ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƢƠNG
(HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021-2022)
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các
loại văn bản quy phạm pháp luật, phân biệt văn bản quy phạm
pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật. Một số ví dụ về văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
Họ tên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Ngày tháng năm sinh: 15-04-2002
Mã sinh viên: 20031005
Khoa: Ngôn ngữ học
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh
HÀ NỘI, 2021
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu....................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT..........4
1. Tình hình nghiên cứu............................................................................................. 4
2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật................................................................. 4
3. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật............................................................ 5
4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật................................................................... 7
CHƢƠNG 2. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM..........................7
1. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.................................................. 7
2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam............................................. 9
3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật..................10
4. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục..................12
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM........................................................................... 12
1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về văn bản quy phạm pháp luật...........................12
2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật............................... 13
TỔNG KẾT................................................................................................................. 14
Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 15
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền của
dân, do dân, vì dân. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy pháp luật là nhiệm vụ quan trọng
của toàn Đảng, toàn dân ta.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nƣớc ta còn nhiều điểm hạn
chế, chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, cần phải có cái nhìn chính
xác, toàn diện, thống nhất về các văn bản quy phạm pháp luật để có thể đƣa ra những
giải pháp thiết thực nhất để nâng chất lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên
cứu đó rút ra cái nhìn đúng đắn, khách quan, chân thực về văn bản quy phạm pháp luật
và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Đề tài còn đƣa ra sự so sánh
giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật để phân biệt hai loại
văn bản này dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận về văn bản quy phạm pháp luật
và và các vấn đề thực tiễn về văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận về văn bản quy phạm pháp luật.
- Phân tích khái niệm, các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
- Tiến hành so sánh, phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp
luật.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt
Nam.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ nghiên cứu tài liệu, phân
tích, so sánh, v.v.
CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình, đề tài nghiên
cứu liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật. Ở bài tiểu luận này xin dẫn ra một số
cơng trình nghiên cứu sau:
1. "Văn bản quy phạm pháp luật - Những vấn đề lí luận và thực tiễn", Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Trần Thanh Vân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. "Kiểm tra xử lí văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội vụ", Luận văn Thạc sĩ
Luật học Trần Văn Khiêm, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. "Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật", Luận văn Thạc sĩ
Cao Phan Long, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngồi ra vẫn cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác từ
khắp mọi nơi trên Tổ quốc.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đáp ứng đƣợc một yêu cầu nào
đó về các vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật. Các cơng trình đều thể
hiện đƣợc cách nhìn độc đáo, mới mẻ của các tác giả và có giá trị tham khảo cao đối
với ngƣời học.
2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật (Legal normative documents) là văn bản có chứa
đựng các quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt
buộc chung, đƣợc áp dụng nhiều lần và đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện [2]. Trong
đó, quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội có tính chuẩn mực, quy tắc của
hành vi mang tính phổ biến, bắt buộc chung và có mối liên hệ với quyền lực nhà nƣớc.
Quy phạm pháp luật đƣợc áp dụng lặp đi lặp lại đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân,
4
do ngƣời có thẩm quyền hoặc cơ quan Nhà nƣớc ban hành và đƣợc Nhà nƣớc bảo
đảm thực hiện.
- Trong luật pháp, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đề cập đầu tiên
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. Luật này nêu khái niệm
văn bản quy phạm pháp luật nhƣ sau: "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có
các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [10]. Trong Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015, văn bản quy phạm pháp luật đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này” [13].
Cũng theo khái niệm này, các văn bản chứa quy phạm pháp luật mà ban hành khơng
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục thì khơng phải văn bản quy phạm pháp
luật.
Các khái niệm trên tuy có phần khác nhau về câu chữ nhƣng nhìn chung đều có
nội dung giống nhau. Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc
xử sự chung, gọi là quy phạm pháp luật. Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật phải
đƣợc ban hành theo đúng trình tự luật định.
3. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đƣợc ban hành theo đúng thẩm quyền,
do cơ quan nhà nƣớc ban hành hoặc phối hợp ban hành. Theo Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015, các chủ thể có thẩm quyền ban hàn văn bản quy phạm pháp
luật bao gồm: Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ
tƣớng, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân
dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nƣớc, Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân. Đối với mỗi
chủ thể có thẩm quyền khác nhau thì sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau tƣơng ứng với thẩm quyền. Ví dụ, Chủ tịch nƣớc ban hành lệnh, quyết định; Quốc
hội ban hành Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết... Bên cạnh đó,
5
pháp luật cũng quy định Đoàn Chủ tịch ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
phối hợp với ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội hoặc Chính phủ, các chủ thể phối hợp với
nhau để ban hành thông tƣ liên tịch [14].
- Văn bản quy phạm pháp luật chứa các quy phạm pháp luật đƣợc áp dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần, có tính bắt buộc chung. Các quy phạm pháp luật trong văn bản quy
phạm pháp luật định hƣớng hành vi cho các cá nhân, tổ chức, trong đó quy định những
việc đƣợc làm và khơng đƣợc làm. Bất cứ ai chịu tác động của văn bản quy phạm
pháp luật thì đều phải thực hiện theo các quy định pháp luật. Tính bắt buộc chung quy
định hiệu lực pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, văn bản quy phạm
pháp luật do Quốc hội ban hành sẽ có hiệu lực trên phạm vi cả nƣớc, còn văn bản quy
phạm pháp luật do Ủy ban Nhân dân ở địa phƣơng ban hành thì sẽ có hiệu lực ở địa
phƣơng đó. Cần lƣu ý rằng, những quy tắc ứng xử nội bộ không phải là quy phạm
pháp luật vì khơng có tính bắt buộc chung với tất cả cá nhân, tổ chức mà chỉ bắt buộc
với cá nhân, đơn vị trực thuộc cơ quan đó.
- Văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục
đƣợc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về hình thức, văn
bản quy phạm pháp luật phải đƣợc trình bày đúng loại tên văn bản, thể thức và kĩ thuật
trình bày. Ngơn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, dễ
hiểu. Nội dung quy định phải cụ thể, khơng đƣợc chung chung [13]. Về trình tự, thủ
tục ban hành, văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành theo trình tự sau: lập
chƣơng trình xây dựng văn bản; soạn thảo; lấy ý kiến đóng góp; tiếp thu chỉnh lí; thẩm
định, thẩm tra; thơng qua, kí chứng thực và ban hành [13].
- Văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp cƣỡng chế. Các trƣờng hợp thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật thì
phải chịu hậu quả pháp lý tƣơng ứng. Nhƣ Lênin đã từng nói: "Pháp luật sẽ khơng là
gì hết nếu thiếu bộ máy đảm bảo thực hiện" [1]. Nhà nƣớc thể hiện sức mạnh cƣỡng
chế thơng qua các chủ thể nhƣ tồ án, cơng an, quân đội,... Ngoài biện pháp cƣỡng
chế, nhà nƣớc cũng sử dụng các biện pháp nhƣ tuyên truyền, giáo dục pháp luật v.v.
6
4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật bao gồm: 1. Hiến pháp; 2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; 3.
Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thƣờng vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nƣớc; 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết
liên tịch giữa Chính phủ với Đồn Chủ tịch Ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; 6. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao; 8. Thơng tƣ của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao;
thông tƣ của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tƣ của Bộ trƣởng,
Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ; thông tƣ liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao với Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tƣ liên tịch giữa Bộ
trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nƣớc; 9.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; 10. Quyết
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phƣơng ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
Trung ƣơng. 13; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; 14. Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân xã, phƣờng, thị trấn; 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
CHƢƠNG 2. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT
NAM 1. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Căn cứ vào tính chất và hiệu lực pháp lí, văn bản quy phạm pháp luật đƣợc chia
thành 2 loại: văn bản luật và văn bản dƣới luật.
- Văn bản luật là là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan
quyền lực nhà nƣớc cao nhất ban hành, có hiệu lực pháp lí cao hơn các văn bản dƣới
luật. Văn bản luật là cơ sở để ban hành các văn bản dƣới luật, các văn bản dƣới luật
không đƣợc trái với văn bản luật [3]. Dựa vào khái niệm này, văn bản luật bao gồm
Hiến pháp và luật (bộ luật, luật).
7
Hiến pháp là luật cơ bản của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong
hệ thống các văn bản pháp luật. Theo luật pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, "Hiến pháp là luật cơ bản của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có
hiệu lực pháp lý cao nhất" [11]. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định mọi văn bản pháp
luật không đƣợc trái với Hiến pháp, nếu vi phạm thì đều bị xử lí. Hiến pháp giữ vị trí
tối cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi vì trong đó phản ánh sâu sắc nhất quyền
của nhân dân và phải do nhân dân thông qua. Phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp rất
rộng, liên quan đến tất cả lĩnh vực của một quốc gia và mang tính định hƣớng chung,
khơng đi vào chi tiết. Trong lịch sử lập hiến của nƣớc ta, cho đến nay, nƣớc ta đã ban
hành 5 bản Hiến pháp, đó là: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Đây là văn
kiện chính trị - pháp lí đặc biệt quan trọng, "là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị,
xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và
chế độ" [7]. Xét về bản chất, Hiến pháp vừa là văn bản pháp lí của nhà nƣớc vừa là
bản khế ƣớc mang ý chí chung của xã hội [4].
Bộ luật, luật do Quốc hội quy định gồm các vấn đề cơ bản nhƣ kinh tế, xã hội,
quốc phòng an ninh, tài chính, tiền tệ, đối nội, đối ngoại, v.v. Nếu nhƣ Hiến pháp là
những quy định chung thì bộ luật, luật là sự cụ thể hoá của Hiến pháp. Ở nƣớc ta có
nhiều bộ luật khác nhau, trong đó có thể kể đến các bộ luật: Bộ luật Hình sự, Bộ Luật
Lao động, Luật Hơn nhân và gia đình, v.v. Cả bộ luật và đạo luật đều đƣợc gọi là đạo
luật trong khoa học pháp lí, bộ luật là "xƣơng sống" của một ngành luật [8].
- Văn bản dƣới luật là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp hơn
văn bản luật. Giá trị pháp lí của từng văn bản dƣới luật phụ thuộc vào thẩm quyền của
cơ quan ban hành. Văn bản dƣới luật không đƣợc trái với văn bản luật và do các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật. Văn bản
dƣới luật bao gồm nghị định, thơng tƣ, quyết định, v.v.
Nghị định là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu đƣợc chính
phủ sử dụng với tƣ cách cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất [5]. Nghị định của
Chính phủ quy định chi tiết về điều, khoản, điểm đƣợc giao trong luật, nghị quyết,
pháp lệnh, lệnh và quy định các biện pháp để thực hiện luật, Hiến pháp, v.v. Việc ban
8
hành nghị định phải đƣợc sự đồng ý của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội. Nghị định là
văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ. Điều
96 Hiến pháp 2013 nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ nhƣ sau: "Tổ chức thi
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước" [11]. Một số nghị định đã
đƣợc ban hành ở nƣớc ta: Nghị định 35/2003/NĐ-CP - Nghị định của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định
102/2009/NĐ-CP - Nghị định về quản lí đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, v.v.
Thơng tƣ là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trƣởng, Thủ trƣởng
cơ quan ngang Bộ ban hành hƣớng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật của cơ quan
cấp trên ban hành [6]. Thông tƣ đƣợc chia thành hai loại là thông tƣ do Bộ, Ngành
ban hành và thông tƣ liên tịch do hai hay nhiều Bộ, Ngành phối hợp ban hành. Ví dụ:
Thơng tƣ 04/2021/TT-BXD - Thơng tƣ hƣớng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu
xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành; Thông tƣ liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP - Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hơn nhân
và gia đình do Bộ Tƣ pháp, Tồ án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
ban hành, v.v. Ngoài Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, thơng tƣ cịn đƣợc
ban hành bởi Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao. Tùy thuộc vào chủ thể ban hành mà thông tƣ hƣớng đến những nội dung khác
nhau. Ví dụ, thơng tƣ do Bộ trƣởng ban hành sẽ quy định biện pháp để thực hiện chức
năng quản lí nhà nƣớc của Bộ đó. Cịn thơng tƣ do Viện trƣởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao ban hành quy định về những vấn đề đã đƣợc Luật Tổ chức Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao và Luật khác có liên quan yêu cầu thực hiện.
2. Thực trạng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc Quốc hội ban hành lần đầu
tiên vào năm 1996. Từ khi ban hành Luật đến nay, nƣớc ta đã xây dựng đƣợc một hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Các văn bản đƣợc xây dựng theo hƣớng ngày càng chủ động, linh hoạt, dân chủ.
9
- Các văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi theo hƣớng tích cực, phản ánh
nhu cầu và lợi ích của quốc gia. Sự thay đổi tích cực của hoạt động lập pháp đã điều
chỉnh sâu sắc hơn các quan hệ xã hội, khắc phục đƣợc những lỗ hổng trong các văn
bản luật trƣớc đây, hủy bỏ những quy định đã lạc hậu, lỗi thời [16].
- Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều vấn đề hạn chế xung quanh hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật ở nƣớc ta. Chất lƣợng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam có thể gói gọn trong "9 khơng": không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể,
không tƣơng thích, khơng minh bạch, khơng tiên liệu trƣớc, khơng hợp lí, khơng hiệu
quả và khơng hiệu lực [18]. Kết quả rà soát cho thấy, hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn
còn cồng kềnh, phức tạp với số lƣợng lớn các văn bản dƣới luật, một số quy định còn
chồng chéo, mâu thuẫn, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật chƣa đáp ứng u cầu chính
xác, phổ thơng dẫn đến việc hiểu sai, áp dụng không thống nhất [17].
3. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản cá biệt mang tính quyền lực do các cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội đƣợc nhà nƣớc
trao quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền
và nghĩa vụ pháp lí cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định các biện pháp trách
nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật luôn áp
dụng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể xác định quyền, nghĩa vụ, chỉ áp dụng một lần.
Ví dụ: Quyết định của cảnh sát giao thông xử phạt ngƣời đi xe máy vƣợt đèn đỏ.
- Trong thực tiễn, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật vẫn còn nhầm lẫn. Giữa hai loại văn bản này có nhiều điểm giống và khác
nhau, đƣợc so sánh với nhau dựa trên nhiều tiêu chí.
Về điểm giống nhau: Văn bản quy phạm và áp dụng pháp luật đều là những văn
bản pháp luật do cơ quan nhà nƣớc hoặc ngƣời có thẩm quyền ban hành. Nhà nƣớc
đảm bảo thực hiện các văn bản này bằng biện pháp mang tính quyền lực của nhà nƣớc.
Những chủ thể có liên quan bắt buộc phải thực hiện theo quy định trong văn bản. Các
quy định đó đƣợc thể hiện dƣới hình thức văn bản nhằm mục đích chung là điều chỉnh
hành vi xã hội.
10
Về điểm khác nhau:
+ Về thẩm quyền ban hành: Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền ban hành, đƣợc quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015. Văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc chủ
thể đƣợc cơ quan nhà nƣớc trao quyền áp dụng pháp luật ban hành nhằm áp dụng quy
định pháp luật cụ thể để giải quyết những trƣờng hợp nhất định. Chẳng hạn nhƣ
Thông tƣ về Ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ phải do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, còn văn bản xử lí vi phạm giao thơng thì cảnh sát giao thơng
có thể ban hành.
+ Xét về nội dung, văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp
luật, là những quy tắc xử sự chung đƣợc nhà nƣớc bảo đảm thực hiện. Các quy phạm
pháp luật trong văn bản này không chỉ rõ chủ thể cụ thể, trƣờng hợp cụ thể và đƣợc áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần khi có các sự kiện pháp lí tƣơng ứng và đang trong thời
gian vẫn cịn hiệu lực. Văn bản áp dụng pháp luật xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp
lí cụ thể và đƣợc áp dụng 1 lần đối với cá nhân, tổ chức đƣợc quy định trong văn bản.
Việc sử dụng văn bản áp dụng pháp luật vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật (tuân theo các
quy phạm pháp luật) vừa phù hợp với thực tế (đối tƣợng và trƣờng hợp cụ thể). Trong
văn bản Luật Phòng, chống ma túy chứa các quy phạm pháp luật nhƣ: cấm trồng cây
có chứa ma túy, cấm sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy,... [15] thì có
nghĩa là tất cả chủ thể pháp lí liên quan đều khơng đƣợc thực hiện những hành vi đó.
Trong khi đó, trong văn bản bổ nhiệm Bộ trƣởng thì chỉ có ngƣời đƣợc bổ nhiệm mới
phải thi hành những quy định trong văn bản bổ nhiệm.
+ Văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành theo trình tự, hình thức, quy
trình đƣợc quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Còn văn bản
áp dụng pháp luật đƣợc ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp
luật và thƣờng đƣợc ban hành theo những mẫu quy định sẵn. Ví dụ, văn bản xử phạt
vi phạm hành chính đƣợc ban hành kèm theo Thơng tƣ 37/1017/TT-BGTVT, khi có
ngƣời vi phạm quy định giao thông, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản theo mẫu có
sẵn này.
11
+ Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
Văn bản áp dụng pháp luật đƣợc ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật. Ví
dụ, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra, nếu ngƣời nào trốn cách ly y tế
sẽ bị phạt từ 2.000.0000-5.000.000 đồng, việc ban hành văn bản xử phạt trong trƣờng
hợp này dựa theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
4. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục
- Nghị định 57/2017/NĐ-CP: Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ về
việc Quy định chính sách ƣu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo,
học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít ngƣời. Nghị định đƣợc ban hành ngày
09/05/2017, đến nay vẫn còn hiệu lực.
- Nghị định 138/2013/NĐ-CP: Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định đƣợc ban hành ngày 22/10/2013, đến nay vẫn còn
hiệu lực.
- Quyết định 01/2017/QĐ-TTg: Quyết định Ban hành Danh mục giáo dục, đào
tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định ban hành ngày 17/01/2017, đến nay
vẫn còn hiệu lực.
- Thông tƣ 34/2021/TT-BGDVĐT: Thông tƣ Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi
hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định ngƣời trúng tuyển trong kì
xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông cơng lập. Thơng
tƣ ban hành ngày 30/11/2021, cịn hiệu lực.
- Thông tƣ 05/VBHN-BGDVĐT: Văn bản hợp nhất Thông tƣ về học bổng và trợ
cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trƣờng đào tạo công lập. Thông tƣ ban hành
ngày 30/08/2021, còn hiệu lực.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về văn bản quy phạm pháp luật
- Pháp luật nƣớc ta có q nhiều chủ thể ban hành. Theo ƣớc tính, Việt Nam có
khoảng hơn 23.600 cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật [9].
12
Vì vậy cho nên rất khó để kiểm định chất lƣợng của từng văn bản, đặc biệt là các văn
bản do Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân ban hành.
- Các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh phát triển, thay đổi liên tục. Nếu
không nắm rõ bản chất cũng nhƣ đƣa ra đƣợc dự báo thì sẽ không thể đƣa ra các văn
bản quy phạm pháp luật phù hợp.
- Nhiều vấn đề pháp luật chƣa có sự nghiên cứu chuyên sâu, bài bản.
- Việc xây dựng và hồn thiện pháp luật là một q trình lâu dài, khó khăn, phức
tạp địi hỏi có sự nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, đúc kết kinh nghiệm.
2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật
- Những hạn chế về văn bản quy phạm pháp luật ở nƣớc ta nếu còn tồn tại lâu dài
sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nƣớc. Vì vậy, chúng ta cần
đƣa ra những giải pháp thiết thực nhất để khắc phục những hạn chế trên. Trƣớc hết
cần phải thực hiện đơn giản hóa hệ thống pháp luật, xem xét về thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể. Tiếp đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật
đồng bộ, thống nhất.
- Các quan hệ xã hội luôn nảy sinh những vấn đề mới vì vậy ngƣời làm luật cần
phải bám sát thực tiễn những vấn đề mới này. Mỗi kế hoạch xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật cần phải có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng, căn cứ trên những đánh
giá chính xác về thực tiễn của quan hệ cần điều chỉnh nhƣ mức độ, sự cần thiết, phạm
vi,... cần điều chỉnh.
- Rà soát, kiểm tra lại những văn bản quy phạm pháp luật hiện có, từ địa phƣơng
đến trung ƣơng. Trong những văn bản đã rà soát nếu cịn vấn đề nào bất cập thì tiếp
tục nghiên cứu xây dựng.
- Những cá nhân làm việc trong lĩnh vực pháp luật cần đƣợc nâng cao năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, tăng cƣờng sự tham giá đánh giá, góp ý của các chuyên gia.
Để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật thì phải đẩy mạnh sự phối hợp giữa
các bộ, ban, ngành.
13
- Tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp
luật. Công việc này phải đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo
khơng có sai sót xảy ra.
TỔNG KẾT
Văn bản quy phạm pháp luật là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống
pháp lí Việt Nam. Nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nƣớc pháp
quyền của dân, do dân, vì dân. Hồn thiện hệ thống pháp lí, mà trƣớc hết là hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ cấp bách. Mặc dù chất lƣợng của văn
bản quy phạm pháp luật ngày càng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội nhƣng chúng ta
phải thừa nhận một điều rằng vẫn còn nhiều bất cập tồn tại chƣa thể giải quyết. Nhận
thức rõ về khái niệm cũng nhƣ các loại văn bản quy phạm pháp luật là yêu cầu cần
thiết đối với những ngƣời học luật. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về văn bản quy phạm
pháp luật, ngƣời ta dễ dàng phân biệt đƣợc loại văn bản này với văn bản áp dụng pháp
luật trong q trình sử dụng. Ngồi ra từ sự nhận thức đó, ngƣời nghiên cứu luật sẽ
đánh giá đƣợc chất lƣợng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện có ở
nƣớc ta để kịp thời đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng.
Đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, những ngƣời công tác trong lĩnh vực giáo
dục thì càng phải hiểu biết về văn bản quy phạm pháp luật. Bởi nhƣ đã phân tích, văn
bản quy phạm pháp luật quy định về mọi lĩnh vực trong xã hội, trong đó có giáo dục.
Hiểu biết về các văn bản liên quan đến giáo dục sẽ là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình.
14
Tài liệu tham khảo
1. Đào Trí Úc, Hồng Thị Kim Quế, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp
luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017, tr.93.
2. Đào Trí Úc, Hồng Thị Kim Quế, Giáo trình Đại cương về Nhà nước và Pháp
luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017, tr.163.
3. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.459.
4. Khoa Luật, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2011, tr.28.
5. Lê Minh Trƣờng (02/04/2021), Nghị định là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách
thức soạn thảo nghị định, truy cập từ />amp_js_v=a6&_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw %3D
%3D#aoh=16404474802795&referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.co
m&_tf=T%E1%BB%AB%20%251%24s&share=https%3A%2F%2Flu
atminhkhue.vn%2Fnghi-dinh-la-gi---khai-niem-nghi-dinh-duoc-hieu-nhu-thenao-theo-quy-dinh-cua-luat.aspx.
6. Lê Minh Trƣờng (02/04/2021), Thơng tư là gì ? Thẩm quyền, nội dung, cách
thức soạn thảo thông tư, truy cập từ />amp_js_v=a6&_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw% 3D
%3D#aoh=16404485874228&referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.com
&_tf=T%E1%BB%AB%20%251%24s&share=https%3A%2F%2Fluat
minhkhue.vn%2Fthong-tu-la-gi---quy-dinh-phap-luat-ve-thong-tu.aspx.
7. Nguyễn Bảo Ngọc, Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công An, truy cập từ
/>8. Phan Trung Hiền (2011), Nghị quyết của Quốc hội là văn bản luật hay văn bản
dưới luật?, truy cập từ />9. Quang Minh (25/06/2014), Vì sao hệ thống pháp luật nước ta “cồng kềnh, phức
tạp nhất thế giới”?, truy cập từ />
post179873.amp?amp_js_v=a6&_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABII
ACAw%3D%3D#aoh=16405212782001&referrer=https%3A%2F%2Fwww.go
ogle.com&_tf=T%E1%BB%AB%20%251%24s&share=https%3A%2
F%2Fbaophapluat.vn%2Fvi-sao-he-thong-phap-luat-nuoc-ta-cong-kenh-phuctap-nhat-the-gioi-post179873.html.
10. Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
11. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà
Nội.
12. Quốc hội (2013), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
13. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
14. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2020, Hà Nội.
15. Quốc hội (2021), Luật Phòng, chống ma túy, Hà Nội.
16. Sùng Thị Chấu (2021), Thực trạng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật ở Việt Nam hiện nay, truy cập từ />amp_js_v=a6&_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw %3D
%3D#aoh=16405149802327&referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.co
m&_tf=T%E1%BB%AB%20%251%24s&share=https%3A%2F%2Flu
atminhkhue.vn%2Fthuc-trang-cua-he-thong-cac-van-ban-quy-pham-phap-luato-viet-nam-hien-nay.aspx.
17. Thu Thủy (17/09/2020), Cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới
luật, truy cập từ />amp_js_v=a6&_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw %3D
%3D#aoh=16405212782001&referrer=https%3A%2F%2Fwww.google.co
m&_tf=T%E1%BB%AB%20%251%24s&share=https%3A%2F%2Fc
and.com.vn%2FSu-kien-Binh-luan-thoi-su%2FCong-kenh-phuc-tap-voi-soluong-lon-van-ban-duoi-luat-i580968%2F.
18. Trần Thanh Vân (2014), Văn bản quy phạm pháp luật - Những vấn đề lí luận và
thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr.48.
16