Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) vận dụng lý luận về hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động tư vấn khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông trong lĩnh vực hướng nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.41 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: MÔN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Chủ đề số 12
Tên chủ đề: Vận dụng lý luận về hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động
tư vấn khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thông
trong lĩnh vực hướng nghiệp
Họ và tên

Nguyễn Huyền My

Mã sinh viên

715113024

Lớp

K – Vật Lí

Khóa

71

0


HÀ NỘI-2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
TÊN CHỦ ĐỀ......................................................................................................3
PHẦN I. MỞ ĐẦU..............................................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................3
2.1 Một số vấn đề..............................................................................................3
2.2 Vai trò và tầm quan trọng của việc hướng nghiệp hiện nay..................4
2.2.1. Thực trạng hướng nghiệp cho học sinh hiện nay................................4
2.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của việc hướng nghiệp hiện nay...........4
PHẦN III. NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................5
3.1 Tâm lí học đường và hoạt động của nó trong trường THPT.................5
3.1.1 Khái niệm tâm lí học đường, vai trị và ý nghĩa trong việc hướng
nghiệp.............................................................................................................5
3.1.2 Những khó khăn của học sinh THPT trong việc đinh hướng nghề.6
3.1.3 Giải pháp những khó khăn của học sinh THPT trong việc hướng
nghiệp.............................................................................................................7
3.2 Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học
đường cho việc hướng nghiệp.........................................................................9
3.3 Ứng dụng.................................................................................................. 10
PHẦN IV. KẾT LUẬN......................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12

1


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Lệ Thu, là giảng viên
mơn Tâm lí học giáo dục của em, cũng là người trực tiếp hướng dẫn em thực

hiện bài tiểu luận này. Em cảm ơn cô đã truyền đạt cho em những bài học hay,
những kiến thức bổ ích giúp em hiểu thêm về tâm lý của bản thân cũng như tâm
lý của học sinh. Từ đó em có thể áp dụng vào cơng việc giảng dạy sau này của
mình. Qua các buổi học, cơ đã giúp đỡ em tận tình, chi tiết để em có đủ kiến
thức vận dụng vào bài tiểu luận này.
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo ra
một môi trường học tập tốt, một sân chơi lành mạnh để em có thể phát huy hết
khả năng của bản thân.
Trong quá trình làm bài tiểu luận em đã tìm hiểu nhiều nguồn thơng tin hữu ích
và cố gắng vận dụng các kiến thức vào bài tiểu luận, tuy nhiên em cịn gặp
nhiều khó khăn và nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm từ thầy
cơ và cũng mong nhận đươc những lời đóng góp, chia sẻ từ phía thầy cơ.
Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô nhiều sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


TÊN CHỦ ĐỀ
Vận dụng lý luận về hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động tư vấn khắc phục
khó khăn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thông trong lĩnh vực hướng nghiệp.
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Ngày nay, định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học Phổ Thông
(THPT) đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh THPT gặp vơ vàn khó khăn: chưa xác định được
mục tiêu cho bản thân, hiểu biết về nghề còn hạn chế, mức độ cạnh tranh quá
cao…
Bài tiểu luận sẽ nói về những hỗ trợ tâm lý học đường vào hoạt động tư vấn
khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh THPT trong lĩnh vực hướng nghiệp.


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số vấn đề
- Tâm lý học sinh THPT: là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ nhất về thể chất,
trí tuệ, khả năng tư duy lý luận, trừu tượng chặt chẽ, độc lập. Học sinh thường
thể hiện “cái tơi” rất rõ, dễ bị kích động, mong muốn được khẳng định bản thân
trong xã hội. Ngoài ra, các em cũng thường trăn trở về mục đích bản thân, xây
dựng kế hoạch sống và đặc biệt là việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. -Xã
hội có ảnh hưởng rất lớn tác động lên tâm lý học sinh THPT: Các trang mạng
xã hội (Facebook, TikTok, Instagram…), bên cạnh những lợi ích thì cũng gây
ảnh hưởng tiêu cực cho học sinh như rối loạn tâm lí, sa sút học tập, ảnh hưởng
đến sức khỏe. Những định kiến của xã hội gây ảnh hưởng đến những suy nghĩ
của học sinh.
3


2.2 Vai trò và tầm quan trọng của việc hướng nghiệp hiện nay

2.2.1. Thực trạng hướng nghiệp cho học sinh hiện nay
- Hiện nay nhiều sinh viên sau khi đỗ vào các trường Đại học hay Cao đẳng
thì nhận ra mình khơng phù hợp với ngành nghề đã chọn.
- Bên cạnh đó khơng ít sinh viên nghĩ rằng mình chỉ cần học để có bằng, cịn
việc làm thì để sau. Chính vì như vậy mà dẫn đến việc thất nghiệp, sự thất
nghiệp đó khơng phải chỉ với một vài sinh viên mà là hầu hết các sinh viên sau
khi ra trường đều chưa tìm được một cơng việc phù hợp cho bản thân.
2.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của việc hướng nghiệp hiện nay
Chính từ thực trạng như vậy, chúng ta thấy được vai trò và tầm quan trọng trong
việc hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay và đặc biệt là học sinh lớp 12.

- Giúp học sinh xác định rõ được mục tiêu bản thân, từ đó sáng suốt trong

việc định hướng nghề nghiệp
- Giúp học sinh có tâm lí ổn định, vững vàng trước khi bước vào cánh cổng
mới.
- Từ đó học sinh có thái độ, cái nhìn đúng đắn hơn về lao động.
- Việc hướng nghiệp cũng đóng góp cho sự phát triển của xã hội như giảm thiểu
thất nghiệp, các tệ nạn xã hội…

PHẦN III. NỘI DUNG CHÍNH
3.1 Tâm lí học đường và hoạt động của nó trong trường THPT

4


3.1.1 Khái niệm tâm lí học đường, vai trị và ý nghĩa trong việc
hướng nghiệp
- THPT là thời kì học sinh phát triển tâm sinh lý rõ rệt nhất, có những chuyển
biến về mặt thể chất. Trong giai đoạn này, học sinh gặp vơ vàn khó khăn về tâm
sinh lý của bản thân. Vì vậy, hỗ trợ tâm lí học đường có vai trị vơ cùng quan
trọng đối với học sinh trong giai đoạn này. Nó là nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học
trường học. “Hoạt động hỗ trợ tâm lí trong nhà trường là hoạt động hướng vào
tất cả các học sinh, nhằm đảm bảo sức khỏe tâm lí ổn định cho mỗi em, trên cơ
sở đó tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát
triển nhân cách”.
- “Hoạt động hỗ trợ tâm lí học đường gồm nhiều yếu tố:
+ Hướng vào học sinh bình thường để các em hiểu rõ, trang bị đầy đủ kiến thức
cho mình kịp thời xử lí và ứng phó trước những khó khăn tâm lí ở giai đoạn này.

+Hướng vào học sinh có nguy cơ gặp khó khăn tâm lí.
+ Hướng vào học sinh gặp khó khăn tâm lí để kịp thời phát hiện và phối
hợp can thiệp kịp thời.

+ Hướng vào học sinh có rối nhiễu tâm lí nặng để đưa tới các cơ sở hỗ trợ
và can thiệp chuyên sâu”.
- Vai trò và ý nghĩa của việc hỗ trợ tâm lí học đường.
+ Với bản thân học sinh:
Thúc đẩy về tinh thần và trí tuệ cho học sinh.
Kĩ năng hiểu tâm lí, hiểu sức khỏe tâm thần của bản thân được nâng cao.
Trang bị đầy đủ kiến thức về tâm lí học đường.
Có động lực trong việc triển khai hoạt động cộng đồng góp phần hạn chế
các tệ nạn xã hội.
+ Với gia đình, nhà trường và xã hội:
Giúp cho gia đình, nhà trường gần gũi với học sinh hơn, có kế hoạch cụ
thể để giáo dục học sinh.
5


Kết nối giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Những chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lí học đường.
Chủ thể chính là chun viên tâm lí học đường. Ngồi ra cịn có Ban Giám
hiệu, các giáo viên phụ trách khối, nhân viên cơng tác xã hội, gia đình, tổ y tế,
bảo vệ…
 Chủ thể hỗ trợ tâm lí học đường được thiết lập và hoạt động tùy theo cơ cấu
tổ chức và nguồn lực của nhà trường, đóng vai trị chính trong điều phối.
- Những nguyên tắc đạo đức khi các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lí học
đường cần lưu ý: tôn trọng quyền tự quyết của học sinh hoặc bố mẹ; có năng
lực và trách nhiệm, đầy đủ kiến thức khoa học; trung thực, duy trì sự tin
tưởng; có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội.
3.1.2 Những khó khăn của học sinh THPT trong việc đinh hướng nghề.
Dưới đây là cuộc khảo sát thực tế dựa trên kết quả của các em học sinh THPT.
Bảng 3.1 Những khó khăn hướng nghiệp do yếu tố chủ quan
Yếu tố

Hiểu biết về nghề nghiệp còn hạn chế.
Chưa xác định được rõ mục tiêu từ bản
thân.
Không tự tin vào khả năng của bản
thân.
Kết quả học tập chưa tốt.
Khó khăn việc quyết định học đại học
hay học nghề.
Khác.
Bảng 3.2 Những khó khăn hướng nghiệp do yếu tố khách quan
Yếu tố
Gia đình khơng ủng hộ.
Hồn cảnh gia đình khơng đủ điều
kiện.
Mức độ cạnh tranh việc làm trong xã
hội quá cao.
6


Bạn thân rủ học cùng để thuận tiện đi
với nhau.
Đua theo xu hướng nghề nghiệp
(ngành nghề hot thì mình chọn) mặc
dù chưa hiểu rõ mình có thực sự đam
mê nghề đó hay khơng?
Chọn trường theo số đơng.
Khác.
Do yếu tố chủ quan, sự hiểu biết về nghề của học sinh còn hạn chế (64,8%) và
chưa xác định rõ mục tiêu cho bản thân (56,3%) chiếm chủ yếu.
Do yếu tố khách quan, mức độ cạnh tranh việc làm trong xã hội (50,7%) và

đua theo những xu hướng nghề nghiệp (42,3%) là đa số.
 Nhìn chung, học sinh cịn gặp khá nhiều khó khăn trong việc đinh hướng
nghề cho bản thân.
3.1.3 Giải pháp những khó khăn của học sinh THPT trong việc hướng
nghiệp
3.1.3.1 Đối với học sinh
- Xác định khả năng học tập, điều kiện hiện tại của bản thân; mục tiêu của bản
thân.
- Biết hài hịa giữa chính kiến bản thân và ý kiến từ gia đình.
- Quan tâm nhiều tới các thông tin liên quan đến ngành nghề, trường đào tạo và
cơ hội việc làm (như tham gia vào ngày hội tuyển sinh của các trường, tích cực
học lấy chứng chỉ ngoại ngữ để được miễn thi hoặc tuyển thẳng), chuẩn bị cho
việc thi THPT Quốc gia.
Ví dụ: Một bạn học sinh A lớp 12, bạn đã tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh
do trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức, với sự tham gia của rất nhiều
trường đại học (Đại học Công Nghiệp, Đại học Quốc Gia Hà Nội, …). Bạn A đã
7


nhận được sự tư vấn của nhiều thầy cô và anh chị trong các trường đại học, bạn
tìm hiểu kĩ về ngành nghề, những điểm mạnh của bản thân.
3.1.3.2 Đối với gia đình
- Việc định hướng cho con khi lựa chọn nghề nghiệp là cần thiết. Gia đình cần
phân tích cho con hiểu, nắm rõ được mục tiêu của mình chứ không nên ép buộc
con theo suy nghĩ của cha mẹ.
- Cha mẹ nên cho con tự quyết định trong suy nghĩ, hành động và việc học tập
của mình, đồng thời nên động viên, khích lệ con, đồng hành cùng con trong việc
định hướng nghề nghiệp.
- Cha mẹ cùng con xây dựng các kế hoạch khi lựa chọn nghề nghiệp, truyền
tải cho con những thơng tin hữu ích về nghề nghiệp cũng như để con có một

hành trang tốt cho việc định hướng nghề nghiệp của mình.
 Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng con trên con
đường này.
3.1.3.3 Đối với nhà trường
Hỗ trợ tâm lí học đường gồm 3 cấp độ.
- Hỗ trợ cấp độ 1 (Can thiệp phổ quát): Tạo môi trường học tập thoải mái, các
hoạt động giải trí (chương trình ngoại khóa, các buổi giao lưu giữa thầy cô và
học sinh…) sau những giờ học giúp giảm thiểu những khó khăn về tâm lí của
học sinh.
Ví dụ: Trường THPT Vạn Xuân Hà Nội, vào mỗi buổi thứ 2 đầu tuần đều tổ
chức chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp vừa giúp học sinh có thêm kĩ
năng về cuộc sống vừa giúp các em có tinh thần thoải mái trước một tuần học
mới. Ngồi ra nhà trường cịn thường xun tổ chức các buổi hướng nghiệp cho
học sinh toàn trường, đặc biệt học sinh lớp 12.
- Hỗ trợ cấp độ 2 (Can thiệp tập trung): Nhà trường tập trung hỗ trợ, giúp đỡ
những học sinh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lí nhẹ (học tập khơng thoải
mái).

8


Ví dụ: Một bạn học sinh lớp 12 có học lực khá giỏi, nhưng dạo này cơ giáo có
để ý thấy bạn có thành tích học sa sút thất thường, cơ giáo chủ nhiệm có hỏi em
đó, em cảm thấy môi trường học không thoải mái, cảm thấy bản thân không
tiếp thu hết bài nên em cảm thấy chán học. Cơ giáo đã nói chuyện với em đó và
đã thay đổi một số phương pháp dạy học hợp lý thoải mái hơn.
- Hỗ trợ cấp độ 3 (Tập trung sâu): Nhà trường giúp đỡ những học sinh gặp vấn
đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần, tâm lí (quá áp lực với học tập…). Những
học sinh này cần đến các chuyên gia, bác sĩ tâm lý hoặc cần đưa đến cơ sở trị
liệu.

Ví dụ: Một học sinh B lớp 12 do quá áp lực kì thi THPTQG và việc định hướng
nghề nghiệp cho bản thân, B đã bị rối loạn tâm lí nặng, khơng muốn học nữa.
Các bác sĩ tâm lí đã đưa ra các biện pháp trị liệu phù hợp với bạn. Bạn đã cải
thiện được tình trạng của mình và chú tâm vào học hơn.
3.2 Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường
cho việc hướng nghiệp
Ngày nay, học sinh THPT ngày càng được biết đến những hoạt động trợ giúp
tâm lí, đặc biệt trong việc hỗ trợ hướng nghiệp cho bản thân. Trong q trình
hướng nghiệp, học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó các em đã tham gia
nhiều hơn các chương trình hỗ trợ tâm lý học đường hướng nghiệp do nhà
trường và xã hội tổ chức.
Học sinh biết đến các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường và hỗ trợ việc hướng
nghiệp qua các phương tiện (nhà trường, gia đình, bạn bè…)
Dưới đây là khảo sát của 55 em học sinh THPT về câu hỏi “Bạn biết đến việc
trợ giúp tâm lí học đường trong việc hướng nghiệp bằng cách nào?”
Bảng 3.3 Bảng khảo sát các phương tiện học sinh THPT biết đến trợ giúp tâm
lý học đường.
Số lượt bình chọn (tỉ lệ %)

Phương tiện

9


Nhà trường
Gia đình
Bạn bè
Các kênh truyền thơng (mạng xã hội,
Tivi, loa phát thanh…)
Trung tâm tư vấn tâm lí

Lứa tuổi THPT là lứa tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều nhất và muốn mở rộng
mối quan hệ bên ngoài, đặc biệt là bạn bè. Chính vì vậy, học sinh biết đến các
trợ giúp tâm lí thơng qua phương tiện truyền thơng là chủ yếu (50,9%), nhà
trường (45,5%) và bạn bè (36,4%).
3.3 Ứng dụng
Giả sử một tình huống: Một bạn học sinh nữ tên X, học sinh lớp 12, có đam mê
về ngành cơng nghệ thơng tin nên có ý định thi vào ngành công nghệ thông tin
trường A nhưng bố mẹ bạn ấy lại mong muốn bạn ấy học ngân hàng bởi vì bố
mẹ cho rằng: “Con gái học cơng nghệ thơng tin sẽ vất vả hơn”. Bạn X đã có
những mâu thuẫn với bố mẹ, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm dẫn tới ảnh hưởng
tâm lí nặng. Bạn xuất hiện những biểu hiện chán học, mất mục tiêu dịnh hướng
nghiệp. Em là một nhà tâm lí, em có gặp X và đưa ra các giải pháp như sau:
Khi em thấy bạn X bắt đầu có biểu hiện của việc chán học, học tập sa sút, em
sẽ gặp bạn, tâm sự với bạn giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn, chia sẻ những
ảnh hưởng về tâm lí do mâu thuẫn với gia đình trong việc hướng nghiệp. Sau
khi nghe bạn X chia sẻ, em sẽ đưa ra một số lời động viên, khích lệ… giúp cho
bạn giảm thiểu đi áp lực và có cảm giác trở lại việc học tốt hơn và cũng truyền
tải cho bạn những thông tin về ngành nghề bạn lựa chọn.
Em cũng sẽ gặp mặt trực tiếp với gia đình để thảo luận về việc chọn ngành cơng
nghệ thơng tin của X. Em sẽ phân tích để gia đình hiểu rõ mong muốn của X,
10


khơng nên áp đặt nguyện vọng của mình lên con để tránh gây áp lực cho con.
Tuy nhiên cũng không thể tránh được những khó khăn, vất vả. Nhưng với niềm
đam mê và sự ham học hỏi thì chắc chắn X sẽ khắc phục được những khó khăn
để học tập tốt và tương lai sẽ tìm cho mình một cơng việc tốt đúng với đam mê
bản thân
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Việc hỗ trợ tâm lý hướng nghiệp cho học sinh THPT là một việc làm quan trọng

và cần thiết trong thời đại hiện nay. Học sinh làm chủ được định hướng của bản
thân, có những mục tiêu rõ ràng cho tương lai bản thân mình từ đó sẽ giúp cho
bản thân lựa chọn một công việc phù hợp hơn.
Bài tiểu luận đã nêu rõ ra các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh THPT cho
việc hướng nghiệp, tháo gỡ những khó khăn của học sinh THPT trong việc
hướng nghiệp, hỗ trợ học sinh về tâm lí của bản thân trong học tập, cuộc sống.
Em đã hiểu rõ được thêm về tâm lí học sinh THPT và đặc biệt việc hướng
nghiệp của học sinh THPT. Khi trở thành giáo viên, em đã có đầy đủ hiểu biết
và kiến thức, từ đó có thể định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn nghề
nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1.
Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Thị Hạnh
Phúc, Trần Quốc Thành, Trần Thị Lệ Thu (2019), Giáo trình Tâm lý học Giáo
dục. NXB ĐHSP.
2.
Lê Minh Nguyệt, Trần Quốc Thành, Khúc Năng Toàn, Nguyễn Thị Huệ,
Đào Minh Đức, Hoàng Anh Phước, Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Hải
Thiện, Bùi Thị Thu Huyền, Giáp Bình Nga, Vũ Thị Khánh Linh, Vũ Thị Ngọc Tú,
Trần Thị Lệ Thu (2019), Hướng dẫn học Tâm lí học Giáo dục. NXB ĐHSP.
3.
Link khảo sát những khó khăn cho việc hướng nghiệp của học
sinh THPT: />4. Link khảo sát nhận thức của học sinh thông qua các phương
tiện: />5. < xem 1/1/2022.
6.

Bùi Thị Hoa (2012). Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh
trongmột số trường trung học phố thông huyện Đan Phượng – Hà Nội,
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường
Đại học Giáo dục.
7. < >, xem 1/1/2022.
8.
< xem
1/1/2022.
9.
< xem 1/1/2022.

12



×