Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp cải thiện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngành Kế toán của khoa Tài chính – Thương mại, HUTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.59 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA
SINH VIÊN NGÀNH KẾ TỐN CỦA
KHOA TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI, HUTECH
Trần Quốc An, Phạm Thị Thùy Dung,
Nguyễn Hữu Khoa, Trần Minh Sang, Trần Văn Nam
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng

TÓM TẮT
Nâng cao hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là một trong biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chủ động, sáng tạo, thích ứng với nhu cầu nghề
nghiệp, khả năng tự học suốt đời và thích ứng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở khảo sát hoạt động
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên ngành kế tốn của Khoa Tài chính – Thương mại, HUTECH. Bài viết sử dụng phương
pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp thống kê.
Từ khóa: kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, sinh viên ngành kế tốn, Khoa Tài chính – Thương mại, HUTECH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà tâm lý học John Dunlosky và Katherine A.Rawson (Đại học Kent) và cộng sự đã xem xét hơn 700 bài báo
khoa học về 10 phương pháp học tập, nghiên cứu phổ biến nhất nhằm xác định các phương pháp có hiệu quả
nổi bật nhất, trong đó phương pháp tự học, tự nghiên cứu được xếp loại là “phương pháp vàng”. Chương trình
đào tạo của ngành kế toán của HUTECH với nền tảng khối kiến thức nền tảng về kinh tế, xã hội khá nhiều, các
học phần chuyên ngành kế toán, chiếm khoảng 57% trên tống số học phần (28 mơn học kế tốn, kiểm tốn/49
mơn học), với thời lượng trung bình mỗi học phần 3 tín chỉ (tương đương 45 tiết/học phần) đòi hỏi sinh viên
cần phải chủ động mở rộng nghiên cứu thông qua vai trò tư vấn, hướng dẫn, gợi mở kiến thức của giảng viên.
Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là vơ cùng quan trọng góp phần phát triển kỹ năng thích ứng
trong nhiều điều kiện học tập khác nhau, giúp sinh viên làm chủ kiến thức trong nhiều môn học, nâng cao kết
quả học tập, thúc đẩy sinh viên ham thích tìm tịi khám phá những kiến thức mới và nâng cao khả năng nghiên
cứu khoa học thông qua đó thực hiện được cam kết về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học.
Do vậy việc sinh viên tự học, tự nghiên cứu là vấn đề quan trọng khơng thể thiếu trong q trình đào tạo, giảng
dạy và học tập của bất kỳ ngành nghề nào mà trường đại học đào tạo, trong đó Ngành Kế tốn của Khoa Tài
chính – Thương mại, HUTECH cũng khơng là ngoại lệ.


1709


2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm về tự học, tự nghiên cứu: Theo John Dunlosky và cộng sự (2013) xem quá trình tự tìm lấy kiến
thức có nghĩa là tự học, tự nghiên cứu. Tự học, tự nghiên cứu là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội,
lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối
chiếu với các mơ hình phản ánh hồn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm,
kĩ năng, kỹ xảo của chủ thể.
Tự học là phương pháp học tập mà người học với sự tự nhận thức, tích cực, chủ động, độc lập biến tri thức,
kinh nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân (Trần Khánh Đức, 2004). Với sinh viên
(SV), tự học là hình thức học tập cơ bản. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học, SV cần quan tâm đến
những vấn đề: phương pháp nghe giảng, cách đọc giáo trình, sách, tài liệu tham khảo và tự xây dựng kế hoạch
học tập cá nhân. Hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung quan trọng của q trình dạy học và
quản lí trường đại học; trong đó, quản lí hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của nhà quản lí đến tất cả các khâu của quá trình tự học, giúp cho SV hồn thành tốt nhiệm vụ học
tập của mình. Quản lí hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học tích cực tự học
(Phan Bích Ngọc, 2009)
Đặc điểm của hoạt động tự học, tự nghiên cứu: (1) là quá trình học tập tự giác, tích cực, độc lập của người
học; (2) Tự học của học sinh diễn ra dưới sự hướng dẫn, giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên; trong
quá trình tự học, người học huy động các chức năng tâm lí của bản thân, bằng những hành động học tập cụ thể
lĩnh hội những tri thức, kĩ năng nghề nghiệp; (3) diễn ra trong môi trường học tập, chịu sự tác động bởi các
điều kiện học tập của người học (Trần Thị Hoà và cộng sự, 2015).
Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu gồm 3 nhóm kỹ năng: (1) Nhóm kĩ năng định hướng tự học: kĩ năng tiếp
nhận và phát hiện vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch tự học phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí của bản thân; (2)
Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học: kĩ năng nghiên cứu tài liệu học tập, kĩ năng giải quyết các bài tập
nhận thức, kĩ năng thực hành; (3) Nhóm kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học ((Trần Thị Hoà và cộng
sự, 2015).
3 .PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu theo phương pháp sưu tầm tài liệu, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,

thống kê mơ tả. Để thu thập dữ phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế sẵn bảng câu hỏi khảo sát với nội
dung xoay quanh về khả năng tự học, tự nghiên cứu của 100 sinh viên ngành Kế toán, HUTECH. Thời gian
khảo sát từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 3/2022 bằng đường email và khảo sát trực tuyến thông qua Google
Form. Số lượng hồi đáp nhận được là 68, chiếm tỷ lệ 68% (68/100 phiếu). Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế
với các câu hỏi theo dạng thang đo 5 Lirket. Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để phân tích kết quả
nghiên cứu.
1710


4. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁC KĨ NĂNG HỌC TẬP CỦA
SV NGÀNH KẾ TOÁN, HUTECH
Bảng 1. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu đối với các kĩ năng học tập của SV Ngành Kế tốn, HUTECH
Trả lời
Khơng ý Đồng ý

Hồn
STT

Nội dung

tồn

Khơng

Khơng

kiến

Hồn
tồn


Giá trị
trung
bình

đồng ý

đồng ý

Mơ tả đánh
giá

đồng ý

1 Phát triển kĩ năng đọc

1

2

3

4

5

2

2


8

46

10

4,82

Hồn tồn
đồng ý

2 Nâng cao kĩ năng hiểu

4

3

5

42

14

4,40

Hoàn toàn
đồng ý

3 Nâng cao kĩ năng tư duy phê phán


5

10

12

29

12

3,84

Hoàn toàn
đồng ý

4 Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề

0

0

6

51

11

4,94

Hoàn toàn

đồng ý

5 Phát triển kĩ năng quản lí thời gian

0

6

12

42

8

4,31

Hồn tồn
đồng ý

6 Phát triển kĩ năng ghi chép

2

4

11

39

11


4,74

Hoàn toàn
đồng ý

Điểm trung bình

4,51

Hoàn toàn
đồng ý

Bảng 1 cho thấy, SV nhận thức được rất rõ về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của SV. Các
kĩ năng 1, 2, 3, 4, 6 được mô tả ở mức là “rất đồng ý” với giá trị trung bình tương ứng là 4,82; 4,40; 3,84; 4,94; 4,31
và 4,74. Kĩ năng giải quyết vấn đề là kĩ năng được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình là 4,94) và kĩ năng tư duy
1711


phê phán có giá trị trung bình là 3,84 là mức thấp nhất. Các kĩ năng học tập của SV nhận được giá trị trung bình trung
ở mức trả lời các câu hỏi của SV là 4,54. Qua đó, có thể thấy SV có nhận thức về vai trị của hoạt động tự học đối với việc
phát triển các kĩ năng cá nhân của mình là rất cao.
Bảng 2. Thói quen của SV ngành Kế tốn, HUTECH trong q trình tự học
Mức độ đánh giá
Nội dung
TT

Giá trị
trung


Thường Thỉnh
xun

thoảng

Trung

Khơng

lập

bao

Ít khi

bình

Mơ tả đánh
giá

giờ

1

Tôi xem lại các ghi chép lớp học

5

4


3

2

1

32

12

2

14

8

3,39

của tôi sau giờ học
2

Thường
xuyên

Tôi ghi chép khi tôi đọc sách giáo

28

10


8

12

10

3,23 Thỉnh thoảng

2

4

3,07 Thỉnh thoảng

1

2,82

10

3,16 Thỉnh thoảng

khoa/tài liệu đọc của tôi
3

Tôi cố gắng để có được ý nghĩa của 26

24

12


12

11

từ mới khi tơi nhìn thấy chúng lần
đầu tiên
4

Khi tơi tự học, đầu tiên tơi làm

19

25

Ít khi

mơn khó
5

Tơi học trong một khoảng thời

9

26

8

15


gian sau đó nghỉ ngơi một chút
trước khi quay lại học
Điểm trung bình

3,19 Thỉnh thoảng

Bảng 2 cho thấy, các mức độ thói quen của SV trong q trình tự học. Trong đó, các hoạt động như “xem lại các
ghi chép trong lớp học” là thói quen thường xuyên của SV. Các hoạt động như “ghi chép khi đọc sách giáo khoa”,
“cố gắng hiểu từ mới khi nhìn thấy lần đầu”, “học trong một khoảng thời gian sau đó nghỉ ngơi một chút trước khi
1712


quay lại học” chỉ thỉnh thoảng SV mới thực hiện. Đặc biệt, SV ít khi “bắt đầu tự học bằng mơn khó”. Như vậy, SV
đã nhận thức được thói quen học tập; tuy nhiên, các thói quen trong q trình tự học này mới chỉ dừng ở mức thỉnh
thoảng.
Như vậy, qua phân tích thực trạng cho thấy đa số SV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học; có ý
thức làm quen, tiếp cận với cách học tại trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động tự học của SV vẫn còn một số hạn
chế như: việc tự học của SV chưa thực sự thường xuyên, SV cịn chưa tạo cho bản thân nhiều thói quen tốt để giúp
cho việc tự học đạt hiệu quả cao; các địa điểm cho SV tự học vẫn còn hạn chế;
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục Việt nam, việc đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu
của SV ngành Kế toán, HUTECH là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện
nay về nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, trình độ chun mơn tốt, có khả năng tự học hỏi không ngừng.
Để nâng cao sự tự giác trong tự học và tự nghiên cứu cần tin tưởng vào khả năng tự học của mình, phát huy tối
đa nội lực và tận dụng triệt để các yếu tố khách quan nhất là sự hướng dẫn của giảng viên, cụ thể là:
+ SV phải tự mình xác định đúng động cơ, mục đích của việc tự học, thấy được lợi ích của việc tự học. Phải
xác định việc học là học cho mình, “học để biết, học để làm việc, học để làm người”, học để phát huy năng lực
phẩm chất của mình, rèn luyện mình sau đó có điều kiện phục vụ nhân dân và xã hội. Khi đã có động cơ mục
đích đúng đắn, SV cần tự giác, chủ động trong học tập, tự lên kế hoạch học tập: đọc tài liệu, làm đề cương thảo
luận


nhóm,

bài

tập

thực

hành,

bài

tập

lớn,

đề

cương

ơn

tập;

xây

dựng

thời


gian

biểu hợp lí giữa các mơn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... và phải kiên trì thực hiện theo lịch trình
đã định, đồng thời tập trung cao độ, khơng bị chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài.
+ Bản thân SV cần tìm ra cho mình phương pháp học tập có hiệu quả. Trước hết, cần chịu khó nghe giảng để
tiếp thu tri thức, nhớ tri thức thì mới có thể nghiền ngẫm, so sánh, phân tích, biến tri thức từ sách vở, từ thầy
cô và từ nhiều nguồn khác thành tri thức của mình; biết cách ghi chép, biết nắm ý cơ bản, luôn biết đặt câu hỏi
nảy sinh trong quá trình nghe giảng. Để tự học tốt, đọc sách cũng rất quan trọng. Trong quá trình đọc, SV phải
thâu tóm vấn đề một cách logic chặt chẽ; khi đọc, ngồi giáo trình chính thống, cần tìm nhiều tài liệu tham
khảo khác nhau để đối chiếu, so sánh, từ đó nắm vấn đề sâu sắc hơn.
+ Trong quá trình tự học, SV cần suy nghĩ sáng tạo và mạnh dạn đưa ý kiến nhận xét, thắc mắc của mình mà
khơng quá phụ thuộc vào tài liệu và bài giảng của giảng viên. Cần có tư duy phản biện, tư duy phán đốn lâu
dần hình thành cho mình khả năng phê phán.
+ SV biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, phải sáng tạo, học đi đôi với hành; thông qua thực tiễn làm sáng
tỏ nội dung tri thức, kiểm nghiệm tri thức, biến tri thức thành kĩ năng của mình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1713


1. />2. John dunlosky, Katherine A.Rawson, Elizabeth J.Marsh, Michell J.Nathan, Daniel T.Willingham,
“Psychologists Identify the Best Ways to study ”, Scientific American, 29 tháng 8, 2013
3. Phan Bích Ngọc (2009). Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các
trườngđại học theo hình thức tín chỉ hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr
160-164
4. Trần Khánh Đức (2004). Quản lí và kiểm sốt chất lượng đào tạo nhân sự. NXB Giáo dục.
5. Trần Thị Hoà và cộng sự “Đổi mới hoạt động tự học của sinh viên ngành tài chính ngân hàng nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Hội thảo khoa học năm 2015.

1714




×