Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

LỢI ÍCH KINH tế VAI TRÒ của lợi ÍCH KINH tế và LIÊN hệ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.1 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|11598335

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (TÀI CHÍNH CƠNG)
---֎---

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài 11:
LỢI ÍCH KINH TẾ - VAI TRỊ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ
THỰC TIỄN VIỆT NAM

Nhóm: 8
Lớp học phần: 2247RLCP1211
Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Hoài

Hà Nội, 2022
1


lOMoARcPSD|11598335

Các thành viên nhóm 8:
71. Trịnh Minh Phúc (Nhóm trưởng)
72. Huỳnh Thị Phương
73. Nguyễn Thị Mai Phương
74. Trịnh Minh Phương
75. Trần Hồng Quân
76. Nguyễn Đỗ Quyên
77. Đinh Lê Vân Quỳnh
78. Nguyễn Ngọc Quỳnh


79. Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
80. Nguyễn Hồng Sơn

2


lOMoARcPSD|11598335

Contents
LỜI MỞ ĐẦẦU................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐỐ VẦỐN ĐỀẦ LÝ LUẬN CHUNG..........................................................................................5
1.1.

Lợi ích kinh tếế...............................................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm lợi ích kinh tếế.............................................................................................................5
1.1.2. Bản chấết và biểu hiện của lợi ích kinh tếế: ...................................................................................5
1.2.

Vai trị của lợi ích kinh tếế..............................................................................................................6

CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM BẢO HÀI HÒA QUAN HỆ L ỢI ÍCH KINH TỀỐ
GIỮA LỢI ÍCH CÁ NHẦN VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM...........................................................................8
2.1 Thực trạng lợi ích kinh tếế ở Việt Nam trong bốếi c ảnh tồn cấầu hóa và h ội nh ập quốếc tếế ..................8
2.2 Vai trị lợi ích kinh tếế ở Việt Nam.......................................................................................................9
2.3 Những giải pháp nhằầm hài hoà và phát huy vai trị c ủa l ợi ích kinh tếế ở Vi ệt Nam: .........................11
KỀỐT LUẬN..................................................................................................................................................12
Nguồồn Tham Khảo....................................................................................................................................13

3



lOMoARcPSD|11598335

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, xây dựng nền cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa thì vấn đề nổi lên khơng chỉ ở nước ta mà ở cả các nước đang phát
triển là tình trạng cơ sở hạ tầng kém, thiếu kinh nghiệm, trình độ đội ngũ cán bộ,
công nhân, viên chức cao. Đặc biệt, vấn đề về lợi ích kinh tế là một trong những
vấn đề kinh tế lớn của Nhà nước mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra
cho giai đoạn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay. Đảng ta đã xác định: “Bảo
đảm lợi ích, sự kết hợp hài hịa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích cơng
bằng, hợp lý cho mọi người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế”
Để tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh tranh khốc liệt thì lợi ích kinh tế cá
nhân và lợi ích của tồn xã hội nói chung ln được quan tâm hàng đầu. Trong q
trình thực hiện lợi ích của mình, mỗi chủ thể ln có xu hướng bảo vệ lợi ích thiết
thân, khó chấp nhận từ bỏ lợi ích bản thân, dù điều đó có thể tạo mâu thuẫn, xung
đột với các chủ thể lợi ích khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi ích kinh tế. Do đó, nhóm 8 đã nghiên
cứu về đề tài: “Lợi ích kinh tế và vai trị của lợi ích kinh tế và liên hệ thực tiễn Việt
Nam”. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, góp
phần thúc đẩy sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của giảng viên TS. Đặng Thị Hồi mà
chúng em có thể hồn thành đề tài này. Trong q trình nghiên cứu khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót, nhóm 8 mong sẽ nhận được lời góp ý để bài thảo luận được
hồn thiện hơn.

4



lOMoARcPSD|11598335

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI ÍCH
KINH TẾ VÀ VAI TRỊ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ
1.1.

Lợi ích kinh tế

1.1.1. Khái niệm lợi ích kinh tế

- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất
định của nền sản xuất xã hội đó.
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
- Trong mỗi điều kiện lịch sử, tùy tưng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với hoạt
động của con người là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần. Nhưng xuyên suốt quá
trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất đóng vai trị quyết
định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như toàn xã hội.
1.1.2. Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế:

* Về bản chất:
- Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể
trong nền sản xuất xã hội .
- Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ
đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thể có được.
- Các quan hệ xã hội ln mang tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh tế trong mỗi giai
đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó.
* Về biểu hiện:

- Gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng: lợi ích của chủ
doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích của người lao động là thu nhập.
- Khi đã tham gia vào hoạt động kinh tế, trong nhất thời, không phải luôn đặt mục
tiêu lợi ích lên hàng đầu. Song, về lâu dài, lợi ích kinh tế là lợi ích quyết định. Nếu
khơng thấy được vai trị này của lợi ích kinh tế sẽ làm suy giảm động lực hoạt động
của các cá nhân.
- Mỗi chủ thể tham gia vào quá trình phân phối giá trị thặng dư trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa, với vai trị của mình mà có được những lợi ích tương ứng. Phải
đảm bảo lợi ích phù hợp với vai trò của các chủ thể.
5


lOMoARcPSD|11598335

- Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có hàm ý rằng, lợi ích đó được xác lập
trong quan hệ nào, vai trò của các chủ thể trong quan hệ đó thể hiện biểu hiện của
chủ thể đó như thế nào, chẳng hạn họ là chủ sở hữu, hay nhà quản lý; là lao động
làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế; ai là người thụ hưởng lợi ích,
quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó, phương thức để thực hiện lợi ích cần
thơng qua biện pháp gì....
- Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, ở
đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế.

1.2.

Vai trò của lợi ích kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú.
Mặc dù vậy, điểm chung của hết thảy các hoạt động đó là hướng tới lợi ích. Xét
theo nghĩa như vậy, có thể khái quát vai trị của lợi ích kinh tế trên một số khía

cạnh chủ yếu sau:

 Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể hoạt động kinh tế - xã
hội:
- Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu
cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật
chất của mình. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập
càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì
vậy mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình.
Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa
là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự
phát triển. Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì
độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì.
- Về khía cạnh kinh tế, tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì
lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm bảo trong sự
liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Phương thức và mức độ thỏa mãn
các nhu cầu vật chất trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa
và dịch vụ mà xã hội có được. Tất cả các nhân tố đó lại là sản phẩm của nền
kinh tế và phụ thuộc vào quy mơ và trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo
đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp
vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao
động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao
6


lOMoARcPSD|11598335


-


-

-

-

-

động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong
phục vụ người tiêu dùng... Tất cả những điều đó đều có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân.
Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển lợi ích khác:
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào
địa vị của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội, vì vậy để thực
hiện được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để
thực hiện quyền làm chủ tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của
tiến bộ xã hội. Động lực của toàn bộ lịch sử chính là cuộc đấu tranh của các
giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ” và “nguồn gốc vấn đề trước
hết là những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị phải phục vụ với tư cách
phương tiện.Như vậy, mọi vận động của lịch sử, dù dưới hình thức nào, xét
đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và
thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã
hội.
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển

kinh tế - xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: Cội nguồn phát triển của xã hội khơng
phải là q trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là
các lợi ích kinh tế của con người
Điều cần lưu ý là chỉ khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh
tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trị của mình. Ngược lại, việc
theo đuổi những lợi ích kinh tế khơng chính đáng, khơng hợp lý, khơng hợp
pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích kinh
tế, nhất là lợi ích cá nhân, khơng được chú ý đúng mức. Hiện nay, trong điều
kiện cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: coi lợi ích
kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tơn trọng lợi ích cá nhân
chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển đất nước ta
trong những năm vừa qua.

7


lOMoARcPSD|11598335

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC ĐẢM
BẢO HÀI HỊA QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA LỢI ÍCH CÁ
NHÂN VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng lợi ích kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế

Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập quốc tế là một q trình đầy thử
thách và khó khăn. Những thành công đạt được tạo tiền đề và động lực để Việt
Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh mẽ
hơn dưới sự tác động của nhiều yếu tố trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển

như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực dẫn đầu. Hội nhập quốc tế đã và
đang là xu thế lớn của thế giới, nó có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời
sống của nước ta.

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phịng...) hoặc diễn ra trên cùng nhiều
lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau. Chủ thể chính của hội nhập
quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán, ký kết và thực
hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia. Hội nhập quốc tế là một xu thế lớn,
tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Hội nhập quốc tế đem tới
cho các quốc gia khơng chỉ những lợi ích về mọi mặt, mà còn đặt các quốc gia
trước những thách thức, bất lợi. Song, con đường phát triển không thể nào khác đối
với các nước trong thời đại tồn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngồi, viện trợ
phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam:
trong những năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và
đa phương các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam trước đây được giải quyết thông
qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương. Điều đó góp phần ổn định
cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh
tế xã hội trong nước.
8


lOMoARcPSD|11598335

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hịa bình, tạo dựng mơi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày

càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước đây
Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện
nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới,
đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO,
APEC…Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy
tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tiến trình hội nhập
của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng địi hỏi phải hồn thiện hệ thống pháp luật
kinh theo thơng lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý
làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện; thúc đẩy
tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ
hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh

2.2 Vai trị lợi ích kinh tế ở Việt Nam

Vai trị lợi ích kinh tế đặc biệt là vai trị lợi ích kinh tế cá nhân là động lực trực tiếp,
mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động
kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế của chúng

- Thứ nhất: lợi ích kinh tế cá nhân là lợi ích thiết thực nhất, gắn liền với từng
cá nhân, từng chủ thể. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá
nhân, của từng chủ thể đó khi tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. Ở
đâu và khi nào lợi ích kinh tế cá nhân được bảo đảm thì ở đó sẽ tạo ra được
động lực mạnh mẽ nhất kích thích họ phát huy, cải tiến, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Có thể nói, lợi ích kinh tế cá nhân là nơi mà
sự tác động vào đó gây nên phản ứng nhanh nhạy nhất với các chủ thể. Nó là
chất kết dính người lao động với quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tiễn
phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh điều
đó. Chẳng hạn trong lĩnh vực nơng nghiệp với cơ chế khoán hộ, Nhà nước
giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ dân, cùng với những chính sách


9


lOMoARcPSD|11598335

khác, nước ta đã từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu lương thực
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai, thứ ba trên thế giới

- Thứ hai: lợi ích kinh tế cá nhân tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi
ích văn hóa, tinh thần của từng cá nhân. Khi lợi ích kinh tế cá nhân bảo đảm,
các chủ thể tham gia một cách tích cực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, từ đó họ cũng có điều kiện để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của mình.

- Thứ ba: lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và
lợi ích xã hội vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Khi lợi ích kinh tế cá nhân
được bảo đảm, người dân hăng say, tích cực sản xuất để thực hiện nghĩa vụ
của mình với Nhà nước, tập thể thì lợi ích kinh tế của Nhà nước (xã hội), tập
thể cũng mới được thực hiện.

Vì vậy, để kích thích tính tích cực của người lao động, phát huy tối đa vai trò nhân
tố con người, thì vấn đề mấu chốt, căn bản nhất là phải tác động vào lợi ích kinh tế
mỗi cá nhân. Tạo điều kiện để mỗi người lao động, mỗi cá nhân, mỗi chủ thể thực
hiện được lợi ích kinh tế của mình, bảo đảm sao cho mỗi người được đóng góp và
được hưởng phần thu nhập phù hợp với sự đóng góp của họ.

Ở Việt Nam trong một thời gian rất dài, các lợi ích kinh tế nhất là lợi ích cá nhân
không được chú ý đúng mức tạo ra một sự trì trệ đối với sự phát triển của nước ta.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra điều đó và đặt ra quan điểm: Coi lợi ích

kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế; phải tơn trọng lợi ích cá nhân chính
đáng. Điều này đã góp phần khơng nhỏ tạo ra động lực cho sự phát triển của đất
nước ta trong những năm vừa qua. Qua đó ta cũng có thể thấy lợi ích kinh tế có vai
trị quan trọng như thế nào.

10


lOMoARcPSD|11598335

2.3 Những giải pháp nhằm hài hoà và phát huy vai trị của lợi ích kinh tế ở Việt
Nam:

Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giải quyết hài hịa mối quan hệ
lợi ích trong xã hội đòi hỏi mọi suy nghĩ và hành động của chủ thể quản lý và
khách thể quản lý phải cùng hướng đến sự thấu hiểu nhu cầu, năng lực và trách
nhiệm trong việc phấn đấu vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sự thống nhất, hài hịa các lợi ích là động
lực cho các chủ thể quản lý phát triển xã hội cùng tham gia một cách tự nguyện,
chủ động, có trách nhiệm, tạo nên sức mạnh tổng hợp của các chủ thể và khách thể
quản lý phát triển xã hội. Để thực hiện tốt điều này, cần thực hiện một số giải pháp
cơ bản sau:

- Thứ nhất, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên
vì lợi ích của nhân dân mà phụng sự. Nâng cao hiệu quả tham gia quản lý
xã hội của toàn bộ hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội và các giai tầng xã hội. “Đổi mới tổ chức, bộ máy, nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội…, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên, hội viên
và nhân dân”, “giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai tầng trong

xã hội. Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng
phát triển… Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước” Nâng cao đạo đức
cách mạng, trách nhiệm nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
người đứng đầu; phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”.

- Thứ hai, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm giải quyết
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, phải luôn xác định “nhân dân
là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện
vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của
nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách
nhiệm, sức sáng tạo và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của nhân dân, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích
chung của quốc gia, dân tộc với lợi ích cá nhân, nhóm giai tầng xã hội. Bảo
11


lOMoARcPSD|11598335

đảm lợi ích chính đáng và sự hài hịa về lợi ích trên tất cả các lĩnh vực, lợi
ích cho tất cả mọi chủ thể xã hội.

- Thứ ba, cần thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn bộ xã hội
đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý phát triển xã hội, đảm bảo
sự hài hòa về lợi ích. Hồn thiện các quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo đối với
việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về quản lý phát triển xã hội. Kịp thời phát hiện, giải
quyết thỏa đáng, hài hòa các mâu thuẫn lợi ích giữa các thành viên trong xã
hội. Bảo đảm mọi chủ thể trong xã hội đều được tiếp cận, thụ hưởng công

bằng những thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước

KẾT LUẬN
Như vậy, bài thảo luận trên đã làm rõ quan điểm của triết học Mác-Lênin về lợi
ích, lợi ích kinh tế, và vai trị của nó. Từ đó hiểu rõ động lực của sự phát triển xã
hội suy cho cùng là kết quả hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi
những lợi ích nhất định. Chính vì vậy, quan tâm thực hiện nhu cầu, lợi ích của cá
nhân và xã hội, giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội đó chính là tạo ra động
lực phát triển xã hội nhằm đạt được những mục tiêu cao hơn. Động lực lợi ích luôn
được Đảng, Nhà nước ta quan tâm giải quyết (đặc biệt từ khi đổi mới đến nay).
Qua đó nghiên cứu việc giải quyết lợi ích kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường
ở nước ta hiện nay, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của mối quan hệ này và
nguyên nhân những bất cập, tồn tại .Để giải quyết các mâu thuẫn này một cách hài
hòa cần xác định các quan điểm rõ ràng,có tính định hướng cho sự phát triển, đặc
biệt cần kết hợp các lợi ích cá nhân - tập thể -xã hội và “phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết”, phù hợp với lợi ích của nhân loại tiến bộ. Trên cơ sở đó thực
hiện đồng bộ các giải pháp thơng qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước nhằm duy trì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng,
văn minh”.

12

Downloaded by Út Bé ()


lOMoARcPSD|11598335

Tóm lại, Nhà nước có vai trị to lớn trong việc bảo đảm, hài hòa các quan hệ nhu
cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì
mục tiêu phát triển của đất nước.


Hết

Nguồn Tham Khảo
BGDVĐT. (2019). Giáo trình Kinh tếế Chính Trị Mác - Lế nin dành cho b ậc Đ ại h ọc khơng chuyến vếề chính
trị.
Hải, V. T. (n.d.). Sở Tài Nguyến Và Môi Trường Tỉnh Kon Tum. Retrieved from
/>
13

Downloaded by Út Bé ()



×