh Hùng
Viện Đào Tạo Quốc tế, Trường Đại Học Cơng Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Trần Nhật Vũ
TĨM TẮT
Làm việc nhóm là một kỹ năng mềm vơ cùng quan trọng này có thể áp dụng cho sinh viên trong môi trường
giáo dục, đặc biệt là môi trường quốc tế. Việc áp dụng kỹ năng này có thể giúp đào tạo ra các sinh viên giỏi
toàn diện, tạo được sự khác biệt qua việc làm chủ và cân bằng quá trình giáo dục. Nghiên cứu này nhằm xác
định tác động của làm việc nhóm trong q trình giảng dạy và học tập các mơn học bắt buộc tại trường Đại
học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng thông qua một cuộc
khảo sát sử dụng bảng câu hỏi. Tổng cộng có 500 sinh viên được chọn ngẫu nhiên trả lời tại trường Đại học
HUTECH, kết quả cho thấy tác động tích cực của kỹ năng làm việc nhóm đối với các sinh viên. Các kỹ năng
làm việc nhóm có thể giúp nâng cao các giá trị gia tăng cho sinh viên, xây dựng sự tự tin cho bản thân và
giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và tương tác của họ với những người khác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng tác động của kỹ năng làm việc nhóm đối với sinh viên có thể bộc lộ và giúp họ phát triển tư duy phản
biện và sáng tạo để có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của họ và cải thiện chất lượng quá
trình học tập. Kết luận, nghiên cứu này gợi ý rằng việc thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm nên được kết
hợp cùng với các kỹ năng mềm khác để đa dạng hóa phương pháp học tập, lấy người học làm trung tâm.
Từ khóa: Yếu tố, kỹ năng mềm, làm việc nhóm, Trường Đại học Cơng nghệ Tp.HCM (HUTECH), chất
lượng
1.
GIỚI THIỆU
Sinh viên Đại học HUTECH thi các môn học bắt buộc trong trường để hồn tất các mơn học. Nghiên cứu này
cũng rất quan trọng vì nó đóng góp vào thực tiễn đối với phương pháp giảng dạy và học tập tại Đại học
HUTECH.
Sự phát triển tồn cầu hóa và tiến bộ nhanh về công nghệ thông tin và truyền thơng, các tổ chức ln tìm kiếm
các phương pháp cải thiện hoạt động của tổ chức và tối ưu hóa để đạt được mục tiêu. Ngồi ra, nhu cầu cấp
thiết về nguồn nhân lực của một quốc gia để
1538
đáp ứng nhu cầu của tổ chức và thị trường việc làm cũng đóng vai trị rất quan trọng. Vì
vậy, kỹ năng mềm đã trở thành một yếu tố vô cùng thiết yếu để tạo ra nguồn nhân lực hiệu quả và tiềm năng.
Có thể thấy rằng, ngày nay việc quản lý ngày càng tập trung vào ý tưởng của nhóm để hồn thành mục tiêu
cơng việc, mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của bản thân. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các kỹ
năng làm việc nhóm là các kỹ năng mềm cần phải được giới thiệu và đưa vào chương trình học.
1.1 Xác định vấn đề
Sự thành cơng của tổ chức và cơng việc nhóm phụ thuộc vào sự hợp tác, cam kết và sự hịa hợp với nhau của
các thành viên trong nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm cần được áp dụng trong những nhóm nhỏ. Mơ hình học
tập này đã được chứng minh rất hiệu quả để phát triển tinh thần hợp tác và cam kết của sinh viên đối với việc
học tập, phát triển các kỹ năng mềm, nhận thức, tâm lý và tình cảm của họ. Để xem xét các yếu tố tác động
của các kỹ năng làm việc nhóm cần phải tiến hành một nghiên cứu tồn diện về tính hiệu quả của việc áp
dụng kỹ năng này.
1.2 Định nghĩa khái niệm
Làm việc nhóm có thể được định nghĩa là một nhóm người làm việc chung với nhau, và phụ thuộc lẫn nhau để
hoàn thành một mục tiêu. Làm việc nhóm có thể giúp kiểm sốt ít nhất một phần hoạt động và giúp các thành
viên trong nhóm giao tiếp với nhau một cách cởi mở và hiệu quả.
2. TỔNG HỢP TÀI LIỆU
2.1 Định nghĩa về kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một nhóm người làm việc cùng nhau, có cùng mục tiêu, chí hướng, họ tương tác trao đổi
thông tin với nhau, phân công nhiệm vụ rõ ràng, có các quy tắc chung chi phối và hợp lại thành một nhóm để
cùng nhau đạt được những mục tiêu nhất định.
Theo Dyer (1987), mơt nhóm nếu muốn làm việc hiệu quả thì phải dựa vào sự hợp tác của mỗi thành viên
trong tổ chức, mỗi thành viên sẽ có những kĩ năng nhất định. Để có thể cùng hợp tác làm việc lâu dài và hiệu
quả trong suốt q trình hợp tác, những người trong cùng một nhóm cần có những điều sau:
▪ Chung một mục đích
▪ Có trách nhiệm hoàn thành các phần việc được giao đúng thời hạn
▪ Quan sát, học hỏi cách mọi người trong nhóm làm việc với nhau để tạo ra sự thành cơng của nhóm
▪ Có trách nhiệm giải thích trình bày các ý tưởng, cách thực hiện và kết quả công việc với nhau
Từ khái niệm và định nghĩa trên, làm việc nhóm có thể được hiểu là một nhóm người hoạt động tập thể và
1539
phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu đã được đề ra.
2.2 Các kỹ năng cần có để làm việc nhóm
Trong một buổi hội thảo dành cho sinh viên do Đại học HUTECH tổ chức, thầy Nguyễn Trần Nhật Vũ đã
giới thiệu cho sinh viên 5 kỹ năng cần phải có để phát huy tối đa
▪
Lắng nghe: phản ánh sự tôn trọng, xây dựng ý kiến giữa các thành viên
▪
Chất vấn: nhận biết mức độ tương tác và hiểu vấn đề
▪
Thuyết phục: lập luận để thuyết phục người khác đồng ý với ý tưởng của mình
▪
Tơn trọng: tơn trọng ý kiến người khác qua việc động viên, hỗ trợ nhau
▪
Trợ giúp: giúp đỡ nhau, sẻ chia trách nhiệm để hướng về mục tiêu chung
2.3
Phương pháp luận về kỹ năng làm việc nhóm
Nghiên cứu này khơng tập trung đo lường việc thực hiện các yếu tố chính trong các kỹ năng làm việc nhóm mà
nhằm tìm hiểu các yếu tố này tác động đến nhận thức của sinh viên Đại học HUTECH như thế nào trong việc
học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả thông qua khảo sát nhằm so sánh sự khác biệt của các yếu tố
làm việc nhóm tác động đến sinh viên ở các Khoa, Viện khác nhau tại Đại học HUTECH.
3.2 Lựa chọn người tham gia khảo sát
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nghiên. Người tham gia khảo sát là các sinh viên đang theo
học tại Đại học HUTECH. Sinh viên là những người đang học ở các Khoa, Viện khác nhau. Tổng số 500 sinh
viên tham gia khảo sát. Trong đó, 250 sinh viên đến từ 4 ngành học khác nhau thuộc Viện Đào tạo Quốc tế
HUTECH và 250 còn lại đang theo học các ngành khác nhau tại Đại học HUTECH.
1540
3.3 Công cụ
Nghiên cứu sử dụng phiếu câu hỏi làm công cụ nghiên cứu. Phiếu câu hỏi được chia
thành sáu phần. Thang đánh giá đo lường (1-5) được cụ thể như sau: rất không đồng ý, không đồng ý, không
chắc chắn, đồng ý và rất đồng ý.
3.4 Thu thập và phân tích dữ liệu
Tiến trình thu thập dữ liệu nghiên cứu gồm 5 giai đoạn, bao gồm thu thập dữ liệu, thiết lập cơ sở lý luận, xây
dựng công cụ, thu thập thông tin và lựa chọn sinh viên từ các khoa khác nhau tham gia khảo sát. Sinh viên
được phân phát phiếu câu hỏi trong các giờ học và trả lời tất cả các câu hỏi trong 15 phút. 250 phiếu câu hỏi
phát ra cho sinh viên Viện
Đạo tạo Quốc tế HUTECH thì thu lại được 241 phiếu, tương đương 96.40% và 250 phiếu phát cho các sinh
viên Khoa, Viện khác thì thu lại được 230 phiếu, tương đương 90%. Dữ liệu được phân tích bằng SPSS 12.0.
3.5 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu sử dụng mơ hình kết hợp làm việc nhóm do Finn và Kelly (2008) làm cơ sở
lý luận. Cơ sở lý luận của cuộc nghiên cứu được thể hiện trong Hình 3 và tóm tắt về cơ sở lý luận được diễn
giải trong Hình 4 như trên.
1541
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sự tác động của làm việc nhóm với sinh viên
Nghiên cứu này bàn luận về những yếu tố ảnh hưởng của kỹ năng làm việc nhóm trong
q trình học tập đối với sinh viên tại Trường Đại học HUTECH. Khi so sánh giữa hai nhóm sinh viên trong
quá trình đào tạo, nghiên cứu đã phát hiện nhiều đặc điểm thú vị về lợi ích của làm việc nhóm đối với sinh viên
tại HUTECH.
Bảng 1. Lợi ích của việc làm việc nhóm đối với sinh viên tại Đại học HUTECH
Lợi ích của kỹ năng làm việc nhóm
Viện ĐTQT
Khoa, Viện khác
Giúp xây dựng sự tự tin
3.99
3.97
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
4.07
4.05
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cơng việc
4.06
4.04
Nâng cao tính sáng tạo và tư duy chiến lược
4.07
4.03
Giúp giải quyết các vấn đề
3.99
4.00
Cải thiện chất lượng công việc
4.18
4.19
Cải thiện chất lượng học tập
4.08
4.08
Tổng Trung Bình
4.05
4.03
Những phát hiện của nghiên cứu đã tiết lộ những tác động của kỹ năng làm việc nhóm trong q trình học tập
của sinh viên ở Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT) và các Khoa, Viện khác tại HUTECH (Bảng 1). Phát hiện cho
thấy những người có kỹ năng năng mềm về làm việc nhóm đã góp phần tạo ảnh hưởng tích cực đến sinh viên ở
hai nhóm. Tác động của kỹ năng làm việc nhóm giúp xây dựng sự tự tin cá nhân, giúp cải thiện kỹ năng giao
tiếp và tương tác với người khác và tinh thần làm việc khi được giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đã tiết lộ rằng khi tiếp cận với kỹ năng mềm sinh viên có thể nâng cao tính sáng tạo và tư duy
chiến lược, ý tưởng, cũng như cải thiện tay nghề, cụ thể là kiến thức và chất lượng học tập.
Một cách tổng qt, dữ liệu cho thấy rằng khơng có sự khác biệt lớn giữa Sinh viên Viện ĐTQT với các Khoa,
Viện khác đối với các yếu tố tác động đến kỹ năng làm việc nhóm trong việc dạy và học. Sinh viên cũng hoàn
toàn đồng ý rằng kỹ năng này có thể nâng cao kiến thức về mơn học cũng như chất lượng học tập. Phương pháp
1542
này cũng thích hợp cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong môn học thông qua sự chia sẻ thông tin và tài liệu
tham khảo. Số đông sinh viên trong giảng đường hay lớp học cũng có thể tạo nhóm để cùng làm việc có kết nối
và có cách tiếp cận thích hợp, đặc biệt là các mơn học bắt buộc ở đại học.
Kết quả nghiên cứu cũng không cho thấy sự khác biệt lớn khi được thống kê giữa sinh viên các Khoa, Viện về
tác động của kỹ năng làm việc nhóm vì tất cả sinh viên thuộc hai nhóm đều đồng ý sự ảnh hưởng tích cực. Tất
cả sinh viên đều thấy điểm trung bình xấp xỉ tương tự, đặc biệt là tác động của kỹ năng làm việc nhóm đã nêu
trên. Sự khác biệt nhỏ được tìm thấy trong điểm trung bình của những người tham gia khảo sát từ hai nhóm có
sự khác biệt về phần trăm đồng ý.
Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các kỹ năng mềm đối với sinh viên là một sự chuẩn bị cần thiết
để đáp ứng nhu cầu thị trường và mơi trường làm việc ngày nay. Tóm lại, nghiên cứu này đưa ra những gợi ý
rằng các kỹ năng làm việc nhóm cần phải được đưa vào chương trình học cùng với các kỹ năng mềm được quy
định khác để tối ưu hóa q trình học tập của sinh viên.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Đại học HUTECH nên tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyến
khích sự tham gia tích cực của sinh viên từ tất cả các Khoa, Viện trong việc thảo luận nhóm sơi nổi, đàm phán,
thuyết trình về chun ngành của sinh viên bên cạnh các hoạt động ngồi trời sơi động.
5. KẾT LUẬN
Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu, có thể kết luận rằng việc thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm
trong q trình dạy học tại Hutech so với các trường đại học khác là rất
tốt. Nghiên cứu cũng chứng minh tác động của kỹ năng làm việc nhóm trong q trình dạy-học ở các trường
đại học cơng lập. Tuy nhiên, cần có một cách tiếp cận có hệ thống và hiệu quả để có thể đạt được các mục
tiêu nhất định và mục tiêu của việc xây dựng tinh thần làm việc nhóm.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trần Nhật Vũ đã hướng dẫn thực hiện nghiên cứu và các
bạn sinh viên đã tham gia khảo sát và ủng hộ để nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad, F.Y., 2004. Manage Team Work. PTS Publications and Distributors Sdn. Bhd.,
Bentong,Malaysia,.
2. Academic Support Center 2020. Effective Teamwork Skill. UEF
3. Aluauddin, S., 2004. Teamwork in Organization. INTAN, Kuala Lumpur, Malaysia.
4. Dyer, W.G., 1987. Team Building: Issues and Alternatives. Addison Wesley, Massachusetts, USA.
1543
5. Finn, R., 2008. The language of teamwork: Reproducing professional divisions in the operating theater.
Hum. Relat., 61: 103‐130.
6. Glints, 2022. How to Practice Effective Teamwork Skills. Glints
1544