Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

(TIỂU LUẬN) VAI TRÒ của GIAI cấp NÔNG dân TRONG THỜI đại CÔNG NGHIỆP 4 0 và LIÊN hệ tại TỈNH bà rịa VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.22 KB, 10 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ
---- ---

BÀI THU HOẠCH
MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN

(NĂM HỌC: 2021 – 2022)
VAI TRỊ CỦA GIAI CẤP NƠNG DÂN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG
NGHIỆP 4.0 VÀ LIÊN HỆ TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện: ……………………………
MSSV: ………………………………………….0
Lớp: ……………………………………………..
Đơn vị công tác: ………………………………

..., tháng 11 năm 2021


PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM
BÀI THU HOẠCH
Lớp Đào tạo Trung cấp LLCT - HC khóa: 104A (2021 – 2022)
Họ và tên học viên: ………………………………………………………………
Đơn vị công tác: …………………………………………………………………
I. Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, ý nghĩa của đề tài (0,5đ):
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

II.
Phần nội dung: (cơ sở lý luận, thực trạng, ưu, khuyết điểm, nguyên nhân
và giải pháp, kiến nghị):


1. Cơ sở lý luận: 2,5 điểm
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………...…………………
2. Thực trạng: 3,0 điểm
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………...………………….
3. Giải pháp và kiến nghị: 3,0 điểm
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………...…………………
III. Phần kết luận: (0,5 điểm)
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

Hình thức: (0,25 -> 0,5)
………………………………………………………………...……………….
……………………………………………………………………………………

TỔNG ĐIỂM:
GIẢNG VIÊN 01

GIẢNG VIÊN 02


MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................. 1
3. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................. 1
PHẦN 2: NỘI DUNG..................................................................................................2
2.1 Cơ sở lý luận về giai cấp nông dân trong thời đại công nghiệp 4.0.................2
2.1.1 Quan niệm về nông dân và giai cấp nông dân............................................2
2.1.2. Đôi nét về thời đại công nghiệp 4.0.............................................................3
2.1.3 Vai trị của giai cấp nơng dân trong thời đại công nghiệp 4.0....................3
2.2. Thực trạng và liên hệ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........................................... 3
2.2.1 Thực trạng về giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay..................................3
2.2.2 Liên hệ giai cấp nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...............................5
2.3 Giải pháp và kiến nghị....................................................................................... 5
PHẦN 3: TỔNG KẾT.................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................7


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai cấp nông nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói chung,
trong xã hội tư bản nói riêng. Giai cấp nơng dân đã đạt được nhiều kết quả trong tiến
trình phát triển kinh tế xã hội từ xưa đến nay. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hội
nhập quốc tế và ứng dụng khoa học cơng nghệ thời đại 4.0 thì giai cấp nơng dân càng có
vai trị quan trọng hơn nữa. Tuy đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn cịn
khơng ít những hạn chế và chưa hoàn toàn theo kịp sự biến đổi của yêu cầu thực tiễn.
Xuất phát từ lý do trên, người viết lựa chọn đề tài vai trò của giai cấp nông dân
trong thời đại công nghiệp 4.0 và liên hệ địa phương với góc nhìn từ quan điểm triết học
làm đề tài thu hoạch của mình.
2. Mục đích của đề tài
Phân tích làm rõ khái niệm của giai cấp nơng dân và thời đại 4.0. Đồng thời,

trình bày vai trị của giai cấp nơng nhân trong thời đại 4.0. Từ đó có những đánh giá bất
cập, vướng mắc và đề xuất kiến nghị phù hợp.
3. Ý nghĩa của đề tài
Người viết tập trung bàn luận, đánh giá vai trị của gia cấp nơng dân và trình bày
những thành tựu cũng như những bất cập, vướng mắc. Từ đó có những giải pháp tháo
gỡ khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa vai trị của giai cấp nơng dân trong thời đại công
nghiệp 4.0 hiện nay.

1


PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận về giai cấp nông dân trong thời đại công nghiệp 4.0
2.1.1 Quan niệm về nông dân và giai cấp nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu
sản xuất chính là đất đai.
Tùy theo từng thời kỳ lịch sử, nơng dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất.
Từ đó giai cấp nơng dân được hình thành và có vai trị nhất định trong xã hội.


các quốc gia Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc và năng suất

lao động thấp. Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tiểu nơng
ngày càng ít đi.
Tóm lại, nơng dân là những người làm trồng trọt, cày cấy; những người lao động
cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp; Nơng dân sống chủ yếu bằng ruộng
vườn, sau đó đến các ngành nghề khác.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về giai cấp nông dân, cụ thể là:
Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Giai cấp nông dân là một giai cấp chuyển

sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác
xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của mình. Là một giai cấp
đặc biệt, giai cấp nơng dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ xã hội nguyên
thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi
xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản”1.
Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt: “Nơng dân là một giai cấp trong xã hội, dưới
chế độ phong kiến, tư bản, giai cấp nơng dân là tồn thể những người sản xuất nhỏ
trong nông nghiệp, kinh doanh cá thể bằng tư liệu sản xuất riêng của mình và bằng lực
lượng của gia đình mình”2.
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa về nơng dân, song đều nói lên được
những đặc trưng cơ bản của giai cấp nông dân là những người sống ở nông thôn, lấy sản
xuất nông nghiệp làm nguồn sống. Giai cấp nơng dân hình thành trong q trình tan rã
của xã hội nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp nông dân là lực lượng xã hội to lớn, có vai trị, vị trí quan trọng trong các cuộc
cách mạng xã hội và mỗi chế độ xã hội. Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,
ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động đời sống, vai trị của giai cấp nơng dân ngày
càng quan trọng.

Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, Sự thật, Hà Nội. 1996
Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt, Nxb Tiến, Mátxcơva, Sự thật, Hà Nội. 1996

1
2

2


2.1.2. Đôi nét về thời đại công nghiệp 4.0
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, với nông nghiệp, thuật ngữ “nông
nghiệp 4.0” đã ra đời tại nước Đức vào năm 2011. Nông nghiệp 4.0 là nông nghiệp ứng

dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 (Internet, công nghệ sinh học, công
nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot…) sao cho giảm thiểu cơng lao
động, giảm thất thốt do thiên tai, sâu bệnh, an tồn mơi trường, tiết kiệm chi phí trong
từng khâu hay tồn bộ quy trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Nông nghiệp 4.0 chính là
thay đổi phương thức quản lý nơng nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất
chính xác, chặt chẽ mà con người khơng cần có mặt trực tiếp.
2.1.3 Vai trị của giai cấp nơng dân trong thời đại công nghiệp 4.0
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đánh giá: “Nông nghiệp, nơng
dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phịng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”3.
Từ những giai đoạn lịch sử đến hiện tại trong thời đại công nghiệp 4.0, giai cấp
nông dân từng bước hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa phương thức sản xuất, qua đó đã
khẳng định được vai trị, vị trí từ trước đến nay:
Một là, giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đơng đảo nhất có vai trị đặc
biệt quan trọng trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, đặc biệt
là công cuộc đổi mới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thời đại cơng nghiệp 4.0.
Hai là, giai cấp nơng dân Việt Nam có kinh nghiệm phong phú khai thác và sử
dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên biển, rừng một cách hợp lý, hữu ích góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Năm là, giai cấp nơng dân Việt Nam góp phần quan trọng trong xây dựng Đảng,
chính quyền, đồn thể nhân dân trong sạch vững mạnh và tham gia vào cơng cuộc tồn
cầu hóa.
2.2. Thực trạng và liên hệ giai cấp nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.2.1 Thực trạng về giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay
Trước cuộc cách mạng khoa học ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông
nghiệp, giai cấp nông dân trong thời đại mới đã phát huy được vai trị, cũng như vị trí
của mình trong xã hội, biểu hiện là cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng khoa học công

nghệ tiên tiến, hiện đại được chú trọng áp dụng sáng tạo trong thời đại công nghiệp 4.0 4
như máy móc, thiết bị sử dụng đa dạng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất với số
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành trung ương khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
3

3


lượng tăng đáng kể. Bình qn 100 hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản sử
dụng 0,74 ô tô phục vụ sản xuất, gấp 3,89 lần năm 2016; 1,93 máy phát điện, gấp 5,36
lần. Bình quân 100 hộ trồng lúa sử dụng 28,87 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ, gấp
2,23 lần; 0,44 máy gặt đập liên hợp, gấp 1,61 lần; 2,84 máy gặt khác, gấp 1,32 lần; 4,02
máy tuốt lúa có động cơ, gấp 1,25 lần. Trong những năm vừa qua, sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản còn được tăng cường ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến, hiện
đại, trong đó có việc sử dụng ngày càng phổ biến nhà kính, nhà lưới, nhà màng. Tại thời
điểm 01/7/2020, tổng diện tích đất trồng trọt và ni trồng thủy sản sử dụng nhà kính,
nhà lưới, nhà màng khu vực nơng thơn đạt 56,01 nghìn ha, gấp 13,70 lần năm 2016.
Số liệu nêu trên cho thấy bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội nông thôn và
hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn nông thôn những
năm 2016 - 2020 có nhiều điểm sáng, nhiều thành tựu nổi bật như sau:
Một là, giai cấp nông dân dần xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn hồn thiện,
bao gồm: Hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội và hạ tầng vệ sinh mơi trường được bổ sung,
hồn thiện cả về số lượng và chất lượng.
Hai là, cơ cấu kinh tế nơng thơn của giai cấp nơng dân có sự chuyển dịch tích
cực.
Ba là, hoạt động sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản của giai cấp nơng dân
vượt qua khó khăn về thiên tai, dịch COVID -19 ở người, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm
gia cầm để duy trì và phát triển sản xuất ổn định.
Đồng thời, thực trạng hiện nay cũng phản ánh rõ một số hạn chế, bất cập. Bao

gồm ba vấn đề lớn:
Một là, giai cấp nông dân chưa thực sự đột phá trong khai thác, sử dụng tiềm
năng, lợi thế, nguồn lực về lao động, đất đai, thị trường và các nguồn lực khác trên địa
bàn nơng thơn rộng lớn nói chung và lĩnh vực nơng, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng;
nhiều điểm nghẽn vẫn tiếp tục tồn tại.
Hai là, cơ cấu kinh tế nông thôn, nông lâm nghiệp và thủy sản của giai cấp nơng
dân có chuyển dịch nhưng nhìn chung cịn chậm so với những ngành khác, sản xuất nhỏ
vẫn phổ biến.
Ba là, Tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái có xu hướng gia tăng, tác động
tiêu cực tới tiến trình phát triển kinh tế – xã hội và an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn.

4 Theo Tổng cục thống kê: “Thơng cáo báo chí về kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ 2020”, trang
cổng thông tin điện tử Tổng cục thống kê, />4


2.2.2 Liên hệ giai cấp nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cùng với việc phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng
hiện đại, những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đầu tư khá lớn cho khu vực nông
nghiệp, nông dân, nông thơn. Thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới, áp dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến, các chương trình mục tiêu quốc gia hàng nghìn tỷ đồng đã
được đầu tư vào khu vực này. Nhờ đó, đời sống của giai cấp nông dân được cải thiện
đáng kể, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng không thể phủ nhận thực tế đáng quan tâm
hiện nay là khoảng cách giàu nghèo giữa nơng thơn và thành thị cịn lớn, chất lượng
sống và tính bền vững trong phát triển kinh tế của giai cấp nơng dân ở nơng thơn cịn
nhiều bất cập. Tập quán canh tác lạc hậu, thiếu tính khoa học, hạn chế về kỹ thuật và
công nghệ so với các nơi khác là nguyên nhân cơ bản khiến giai cấp nông dân không dễ
làm giàu. Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Phần lớn đây
là những hộ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn và kỹ thuật canh tác.
Mặc dù ngành nông nghiệp chỉ chiếm 4% trong cơ cấu kinh tế nhưng lực lượng
lao động nông thôn tại Bà Rịa - Vũng Tàu lại chiếm khoảng 30% dân số cho nền nông

nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn luôn là lĩnh vực quan trọng của địa phương, xét cả trên
góc độ kinh tế và an sinh xã hội5.
2.3. Giải pháp và kiến nghị
Trước những khó khăn, vướng mắc của giai cấp nơng dân trong thời đại cơng
nghiệp 4.0, người viết trình bày một số giải pháp như sau:
Một là, tạo điều kiện tối đa để giai cấp công nhân phát huy được sở trường, tiềm
năng cũng như thế mạnh của họ trong việc khai thác nguồn lao động sẵn có. Bên cạnh
đó, mở các lớp đào tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao trong việc ứng dụng
công nghệ vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Mỗi người nông dân, đặc biệt là nông
dân trẻ cần nhận thức đầy đủ về vai trị chủ thể của chính mình trong tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như
tính tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp.
Hai là, các cơ quan ban ngành mở các chương trình thu hút đầu tư vốn, cơ sở hạ
tầng, thiết bị máy móc hiện đại từ nguồn vốn đầu tư trong và ngời nước để mở rộng quy
mô, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của giai cấp nông dân ở nông thôn.
Ba là, cùng với việc phát triển đồng bộ giai cấp nơng dân ở nơng thơn thì phải có
biện pháp bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, hưởng ứng các phong trào bảo vệ mơi
trường sinh thái tồn cầu phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước.

5 Theo Lê Anh Tuấn: “Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, trang Báo nhân dân,
/>5


PHẦN 3: TỔNG KẾT
Nông dân là chủ thể của sản xuất nông nghiệp, là trung tâm của xã hội nông
thôn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nơng nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến tư duy,
phương thức sản xuất, môi trường sống, thay đổi cơ cấu xã hội nông thôn thì hơn
ai hết người nơng dân phải khẳng định được “chỗ đứng” của mình. Từ đó tạo nền
tảng vững chắc làm điểm tựa vượt qua những “vịng xốy” bất lợi, hiện thực hóa cơ
hội mà cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 mang lại. Ở điểm nhìn khác, có thể nhận

định: Muốn xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng trong tương lai, phải hình
thành được tầng lớp nơng dân mới.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH, LUẬN ÁN, LUẬN VĂN, BÀI VIẾT
1. Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, Sự thật, Hà Nội năm
1996
2.Từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt, Nxb Tiến, Mátxcơva, Sự thật, Hà Nội năm 1996
3. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành
trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
 DANH MỤC TRANG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ
4. Tổng cục thống kê: “Thơng cáo báo chí về kết quả điều tra nơng thơn, nơng nghiệp

giữa

kỳ

2020”,

trang

cổng

thông

tin


điện

tử

Tổng

cục

thống

kê,

/>5. Lê Anh Tuấn: “Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, trang

Báo nhân dân, />


×