Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HƢƠNG

KHÔNG GIAN SÁNG TẠO
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA ĐƠ THỊ (QUA NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ KHƠNG GIAN SÁNG TẠO TẠI HÀ NỘI)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HƢƠNG

KHÔNG GIAN SÁNG TẠO
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA ĐƠ THỊ (QUA NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ KHƠNG GIAN SÁNG TẠO TẠI HÀ NỘI)

Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9.22.90.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN


2. TS. ĐÀO THẾ ĐỨC

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn và TS. Đào
Thế Đức. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và
chƣa đƣợc công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu của ai khác. Luận
án cũng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, cầu thị, đảm bảo các nguyên
tắc đạo đức trong trích dẫn tài liệu.
Tác giả luận án

PHẠM THỊ HƢƠNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án...............................................10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án..............................................11
7. Cơ cấu của luận án...............................................................................12
CHƢƠNG 1.............................................................................................. 13
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........13
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.........................................................13
1.1.1. Nghiên cứu về không gian đô thị.............................................13

1.1.2. Nghiên cứu về không gian sáng tạo...........................................21
1.2. Cơ sở lí luận......................................................................................31
1.2.1. Một số khái niệm....................................................................... 31
1.2.2. Lý thuyết khu vực công của Habermas......................................41
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................44
CHƢƠNG 2.............................................................................................. 46
BỐI CẢNH XÃ HỘI TẠI ĐÔ THỊ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC..........46
KHƠNG GIAN SÁNG TẠO....................................................................46
2.1. Đơ thị Hà Nội - môi trƣờng dung dƣỡng các không gian sáng
tạo.............................................................................................................46
2.2. Những thay đổi của xã hội Việt Nam sau Đổi Mới.......................... 55
2.3. Những ấn phẩm của ngành công nghiệp xuất bản tại Việt Nam
và tiến trình dân chủ hóa..........................................................................59
2.4. Vai trị của các trung tâm văn hóa nƣớc ngoài tại Việt Nam...........62
2.5. Sự xuất hiện của internet, mạng xã hội và bối cảnh tồn cầu hóa....66
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................69
CHƢƠNG 3.............................................................................................. 70
THỰC HÀNH VĂN HĨA TẠI CÁC KHƠNG GIAN SÁNG TẠO.....70


3.1. Ngƣời trẻ và những thực hành văn hóa đa dạng trong KGST
Giấc mơ nhỏ.............................................................................................70
3.1.1. Không gian kết nối những ngƣời đọc độc lập...........................71
3.1.2. Thảo luận tự do về các chủ đề................................................... 78
3.1.3. Chiếu phim, xem phim và thảo luận..........................................83
3.1.4. Thảo luận về các vấn đề của môi trƣờng và trách nhiệm xã
hội........................................................................................................ 88
3.2. Trí thức trong khơng gian sáng tạo Cà phê Văn...............................96
3.2.1. Không gian của những thực hành nghệ thuật............................ 96
3.2.2. Không gian gặp gỡ, kết nối và đối thoại..................................104

3.2.3. Không gian chất vấn và phản biện xã hội................................107
Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................117
CHƢƠNG 4............................................................................................ 120
KHÔNG GIAN SÁNG TẠO: TỰ DO BIỂU ĐẠT VÀ KIẾN TẠO
BẢN SẮC.................................................................................................120
4.1. Không gian sáng tạo: không gian nới rộng biên độ tự do...............120
4.1.1. Không gian mở ngỏ và đa dạng...............................................120
4.1.2. Không gian sáng tạo: những không gian độc lập.....................125
4.1.3. Không gian sáng tạo: những không gian công đặc thù............129
4.2. Không gian kiến tạo bản sắc nhóm, bản sắc cá nhân......................133
4.2.1. Khơng gian sáng tạo kết nối cảm xúc......................................133
4.2.2. Không gian sáng tạo và nhu cầu định vị cá nhân.....................135
4.3. Không gian sáng tạo và những tác động trong đời sống văn hóa
đơ thị ……………………………………………………………… 140
Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................145
KẾT LUẬN..............................................................................................147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................151
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KGST

Không gian sáng tạo

KGCC

Không gian công cộng


KGC

Không gian công

NCS

Nghiên cứu sinh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Một tối cuối tuần, căn gác nhỏ tầng hai nằm trên con phố lớn trung
tâm Hà Nội chật kín ngƣời đến tham dự buổi sinh hoạt học thuật của một
nhóm bạn trẻ. Chỉ số ít ngồi trên hàng ghế phía cuối phịng, khá đơng cịn lại
thoải mái ngồi bệt xuống sàn nhà, xoay quanh ngƣời thuyết trình. Tiếng nói
khơng có micro trong này đôi lúc bị át đi bởi những âm thanh ngồi kia, cách
đó khơng xa, tại rạp Cơng Nhân - từng một thời đƣợc mệnh danh là rạp chiếu
bóng hồng kim - đang biểu diễn các trích đoạn hài kịch ngắn phục vụ công
chúng trên phố đi bộ. Cùng lúc đó, chỉ cách khoảng vài trăm mét, tại khơng
gian khác đang diễn ra buổi gặp gỡ, đối thoại của những ngƣời trẻ về chủ đề
môi trƣờng. Xa trung tâm hơn, không gian do một nữ đạo diễn trẻ tạo nên
cũng đang đƣợc lấp đầy bởi tình u của cơng chúng trong chuỗi những hoạt
động tƣởng nhớ cặp nghệ sĩ tài hoa Lƣu Quang Vũ - Xuân Quỳnh… Cũng đã
từ lâu khi theo đuổi đề tài này, ngƣời viết thƣờng khá bối rối những lúc phải
quyết định chọn một sự kiện để tham dự khi mà cịn có nhiều sinh hoạt văn
hóa khác, tại nơi này hay nơi kia, đƣợc diễn ra trong các không gian sáng tạo
(KGST).
Những năm gần đây, đời sống văn hóa tại Việt Nam nói chung, thủ đơ
Hà Nội nói riêng chứng kiến sự “bùng nổ”, khơng khí hứng khởi, sơi động
của các KGST. Khơng chỉ ngày càng nhiều về mặt số lƣợng mà các KGST

còn đa dạng trong cách thức tổ chức, phong phú về mô hình hoạt động. Từ
Zone 9 (phố Trần Thánh Tơng) năm 2015 - một trong những KGST ban đầu,
ra đời một cách ngẫu hứng, tự phát và tự do, nh ƣ “một giấc mơ bùng nổ”, dù
tồn tại ngắn ngủi nhƣng đã là một sân chơi nghệ thuật đầy thăng hoa và tạo
cảm hứng cho nhiều không gian khác về sau nhƣ Hanoi Creative City (phố
Lƣơng Yên), Heritage Space (phố Trần Bình), Manzi (phố Phan Huy Ích),
Bar 98 (phố Ngơ Văn Sở), Ơ kìa Hà Nội (phố Hồng Hoa Thám), Cà phê thứ
Bảy (phố Ngô Quyền), Tổ chim xanh (phố Đặng Dung)… Các KGST vẫn
1


đang hình thành, duy trì và phát triển nhƣ những không gian dành cho nghệ
thuật, nơi của tự do sáng tạo, tự do học thuật, nơi kết nối những suy nghĩ, trao
đổi xoay quanh các câu chuyện trong xã hội, về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật,
tơn giáo… qua đó hình thành nên những cộng đồng chia sẻ với nhau nhiều
điểm chung trong sở thích, cá tính, quan điểm, lối sống. Nhiều khơng gian mở
ra nhƣng cũng nhanh chóng khép lại trong lặng lẽ sau nhiều chật vật, khó
khăn xoay xở để tồn tại. Nhiều không gian vẫn đang nỗ lực tìm cách duy trì,
nhiều KGST đƣợc kiến tạo mới đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm ngƣời trong
đơ thị. Các KGST có nhiều biến động, thay đổi về số lƣợng, cách thức hoạt
động và chính thực hành văn hóa tại các KGST cũng đang tạo nên nh ƣng tác
động lớn trong đời sống xã hội. Sự xuất hiện, duy trì tồn tại và phát triển của
các KGST gợi lên nhiều câu hỏi: KGST đƣợc kiến tạo nên nhƣ thế nào và có
ý nghĩa gì với các nhóm chủ thể? Điều gì làm nên sức hấp dẫn, sự lơi cuốn
của các KGST? Tại sao nó lại thu hút đƣợc nhiều tầng lớp trong xã hội?
Trong bối cảnh nào các KGST xuất hiện và đƣợc nói đến nhiều nhƣ vậy, nó
phản ánh những động thái nào trong xã hội đƣơng đại?
1.2. Những thảo luận gần đây tại Việt Nam cũng nh ƣ trên thế giới đã coi
KGST nhƣ là một mô hình kinh doanh mới nhằm h ƣớng tới mục tiêu phát triển
công nghiệp sáng tạo, thành phố sáng tạo, nơi cung cấp không gian tr ƣng bày và

kinh doanh nhằm hỗ trợ cho những ngƣời trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực sáng
tạo, nơi đáp ứng nhu cầu về không gian giải trí, tạo dựng bản sắc đơ thị từ việc
cải tạo các không gian cũ trở thành KGST… Đây là những luận
điểm đƣợc đƣa ra để lý giải về sự phát triển mạnh mẽ của các KGST. Tuy nhiên,
các lí do này dƣờng nhƣ chƣa thể giải thích hết đ ƣợc nét riêng biệt của các thực
hành trong KGST cũng nhƣ chủ đích của ngƣời kiến tạo nên KGST. Từ một
khái niệm đƣợc Hội đồng Anh tiên phong đƣa vào Việt Nam nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo nh ƣng khi đ ƣợc “nhúng”
trong bối cảnh đơ thị Việt Nam hiện đại, nó đã đ ƣợc cấp thêm những lớp nghĩa
mới. Nếu xem KGST nhƣ một mơ hình kinh doanh với mục tiêu

2


chính là tạo ra lợi nhuận, thúc đẩy sự sáng tạo để phát triển cơng nghiệp văn
hóa thì dƣờng nhƣ mới chỉ phản ánh một phần những chiều cạnh ý nghĩa của
các KGST. Vậy ngoài những ý nghĩa đã đƣợc đề cập trên đây, KGST cịn có
những ý nghĩa nào khác? Thực hành văn hóa tại các khơng gian đó tại sao lại
quan trọng với các nhóm chủ thể? Thơng qua những thực hành văn hóa tại các
khơng gian đó các nhóm chủ thể mong muốn thể hiện điều gì và mở rộng ra,
nó biểu trƣng cho nhu cầu gì của xã hội? Trong luận án này, từ góc nhìn văn
hóa, đặt KGST trong bối cảnh đơ thị đƣơng đại, tơi muốn tìm hiểu các thực
hành văn hóa trong các KGST cũng nhƣ nhìn nhận rõ hơn những động lực
sâu xa và chủ đích của việc kiến tạo nên các KGST trong bối cảnh đƣơng đại.
Với những lí do đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn
“Khơng gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đơ thị (qua nghiên cứu một số
không gian sáng tạo tại Hà Nội)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung vào sự phát triển của KGST tại Hà Nội, khám phá
các thực hành văn hóa và các chiều kích nghĩa đa dạng của KGST trong bối

cảnh đô thị đƣơng đại.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau:
- Hệ thống các khía cạnh lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu về
không gian đô thị, KGST.
- Phân tích, lý giải các yếu tố tác động đến sự hình thành, tồn tại và
phát triển của các KGST gắn với bối cảnh đô thị đƣơng đại.
- Phân tích các thực hành văn hóa trong hai KGST tại Hà Nội: Giấc mơ
nhỏ và Cà phê Văn1.
- Phân tích ý nghĩa của các thực hành văn hóa trong KGST.

1 Tên 2 không gian sáng tạo cũng nhƣ tên các nhân vật trong luận án đã đƣợc thay đổi để
đảm bảo nguyên tắc ẩn danh.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các thực hành văn hóa tạo nghĩa cho các
khơng gian để trở thành KGST, nói cách khác là cách thức kiến tạo KGST của
các nhóm chủ thể. Luận án lựa chọn nghiên cứu trƣờng hợp hai KGST Giấc
mơ nhỏ và Cà phê Văn, đều là những KGST độc lập ở Hà Nội - một đô thị lớn
của Việt Nam, nơi chứng kiến nhiều thay đổi về kinh tế, văn hóa xã hội trong
những năm qua, là không gian quy tụ của nhiều tầng lớp xã hội, nơi tính cách
đơ thị gắn với tầng lớp thị dân đƣợc bộc lộ một cách rõ rệt và hơn nữa cũng là
môi trƣờng dung dƣỡng, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nhiều KGST.
- Khách thể nghiên cứu: Mỗi KGST đƣợc kiến tạo nên bởi những cá
nhân, những nhóm khác biệt gắn với mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm
riêng. Trong trƣờng hợp hai khơng gian đƣợc nói đến trong luận án này là

những ngƣời trẻ tại KGST Giấc mơ nhỏ và các trí thức tại KGST Cà phê Văn.
Sự phân tách này chỉ mang tính tƣơng đối bởi thực tế trong mỗi KGST có sự
tham gia đa dạng của nhiều cá nhân thuộc về nhiều nhóm xã hội, nhiều nhóm
tuổi khác khác nhau. Tuy nhiên, luận án chủ yếu sẽ đề cập đến những ngƣời
trẻ tuổi ở KGST Giấc mơ nhỏ và những trí thức lớn tuổi tại KGST Cà phê
Văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án không đặt ra mong muốn nghiên cứu bao quát mọi vấn đề về
KGST (sự hình thành và phát triển của các KGST tại Việt Nam, các mơ hình
KGST, những thuận lợi, khó khăn mà các KGST đang phải đối mặt, vai trò
của KGST đối với việc phát triển thành phố sáng tạo và rộng hơn là đối với
cơng nghiệp văn hóa tại Việt Nam...) mà tập trung vào những thực hành văn
hóa của các nhóm chủ thể kiến tạo. Luận án chú ý tới ý nghĩa của các thực
hành trong KGST, đặt các thực hành đó trong mối tƣơng tác với bối cảnh văn
hóa, chính trị, kinh tế của đô thị đƣơng đại, xem KGST nhƣ là nơi phản ánh

4


những mối bận tâm, trăn trở của con ngƣời đối với những vấn đề đang xảy ra
trong xã hội.
Về thời gian nghiên cứu: luận án đƣợc thực hiện từ giữa năm 2017 đến
cuối năm 2020.
Về không gian nghiên cứu: Các KGST đƣợc nói đến trong luận án đều
ở Hà Nội - trung tâm chính trị quốc gia, một trong những đầu mối phát triển
kinh tế xã hội lớn, giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi của Việt
Nam. Đây là thành phố vốn có bề dày văn hóa, lại cũng là nơi đón nhận nhiều
tƣ tƣởng, trào lƣu văn hóa mới, tồn tại nhiều điều kiện khả thể dung dƣỡng
cho sự ra đời và phát triển của các KGST. Sự đa dạng, sống động của các
KGST tại Hà Nội có thể đƣợc xem nhƣ là kết quả của q trình đơ thị hóa

năng động với những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa, xã hội và kinh
tế. Từ Hà Nội, về sau các KGST bắt đầu đƣợc lan tỏa và nhen nhóm hình
thành ở nhiều thành phố khác.
Ngồi phạm vi nghiên cứu là khơng gian thực tế, NCS cũng tiến hành
nghiên cứu KGST qua các không gian trực tuyến (mạng xã hội Facebook,
website riêng của các KGST...), xem đây nhƣ là sự nối dài và mở rộng các
KGST vốn hạn hữu cả về không gian lẫn thời gian. Các KGST đã xây dựng
nên trang cá nhân trên facebook nhằm kết nối và thông tin rộng rãi tới đơng
đảo ngƣời quan tâm. Đó cũng là nơi họ nhận đƣợc những chia sẻ, bình luận
và phản hồi về các hoạt động. Các website, tƣơng tự nhƣ vậy, cũng là nơi
cung cấp, mở rộng vốn kiến thức nền hoặc chuyên sâu cho các cuộc thảo luận
đã hoặc sẽ diễn ra. Ngồi chức năng thơng tin về sự kiện thì những bài báo,
tin tức nào đƣợc chọn để đăng tải, chia sẻ và bình luận cũng là những tín hiệu
cho biết về mối quan tâm, sự chú ý của các nhóm chủ thể kiến tạo nên các
KGST này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
NCS xác định đây là một nghiên cứu định tính. Những phƣơng pháp
chính đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm:
5


- Tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp: phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng để cung cấp cái nhìn khái quát về không gian đô thị cũng nhƣ KGST tại
Hà Nội. Việc thu thập, phân tích các bài viết trên báo, tạp chí, các tài liệu đã
xuất bản liên quan đến KGST nói riêng, các tài liệu về khơng gian đơ thị nói
chung phục vụ cho việc viết chƣơng 1. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng
ở chƣơng viết cuối, hỗ trợ trong việc diễn giải, phân tích, bình luận về ý nghĩa
của các KGST trong đời sống văn hóa đơ thị đƣơng đại.
- Quan sát tham dự:
+ Giai đoạn đầu (từ giữa năm 2017 đến giữa năm 2018): Dù chính thức

thực hiện luận án từ giữa năm 2017 nhƣng trƣớc đó, từ đầu năm 2016, NCS
đã quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về các KGST tại Hà Nội. NCS tham dự sự
kiện, chƣơng trình tại nhiều KGST để có thơng tin về sự hình thành, cách
thức kiến tạo khơng gian, ý nghĩa của KGST với các nhóm chủ thể. Danh mục
40 KGST đƣợc liệt kê trong khảo sát ban đầu của Hội đồng Anh năm 2014
chính là manh mối, là gợi ý để NCS bắt đầu quá trình nghiên cứu. NCS đã tìm
đọc lại những tƣ liệu, bài viết trên báo chí, xem phim tài liệu về tổ hợp KGST
Zone 92 - một trong những KGST ra đời sớm, từ năm 2013. Zone 9 từng đƣợc
xem nhƣ một hiện tƣợng lạ nhất trong lịch sử phát triển đô thị Hà Nội sau
Đổi Mới - nơi lui tới của nhiều cá tính độc đáo, phóng khống, tự do biểu đạt
suy nghĩ, quan điểm, yêu nghệ thuật và yêu Hà Nội theo những cách riêng nhƣng lại cũng là nơi có số phận ngắn ngủi, chỉ tồn tại trong vòng tám tháng.
Zone 9 nhƣ một điểm sáng mà sau đó, khi khơng cịn tồn tại nữa thì những dƣ
âm của nó tiếp tục đƣợc lan tỏa bằng việc xuất hiện hàng loạt những KGST
khác trong thành phố mà lần lƣợt NCS cũng đã tìm đến nhƣ: Hanoi Creative
City (phố Lƣơng Yên), Heritage Space (phố Trần Bình), Manzi (phố Phan
Huy Ích), Doclab (phố Nguyễn Thái Học, sau chuyển về Thụy Khuê), Tổ
chim xanh (phố Đặng Dung), Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng điện
2

Phim tài liệu Zone 9 - đạo diễn Nguyễn Anh Thƣ, xem thêm tại
/>
6


ảnh TPD (phố Trần Hƣng Đạo), Cà phê thứ bảy (phố Ngô Quyền, sau chuyển
về Trần Xuân Soạn), Kinergie Studio (phố Nguyễn Khuyến)… Quan sát tham
dự và những tìm hiểu ban đầu giúp NCS có cái nhìn khái qt về sự đa dạng
trong cách thức kiến tạo cũng nhƣ ý nghĩa của các khơng gian đối với từng
nhóm ngƣời cụ thể. Một số KGST là những ví dụ minh chứng rõ nét và
thuyết phục về vai trò của KGST đã đƣợc nói đến trong các nghiên cứu, các

hội thảo do Hội đồng Anh tổ chức mà NCS nhiều lần tham dự, d ƣới góc nhìn
quản lý văn hóa: hƣớng tới mục tiêu phát triển cơng nghiệp sáng tạo, là mơ
hình kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ, là không gian kết nối và hỗ trợ ng ƣời trẻ
làm công việc sáng tạo, nơi trƣng bày và bán sản phẩm hay không gian làm
việc chung (co-working)… Từ việc “lê la” nhiều hơn, ngồi lâu hơn để tham
dự và lắng nghe nội dung trao đổi, chia sẻ tại các sự kiện của các KGST, NCS
dần dần nhận thấy, ngoài những chức năng trên, KGST cịn có những ý nghĩa
khác nữa, khơng chỉ để kinh doanh, không chỉ để sáng tạo nghệ thuật mà cịn
là khơng gian của sự tham gia, nơi bàn thảo, trao đổi về những chủ đề chung
của xã hội, phản biện chính sách, thúc đẩy tự do tƣ duy, tự do biểu đạt, tạo ra
những tác động quan trọng trong xã hội. Cũng từ giai đoạn này, NCS đã xác
định đƣợc đối tƣợng khảo sát chính là KGST Cà phê Văn và Giấc mơ nhỏ.
+ Giai đoạn thứ hai (từ giữa năm 2018 đến năm 2020): NCS tiếp tục có
mặt thƣờng xuyên trong nhiều sự kiện tại hai KGST đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu. Bối cảnh và thực tế của các KGST tại Hà Nội thời gian này có nhiều biến
động: có KGST di chuyển địa điểm hoặc đóng cửa (60s Thổ Quan - phố
Khâm Thiên), có KGST mới đƣợc thành lập, thu hút sự quan tâm của ngƣời
dân thủ đơ nhƣ Ơ kìa Hà Nội (phố Hồng Hoa Thám, sau chuyển địa điểm ra
Đê La Thành), nhiều KGST điều chỉnh, thay đổi cách thức vận hành để phù
hợp hơn với bối cảnh và cũng để dễ dàng tiếp cận ngƣời tham dự. Các sự kiện
mà NCS tham dự tại hai KGST đƣợc chọn là Cà phê Văn và Giấc mơ nhỏ đa
phần đƣợc tổ chức vào các ngày cuối tuần, cả ban ngày và buổi tối. Có
khoảng thời gian khi các KGST duy trì sinh hoạt đều đặn, thì nhƣ là một thói
7


quen, cứ cuối tuần NCS lại có mặt tại các khơng gian đó, dõi theo câu chuyện
cùng với nhiều ngƣời tham dự khác. NCS thƣờng đến sớm hơn so với thời
gian bắt đầu cũng nhƣ nán lại lúc sự kiện kết thúc để có thể quan sát và tranh
thủ hỏi han thêm. Ở đó, NCS gặp nhiều gƣơng mặt quen thuộc vẫn th ƣờng

xuất hiện, tham dự trong nhiều sự kiện đƣợc tổ chức tại hai KGST này. Họ
đến đây nhƣ một nhu cầu thiết yếu của đời sống, để đƣợc nghe thêm những
câu chuyện, đƣợc gặp gỡ một nhân vật, một vài ngƣời bạn, để đ ƣợc cất tiếng
nói, thể hiện ý kiến cá nhân của mình, cùng với nhiều những giọng nói khác.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm
hiểu rõ hơn về nguyện vọng, tình cảm, động lực ng ƣời đến tham dự, nói cách
khác là tập trung vào ý nghĩa của các KGST đối với những ng ƣời đã kiến tạo
nên nó. Việc tiếp cận, liên hệ và làm quen với đối t ƣợng phỏng vấn đ ƣợc thực
hiện theo hình thức “quả bóng tuyết” (snowball): ng ƣời đ ƣợc phỏng vấn tr ƣớc
sẽ giới thiệu những ngƣời khác - là bạn hoặc là ng ƣời quen của họ - cũng
thƣờng xuyên tham dự sự kiện tại các KGST. Một số tr ƣờng hợp khác do NCS
chủ động bắt chuyện, làm quen và gặp gỡ trong các KGST. NCS đã tiến hành
phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tƣợng: 1. Ngƣời sáng lập, ng ƣời đồng sáng lập ra
KGST, những ngƣời chủ trì tổ chức các sự kiện (7 ng ƣời); 2. Ng ƣời đến tham
dự, ngƣời tham gia thực hành nghệ thuật tại các KGST (15 ng ƣời). Những
ngƣời đƣợc chọn để phỏng vấn ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, giữ vai trò khác
nhau trong KGST. Các cuộc phỏng vấn đƣợc tiến hành theo hình thức phỏng
vấn bán cấu trúc, thƣờng kéo dài từ 1-3 tiếng, diễn ra tại chính hai KGST đ ƣợc
khảo sát, ở một KGST khác, tại nhà riêng hoặc các quán cà phê. Một số cuộc
phỏng vấn đƣợc ghi âm với sự cho phép của ng ƣời đ ƣợc phỏng vấn. Còn lại, để
việc chia sẻ của ngƣời cung cấp thông tin đ ƣợc tự nhiên và thoải mái, NCS
không thực hiện việc ghi âm mà sử dụng cách thức ghi chép nhanh. Ph ƣơng
pháp này cũng là một thách thức với chính cá nhân NCS bởi ngay cả khi việc
tranh thủ hồi cố nội dung diễn ra sau cuộc nói chuyện thì vẫn có một số chi tiết
hay thơng tin bị bỏ lỡ (có thể đƣợc nhớ lại, bổ sung sau đó

8


vài hôm) hoặc không thể diễn đạt lại một cách tồn vẹn, chính xác các từ ngữ

mà ngƣời đƣợc phỏng vấn đã sử dụng.
Hầu hết các KGST đều sử dụng mạng xã hội (facebook) nhƣ một hình
thức kết nối, phổ biến thông tin cũng nhƣ nhận chia sẻ, đánh giá của mọi
ngƣời về các chƣơng trình đƣợc tổ chức. Vì vậy, việc “lê la” không chỉ diễn
ra tại các không gian vật lý mà cịn cả trên khơng gian mạng xã hội, nơi NCS
vẫn có thể quan sát, nói chuyện, phỏng vấn. NCS đã tham gia vào trang cá
nhân của các KGST, trở thành thành viên của một số nhóm trên facebook,
nhóm trị chuyện qua messenger, một mặt để theo dõi các hoạt động của các
KGST, mặt khác cũng để tƣơng tác, kết nối, làm quen và hỏi chuyện. Nhiều
cuộc phỏng vấn, đúng hơn là trò chuyện qua messenger kéo dài 2-3 giờ. Vài
bạn trẻ có phần ngại ngần khi giao tiếp trực tiếp nh ƣng lại dễ dàng bộc bạch,
trải lịng bằng hình thức viết trên cửa sổ nói chuyện online. Một số KGST cịn
có website riêng để đăng tải nhiều bài viết của các thành viên hay của các nhà
nghiên cứu khác về chủ đề liên quan đến sự kiện nhƣ một cách cung cấp hiểu
biết nền, khơi mở ý tƣởng cho cuộc đối thoại sắp diễn ra. Cũng có khi các bài
viết đƣợc tải lên sau sự kiện nhằm mở rộng thêm các chiều cạnh khác của vấn
đề mà do hạn hữu về thời gian của chƣơng trình, chƣa thể nói hết, chƣa đƣợc
đề cập đến. Ở đây, NCS xem các trang facebook hay các website nh ƣ một
hình thức để nới rộng biên giới của khơng gian thực, phần nào xóa đi kích
thƣớc thực tế nhỏ hẹp của KGST, giúp thành viên của nhóm có thể tƣơng tác,
kết nối xa và rộng hơn.
Nghiên cứu văn hóa đô thị, không tiến hành điền dã theo theo lối truyền
thống là về ở tại cộng đồng, tham gia sinh hoạt cùng với cộng đồng trong một
thời gian dài, liên tục, lặp đi lặp lại mà bằng việc th ƣờng xuyên có mặt trong
các sự kiện tại các KGST, NCS dần dần có thêm thơng tin, làm quen và nói
chuyện đƣợc với những ngƣời cùng đến tham dự. Ban đầu việc tiếp cận có
nhiều khó khăn vì NCS giống nhƣ rơi vào tình trạng “lỡ cỡ” giữa hai nhóm
tuổi ở hai không gian khác nhau: Giấc mơ nhỏ thƣờng dành cho những ngƣời
9



trẻ, độ tuổi từ 16 đến dƣới 30 trong khi Cà phê Văn thƣờng có sự góp mặt
của những trí thức từ độ tuổi trung niên. Nhƣng về sau sự khác biệt tuổi tác
khơng cịn bất lợi nữa khi ở khơng gian của những trí thức lớn tuổi, bằng sự
cầu thị và muốn lắng nghe, NCS luôn đƣợc giảng giải tận tình, kĩ lƣỡng.
Cũng nhƣ vậy ở khơng gian dành cho giới trẻ, sau một thời gian ngại ngần, dè
chừng ban đầu, các bạn, các em đã chia sẻ, kể những câu chuyện về họ, nhất
là trong những buổi gặp gỡ bàn tròn mà NCS tham gia nh ƣ là một thành viên
của nhóm.
- Tƣ liệu của luận án cịn từ những ghi chép về suy nghĩ, cảm nhận của
cá nhân NCS sau mỗi sự kiện với vai trò ngƣời tham dự. NCS xem đó chính
là việc “trải nghiệm các sự kiện và ý nghĩa bằng cách thức tương tự như trải
nghiệm của các thành viên” (Robert M. Emerson và các cộng sự, 2014) [14].
Có nhiều khi vai “ngƣời nghiên cứu” bị mờ nhòe đi, tham dự nhiều hơn quan
sát khi chính NCS cũng bị cuốn vào mạch suy nghĩ và thảo luận của nhóm.
Thời gian đầu, việc tham dự tại các KGST là để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, về sau trở thành một thói quen, một nhu cầu cá nhân với mong muốn
đƣợc nghe, đƣợc thảo luận, đƣợc cập nhật những thông tin của đời sống xã
hội. Những phân tích và diễn giải trong luận án, do đó, phản ánh q trình cố
gắng hịa nhập sâu hơn vào thế giới của “ngƣời khác”, nỗ lực để biết, để hiểu
về ý nghĩa thực hành văn hóa của các nhóm chủ thể trong các KGST từ góc
nhìn những ngƣời trong cuộc.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là cơng trình đầu tiên tìm hiểu những chiều kích văn hóa của
các KGST.
- Luận án khám phá các thực hành văn hóa và ý nghĩa của các thực
hành văn hóa đó với các nhóm chủ thể trong xã hội, những ngƣời bằng cách
này hay cách khác tham gia kiến tạo nên các KGST.

10



- Luận án cung cấp những luận giải về căn nguyên và động lực của các
thực hành văn hóa tại các KGST, từ đó chỉ ra tác động xã hội của các KGST
cũng nhƣ những thay đổi trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Ý nghĩa lý luận của luận án đƣợc thể hiện trên hai
phƣơng diện. Thứ nhất, từ việc phân tích thực hành văn hóa tại các KGST,
luận án mở rộng những chiều kích ý nghĩa của KGST, nhìn nhận KGST nhƣ
là những nơi chốn quan trọng đối với các nhóm chủ thể trong thành phố, góp
phần kiến tạo bản sắc nhóm, bản sắc cá nhân, nơi trí thức bày tỏ mối quan tâm
với nhiều vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, nơi thể hiện những nỗ lực
nới rộng biên độ của tự do biểu đạt trong bối cảnh hạn hẹp của các không gian
công trong đô thị. Thứ hai, luận án đóng góp một quan điểm học thuật về một
loại hình khơng gian đặt trong bối cảnh khơng gian đô thị đƣơng đại: không
gian sáng tạo, bổ sung thêm vào bức tranh nghiên cứu về không gian đô thị
vốn đã rất bề bộn và đa dạng tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu các thực hành văn hóa, ý
nghĩa của các thực hành văn hóa trong các KGST đối với các nhóm chủ thể,
luận án chỉ ra rằng KGST ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống đô
thị, phản ánh mong muốn nới rộng biên độ của sự tự do, nhƣ một diễn đàn
cho các thảo luận mở, là nơi thể hiện nguyện vọng của công dân, nơi thực
hiện quyền tham gia của ngƣời dân với xã hội. KGST nhƣ là những không
gian xã hội, khơng gian văn hóa, nơi cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò đối với
đời sống hàng ngày: cung cấp thông tin, nâng cao vốn hiểu biết, mang lại cơ
hội thƣởng thức và sáng tạo nghệ thuật, nơi gặp gỡ, trị chuyện kết nối và hơn
hết là mơi trƣờng lý tƣởng cho phép ngƣời dân thể hiện những mong muốn,
nhu cầu của mình về nhiều vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Với ý nghĩa đó,
luận án là tƣ liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những ngƣời
làm chính sách liên quan đến KGST, các cơ quan quản lý về văn hóa cũng

nhƣ chính quyền đô thị.
11


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án đƣợc kết cấu
thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Bối cảnh xã hội tại các đô thị và sự ra đời của các không
gian sáng tạo
Chƣơng 3: Thực hành văn hóa tại các khơng gian sáng tạo
Chƣơng 4: Không gian sáng tạo: tự do biểu đạt và kiến tạo bản sắc

12


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về không gian đô thị
Không gian đô thị từ lâu là một chủ đề hấp dẫn, thu hút nhiều nghiên

cứu của các ngành khoa học khác nhau. Các nghiên cứu đa phần thƣờng tập
trung vào hai chiều cạnh cơ bản của không gian đô thị: không gian chức năng
và không gian xã hội. Khi xem xét không gian đô thị nhƣ một không gian
chức năng, các nghiên cứu thuộc ngành kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị
thƣờng đề cập đến cấu trúc không gian đô thị, coi không gian đô thị là một
vùng lãnh thổ, một khu vực mà ở đó xây dựng, kiến thiết nên cơ sở vật chất

phục vụ, đáp ứng nhu cầu về làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp của cƣ dân
đơ thị, hƣớng đến việc tạo lập đô thị sinh thái, nhân văn và phát triển bền
vững. Theo đó, khơng gian đơ thị thƣờng bao gồm khu vực xây dựng nhà ở,
cơng trình dịch vụ đô thị, hệ thống phục vụ giáo dục (tr ƣờng học), th ƣơng
mại (trung tâm thƣơng mại, chợ, siêu thị…), sản xuất (nhà máy, cơng x ƣởng,
văn phịng…). Trong khi đó, các nghiên cứu của ngành xã hội học, văn hóa
học, nhân học… thƣờng xem khơng gian đơ thị nhƣ một không gian xã hội,
nơi quy tụ, tập trung của nhiều nhóm xã hội với những đặc điểm riêng về giới
tính, lứa tuổi, trình độ, mối quan tâm, nhu cầu, thị hiếu… Trong luận án này,
để xây dựng cơ sở lý luận cho những phân tích sau về KGST, NCS chỉ lựa
chọn tổng quan một số nghiên cứu dƣới góc độ tiếp cận thứ hai, coi khơng
gian đơ thị nhƣ một không gian xã hội.
Với lý thuyết kiến tạo không gian xã hội (the social production of
space), công trình kinh điển The production of space (Sự sản xuất không gian)
của Henri Lefebvre (1901-1991) - nhà xã hội học và triết gia ng ƣời Pháp đƣợc viết năm 1974, bản dịch tiếng Anh năm 1991, đã đóng góp quan trọng
cho lý thuyết không gian đô thị, tạo nên một “bƣớc ngoặt về không gian” (the
13


spatial turn), mở ra một mối quan tâm mới về không gian. Theo Lefebvre,
không gian không phải là một cấu trúc tĩnh mà là sản phẩm mang tính xã hội
do con ngƣời tạo ra, đƣợc kiến tạo và tái kiến tạo bởi con ngƣời, đ ƣợc định
hình bởi ý tƣởng, niềm tin, giá trị và nguyên tắc, từ sở thích và những mối
bận tâm của con ngƣời:
“Không gian (xã hội) là một sản phẩm xã hội… không gian
sản xuất như vậy đảm nhiệm như một công cụ suy nghĩ và hành
động; bên cạnh việc là một tư liệu sản xuất, nó cịn là tư liệu kiểm
sốt, và như vậy là tư liệu cai trị, quyền lực.” [107].
Trong nghiên cứu này, Lefebvre đã thách thức các khái niệm truyền thống về
không gian nhƣ một bối cảnh thụ động, cố định và đề xuất khái niệm không

gian là sự thống nhất của ba phƣơng diện: phƣơng diện vật lí (physical
space), phƣơng diện xã hội (social space) và phƣơng diện tinh thần (mental
space). Mục tiêu của Lefebvre trong việc xây dựng bộ ba không gian này là để
chứng minh không gian không phải là một đối tƣợng mà là kết quả của một
tập hợp các mối quan hệ. Khơng gian định hình và đƣợc định hình bởi các
mối quan hệ xã hội. Lefebvre cũng cho rằng mọi xã hội đều tạo nên những
không gian xã hội khác biệt để đáp ứng cho nhu cầu của con ngƣời.
Tác phẩm của Lefebvre có ảnh hƣởng sâu sắc, tạo ra cả một giai
đoạn không gian - những năm đầu thập niên 1990 - khi khiến cho các nhà lí
thuyết nhân học hay cả các nhà địa lí hậu hiện đại nỗ lực nghĩ và hiểu về
khơng gian theo một cách khác. Không gian là năng động, là sự đan xen giữa
biểu hiện và kinh nghiệm sống, chạm vào tất cả các lĩnh vực của đời sống,
văn hóa, tơn giáo… Khơng gian dần trở thành đối tƣợng nghiên cứu trung
tâm. Những nghiên cứu về không gian ngày càng nhiều. Các chiều kích ý
nghĩa của khơng gian dần đƣợc mở ra trong mối quan hệ với con ng ƣời, góp
phần giải thích ý nghĩa của nhiều thực hành văn hóa. Các loại khơng gian theo
đó cũng khá đa dạng, có nhiều loại khơng gian cùng tồn tại (Nguyễn Văn Sửu,
2011) [68]. Setha Low và Denise Lawrence-Zuniga (2007) trong nghiên
14


cứu “Locating Culture” đã phân thành 6 loại không gian bao gồm: không gian
hiện thân, gắn với những trải nghiệm của cơ thể (embodied space), không
gian của giới và các mối quan hệ (gendered spaces), không gian ký ức
(inscribed spaces), không gian tranh chấp (contested space), không gian
xuyên biên giới (trannational spaces), các chiến thuật không gian (spatial
tactics) [111]. Victor H. Matthews (2003) lại chia thành ba loại không gian:
không gian vật thể (physical space), không gian tƣởng tƣợng (imagined
space) và không gian sống (lived space) [114]. Hay không gian công (public
space) và không gian tƣ (private space) trong nghiên cứu của Lisa Drummond

(2000) [87] và Sandra Kurfürst (2008) [105]; không gian thiêng trong nghiên
cứu của Phạm Quỳnh Phƣơng (2010) [49] … Rất nhiều các phân tích đa dạng
về khơng gian đô thị sau này đều dựa trên quan niệm không gian là một kiến
tạo xã hội.
Trong bối cảnh đô thị tại Việt Nam, sự kiến tạo của các cộng đồng, các
nhóm chủ thể văn hóa khác nhau cũng tạo ra những chiều kích khơng gian
khác nhau, phản ánh những động năng của xã hội cũng nhƣ nhu cầu, mong
muốn và mối quan tâm của con ngƣời. Nhiều nhất trong số đó là những
nghiên cứu về khơng gian cơng cộng (KGCC). Có thể nói, bối cảnh nghiên
cứu về KGCC khá đa dạng, bề bộn, nhƣ chính thực tiễn của các KGCC trong
không gian đô thị. Khái niệm KGCC đƣợc đề cập và nghiên cứu dƣới nhiều
góc độ khác nhau: kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị; xã hội học; văn hóa
học; nhân học… Các nghiên cứu đều thừa nhận những đóng góp tích cực của
các KGCC cho đời sống thành phố, sự đa dạng của các loại hình KGCC cũng
nhƣ ý nghĩa của nó đối với từng nhóm ngƣời cụ thể, quan tâm đến kích
thƣớc KGCC qua việc tìm hiểu sự “co giãn”, nới rộng hay thu hẹp các khơng
gian, chiến lƣợc riêng hóa KGCC phục vụ cho mục đích cá nhân…
Các nhà kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị quan tâm tới việc quy
hoạch, tổ chức khơng gian và phát triển đơ thị, nhìn nhận KGCC nhƣ là
những không gian mở, dễ tiếp cận, là nơi giao tiếp và nghỉ ngơi, thƣ giãn, là
15


mơi trƣờng văn hóa xã hội - nơi diễn ra những tƣơng tác xã hội, đáp ứng và
thỏa mãn nhiều nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân đô thị. Theo đó
KGCC có thể bao gồm đƣờng sá, quảng trƣờng, cơng viên, những khoảng
khơng gian giữa các cơng trình kiến trúc... Nhiều nghiên cứu quan tâm đến
KGCC nhƣ một trong nhiều các yếu tố để tạo nên “thành phố đáng sống”,
mang lại nhiều ý nghĩa cho cấu trúc, môi trƣờng và cuộc sống đô thị , là nơi
thể hiện sống động nhất phần hồn của đô thị hay tạo ra bản sắc riêng cho đơ

thị, có thể kể đến nhƣ các bài viết trong kỷ yếu hội thảo chuyên đề Chuyển
hóa đơ thị và tương lai của cuộc sống đô thị tại Việt Nam năm 2005 do Trung
tâm nghiên cứu tồn cầu hóa và Giải pháp đơ thị - nông thôn đồng tổ chức
[74], Không gian công cộng trong đô thị, từ lý luận đến thiết kế của Phạm
Thúy Loan (2016) [37], Không gian công cộng - những vấn đề chính và biện
pháp kiểm sốt của Nguyễn Thanh Bình (2017) [5], Sức hấp dẫn của khơng
gian cơng cộng (Dỗn Minh Khôi, 2018) [33], Không gian công cộng trong
quy hoạch và phát triển bền vững (Nguyễn Quang, 2018) [56]… KGCC trong
những trƣờng hợp này để chỉ những khơng gian ngồi trời, không gian tự
nhiên, không gian mở (nhƣ công viên, đƣờng phố, vỉa hè, quảng trƣờng…)
hay các khoảng không gian trong nhà nhƣng đƣợc phép tiếp cận tự do (nhà
ga, sân bay, trung tâm thƣơng mại…), nơi diễn ra các hoạt động mang tính
cơng cộng nhƣ nghỉ ngơi, giao tiếp, mua bán, đi lại… KGCC đƣợc xem là
“khoảng thở”, “những phần không gian trống” của cảnh quan đô thị nơi mà
ngƣời dân bƣớc ra khỏi những “chiếc hộp” cá nhân để tham gia vào đời sống
chung. Các nghiên cứu cũng lo lắng cho sự biến mất của các KGCC khi mà
dƣờng nhƣ KGCC đang không đƣợc sử dụng nhƣ mục đích ban đầu, bị lấn
chiếm và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, hay sự xung đột giữa các
nhóm ngƣời sử dụng KGCC giữa các thế hệ, các tầng lớp xã hội , từ đó bàn
đến trách nhiệm quản lý hay những khuyến nghị về việc duy trì và cung cấp
KGCC cho các nhóm đối tƣợng. Thách thức đó đƣợc nhìn nhận, lý giải và
phân tích nhƣ là kết quả của q trình chuyển dịch đơ thị, q trình đơ thị hóa
16


diễn ra mạnh mẽ, sức ép về nhu cầu sử dụng KGCC ngày càng tăng, hạ tầng
kĩ thuật công cộng chƣa theo kịp để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân… và từ
đó đặt ra trách nhiệm cho các nhà quản lý trong việc xây dựng khung pháp lý
để quản lý, kiểm soát, tạo dựng và đáp ứng KGCC cho ngƣời dân. Nhìn
chung, phần lớn các nghiên cứu này đều đƣợc tiếp cận với góc nhìn từ trên

xuống, mong muốn thiết kế và tạo dựng nên những KGCC phục vụ cho ngƣời
dân đô thị, bằng việc dựng nên hoặc mô phỏng một mơ hình KGCC nào đó và
áp dụng cho các KGCC trong thành phố. Trong những nghiên cứu này, ng ƣời
ta khó lịng có thể tìm thấy những gƣơng mặt con ngƣời và đời sống đa dạng,
muôn màu, mà thƣờng chỉ thấy con ngƣời dƣới dạng thức những con số, tỉ số
bình quân bao nhiêu ngƣời trên một mét vng diện tích KGCC. Hơn nữa,
các nghiên cứu từ góc nhìn kiến trúc, thiết kế đơ thị th ƣờng có xu h ƣớng mơ
hình hóa, tạo ra những KGCC gọn ghẽ, văn minh, hiện đại. Nhƣng thực tế,
KGCC tồn tại trong thế sinh động, bề bộn hơn rất nhiều.
Bổ khuyết cho những hạn chế của cách tiếp cận từ trên xuống, từ góc
nhìn của ngành văn hóa học, xã hội học, nhân học… với cách tiếp cận từ dƣới
lên lại cho thấy nhiều ý nghĩa khác của KGCC. Trong những thảo luận về đời
sống đô thị hàng ngày và những chuyển đổi chính trị - kinh tế - xã hội đƣợc
phản ánh lên các khơng gian đơ thị, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những cách
thức tạo dựng không gian của các nhóm chủ thể đa dạng.
Các cơng trình nhƣ Youth-friendly public spaces in Hanoi (Không gian
công cộng cho giới trẻ ở Hà Nội) năm 2015 [99], Youth-Driven Tactics of Public
Space Appropriation in Hanoi: The Case of Skateboarding and Parkour (Chiến
thuật chiếm đoạt không gian công cộng của thanh niên tại Hà Nội: trường hợp
trượt ván và parkour) của Stephanie Geertman, Danielle Labbé, Julie-Anne
Boudreau và Olivier Jacques [91] đã tập trung vào giới trẻ - một bộ phận dân số
đơng đảo, giữ vai trị là thế hệ định hình t ƣơng lai của q trình chuyển đổi đơ
thị. Các nghiên cứu này làm sáng tỏ cách thức mà ng ƣời trẻ gắn bó với thành
phố, tìm cách tiếp cận khơng gian cho các hoạt động giải trí, thể

17


thao, gặp gỡ bạn bè hay cho những thực hành mới nh ƣ tr ƣợt ván, parkour… Để
có thể “chiếm đoạt” các KGCC, thanh niên đô thị đã áp dụng các chiến thuật quy

mô nhỏ, phi ý thức hệ và không đối đầu, đối diện với rất nhiều nguyên tắc của
các bên khác nhau, từ chính sách quản lý khơng gian của nhà n ƣớc, các tổ chức
doanh nghiệp và cả ngƣời dân… Bằng các chiến thuật mềm dẻo, linh hoạt đó, họ
dần đƣợc chấp nhận trong các KGCC, tạo ra đ ƣợc khơng gian cho chính mình
để theo đuổi sở thích, đam mê, từ đó kiếm tìm và định hình bản sắc.

Nghiên cứu Vỉa hè Hà Nội - khơng gian đa chiều tương tác của Nguyễn
Thị Phƣơng Châm - Hồng Cầm (2021) tập trung vào khơng gian vỉa hè, đặt
trong bối cảnh văn hóa vỉa hè nơi “tất cả các khía cạnh của đời sống văn hóa
diễn ra và liên quan đến không gian vỉa hè” [7] để khám phá những những
lớp nghĩa bề bộn mà không gian vỉa hè chuyên chở. Sự “bề bộn” của không
gian vỉa hè trong xã hội phức tạp đa tầng, đa nghĩa gắn với thói quen, lối sống
của ngƣời dân. Khơng gian vỉa hè trở nên sống động, bề bộn công năng và
các chiều kích nghĩa khác nhau: vừa là khơng gian kinh tế, không gian sinh
hoạt, không gian nghệ thuật, không gian xã hội, khơng gian của ký ức. Nó
cũng phản ánh sự thƣơng thỏa, co kéo, thích nghi linh hoạt và tài tình của con
ngƣời trong khơng gian đơ thị chật hẹp.
Khơng gian vỉa hè tại đơ thị nói chung, tại Hà Nội nói riêng hiện lên qua
rất nhiều nghiên cứu của các tác giả n ƣớc ngoài, d ƣới lăng kính của các khái
niệm “khơng gian cơng” (public space), “khơng gian t ƣ” (private spacce) là một
biến thể KGCC thú vị, sinh động, chồng chất những tầng lớp ý nghĩa mà đời
sống của ngƣời dân đô thị đã tạo nên. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu
nhƣ: Street scences: practices of public and private in urban Vietnam (Cảnh
quan đƣờng phố: những thực hành trong không gian công và không gian tƣ tại
đô thị Việt Nam) của Lisa Drummond (2000) [87], Wards of Hanoi (Phố
phƣờng Hà Nội) của David Koh (2006) [102], The pavement as civic space:
history and dynamics in the city of Hanoi (Vỉa hè nhƣ là không gian công: lịch
sử và sự năng động ở thành phố Hà Nội) của David Koh

18



(2007) [103]… Các thảo luận này tập trung vào việc làm mờ đi sự khác biệt
giữa “không gian công” và “không gian tƣ” trong bối cảnh đô thị Việt Nam
nơi mà thƣờng xuyên diễn ra hiện tƣợng các hoạt động mang tính riêng tƣ thì
đƣợc diễn ra nơi cơng cộng, tràn ra nơi công cộng (inside out) trong khi các
không gian riêng tƣ lại chịu sự can thiệp từ bên ngoài, từ nhà nƣớc (outside
in) (Lisa Drummond, 2000) [87]. Theo các tác giả, tại Việt Nam, khơng có sự
phân biệt rạch rịi giữa “khơng gian cơng” và “khơng gian t ƣ” nh ƣ truyền
thống xã hội phƣơng Tây. Các khái niệm mang tính học thuật của phƣơng
Tây, khi áp dụng vào Việt Nam cần đƣợc tính đến bối cảnh xã hội đặc thù, và
do vậy cũng cần đƣợc hiểu một cách linh hoạt.
Nghiên cứu Redefiding public space in Hanoi: places, practices and
meaning (Định nghĩa lại không gian công cộng ở Hà Nội: địa điểm, thực hành
và ý nghĩa) của Sandra Kurfürst (2011) [106] tập trung vào những thay đổi
trong mối quan hệ quyền lực giữa nhà nƣớc và xã hội đ ƣợc phản ánh qua sự
phát triển của các KGCC ở Hà Nội. Các chiều cạnh khác nhau của KGCC
cũng đƣợc phân tích, thể hiện qua mơ hình 3 chiều: tính linh thiêng (các hoạt
động tơn giáo là một phần trong các thực hành hàng ngày tại các KGCC, tính
chính thức (các KGCC đƣợc thiết kế, xây dựng và quản lý bởi nhà n ƣớc,
nhằm duy trì quyền lực của nhà nƣớc, tuy nhiên sự thống trị của chính quyền
cũng đang bị thách thức bởi việc tạo ra những ý nghĩa mới thông qua các thực
hành hàng ngày của ngƣời dân trong KGCC) và tính riêng tƣ (KGCC đƣợc
sử dụng để tạo ra sự riêng tƣ và thực hiện các hoạt động riêng tƣ, thể hiện
q trình tƣ nhân hóa các KGCC). Nghiên cứu cho thấy nhiều KGCC đang
đƣợc hình thành trong lịng Hà Nội ở những mức độ cơng khai khác nhau, trở
thành khu vực chính trị nơi diễn ra các cuộc đàm phán giữa công dân và nhà
nƣớc. Vì vậy KGCC ở Hà Nội vừa là một đấu tr ƣờng cho lĩnh vực công (hay
khu vực công) (public sphere), vừa là một biểu hiện của lĩnh vực công.
Từ góc tiếp cận xã hội học, Lâm Thị Ánh Quyên (2011) coi KGCC là

đặc điểm chính của khơng gian đơ thị, nơi biểu lộ bộ mặt đô thị cũng nhƣ bản
19


×