Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(TIỂU LUẬN) vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.72 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN
ĐỀ BÀI: Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu
thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Họ và tên SV: HOÀNG TRẦN QUẾ GIANG
Lớp tín chỉ: Triết học Mác - Lênin(121)_FE63
Mã SV: 11211752
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU

.

HÀ NỘI, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ__________________________________________________________ 1

NỘI DUNG
__________________________________________________________ 3
II.

Lý luận về mâu thuẫn
_________________________________________________ 3
a. Khái niệm về mâu thuẫn ______________________________________________


3
b. Các loại mâu thuẫn
__________________________________________________ 4
c. Đặc điểm của mâu thuẫn ______________________________________________
5
d. Vai trò của mâu thuẫn ________________________________________________
6
e. Ý nghĩa phương pháp luận
____________________________________________ 6
1.

Phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. ____________________________________________________ 7
a. Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ ____________________________________
7
b. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
______________________________________ 7
c. Mặt thống nhất của nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt
Nam _____________________________________________________________________ 8
d.
Mặt mâu thuẫn nhất của nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam _________________________________________________________________ 8
e.
Việt Nam trong trong chặng đường 30 năm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong
hội nhập kinh tế quốc tế. _________________________________________________ 9
f.
Một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn _______________________________
11
2.


III.

KẾT LUẬN _________________________________________________________

12 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO _____________________________________________ 13


2


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình sự vật vận động và phát triển luôn diễn ra sự đấu tranh giữa các yếu tố trong
sự việc hay mâu thuẫn giữa các sự vật. Theo như Triết học Mác-Lênin, mâu thuẫn là một yếu
tố tồn tại khách quan, có tính phổ biến đa dạng. Sự đa dạng của mâu thuẫn phụ thuộc vào đặc
điểm của các mặt đối lập, và điều kiện mà trong đó mâu thuẫn tồn tại. Mỗi loại mâu thuẫn
đều có đặc điểm riêng nên việc xác định rõ từng loại mâu thuẫn sẽ giúp con người tìm ra
được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo điều kiện để phát
triển sự vật, hiện tượng. Căn cứ vào các lý luận được đưa ra về mâu thuẫn, ta làm rõ mâu
thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập quốc tế là một thành phần tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của
một quốc gia, có lịch sử lâu đời và mang nguồn gốc, bản chất xã hội của giai cấp lap động và
sự phát triển trong mỗi quan hệ giữa con người với con người. Trong xu thế tồn cầu hố,
một số quốc gia phát triển và một số tập đồn kinh tế xun quốc gia có biểu hiện chi phối,
gây ra mâu thuẫn, mang lại tác động tiêu cực lẫn tác động tích cực. Trong hồn cảnh, hội
nhập quốc tế đang, đã là một xu thế của thế giới hiện đại, tác động cực kỳ sâu sắc đến quan
hệ quốc tế giữa các quốc gia, rất khó để một quốc gia có thể tách biệt hồn tồn, đứng ngồi

q trình tồn cầu hố. Ngày nay, q trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh
hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là trong kinh tế thị trường. Điều
này đem lại lợi ích to lớn đến từng quốc gia nhưng cũng đồng thời tạo ra những thử thách
đòi hỏi các nước phải kiên quyết vượt qua, có chiến lược rõ ràng, thích ứng kịp thời và chớp
lấy thời cơ đồng thời giữ vứng chủ quyền, độc lập và bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ. Chính là phải
tìm ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ.
Đứng trên cương vị một công dân của một Việt Nam, tôi lựa chọn nghiên cứu về đề
tài: “ Vận dụng lý luận về mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” và từ đó đưa ra những nhận
thức của bản thân về đề tài này.

1


Kết cấu của bài viết bao gồm 2 phần:
Phần I: Lý luận về mâu thuẫn, trong đó gồm định nghĩa về mâu thuẫn, các loại
mâu thuẫn, mỗi qua hệ giữa các loại mâu thuẫn, đặc điểm và ý nghĩa phương pháp luận.
Phần II: Chỉ ra và phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và
hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra khuyến nghị để giải quyết một cách tốt nhất mâu thuẫn
đó dựa trên các cơ sở vừa phân tích.
Sau q trình lựa chọn đề tài, lập kế hoạch nghiên cứu cụ thể, em đã thực hiện quá
trình nghiên cứu một cách khoa học. Từ tìm kiếm, thu thập, xử lý thông tin, chọn lọc và trau
chuốt, cuối cùng là tổng hợp và viết bài. Bài tiểu luận là sự đúc kết từ những quan điểm, tìm
hiểu của cá nhân em về lý luận mâu thuẫn và mâu thuẫn trong đời sống, trong thực tiễn nền
kinh tế của nước ta và cách xử lý mâu thuẫn ấy. Bài viết được viết trên nhãn quan của một
sinh viên mới vào trường nên khơng thể tránh được sai sót và thiếu sót. Để có thể hồn
thiện bài viết tốt hơn, em mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cơ.
Em xin cam đoan bài tiểu luận này được viết bởi bản thân cùng với sự tham khảo từ
các giáo trình, tư liệu và sách báo có liên quan đến đề tài và khơng có sự sao chép ngun

bản từ các tài liệu. Ngồi ra, khi có sự xuất hiện của các tư liệu trong bài, em đã trích dẫn
cụ thể và cẩn thận theo quy định trích dẫn khi làm luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của TS Nguyễn Văn Hậu đã giúp em hoàn thiện
bài viết này.

2


II.

NỘI DUNG

1. Lý luận về mâu thuẫn
a.Khái niệm về mâu thuẫn
Trong phép biện chứng duy vật khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những mặt
những thuộc tính những khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một
sự vật hiện tượng tạo nên sự vật hiện tượng đó. Ví dụ như: điện tích âm (-) và điện dương (+)
trong nguyên tử, tích luỹ và tiêu dùng,… Một số nhà Triết học trong lịch sử cũng ttừng bàn
đến mâu thuẫn như thuyết âm dương ngũ hành của Trung Hoa, nhà triết học Hy Lạp cổ đại
nhấn mạnh mâu thuẫn của các hiện tượng, quá trình khách quan,… Qua đó, dến triết học
Mác – Lênin, khái niệm mâu thuẫn đã được đưa ra một các khoa học:
Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và tác động qua lại của các mặt đối lập. Trong đó
mặt đối lập là những yếu tố những bộ phận những khuynh hướng trái chiều nhau..
Trong phép biện chứng duy vật khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những mặt
những thuộc tính những khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một
sự vật, hiện tượng tạo nên sự vật, hiện tượng đó.
Trong mỗi màu thuận các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh lẫn
nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật hiện tượng. Vì vậy, có hai yếu tố để xác
định một mâu thuẫn biện chứng: các xu hướng đấu tranh và các xu hướng thống nhất.
Xu hướng thống nhất: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập và

được thể hiện ở: Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau nương tựa vào nhau làm tiền đề
cho nhau tồn tại khơng có mặt này thì có mặt kia. Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang
nhau cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất
hẳn. Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng đồng nhất giữa các mặt đối lập còn tồn
tại những yếu tố giống nhau sự tương đồng, đồng nhất.
Xu hướng đấu tranh: là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ
phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng khơng tắt rồi sự khác nhau thống nhất
đồng nhất giữa chúng trong một mẫu thuẫn. So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống nhất
giữa chúng có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện. Nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong
trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng. Đấu tranh có tính tuyệt đối

3


nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự tổn định của tương đối của sự vật dẫn đến sự chuyển hóa
về chất.
C. Mác viết: “ Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng chính là sự cùng
nhau tổn hại của hai mặt mâu thuẫn sự đấu tranh giữa hai mặt ấy mà sử dụng hợp của hai
mặt ấy thành một phạm trù mới.” . Theo cách hiểu biện chứng, không phải mọi cái đối lập
đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướng đối lập nào là tiền đề tồn tại của nhau mới
là tạo thành mâu thuẫn.
b.

Các loại mâu thuẫn

Mâu thuận tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của đời sống và vô cùng đa dạng.
Mỗi loại mẫu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Một số loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản: Tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật hiện tượng

quy định bản chất sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương diện nào đó chỉ quy định sự
vận động phát triển của một hay một số mặt của sự vật hiện tượng và chịu sự chi phối của
mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mẫu thuẫn bên trong: là mâu thuẫn giữa các yêu tố cấu thành nên một sự vật nhất
định.
Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập của sự vật này với mặt đối
lập của sự vật khác.
Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối, trong quan hệ khác hoặc
đối tượng khác nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác so với một số đối tượng khác
nó lại là bên ngồi.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng
xu hướng xã hội,… có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hịa được.

4


Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng xu hướng xã hội,… có lợi ích cơ bản khơng đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ
tạm thời.
Từ các khái niệm về các loại mâu thuẫn, xác định được đúng mâu thuẫn và tìm ra giải
pháp phù hợp là cần thiết cho sự phát triển của xẫ hội. Trong xu thế toàn cầu hoá, hộp nhập
kinh tế quốc tế như hiện nay, để tránh khỏi lạc hậu và tụt lùi kinh tế, Việt Nsm phải dấn mình
vào trào lưu kinh tế chung của thế giới; bên cạnh đó là phát triển nội lực vững chắc để đối
mặt mới những thách thức, tác động từ bên ngoài.
c.

Đặc điểm của mâu thuẫn


Mâu thuẫn mang tính khách quan, phổ biến
Khác với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất
cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu
thuẫn. Quá trình hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có trong
sự vật hiện tượng quy định. Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống
nhất được cấu thành bởi các mặt các khuynh hướng các thuộc tính phát triển ngược nhau đối
lập nhau. Sự liên hệ, tác động qua lại đấu tranh chuyển hóa bài trừ và phủ định lẫn nhau tạo
thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản
thân các sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên xã hội tư duy của con người.
Khoa học tự nhiên hiện đã chứng minh rằng buổi sự vật hiện tượng đang tồn tại đều là một
thể thống nhất của các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau và đối lập
nhau. Ăngghen chỉ ra rằng chính sự vận động đơn giản nhất của vật chất cũng là một mẫu
thân, vật chất tồn tại ở hình thức vận động cao hơn mẫu thuẫn càng thể hiện rõ nét hơn.
Như vậy, mẫu thuẫn là một việc rất khách quan và phổ biến. Do đó phải biết phân tích
từng mặt đối lập tạo thành mẫu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất của sự vật, hiện
tượng.
Mâu thuẫn mang tính đa dạng, phong phú
Sự đa dạng và phong phú của mâu thuẫn thể hiện ở mỗi sự vật, sự hiện tượng; trong
chính q trình phát triển của chúng ta đều có thể chia thành nhiều loại mâu thuẫn khác
nhau với biểu hiện khác nhau tùy vào những điều kiện cụ thể. Chúng giữa vai trị và vị trí
khác nhau.

5


d.

Vai trò của mâu thuẫn


Ph Ăngghen nhấn mạnh nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên
nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng là sự tác động lẫn nhau giữa
chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Như vậy, có thể hiểu là mâu thuẫn là nguồn gốc
của sự phát triển.
e.

Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật hiện tượng từ đó
giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật điều kiện khách quan. Do đó, muốn phát hiện
mâu thuẫn thì cần phải tìm giá trị đồng nhất của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể
trong sự vật hiện tượng từ đó tìm ra phương hướng giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức
và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mẫu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh quá
trình của từng loại mẫu thuẫn; xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và
điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Do đó, phải biết phân tích cụ thể một mẫu thuẫn cụ thể và
đề ra các phương pháp giải quyết cụ thể cho từng loại mâu thuẫn đó.
Thứ ba, nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là bằng đấu tranh giữa các
mặt đối lập khơng điều hịa mơ thuận cũng khơng nóng vội hay bảo thủ bởi giải quyết
màu thuận còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
Trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, giáo dục,… mâu thuẫn đều tồn tại. Với
thực trạng kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập. Việc nắm rõ từng loại mâu thuẫn sẽ
giúp ta tìm ra được hướng giải quyết đúng đắn. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của em, em
xin phép thu hẹp phạm vi và đi sâu vào vấn đề phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trước hết, để lý giải mâu thuẫn,
ta sẽ tìm hiểu qua về một số định nghĩa.

6



2. Phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
a.Khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ
Kinh tế độc lập tự chủ trong hướng nội
Kinh tế độc lập tự chủ hướng nội là một nền kinh tế có khả năng đảm bảo nhu cầu của
đất nước, mang một mơ hình hồn chỉnh chỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân. Với sự tự
chủ trong hầu hết các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp,… Nền kinh tế độc lập tự
chủ theo mơ hình này tự đảm bảo nhu cầu trong nước. Nhưng bên cạnh đó, khi khơng đủ
tiềm lực về kinh tế quốc gia đó vẫn phải chịu những bất lợi về mọi mặt và không thể so sánh
được với những lợi thế mà hội nhập quốc tế tạo ra. Một nền kinh tế ưu tiên hàng đầu là
khơng phụ thuộc vào bên ngồi.
Trong xu thế tồn cầu hóa rất ít quốc gia nào đi theo mơ hình kinh tế này mà thành
cơng đa phần đều thất bại. Chính vì lý do đó, hầu hết các quốc gia buộc phải tìm kiếm một
mơ hình phát triển kinh tế khác đặc biệt là hội nhập quốc tế mang tính độc lập tự chủ.
Kinh tế độc lập tự chủ hướng ngoại (độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc
tế)
Độc lập, tự chủ về lãnh thổ, chủ quyền đất nước; tự quyền quyết định đối nội, đối
ngoại đặc biệt là bảo vệ lợi ích quốc gia, không lệ thuộc. Một mặt là một quốc gia độc lập, tự
chủ một mặt khác là tham gia vào các diễn đàn quốc tế, các tổ chức khu vực và thế giới góp
phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển. Song, vẫn mang mơ hình một đát nước tự chủ về cả
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội.
b. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập quốc tế là một q trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn
gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người
với con người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt
chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với
các quốc gia khác. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế thị trường, tự do
thương mại đòi hỏi các nước phải mở nên kinh tế để cùng phát triển.
7



Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc
gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh
tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc
gia cũng như toàn thế giới.
Hội nhập quốc tế Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh
hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy
việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu
vực, và đa phương. Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật
tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hồ bình, ổn định
và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
c.
Mặt thống nhất của nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc
tế của
Việt Nam.
Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là hai khái niệm mang qua hệ biện chứng, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn.
Nền độc lập, tự chủ và hội nhập của mỗi đất nước thống nhất với nhau nằm đem lại lợi
ích cho quốc gia, dân tộc đó và vì chính quyền lợi của người dân. Khi đất nước độc lập, tự
chủ thì người dân sẽ ấm no, hạnh phúc; đất nước tự do, bình ổn. Khi hội nhập quốc tế thì
kinh tế phát triển mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện, đất nước cường mạnh hơn.
Chân lý “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” trong di sản tư tưởng của chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định sự quan trọng của độc lập tự do đối với một quốc gia. Bác cũng
từng nhấn mạnh hơn về việc "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sơng có thể
cạn, núi có thể mịn song chân lý ấy khơng bao giờ thay đổi".
Bên cạnh đó, độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế song hành với nhau, là tiền đề cho
nhau. Độc lập, tự chủ là bước đi cho việc xác định chiến lược hội nhập. Còn hội nhập kinh tế
quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển tiềm lực của đất nước, củng cố vị thế của đất nước trên
bản đồ thế giới. Hoà nhập quốc tế phải đi lên từ tình hình đất nước và bối cảnh thế giới. đồng

thời, độc lập, tự chủ không phải cô lập, tách biệt với thế giới, không giao thương, buôn bán.
Độc lập tách biệt chỉ đêm đến sự lạc hậu, kém phát triển và cuối cùng là mất đi độc lập, tự
chủ.
d.

Mặt mâu thuẫn nhất của nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế

của Việt Nam
8


Mặc dù, giữa nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế ln có sự
thống nhất, song hành; ta vẫn không thể tránh khỏi sự xung đột giữa hai mặt này.
Q trình tồn cầu hố hiện tại không đồng đều giữa các quốc gia. Trong khi những nước
phát triển vẫn đang thâu tóm thị trường, và một số quốc gia nghèo có nguy cơ trở thành “bãi rác”
công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Rất khó để khơng cảm nhận được
sức ép cạnh tranh do hội nhập tạo ra. Cùng với đó là những mối lo ngại bị chèn ép, xâm lấn lãnh
thổ, mất đi độc lập tự chủ, kém phát triển. Một số quốc gia vẫn e ngại mở cửa và vẫn tiếp tục
tách biệt với thế giới. Nêu xoá những nhận thức chủ quan và tiêu cực ấy thì sự lo ngại về độc
lập, tự chủ của đất nước là có cơ sở. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng đem lại
nhiều thách thức đến sự bảo vệ độc lập, tự chủ. Hội nhập quốc tế được xây dựng trên cơ sở các
nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện các điều khoản, nguyên tắc được thoả thuận
thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng các bên cùng có lợi.

Ngồi những lợi ích mở rộng thị trường, tạo sự ổn định hội nhập quốc tế còn đi kèm
với những nguy cơ bất lợi. Chẳng hạn như: ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp nước
ngồi thâu tóm thị trường,… Những nguy cơ ấy sẽ trở thành sự thực nếu như đất nước
khơng có chiến lược, mơ hình kinh tế đúng đắn, phù hợp.
e.


Việt Nam trong trong chặng đường 30 năm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong

hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua chặng đường đầy thử thách, khó khăn hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế
của Việt Nam từ 1986 đến nay. Những thành quả chúng ta đạt được mang ý nghĩa lịch sử to
lớn, tạo tiền đề và động lực cho đất nước bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế và phát triển
mạnh mẽ, toàn diện hơn.
Lợi ích của hội nhập quốc tế đến Việt Nam:
Hội nhập là mở rộng thị trường giữa các quố gia với nhau, vì vậy khi Việt nam gia
nhập các tổ chức khu vực và quốc sẽ mở rộng quan hệ quốc tế. Được hưởng nhiều ưu đãi
về thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện
cho hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu ra khắp các thị trường trên thế giới. Chỉ tính trong
khu vực ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể.
Kim ngạch xuất nhập khẩu VN-ASEAN tăng trung bình 15,3% hàng năm. Khi xuất khẩu

9


tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn. Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo
ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động.
Góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngồi, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết
vấn đề nợ quốc tế.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để
thị trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp nước ngồi
sẽ đầu tư vốn và mang khoa học cơng nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên sẵn
có của nước ta để làm ra sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường khu vực và thế giới. Ưu đãi
này mang lại cho nước ta có cơ hội mở rộng thị trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư
nước ngồi. Bên cạnh đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả.
Viện trợ phát triển (ODA): Bình thường hóa các quan hệ tài chính của Việt Nam, các

nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những kết
quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng…
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam: trong
những năm qua nhờ những mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, các khoản nợ
nước ngoài của Việt Nam trước đây được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và
đàm phám song phương. Góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung nguồn lực
cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước.
Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo cơ hội cho chúng ta tiếp thu khoa học
công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý. Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp cận
được các kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng CNXH. Hội
nhập kinh tế quốc tế là con đường khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo
ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả.
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần khơng nhỏ vào cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Đa phần là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh
doanh được đào tạo trong và ngoài nước.

1
0


Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hịa bình, tạo dựng mơi trường
thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch
hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông
Âu. Ngày nay Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới,
đồng thời cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO, APEC…
Vì vậy mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày
càng được nâng cao trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng

thì càng địi hỏi hệ thống pháp luật phải tuân theo luật lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh
bạch các thiết chế quản lý. Thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải
cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh. “
Hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào duy trì mơi trường hồ bình, củng cố
tiềm lực đất nước trong kinh tế, an ninh quốc phòng,… Nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, là một yếu tố quyết định để giữa vững độc lập, tự chủ đất nước.
f. Một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Giữa vững độc lập chủ quyền, có mục tiêu chủ trương, đường lối rõ ràng trong việc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường phát triển, củng cố tiềm lực về cả chính trị, xã hội, giáo
dục, an ninh quốc phòng. Xây dựng một đất nước lớn mạnh, củng cố sức mnahj đại đoàn kết
dân tộc cùng nhau chung tay phát triển kinh tế, làm tiền đề vững mạnh cho hội nhập kinh tế
quốc tế.
Hội nhập quốc tế trên nhiều linh vực, đi kèm theo theo các chiến lược cụ thể rõ ràng.
Ký kết nhiều hiệp định xuyên quốc gia, củng cố ngoại giao, tăng cường hợp tác với các quốc
gia khác, nhưng tuyệt đối không được lệ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào. Đổi mới, áp
dụng khoa học công nghệ tân tiến để thu hút vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế phải đi
đôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tự nhiên và khơng đánh đổi mơi trường vì lợi
ích kinh tế.

11


III. KẾT LUẬN
- Thông qua lý luận về mâu thuẫn, ta kết luận lại rằng: mỗi quan hệ giữa độc lập, tự
chủ
và hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
1. Thống nhất:
Độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế thống nhất ở mục tiêu là vì lợi ích

của đất nước, của người dân.
Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế song hành với nhau, là tiền đề cho nhau. Độc
lập, tự chủ là bước đi cho việc xác định chiến lược hội nhập. Còn hội nhập kinh tế quốc tế phục
vụ mục tiêu phát triển tiềm lực của đất nước, củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
Hoà nhập quốc tế phải đi lên từ tình hình đất nước và bối cảnh thế giới. đồng thời, độc lập, tự
chủ không phải cô lập, tách biệt với thế giới, không giao thương, buôn bán. Độc lập tách biệt
chỉ đêm đến sự lạc hậu, kém phát triển và cuối cùng là mất đi độc lập, tự chủ

2. Mâu thuẫn:
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hịa bình, tạo dựng mơi trường thuận lợi
để phát triển kinh tế. Nhưng cũng tạo ra những thách thức khôbg nhỏ với việc bảo vệ độc lập, tự
chủ. Trong quá trình hội nhập, phải chấp nhận và tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra.

Ngoài những lợi ích mở rộng thị trường, tạo sự ổn định hội nhập quốc tế còn đi kèm với
những nguy cơ bất lợi. Những biến động bất ổn trên thị trường, các vấn đề về môi trường
-

Việt Nam qua 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp

phần tăng thu hút đầu tư nước ngồi, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ
quốc tế. tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật cơng nghệ nước ngồi nhằm phát triển kỹ
thuật cơng nghệ quốc gia. cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán
bộ trong nhiều lĩnh vực. Hội nhập quốc tế là một yếu tố quyết định để giữa vững độc lập,
tự chủ đất nước.
-

Một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn: Giữ vững độc lập chủ quyền, có mục tiêu

chủ trương, đường lối rõ ràng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế trên
nhiều linh vực, đi kèm theo theo các chiến lược cụ thể rõ ràng. xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường


1
2


IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- />- />- />-

Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

13



×