Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 16 trang )

[Type text]
Mục lục
A: Cơ sở lý thuyết. …………………………………………………………2.
I. Văn bản quy phạm pháp luật…………………………………..2.
II. Văn bản áp dụng pháp luật……………………………………..5.
B: So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy
phạm pháp
luật………………………………………………………………7.
I. Giống nhau………………………………………………………7.
II. Sự khác nhau……………………………………………………..7.
C: Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình ban hành 2 loại văn bản
pháp luật này.
1.Đối văn bản quy phạm pháp luật ………………………………..11.
2.Đối với văn bản áp dụng pháp luật………………………………15.
Tài liệu tham khảo
[Type text] Page 1
[Type text]
A: cơ sở lý thuyết
I .Văn bản quy phạm pháp luật
a) Khái niệm :
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử
sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Điều 1 Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 1996).
- ví dụ: Luật, pháp lệnh.
b.Theo khái niệm trên đây thì pháp luật phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu đặc
trưng sau:
• Là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục. Dấu hiệu này đặt ra yêu cầu chỉ
có các cơ quan nhà nước được quy định trong Luật năm 2008 hoặc Luật


năm 2004 mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
dưới các hình thức nhất định, như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ... Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục do
hai Luật này quy định.
• Có quy tắc xử sự chung. Đây là dấu hiệu cơ bản đầu tiên và quan trọng
nhất để xác định một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật. . Chính yếu
tố này đặt ra yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản
tuân phải theo trình tự, thủ tục của việc ban hành văn bản quy phạm pháp
[Type text] Page 2
[Type text]
luật. nếu không có quy phạm pháp luật thì việc soạn thảo và ban hành văn
bản cũng không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của văn bản quy
phạm pháp luật và cũng không đòi hỏi phải được ban hành bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định, thậm chí đó là thẩm
quyền hiến định. việc chứa quy phạm pháp luật là đặc trưng của văn bản
quy phạm pháp luật
• Có hiệu lực bắt buộc chung: văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng
chung, tính trừu tượng, không đặt ra cho người này, người kia một cách
xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn. Các quy
phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng được
các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh.
• Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội: văn
bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý điều hành, được tuân thủ và
bảo đảm thực hiện bởi sự cưỡng chế nhà nước. Nhà nước có thể dùng lực
lượng công quyền để bảo đảm cho việc áp dụng quy phạm pháp luật bằng
việc áp dụng các chế tài. Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp
luật do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là hình thức
văn bản nào (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định… do cơ

quan nhà nước trung ương hay các cấp chính quyền địa phương ban
hành) thì chúng đều phải được tuân thủ và thực hiện.
• Những văn bản quy phạm pháp luật của việt nam như:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua
ngày 03 tháng 6 năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009) quy
định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền ban hành như sau:
[Type text] Page 3
[Type text]
STT Cơ quan ban hành Tên gọi văn bản
1 Quốc hội Hiến pháp, luật, nghị quyết
2 Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, nghị quyết
3 Chủ tịch nước Lệnh. Quyết định
4 Chính phủ Nghị định
5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
6 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư
7 Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định
8 Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết
9 Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
Chánh án tòa án nhân dân tối cao
Thông tư
10 Giữa các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền
với nhau, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với tổ chức chính trị- xã hội
Nghị quyết liên tịch, thông tư
liên tịch
11 Hội đồng nhân dân các cấp Nghị quyết
12 ủy ban nhân dân các cấp Quyết định, chỉ thị
II .Văn bản áp dụng pháp luật
1.Khái niệm :

[Type text] Page 4
[Type text]
• Văn bản áp dụng pháp luật là hình thức pháp lí của quyết định quản lí nhà
nước, dưới những hình thức và thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cá
biệt hóa các qui phạm pháp luật thành những mệnh lệnh cụ thể, áp dụng
một lần đối với cá nhân, tổ chức nhất định.
• Ví dụ: Bản án của Tòa án, Quyết định xử phạt hành chính...
2.Đặc điểm :
Văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau:
• Văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có
thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện,
trong trường hợp cần thiết bằng cưỡng chế nhà nước.
• Văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, thực hiện một lần đối với
các cá nhân, tổ chức liên quan
• Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải
phù hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu
không có sự phù hợp trên thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ
hoặc hủy bỏ. Nếu không phù hợp thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc
được thi hành mà kém hiệu quả.
• Văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý
xác định như: bản án, quyết định, lệnh...
• Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp,
thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó
luôn luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác
của sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu
tố này trong một cơ cấu pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa
[Type text] Page 5
[Type text]
đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm bởi
Nhà nước.

3.Phân loại :
Căn cứ vào nội dung và nhiêm vụ của văn bản áp dụng pháp luật có thể chia
thành 2 loại:
• Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực. Loại
văn bản này là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai
mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần quy định của
quy phạm pháp luật.

• Văn bản bảo vệ pháp luật. Loại văn bản này chứa đựng những biện pháp
trừng phạt, cưỡng chế nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật.
4.Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật:
Việc tổ chức thực hiện trên thực tế văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn
cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành
các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật. Đó
là một trong những đảm bảo quan trọng để quyết định đó được thực hiện
nghiêm chỉnh trong đời sống.
B: so sánh giữa 2 loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản ấp
dụng pháp luật
I. Giống nhau :
[Type text] Page 6

×