Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) vận dụng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hãy phân tích tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.88 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MARX LENIN
ĐỀ TÀI: Vận dụng lý luận về mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hãy phân
tích tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.

Họ và tên SV: LÊ CƠNG MINH
Lớp tín chỉ: Triết học Marx – Lenin 13
Mã SV: 11202538
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN HẬU


HÀ NỘI, NĂM 2020



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là “chỉa
khóa” cho sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc. Vận dụng đúng quy luật, Việt Nam, trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần. Sau 34 năm (kề từ năm 1986) thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, nền kinh tế Việt
Nam đã có những kết quả hết sức tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang phải căng
mình chống chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid 19, Việt Nam đang nổi lên như là một
trong những nền kinh tế có khả năng thích ứng tốt nhất. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, năm
2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 2,4% và cùng với 3 nền kinh tế khác trên thế giới
có được sự tăng trưởng về GDP bình qn đầu người1.


Ngồi vai trị to lớn với hoạt động sản xuất vật chất và kinh tế - chính trị, quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn tác động đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Giải quyết được vấn đề đặt ra ở đề tài là giải quyết một vấn đề mang tính
thực tiễn, đồng thời cũng tạo tiền đề lí luận cho các hiện tượng xã hội khác. Đó cũng chính là lí
do mà em chọn đề tài: “Vân dung lý luân vê môi quan hê biên chưng giưa lưc lương san xuât va
quan hê san xuât, phân tich tinh tât yêu cua qua trinh xây dưng va phat triên nên kinh tê hang
hoa nhiêu thanh phân ơ Viêt Nam trong thơi kỳ qua đô lên chu nghia xa hôi.”
2.

Mục tiêu của đề tài:
- Thấy được tầm quan trọng của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan.
- Vận dụng được mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để giải quyết
vấn đề: xây dựng và phát triển một cơ cấu kinh tế phù hợp với Việt Nam trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
a. Đối tượng của đề tài:
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa

xã hội.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Nền kinh tế Việt Nam và thế giới.
4.


Phương pháp nghiên cứu và giải quyết đề tài:
- Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phân tích số liệu, xem xét các hiện tượng thực tế để

giải quyết vấn đề.
1

Theo IMF, 4 nền kinh tế có sự tăng trưởng GDP đầu người bao gồm: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.

1


MỤC LỤC
Bài tiểu luận của em gồm 3 phần:

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT……………………
3
Phương thức sản xuất………………………………………………………………….....
3
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất..................................................
3

1.
2.

TINH TÂT YẾU CUA QUA TRINH XÂY DƯNG VÀ PHAT TRIÊN
NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN Ơ VIÊT NAM
TRONG THỜI
KỲ QUA ĐÔ LÊN CHU NGHĨA XÃ HÔI……………….........................................

AI.

6
Sự biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất từ
trước đến nay nói chung, tính tất yếu phải bỏ qua chủ nghĩa tư bản để phát triển lên
chủ
nghĩa xã hội………………………………………………………………………………
6
Bối cảnh của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
Việt Nam – Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam trước thời kì đổi mới năm 1986…...... 7
Tinh tât yêu cua qua trinh xây dưng va phat triên nên kinh tê hang hoa nhiêu thanh
phân
ơ viêt nam trong thơi kỳ qua đô lên chu nghia xa hôi…………………………………… 9
Những thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam….………………………………. 14

1.

2.

3.

4.

III. KẾẾ́T LUẬN………………………………………………………………...
15


Bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ýẾ́ từ thầy.
Em xin chân thàà̀nh cảả̉m ơn!

2


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT:
1. Phương thức sản xuất:
Sản xuất là hoạt động sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Có thể nói, sản xuất là đặc trưng chỉ có ở con
người. Xong, ở mỗi một giai đoạn lịch sử, con người lại có những cách để sinh sống, để sản xuất
khác nhau, đó là phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện
quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người 2 . Theo
K.Marx, trong sản xuất, con người có quan hệ “song trùng”: một mặt là quan hệ giữa con người
với tự nhiên, biểu hiện ở lực lượng sản xuất; mặt khác là quan hệ giữa con người với con người,
biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất hữu cơ giữa lực
lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
2.

Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

2. 1. Lựự̣c lượự̣ng sảả̉n xuấấ́t:

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu
nhất định của con người và xã hội 3. Xét về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất gồm 2 mặt căn bản:
mặt kinh tế - kĩ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động) . Các mặt ấy
thống nhất lại sẽ tạo nên một loại vật chất rất đặc biệt là sức sản xuất – thuộc tính cốt lõi để có
thể sản xuất vật chất. Như vậy, lực lượng sản xuất là tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần,
cùng mối quan hệ giữa các yếu tố ấy, tạo thành sức mạnh thực tiễn để cải biến giới lại thế giới
theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.

1.2.1. Người lao động
Trên bình diện triết học, người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng
lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội4. Người lao động là
yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất của lực lượng sản xuất. Đó là bởi người lao
động là chủ thể của quá trình sản xuất, đổng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã
hội, và là yếu tố duy nhất có khả năng sáng tạo, sử dụng cơng cụ lao động…
1.2.2. Tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là điểu kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao
động và đối tượng lao động5.

2 Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 128
Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 128 4
Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 128 5
Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 129
32

3


Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động của con người
dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp vời mục đích sử dụng của
con người6.
Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác
động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu
cầu sản xuất của con người7. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào là yếu tố thường xuyên biến đối, yếu tố nào là yếu tố
“động”, yếu tố cách mạng? Đó chính là cơng cụ lao động. Ngun nhân xuất phát từ chính con
người, do nhu cầu con người không đứng yên một chỗ, nhu cầu con người ngày càng tăng lên
theo chiều hướng muốn cái tốt hơn, rẻ hơn, hoàn mĩ hơn,… Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng lên, ngày càng cao, ngày càng đa dạng phong phú đó, con người phải cách mạng về cơng

cụ lao động, tức là phải cải tiến nó, phải thay đổi nó, bỏ các thế hệ cũ đi để tiến tới một thế hệ
mới, thay thế những cái lạc hậu bằng một dạng cơng nghệ mới, quy trình mới. Khi cách mạng
cơng cụ lao động như vậy thì năng xuất lao động ngày càng tăng, thỏa mãn nhu cầu “muốn
nhiều hơn” của con người. Cách mạng về công cụ lao động tạo ra chất lượng tốt hơn cho sản
phẩm lao động, nhưng đặc biệt nó sẽ giải phóng được sức lao động cơ bắp cho con người. Có
thể nói cơng cụ là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người và là tiêu chuẩn
để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau.
2.2. Quan hệự̣ sảả̉n xuấấ́t:
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất8. Quan hệ sản xuất bao gồm:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử

dụng các tư liệu sản xuất xã hội.
- Quan hệ vể tổ chức quản lí sản xuất: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản
xuất và phân công lao động.
- Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động: quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân
phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mơ của cải vật chất mà các tập đoàn người
được hưởng.

Trong 3 quan hệ này, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trị quyết định. Tập
đồn người nào, giai cấp nào nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì sẽ có khả
năng chi phối tất cả các lĩnh vực khác, quyết định quan hệ về tổ chức quản lí sản xuất (sản xuất
cho ai, sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì), quyết định quan hệ phân phối sản phẩm lao động;
từ đó, tác động lên chính trị, dân tộc, pháp luật, văn hóa, tinh thần, tư tưởng,…

6 Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 129
Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 129
Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 130
7


4

8


Trong lịch sử, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất tồn tại ở 2 chế độ:
- Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất: Trong chế độ này, quan hệ giữa người với người là bình

đẳng; bình đẳng khơng chỉ về kinh tế, về vật chất mà cịn bình đằng về các lĩnh vực khác của đời
sống tinh thần. Từ đó mới xây dựng được một xã hội công bằng. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy (hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên), xã hội cộng sản chủ
nghĩa (hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa – một hình thái đã phát triển đến đỉnh cao, chưa
xuất hiện trong lịch sử). Đất nước Việt Nam ta đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất): Quan hệ giữa
người với người là bất bình đẳng. Con người bất bình đẳng ngay từ trong quan hệ kinh tế - vật chất,
bởi trong chế độ tư hữu, tư liệu sản xuất do cá nhân, tập đồn người, giai cấp nắm giữ. Từ đó, sự bất
bình đẳng sẽ xuất hiện trong mọi lĩnh vực khác: tổ chức quản lí, phân phối, đời sống tinh thần, đời
sống xã hội,… Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất có trong xã hội chiếm hữu nơ lệ, xã hội phong kiến
và xã hội tư bản chủ nghĩa.

Quan hệ sản xuất khơng thể tự nó xuất hiện mà phải được hình thành một cách khách
quan sao cho phù hợp với sự tồn tại của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất cũng chính là
quan hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu quyết định mọi quan hệ xã hội.
2.3. Quy luậự̣t quan hệự̣ sảả̉n xuấấ́t phù hợự̣p với trìà̀nh độự̣ pháấ́t triểả̉n củả̉a lựự̣c lượự̣ng sảả̉n xuấấ́t
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có tác
động biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất
tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất9.
2.3.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất

đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất. Đó là bởi lực lượng sản xuất là nội dung của
q trình sản xuất cịn quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất, với vai trị là yếu tố
“động”, yếu tố cách mạng của mình, sẽ thường xuyên vận động và phát triển. Khi ấy, quan hệ
sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất, hình thức phải trở nên phù hợp
với nội dung.
2.3.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và có thể tác động trở lại đối với lực lượng
sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cịn nếu khơng có sự phù hợp này thì quan hệ sản xuất sẽ
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng lượng sản xuất là
đòi hỏi khách quan của mọi nên sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển khơng ngừng
sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là
“hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
9 Theo “Giáo trình Triết học Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 131.

5


Mọi sự “đi sau” hay “vượt trước” của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất đều là
không phù hợp. Sự không phù hợp được thể hiện cụ thể ở một trong các biểu hiện sau:
- Quan hệ sản xuất lạc hậu hơn lực lượng sản xuất (Điển hình ở chủ nghĩa tư bản, giai cấp cơng

nhân là nguồn lao động chủ yếu xong lại không thể nắm trong tay tư liệu sản xuất, đồng thời của cải,
vật chất làm ra đều rơi vào tay các nhà tư bản. Từ đó, mới dẫn đến các mâu thuẫn giai cấp khơng thể
điều hịa, cho nên mới xảy ra các cuộc cách mạng vô sản của giai cấp công nhân).
- Xây dựng quan hệ sản xuất thiếu đồng bộ (quan hệ sản xuất có 3 mặt thì phải thực hiện đủ 3
mặt đó; sự khơng phù hợp diễn ra khi chỉ có 1 mặt hoặc 2 mặt được chú trọng).
- Dùng ý chí chủ quan, dùng mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình để đưa quan hệ sản

xuất lên cao, trong khi trình độ của lực lượng sản xuất lại thấp. Biểu hiện rõ nhất ở các nước Xã hội
Chủ nghĩa ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Việt Nam thời kì trước đổi mới
(thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ trước).

Sự phù hợp ở đây khơng có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối bởi bản thân trong sự phù hợp đã
tồn tại cả những sự khác biệt – là mầm mống cho những cái không phù hợp. Do đó, mối quan hệ
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ đi từ phù hợp đến không phù hợp, rồi lại phù
hợp… như một đường xoắn ốc vô tận.

TINH TÂT YÊU CUA QUA TRINH XÂY DƯNG VA PHAT TRIÊN
NỀN KINH TÊ HANG HÓA NHIỀU THANH PHÂN Ơ VIÊT NAM
TRONG THƠI KỲ QUA ĐÔ LÊN CHU NGHĨA XÃ HÔI:
AI.

Sự biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất từ trước đến nay nói chung, tính tất yếu phải bỏ qua chủ nghĩa tư bản để phát
triển lên chủ nghĩa xã hội
1.

Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử lồi người đã sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái
kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy.
- Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nơ lệ.
- Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.
- Hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa tư bản.
- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, sự “tuần tự” ở đây là không bắt buộc bởi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những
điều kiện lịch sử - cụ thể khác nhau, do đó các quốc gia, dân tộc ấy có thể phát triển “bỏ qua”
một vài hình thái kinh tế xã hội. Cụ thể, với Việt Nam là việc phải bỏ qua hình thái kinh tế - xã
hội chủ nghĩa tư bản để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự “bỏ qua” là phù hợp với quy luật phát

triển rút ngắn trong lịch sử loài người, giúp Việt Nam không cần phải xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn tiếp thu, kế thừa được
những thành tựu của nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

6


Bối cảnh của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần ở Việt Nam – Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất của Đảng Cộng sản Việt Nam trước thời kì đổi
mới năm 1986:
2.

2. 1. Thờà̀i kìà̀ quáấ́ độự̣ lên chủả̉ nghĩĩ̃a xãĩ̃ hộự̣i ởả̉ Việự̣t Nam:
Ở nước ta, thời kỳỳ̀ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ

năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi lãnh thổ Việt Nam đã hoàn toàn được thống nhất, độc
lập.
Đi lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa là một q trình mang tính tất
yếu khách quan ở Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi
thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay thế bằng hình thái kinh tế – xã hội cộng
sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, với
các cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản trên thế giới vẫn đang có các
thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi các mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu
thuẫn này khơng dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Mâu thuẫn không thể được
giải quyết bằng cách dung hịa các mặt đối lập mà phải bằng cách xóa bỏ xung đột giữa các
mặt ấy. Đó chính là ngun nhân dẫn đến cách mạng vơ sản, xác lập hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
Thời kỳỳ̀ quá độ là thời kỳỳ̀ lịch sử mà bất kỳỳ̀ một đất nước nào đi lên chủ nghĩa xã hội
cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các

nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây
dựng quan hệ sản xuất mới, thi công nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với các nước tư bản phát
triển, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳỳ̀ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đối với
nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
thì lại càng phải trải qua một thời kỳỳ̀ quá độ lâu dài.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳỳ̀ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳỳ̀
lịch sử mà: “Nhiệm vụ cần thiết nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội,… Tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có cơng nghiệp và nơng nghiệp văn
minh, có văn hố và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
phải cải tạo nền kinh tế cũ và thi công nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu
dài.10”
Xác lập một nền kinh tế phù hợp để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho công
cuộc tiến đến chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
2.2. Sựự̣ vậự̣n dụự̣ng quy luậự̣t quan hệự̣ sảả̉n xuấấ́t phù hợự̣p với trìà̀nh độự̣ pháấ́t triểả̉n củả̉a lựự̣c lượự̣ng
sảả̉n xuấấ́t ởả̉ Việự̣t Nam trước công cuộự̣c đổi mới toàà̀n diệự̣n:

10

Trích “Hồ Chí Minh: Tồn tập”, Nxb. Chính trị đất nước, Hà Nội, 1996, t.10, tr. 13.


Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy
luật phổ biến, chi phối sự vận động, phát triển của tồn xã hội. Bất kì xã hội nào cùng đều có sự
hoạt động của quy luật này.
Việt Nam, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, rõ ràng cũng chịu sự tác động của
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận dụng
quy luật của Đảng Cộng sản Việt Nam sau chiến tranh được chia ra làm 2 giai đoạn với dấu mốc
là công cuộc đổi mới năm 1986.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì muốn 7có ngay chủ nghĩa xã hội, Quốc hội nước Cộng

hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra các trương, chính sách về quan hệ sản xuất trong nền
kinh tế như sau:

Về quan hệ sở hữu: Nước ta có 2 hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước (sở hữu tồn dân) và sở
hữu tập thể. Với 2 hình thức sở hữu này, nền kinh tế nước ta gồm 2 thành phần kinh tế: thành phần
kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế hợp tác xã. Đảng Cộng sản khơng chủ trương đặt ra việc
cần phải có sở hữu tư nhân, không chủ trương phát triển thành phần kinh tế tư nhân vì cho rằng nếu
có những hình thức sở hữu, những thành phần kinh tế như thế thì sẽ tồn tại mầm mống của chủ nghĩa
tư bản.
Về quan hệ tổ chức quản lí: Nước ta vẫn duy trì một chế độ có từ thời chiến, đó là cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp (Mọi quyết định như: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai? đều tập trung về một mối – Nhà nước. Nhà nước giao việc xuống dưới cho các doanh
nghiệp thực hiện). Rõ ràng, chúng ta không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, sản xuất
khơng theo tín hiệu của thị trường, không căn cứ vào nhu cầu thực sự của thị trường là gì. Vì vậy mà
người lao động trở nên thụ động, trơng chờ, ỉ lại, thiếu đi tính sáng tạo.
Về quan hệ phân phối: Nước ta thực hiện nguyên tắc phân phối bình qn. Chính ngun tắc
phân phối này tác động trực tiếp đến lợi ích người lao động nên đã khơng kích thích được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người lao động.

Những chính sách trên đều thể hiện rằng Đảng ta đã vân dụng không đúng quy luật khách
quan, quá coi trọng vai trò của quan hệ sản xuất, nâng quan hệ sản xuất lên “cao” hơn so với lực
lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất trong một mơi trường khơng thích hợp, vượt q trình độ, đã
bị kìm hãm, khơng thể phát triển. Vì vậy, nền sản xuất, nền kinh tế của Việt Nam đã rơi vào trì
trệ, khủng hoảng.
Mơ hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm yếu kém. Nền kinh tế đất
nước rơi vào tình trạng trì trệ, lạc hậu, khủng hoảng: Cơng nghiệp yếu kém, manh mún thiếu rất nhiều
ngành công nghiệp tiêu dùng… Nền nông nghiệp không đủ dùng trong nước, phải nhập khẩu lương thực,
thực phẩm và hàng tiêu dùng thường xuyên khiến cho cán cân xuất nhập khẩu luôn thâm hụt mất cân đối,
thu không đủ chi, dẫn đến phải đi vay từ nước ngồi. Tính chung trong năm 5 năm 1981 – 1985, nguồn
vay từ nước ngoài chiếm 22,4% thu ngân sách quốc gia. Số nợ nhiều như vậy nhưng bội chi ngân sách

vẫn lớn và tăng dần: Năm 1980 là 1,8%, năm 1985 là 36,6%. Do bội chi nhiều như vậy nên Chính phủ
buộc phải phát hành thêm tiền mặt để bù đắp. Cùng với việc không cân đối được từ thu và chi, do nguồn
thu khơng có vì khơng có sản phẩm cơng nghiệp xuất khẩu. Cộng vào đó là sai lầm về chính sách cải cách
giá, lương, tiền đã làm cho nền kinh tế rơi tự do không kiểm


soát được dẫn đến xuất hiện siêu lạm phát ở mức 774,7% (1986), kéo theo giá cả leo thang vô
phương kiểm sốt.11

Khơng chỉ có Việt Nam, các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cũng rơi vào
tình trạng tương tự.
N hững kết quả có phần tiêu cực của nền kinh tế bao cấp ở Việt Nam và các nước xã hội
chủ nghĩa trên thế giới, là nguyên nhân đầu tiên cho việc chúng ta cần phải phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.

Tinh tât yêu cua qua trinh xây dưng va phat triên nên kinh tê hang hoa nhiêu
thanh phân ơ viêt nam trong thơi kỳ qua 8 lên chu nghia xa hôi:
3.

3. 1. Nềà̀n kinh tếấ́ hàà̀ng hóấ́a nhiềà̀u thàà̀nh phầà̀ Việự̣t Nam:

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể đó là một
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
3.1.1. Khái niệm kinh tế hàng hóa:
Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm đều do những sản
xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất định, thành thử muốn thỏa mãn các nhu
cầu của xã hội thì cần có mua bán sản phẩm. Vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị
trường.12
3.1.2. Khái niệm thành phần kinh tế:

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư
liệu sản xuất.
3.1.3. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định, ở nước ta có 5 thành phần kinh tế sau:
- Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo
hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh
tế ; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường
ở nước ta hiện nay.
- Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, bao
gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nịng cốt.
Hợp tác xã là những đơn vị kinh tế được xây dựng dựa trên các ngun tắc tự nguyện, cùng có
lợi quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.
Kinh tế tập thể phát triển và cùng với kinh tế nhà nước "ngày càng trở thành nền tảng vững chắc
của nên kinh tế quốc dân."13
- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế đựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có
vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm:

11
12
13

Số liệu được lấy từ Niên giám Thống kê các năm.
Theo “V.I.Lenin toàn tập” (tập I), tr. 106
Đảng Cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Sđd, tr.83


+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản


thân người lao động. Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều
kiện phát huy nhanh.
+ Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Kinh tế tư bản tư nhân có vai trị đáng kể trong việc phát triển kinh tế thị trường, giải quyết việc làm
cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tặng trưởng kinh tế của đất nước, do đó, cần
được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không
cấm.
- Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa
kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngồi, thơng qua các hình thức
hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh...
Đây là thành phần kinh tế có tiểm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên
có những đóng góp khơng nhỏ cho cơng cuộc 9 đựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, phát
triển kinh tế tư bản nhà nước còn là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả
của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Do vậy, phát triển kinh tế tư bản nhà nước là đòi
hỏi khách quan, giữ vai trị là hình thức kinh tế trung gian, hình thức kinh tế quá độ, là "cầu nối" đưa
sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngối là thành phần kinh tế đựa trên hình thức sở hữu vốn của nước
ngồi. Đây là thành phần kinh tế có quy mơ vốn lớn, có trình độ quản lí hiện đại và trình độ cơng
nghệ cao, đa dạng về đối tác cho phép thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Thành phần kinh tế này phát triển theo hướng: sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. Do vậy, cần tạo
điểu kiện thuận lợi, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lí để phát triển rộng rãi các đối tác, thu hút
nhiều vốn đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển.

Tóm lại các thành phần kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau là một tất yếu khách
quan. Chúng góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút và sử đụng có hiệu quả các nguồn
lực trong nước và ngoài nước, tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thay đổi bộ mặt của nền kinh tế,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân
chủ, văn minh.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đông thời nhấn mạnh rằng : "Các thành phần kinh tế
kinh doanh theo pháp luật đếu là bộ phận cấu thành quan trọng của nến kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.”
3.1.4. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Từ các định nghĩa về kinh tế hàng hóa và thành phần kinh tế, có thể tổng kết lại nội dung
của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
như sau:
Thứ nhất, có sự phân cơng lao động.
Thứ hai, sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường, muốn thỏa mãn nhu cầu cần dựa
vào hoạt động mua bán.
Thứ ba, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, các thành phần kinh tế ấy
được phân định dựa trên hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.


Thứ tư, có sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế.
3.2. Tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là tất yếu ở Việt Nam
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nhiều lýẾ́ do. Trong đó có những nguyên
nhân chủ yếu và những nguyên nhân thứ yếu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một sự phân chia mang
tính tương đối.
3.2.1. Những nguyên nhân chủ yếu
Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội 10 tại khách quan.
Phân công lao động xã hội là sự chun mơn hóa sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất một
hay một số loại sản phẩm nhất định. Phân cơng lao động là địi hỏi tất yếu để tăng năng suất lao
động, nhằm tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Song nhu cầu cuộc sống lại đòi hỏi nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Vì vậy người sản xuất này phải dựa vào người sản xuất khác, phải trao đổi sản
phẩm cho nhau, và từ đó nền kinh tế hàng hóa buộc phải ra đời.
Thứ hai, các yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất ở Việt Nam phát triển khơng đồng đều.
Nước ta bước vào thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và

nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Hình
thức sở hữu về sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn
cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế.
Trong tồn bộ q trình lịch sử của nhân loại cho đến nay, có thể nói chưa ở một quốc gia
nào mà các yếu tố của lực lượng sản xuất ở quốc gia đó phát triển một cách đồng đều. Sẽ luôn
xảy ra sự chênh lệch và khác biệt. Có những doanh nghiệp sản xuất vật chất không những đủ để
đáp ứng cho một lượng tiêu dùng rất lớn trong nước mà thậm chí cịn phục vụ xuất khẩu; nhưng
có những hộ sản xuất nhỏ lại sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu, trước hết là của bản thân hộ
gia đình đó, sau đó, của cải thừa khơng sử dụng hết mới đem đi bán. Chỉ một ví dụ nhỏ cũng có
thể thấy trong lực lượng sản xuất ln có sự phát triển khơng đồng đều, từ đó vơ hình trung tạo
nên năng suất lao động khác nhau, nên lượng của cải vật chất tạo ra cũng khác nhau, sự sở hữu
tư liệu sản xuất lại càng khác nhau, dẫn đến tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Ngồi ra, hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất còn mang bản chất là chế độ tư
hữu. Nó dẫn đến việc người sản xuất hàng hóa độc lập tương đối với nhau và mỗi người sẽ có
quyền đem sản phẩm của mình trao đổi với người khác. Đây là điều kiện đủ để sản xuất hàng
hóa ra đời và tồn tại.
Thứ ba, sự tồn tại mang tính khách quan của các thành phần kinh tế cũ và mới trong cơ
cấu nền kinh tế Việt Nam.
Thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã
hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được như kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ, ...;
đồng thời, trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số
thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,… Các thành phần kinh tế


cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong thời kì quá độ.
Thứ tư, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có nhiều đặc điểm ưu việt, đồng thời là rất
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, tạo
cho mỗi thành phần kinh tế một động lực phát triển riêng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng

hóa, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh khắc phục tình trạng độc quyền. Theo các lí thuyết về kinh tế
học của R.S.Pindyck, W.Nicholson,… thì thị trường cạnh tranh hồn hảo là tối ưu nhất cho xã hội
bởi nó khơng có phần mất khơng (phần lợi ích rịng của xã hội mất đi ở một kiểu thị trường nào đó),
trong khi đó, thị trường độc quyền lại11 thái cực ngược lại. Trên thực tế, khơng thể có
thị trường cạnh tranh hồn hảo tồn tại ở bất kì xã hội nào, song quan điểm của các nhà kinh tế
học thế kỉ XX đã gián tiếp khẳng định tính độc quyền trong thị trường càng ít thì phúc lợi xã hội
nhận lại sẽ càng lớn. Không những thế, cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế phải không ngừng thay đổi kĩ nghệ, áp dụng công nghệ, các thành tựu khoa học – kĩ thật
vào trong sản xuất, từ đó gián tiếp tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật cho công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa, phát triển nền văn minh nhân loại lên một tầm cao mới. Vì vậy mà việc phải phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhằm tăng sức cạnh tranh là địi hỏi tất yếu trong
thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ năm, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phù hợp với nguyện vọng mong muốn
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của ngư ời dân Việt Nam.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sẽ phá vỡ tính chất tự cấp,
tự túc, lạc hậu của nền kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề; tạo
việc làm cho người lao động; thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, khuyến khích
ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ mới bảo đảm tăng năng xuất lao động, tăng số lượng, chất lượng
và chủng loại hàng hóa, dịch vụ góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân; thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong
nước và với nước ngồi; khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế; tạo
cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội một cách hợp lýẾ́, tiết kiệm... Điều này phù hợp
với khát vọng của người dân Việt Nam.14
Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, do đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, do sản xuất ách
tắc, các cơ sở kinh tế và địa phương đã tìm những cách thức để giải quyết khó khăn và ách tắc của
mình. Nổi bật nhất là trường hợp khốn ở xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979, khốn ở
xí nghiệp xe khách thành phố Hồ Chí Minh năm 1979, khốn nơng nghiệp ở Đồn Xá (Đồ Sơn, Hải
Phịng) năm 1980, "phá giá thu mua" lúa của cơng ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh năm 1979
và của An Giang năm 1980, áp dụng cơ chế giá thị trường và bù giá vào lương ở Long An, sự bùng
nổ của các công ty xuất nhập khẩu (các imex) ở các tỉnh, thành phố, nhập lậu hàng second hand của

các thủy thủ viễn dương, bn bán hàng hóa của học sinh, cán bộ, lao động Việt Nam ở Đông Âu,
chủ động vay ngoại tệ từ Vietcombank để nhập ngun liệu của xí nghiệp dệt Thành Cơng (thành
phố Hồ Chí Minh), xí nghiệp thuốc lá Vĩnh Hội, xí nghiệp dệt lụa Nam Định, xí nghiệp thuốc là
Bơng Sen (Thanh Hóa). Những điển hình "vượt khó" này đã nhanh chóng được học tập, nhân rộng.
14

Theo “Giáo trình Kinh tế chính trị Marx – Lenin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 111.


3.2.2. Những nguyên nhân thứ yếu
Thứ nhất, mọi dân tộc, mọi quốc gia phát triển trong lịch sử đều phải có một cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần.
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, hầu như không đất nước nào có một nền kinh tế thuần nhất,
tức chỉ tồn tại duy nhất một thành phần kinh tế. Về mặt lí luận, cả K.Marx và V.I.Lenin đều cho
rằng khơng có chủ nghĩa tư bản thuần túy và khơng có chủ nghĩa độc quyền thuần túy, mà ở đó
chỉ có duy nhất một quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, một thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Cho đến nay, nhận định này vẫn còn nguyên giá trị: bên cạnh thành phần kinh tế tư bản chiếm vị
trí thống trị, còn tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư bản Nhà nước,
kinh tế cá thể, tiểu chủ… Và V.I.Lenin cũng chỉ ra đặc điểm kinh tế mang tính phổ biến trong
thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, mặc dù ở mỗi nước,
mỗi thời kì khác nhau, số lượng thành phần 12 có ít nhiều khác nhau.
Thứ hai, trên thế giới và trong khu vực, có một số nước đang thực hiện nền kinh tế hỗn
hợp rất hiệu quả.
Kể từ sau khi độc lập khỏi Malaysia (1965), với định hướng phát triển đột phá, sáng tạo
giai đoạn 1973 – 1979, nền kinh tế Singapore đã rất nhanh chóng trở thành một trong “những
con rồng ở châu Á”15.
Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp
hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều
doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP),
cùng với đó GDP bình qn đầu người của quốc gia này cịn cao thứ ba trên thế giới tính theo sức mua

tương đương (PPP) . Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực
Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa.
Năm 1965: Sau khi độc lập khỏi Malaysia, Singapore đã phải đối mặt với những vấn đề xuất phát
từ việc chỉ có thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. 70% hộ gia đình
Singapore phải sống trong điều kiện và hồn cảnh vơ cùng tồi tệ và một phần ba người dân phải sống
nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14%,
GDP bình quân đầu người là 516 Đô-la Mỹ và một nửa dân số không biết chữ.
Công cuộc thay đổi trong kết cấu của bộ máy quản lýẾ́ đã thúc đẩy nền kinh tế đi lên nhanh chóng:
Giai đoạn 1965-1973: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm đạt 12,7%.
Giai đoạn 1973- 1979: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã góp phần làm nâng cao nhận thức của chính
phủ về các vấn đề kinh tế. Theo đó chính phủ hứa hẹn sẽ phải tạo ra một diễn đàn về cơng cuộc
chuyển đổi nền kinh tế mới. Chính phủ nhấn mạnh rằng công cuộc tập trung vào việc đầu tư cho
công nghệ và giáo dục sẽ là làn sóng lợi ích kinh tế mới để quản lýẾ́ và giảm thiểu lạm phát đồng thời
giúp người lao động có được trang thiết bị hồn thiện hơn để duy trì tăng trưởng.
Thực tế, Singapore cũng là nền kinh tế nhiều thành phần với 2 trụ cột là kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài và kinh tế nhà nước:
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi: Chính phủ Singapore đã thành lập Ủy ban phát triển kinh tế nhằm
đạt được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư và biến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn

15
“Bốn con Hổ châu Á” hay “Bốn con Rồng châu Á” là một thuật ngữ trong kinh tế học, dùng để chỉ nền kinh tế
của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này nổi
bật vì đã duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và tiến hành q trình cơng nghiệp hóa nhanh chóng trong
khoảng thời gian giữa thập niên 1960 và thập niên 1990.


của các nhà đầu tư nước ngồi. Dịng vốn FDI đổ vào Singapore đã tăng lên rất nhiều trong những
thập kỷ sau đó và duy trì cho mãi đến năm 2001 khi mà các cơng ty nước ngồi tạo ra tới 75% đầu ra
sản xuất trong nước và 85% mặt hàng xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của
Singapore có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới, trong khi tỉ lệ tiêu dùng hộ gia đình và bất cân

bằng trong thu nhập so với GDP giảm ở mức thấp nhất.
Kinh tế nhà nước: Khu vực cơng được đóng vai trị vừa là một nhà đầu tư vừa là chất xúc tác cho
sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế. Chính phủ Singapore sở hữu hai quỹ đầu tư quốc gia là
Temasek Holdings và GIC Private Limited dùng làm công cụ để quản lýẾ́ vật tư của đất nước. Ban
đầu, vai trò của nhà nước được định hướng nhiều hơn vào việc quản lýẾ́ các ngành công nghiệp để
phát triển kinh tế, nhưng trong những thập kỷ gần đây, mục tiêu của các quỹ đầu tư quốc gia
Singapore đã được chuyển hướng sang ngành thương mại.
Các tập đồn liên chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa của Singapore.
Tính đến tháng 11 năm 2011, sáu tập đồn liên chính phủ hàng đầu tại Singapore được niêm yết tại
Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) chiếm tới khoảng 17% tổng vốn hóa của thị trường.
Các doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở 13 nhà nước và một phần vốn thuộc nhà nước này hoạt
động trên cơ sở thương mại và không được hưởng các lợi thế cạnh tranh như doanh nghiệp tư nhân.
Các lĩnh vực mang tính chiến lược của nền kinh tế như viễn thông, truyền thông, giao thơng cơng
cộng, quốc phịng, cảng biển, quản lýẾ́ và vận hành sân bay cũng như ngân hàng, vận tải, hàng không,
cơ sở hạ tầng và bất động sản đều thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Tính đến năm 2014, Temasek nắm giữ khoảng 69 tỷ Đô la Singapore tài sản trong nước, chiếm
tới 7% tổng số vốn hóa trên thị trường của tồn bộ các cơng ty niêm yết tại Singapore.

Thứ ba, nước ta chưa trải qua thời kì tư bản chủ nghĩa, cần phải có nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần để huy động sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nhằm đẩy nhanh
quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tự do kinh doanh, nhiều thành
phần giúp các thành phần trong nền kinh tế tự bổ sung, hỗ trợ nhau.
Với việc áp dụng cơ chế tự do kinh doanh, nhân dân cả nước dần làm quen với nền kinh
tế thị trường. Kỹ nghệ trở nên đa dạng và năng động hơn bao giờ hết, nhờ vậy các lĩnh vực sản
xuất có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra sự phát triển mang tính dây chuyền. Chẳng hạn
ngành nhuộm sẽ hỗ trợ ngành dệt; ngành sản xuất chai lọ thủy tinh sẽ hỗ trợ ngành thực phẩm;
ngành khai thác đá vôi, đất sét, thạch anh sẽ hỗ trợ ngành sản xuất xi măng… Đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp cải thiện rõ rệt nhờ sự phát triển của công nghiệp.
Thứ năm, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần còn được bắt nguồn từ yêu cầu của các quy

luật kinh tế và trao đổi hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa, dù vẫn cịn những khuyết tật, song có nhiều ưu thế vượt trội hơn so
với sản xuất tự cung, tự cấp. Trong nền kinh tế hàng hóa, dưới tác động của các thành phần kinh
tế cùng quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu thì sản phẩm được tạo ra ngày
càng rẻ hơn, đẹp hơn, nhanh hơn…
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đổi mới, thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân
phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, hạn chế đến thủ tiêu việc mua
bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Nhà
nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết
lập trong thời kỳỳ̀ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn


định số lượng và mặt hàng được phép mua. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng tích trữ hàng hóa ở các
nhân viên phân phối. Sự tích trữ ban đầu là để phục vu nhu cầu trong gia đình, sau dần trở thành
buôn bán bất hợp pháp. Như vậy, thành kinh tế tư bản do nhu cầu khách quan về hàng hóa của thị
trường mà tự thân nó phải xuất hiện. Chúng ta khơng thể xóa bỏ những yếu tố mang tính khách quan
ấy mà chỉ có thể cải tạo nó cho đúng với định hướng phát triển của con người.

4. Những thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam
Tính từ năm 1986 đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả
sau:
- Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam 14 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi
mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP
bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005
GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn
đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng
chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
- Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm.
Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2017 GDP đầu người đạt
gần 2.985 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.

- Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống cịn 7,6% cuối năm 2013.
- Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông
nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
- Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu
USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần
so với năm 1991.
- Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ
cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước
đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị
trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngồi, nguồn vốn
này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của các quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. GDP 6
tháng đầu năm 2020 của nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tăng 1,81%. Trong bối cảnh
chung của thế giới và khu vực, kết quả đạt được thể hiện sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta.

III. KẾT LUẬN
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thể hiện ở hai mặt: lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực
lượng sản xuất. Trong đời sống xã hội, quy luật này có ýẾ́ nghĩa phương pháp luận quan trọng:
Muốn phát triển kinh tế phải bắt nguồn từ việc phát triển lực lượng sản xuất, trong đó quan trọng


nhất là người lao động và công cụ lao động. Khơng được có thái độ chủ quan, duy tâm, duy ýẾ́
chí, coi trọng quan hệ sản xuất hơn lực lượng sản xuất, áp đặt một quan hệ sản xuất không phù
hợp vào nền kinh tế.

Nhận thức đúng đắn quy luật, sau công cuộc đổi mới năm 1986, Đảng Cộng sản đã chủ
trương cho Việt Nam nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từ đó huy động được sức mạnh
tổng thể của các thành phần kinh tế, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ , cơng bằng, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.

10.

11.

12.
13.
14.
15.
16.
17.

1. “Giáo trình Triết học Marx - Lenin”, Hà
2. “Giáo trình Kinh tế chính trị Marx – Lenin”,
“Giáo trình Kinh tế học” (tập I), trường Đại học Kinh tế quốc dân
Sách giáo khoa “Giáo dục công dân lớp 11”, Bộ Giáo dục và Đào tạo

“K.Marx – F.Engels tồn tập”, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật
“V.I.Lenin tồn tập”, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật
Báo điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
/>Báo Nhân Dân điện tử: />Báo điện tử Sài Gịn giải phóng: />Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai:
/>Luận văn: Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời
kỳỳ̀ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam />“Mỹ thực sự muốn đặt cấm vận lên Việt Nam sau 1975” />Wikipedia Tiếng Việt - Kinh tế Việt Nam, 1976-1986
Wikipedia Tiếng Việt - Kinh tế Singapore
Wikipedia Tiếng Việt - Phương thức sản xuất
Wikipedia Tiếng Việt - Hình thái kinh tế-xã hội
Website Kho tri thức số: />fbclid=IwAR2elmIB8mVsb6N9M2ZDtB7ExutLeEHMoXgNUqg4qmj8RIu3j6dX4S6eHS
M


18. Trần Tuấn Sang blogs: />
fbclid=IwAR1f2XEz0BSdPHf8ppMN1VBsRSA876GfNpe5XdAppszlHAUGfL6DV6VqO6
g
19. “Microeconics”, Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld
20. “Microeconomic Theory: Basic Principles and Extensions”, W.Nicholson



×