Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.7 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY VỐN
TÍN DỤNG ĐEN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Đan Thuy, Lê Nguyễn Linh Chi, Trần Phú Sĩ,
Phan Trọng Nghĩa, Võ Thành Đồng
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Cơng Nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH)
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Võ Tường Oanh
TÓM TẮT
Thực trạng về vay vốn tín dụng đen của sinh viên ở các cơng ty dịch vụ tài chính hiện đang là vấn đề đáng
được quan tâm, nhận thấy tác hại, mức độ nguy hiểm của việc vay vốn từ các công ty dịch vụ tài chính.
Chính vì vậy nhóm tác giả đã thảo luận và chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng
đen của sinh viên trên địa bàn Tp.HCM”, Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ sở lý thuyết về cơng ty
dịch vụ tài chính, tín dụng đen, nhu cầu vay vốn của sinh viên, nghiên cứu các mơ hình để xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn của sinh viên tại các cơng ty dịch vụ tài chính đồng thời có được những
hiểu biết về “tín dụng đen”. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính và định lượng.
Dữ liệu được khảo sát từ các sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM với số phiếu phát ra là
1000 phiếu và số phiếu thu về được là 967 trong đó số phiếu khảo sát không hợp lệ là 121 và 846 phiếu
khảo sát hợp lệ. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và đã cho ra kết quả nghiên cứu gồm 3 nhân
tố ảnh hưởng đến Nhu cầu vay vốn tín dụng đen của sinh viên là: Tính linh hoạt, Tính cá nhân và Chính
sách xã hội.
Từ khóa: Vay vốn tín dụng đen, Cơng ty dịch vụ tài chính, Sinh viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tín dụng sinh viên từ lâu đã được đánh giá là một trong những chính sách điểm nhấn của công cuộc phát
triển bền vững, tối ưu hóa tài chính giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học và thúc đẩy sự bình đẳng,
gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục bậc cao của học sinh, sinh viên.
Kể từ khi Chính phủ thực hiện đề án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục các trường phải tự chủ về tài chính,
nên việc tăng học phí là điều tất yếu phải xảy ra. Tuy nhiên việc tăng học phí lên cao đã góp phần đẩy
những sinh viên có hồn cảnh khó khăn phải chùn bước cho việc hồn thành chương trình đại học mà mình
mơ ước. Chính vì điều này mà chương trình tín dụng sinh viên đã ra đời với mục tiêu không để sinh viên
nào phải bỏ học. Kể từ ngày có chương trình, các trường đại học đã giảm thiểu số lượng sinh viên bỏ học
giữa chừng vì điều kiện kinh tế, thiếu hụt kinh phí sinh hoạt và học tập,…


Bên cạnh chính sách vay vốn HSSV của chính phủ đã giúp sinh viên được hoàn thành ước mơ đại học trở
thành nhân tài kiến thiết đất nước, thì cũng khơng ít sinh viên đã phải từ bỏ việc học của mình khi đã chạm
tay vào vay vốn ở các cơng ty dịch vụ tài chính. Với sự nhẹ dạ cả tin, thiếu kiến thức cộng với “cái bẫy”
mà các công ty tài chính giăng ra, nhiều sinh viên đã khơng thể trả được nợ, làm ảnh hưởng đến đời sống
cá nhân, gia đình và người thân.
1915


Nhận thấy tác hại, mức độ nguy hiểm của việc vay vốn từ các cơng ty dịch vụ tài chính, nhóm chúng tơi đã
thảo luận và chọn đề tài : “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn
Tp.HCM”.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tín dụng đen
Trên thực tế, khơng có định nghĩa nào của pháp luật về tín dụng đen, nhưng có thể xác định tín dụng đen là
một hoạt động cho vay thường là có ít nhất 2 trong số 3 yếu tố bất hợp pháp là: cho vay bất hợp pháp, lãi
suất vượt trần so với ngân hàng nhà nước quy định và đòi nợ phạm pháp. Với cơ sở pháp lý như: Luật Ngân
hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự năm 2015, Luật hình sự năm 2015 sửa đổi
2017, ta có thể khái quát về tín dụng đen như sau: “Tín dụng đen là hình thức cho vay tín dụng với lãi suất
cao cùng với các quy định chi trả do một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức nằm ngồi vịng kiểm sốt của
pháp luật đề ra. Họ khơng đăng ký kinh doanh cũng như chưa từng được cấp phép hay chịu sự quản lý của
bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào đối với hoạt động cho vay này.”
Các hình thức của tính dụng đen
Các ứng dụng vay tiền
Ngày nay, các ứng dụng app vay tiền của những đối tượng tội phạm cho vay nặng lãi đang nổi lên. Chỉ cần
người dùng tải các ứng dụng này trên Google play hoặc App Store là có thể vay tiền một cách nhanh chóng
mà khơng cần tới tận nơi cho vay. Tuy nhiên hình thức vay này có lãi suất cao ngất ngưởng.
Các cơng ty dịch vụ tư vấn tài chính
Một trong các cách thức hoạt động tín dụng đen là lập lờ sử dụng các cụm từ “công ty tài chính” hoặc “dịch
vụ tài chính” gây nhầm lẫn cho người khác hiểu rằng đó là tổ chức tín dụng. Việc này đã vi phạm vào quy
định, nếu không phải là tổ chức tín dụng thì khơng được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “cơng ty tài

chính”. Đến cuối năm 2018, chỉ có 16 cơng ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đang hoạt
động hợp pháp (Điều 5 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
Các dịch vụ tư vấn tài chính là hình thức rất phổ biến của các quỹ tín dụng đen hiện nay. Hình thức cho vay
đó là nếu người vay đang cần tiền nhanh chóng thì chỉ cần cầm theo chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc giấy
tờ của những món đồ có giá trị là có thể vay ngay được tiền.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối tượng
nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn Tp.HCM.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích tìm hiểu thơng tin các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của
sinh viên tại cái tổ chức tín dụng ngồi kiểm sốt của nhà nước, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, sự
trùng lắp nội dung và hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo sơ bộ cho phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu bảng câu hỏi thiết kế sẵn
với 3 nhân tố, mẫu được thu thập thông qua trực tiếp Google Froms bằng bảng câu hỏi đối với Sinh viên
đã, đang và sẽ có ý định vay tín dụng đen. Với tổng số phiếu phát ra là 1000 phiếu khảo sát và thu về được
1916


967 phiếu khảo sát; trong đó có 121 phiếu khảo sát khơng hợp lệ và có 121 phiếu khảo sát hợp lệ được
nhóm tác giả sử dụng thơng tin để phục vụ kiểm định mơ hình.

H1

Tính linh hoạt

Nhu cầu vay tín dụng đen của
sinh viên

H2


Tính cá nhân

H3

Chính sách xã hội

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 8: Kết quả đánh giá tổng quát hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số

Số biến
Thang đo

Cronbach’s

Ký hiệu
quan sát

Alpha

Hệ số tương quan Kết luận về
biến tổng nhỏ nhất độ tin cậy

Tính linh hoạt

LH

4


,767

,661 (LH1)

Đạt yêu cầu

Tính cá nhân

CN

3

,868

,767 (CN1)

Đạt yêu cầu

Chính sách xã hội

CS

4

,858

,794 (CS3)

Đạt yêu cầu


Nhu cầu vay vốn

NC

4

,710

,570 (NC2)

Đạt yêu cầu

Sau khi đo lường độ tin cậy của các nhân tố thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy nghiên cứu gồm 4
thang đo và 15 biến quan sát điều đạt yêu cầu. Vì vậy, 15 biến quan sát cho 4 thang đo sẽ được đưa vào
phân tích nhân tố khẳng định EFA cho biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
(EFA) cho biến độc lập với 11 biến quan sát có 3 nhân tố được rút trích tại eigenvalue = 1.439 > 1, tổng
phương sai trích = 68.994%, hệ số KMO = 0,733 > 0.5. Tất cả các biến có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu ( >
0,50 ). Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Nhu cầu vay vốn. Kết quả phân tích
EFA cho thấy, có một nhân tố được rút trích tại eigenvalue là 2,189 >1, tổng phương sai trích được là
54,714%, hệ số KMO = 0,645 > 0,5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 0,000 < 0,05). Đồng

1917


thời, hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn tiêu chuẩn (>0,50, nhỏ nhất là NC4 = 0,643 Như vậy, thang
đo Nhu cầu vay vốn sau khi đánh giá sơ bộ đạt yêu cầu để phân tích tiếp theo.
Bảng 9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.


,733

Approx. Chi-Square
Bartlett's Test of Sphericity

4227,356

df

55

Sig.

,000

Total Variance Explained
Comp

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Rotation Sums of Squared

Loadings

Loadings

onent

Total

% of

Cumulative Total

Variance

% of

%

Cumulative % Total

Variance

% of

Cumulative

Variance

%

1

3,486

31,688


31,688 3,486

31,688

31,688

2,826

25,692

25,692

2

2,664

24,222

55,910 2,664

24,222

55,910

2,383

21,664

47,356


3

1,439

13,083

68,994 1,439

13,083

68,994

2,380

21,638

68,994

4

,796

7,237

76,230

Extraction Method: Principal Component Analysis.
Nhóm tác giả tiếp tục kiểm định tính phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội, phân tích hồi quy và
phân tích tương quan. Kết quả phù hợp với mơ hình.
Bảng 10: Kết quả phân tích độ phù hợp của mơ hình

Sai số
Mơ hình

R

2

R

R2 hiệu

chuẩn

chỉnh

của ước
lượng

1

,749a

,562

,560

,32157

Hệ số
DurbinWatson

2.028

Biến độc lập: LH, CN, CS
Biến phụ thuộc: NC
Qua bảng phân tích trên ta thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,562. Đây là mơ hình thích hợp để sử dụng
đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Từ kết quả phân tích ta thấy, trị thống kê F của mơ hình với mức ý nghĩa thống kê rất nhỏ (Sig. 0,000) cho
thấy mơ hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được. Giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh =
0,560, điều đó có nghĩa là mơ hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu là 56%. Nói cách

1918


khác 56% Nhu cầu vay vốn tín dụng đen của sinh viên là do mơ hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại
là do sai số ngẫu nhiên và các nhân tố khác.
Từ kết quả phân tích hồi quy ta hình thành được phương trình hồi quy đa biến có hệ số Beta chuẩn hóa như
sau:
Y = B0 + 0,593*LH + 0,291*CN + 0,035*CS
Với:
Y: Nhu cầu vay vốn - Biến phụ thuộc. Thang đo của nhân tố này từ 1 đến 5 (1: Hồn tồn khơng hài lịng;
5: Rất hài lòng). Biến Y gồm 4 biến quan sát là: NC1, NC2, NC3, NC4.
B: Hằng số tự do
X1, X2, X3 là các biến độc lập theo thứ tự sau: Tính linh hoạt, Tính cá nhân và Chính sách xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với mục đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Nhu cầu vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn
TP.HCM. Mơ hình lý thuyết được xây dựng cùng với các thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên
cứu dựa trên cơ sở lý thuyết mà nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng. Đối tượng nghiên cứu là các nhân
tố ảnh hưởng Nhu cầu vay vốn tín dụng đen của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu với tập dữ liệu khảo sát thu thập
được, các giả thuyết đưa ra được chấp nhận góp phần mang lại một số ý nghĩa thiết thực cho Chính phủ,

Ngân hàng chính sách xã hội, phải liên tục thay đổi, điều chỉnh lại Chính sách tín dụng cho sinh viên nhầm
góp phần đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ “tín dụng đen”.
Thời gian qua, tình hình sinh viên vay vốn tín dụng đen đang có xu hướng tăng mặc dù số liệu đến nay chưa
được công bố nhiều trên các phương tiện truyền thơng vì nhiều lí do như đã trả xong, có gia đình bảo
lãnh,…. Ngồi việc chính quyền phải mạnh tay trấn áp nạn tín dụng đen thì chính phủ cũng cần phải có
nhiều chính sách ưu đãi hơn về tín dụng sinh viên, ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình nhắc nhở,
tuyên truyền, giáo dục cho con em mình về tín dụng đen, tránh mắc phải sai lầm.
Thứ nhất, Đẩy mạnh giải pháp mở rộng tín dụng chính thức. Chính phủ cần đưa ra nhiều chính sách tín
dụng sinh viên tối ưu hơn, ngân hàng nhà nước kết hợp với ngân hàng chính sách xã hội nên xem xét lại
điều kiện cho vay và cả mục đích vay. Lãi suất nên ưu đãi hơn, mức vay có thể tăng lên….
Thứ hai, Nhà nước nên mạnh tay hơn trong việc đẩy lùi tín dụng đen. Chính quyền địa phương cần nên xem
xét lại cách hoạt động của các cơng ty dịch vụ tài chính, khơng nên cấp phép hoạt động đối với loại hình
này. Mạnh tay xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân phát tờ rơi, quảng cáo về hình thức vay vốn
tín dụng đen.
Thứ ba, Nhà trường nên thường xuyên tuyên truyền về tín dụng cho sinh viên. Sinh viên tham gia học tập
tại nhà trường không phải ai cũng đủ điều kiện về kinh tế, do đó, Nhà trường nên tổ chức các buổi tọa đàm
hoặc chỉ rõ cho sinh viên về những ngân hàng, tổ chức tín dụng có ưu đãi cho sinh viên để phục vụ mục
đích học tập, mục đích chính đáng. Nhà trường nên có nhiều học bổng hơn cho sinh viên khó khăn nhưng
ln đạt thành tích tốt.

1919


Thứ tư, gia đình ln động viên theo sát sinh viên. Khi xa quê lên thành phố học tập, rất dễ bị cám dỗ vật
chất. Do đó, gia đình nên là những điểm tựa, luôn gọi điện an ủi, bảo ban cho con em mình, hoặc thậm chí
là thỉnh thoảng lên thăm nom chỗ ăn ở của con mình.
Cuối cùng, sinh viên phải có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Khi đã là sinh viên, thì các bạn đã có
thể tự chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình gây ra, do đó, chúng ta cần thường xun trau dồi các kiến
thức tín dụng, chủ động phịng tránh, kiềm chế những ham muốn cá nhân, cần suy nghĩ việc làm đó tại thời
điểm này có cần thiết hay khơng, có thể tự trả nợ được khơng, đừng vì những lợi ích trước mắt mà phải

đánh đổi những thứ xung quanh mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Huỳnh Thanh Nhã - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường Cao đẳng
công lập Cần Thơ.

[2] Vũ Thị Thùy Linh - Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trường Đại học thương
mại.

[3] Lê Thanh Hảo - Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên Học viện nông nghiệp
Việt Nam.

1920



×