Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ứng phó với stress của công nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.23 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ

ỨNG PHĨ VỚI STRESS CỦA CƠNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Lực*

ABSTRACT
Research and evaluate the practice of coping with stress of workers in Ho Chi Minh City. With 456 workers participating in the study, the questionnaire survey method was the main method used. Research results show that workers
have used 7 groups of ways to deal with stress when under stress, including: 1. Ways of coping in terms of positive
thinking; 2. How to deal with negative thinking; 3. How to cope with a focus on positive emotions; 4. How to cope
in terms of focusing on negative emotions; 5. A positive self-centered response; 6. How to respond in terms of positive help-seeking focus; 7. How to respond in terms of focusing on negative actions. Of all the coping strategies
that workers use to cope with stress, the majority of workers have used groups of positive coping strategies such
as: “Coping in terms of focusing on positive emotions”, “Positive self-centered coping”, “Positive self-centered
coping”, and “A positive help-seeking focused response”, these coping strategies workers used to cope with stress
and had a range of effectiveness from moderately effective to very effective.
Keywords: Stress, coping, dealing with stress, dealing with worker stress.
Received: 20/07/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022
1. Đặt vấn đề
Khi tiến hành nghiên cứu cách ứng phó với stress của
cơng nhân trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau, các tác
giả đã phát hiện ra các cách ứng phó khác nhau của công
nhân khi gặp stress. Nghiên cứu của Jins Joy. P và R.
Radhakrishnan (2014) về “stress trong công việc và các
chiến lược đối phó giữa các cơng nhân nhà máy sản xuất
ngói ở quận Calicut ở Kerala” cho thấy, các hành vi ứng
phó của cơng nhân khi gặp stress như: Cầu nguyện lặp
đi lặp lại, nghe nhạc, Yoga và thiền, Chạy bộ, Dành thời
gian cho gia đình/bạn bè, Ngủ và thư giãn, Đi chơi/dã
ngoại, Hỗ trợ xã hội, Đọc sách/Làm vườn và đi bộ ngoài
trời [2]. Nghiên cứu khác của tác giả Angelita C. Serrano
(2019) về “Đối phó với stress liên quan đến công việc


của công nhân các ngành sản xuất khác nhau trong nhà
máy” tại Philippines cũng cho thấy, khi cơng nhân gặp
stress có các cách ứng phó như: cách ứng phó Ăn uống,
nghe nhạc; Xem tivi; Nghỉ ngơi và ngủ; Dành thời gian
cho gia đình; Bù nước bằng cà phê và nước tăng lực;
Tập thể dục; Đọc, Hát trong karaoke; Uống rượu và hút
thuốc; đi mát xa [1].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
- Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi tiến
hành khảo sát 456 công nhân đang hoạt động lao động

tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Độ tuổi trung bình của cơng nhân là 29, 30
tuổi thấp nhất là 19 và tuổi cao nhất là 54 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi, chúng tôi thiết kế để đánh giá cách ứng
phó với stress của cơng nhân bao gồm 50 item, độ tin
cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là: 0.951. Mỗi item
có 6 phương án lựa chọn: 1. Khơng sử dụng; 1. Sử dụng
nhưng khơng hiệu quả; 2. Ít hiệu quả; 3. Hiệu quả vửa
phải; 4. Hiệu quả cao; 5. Hiệu quả rất cao. Các phương
án được công nhân lựa chọn có điểm số càng cao thì mức
độ sử dụng cách ứng phó với stress của cơng nhân có
hiệu quả càng cao.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng chung các cách ứng phó với stress
của cơng nhân
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cơng nhân bị stress
nhìn chung cơng nhân sử dụng các cách ứng phó với

stress có hiệu quả (ĐTB = 2.50) với mức độ từ ít hiệu
quả đến hiệu quả vừa phải. Trong tất cả các cách ứng phó
mà cơng nhân sử dụng để ứng phó với stress cho thấy,
đa số cơng nhân đã sử dụng các nhóm cách ứng phó tích
cực như: “Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc
tích cực” (ĐTB = 3.05) xếp ở vị trí thứ nhất, “Cách ứng
phó tập trung vào bản thân tích cực” (ĐTB = 3.03) xếp

*Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
32

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
ở vị trí thứ 2, “Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực”
(ĐTB = 2.92) xếp ở vị trí thứ 3, và “Cách ứng phó về
mặt tập trung vào tìm kiếm sự trợ giúp tích cực” (ĐTB =
2.84) xếp ở vị trí thứ 4, các cách ứng phó này cơng nhân
sử dụng để ứng phó khi gặp stress có mức độ hiệu quả từ
hiệu quả vừa phải cho đến hiệu quả rất cao. Kết quả này
có nghĩa là, khi cơng nhân bị stress thì đa số cơng nhân
lựa chọn ứng phó bằng hành động tích cực, cân bằng
cảm xúc và suy nghĩ tích cực.
Bên cạnh những cách ứng phó tích cực được đa số
cơng nhân lựa chọn thì vẫn có một số cơng nhân lựa
chọn cách ứng phó tiêu cực như: cơng nhân sử dụng
“Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực” (ĐTB = 2.56),
“Cách ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu cực”
(ĐTB = 2.50), và “Cách ứng phó về mặt tập trung vào

cảm xúc tiêu cực” (ĐTB = 2.34).
2.2.2. Thực trạng cụ thể các biểu hiện và các cách
ứng phó với stress của cơng nhân
a. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực
Kết quả số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, đa số cơng nhân
lựa chọn cách ứng phó tích cực và tự đánh giá cách ứng
phó này nhìn chung (ĐTB = 2.92) có mức độ hiệu quả
từ hiệu quả vừa phải đến hiệu quả cao khi ứng phó với
stress mà công nhân gặp phải. Cụ thể, khi gặp phải stress
cơng nhân đã “Tìm nơi nào đó thư giãn để nghĩ về cảm
nhận của chính mình” (ĐTB = 3.12), và “Suy nghĩ tích
cực, lạc quan” (ĐTB = 3.03), cơng nhân cịn “Tìm kiếm
sự trợ giúp mang tính tâm linh” (ĐTB = 2.84), với những
suy nghĩ này công nhân “Mong muốn thay đổi sự việc,
vấn đề đang gặp” (ĐTB = 2.80), từ đó “Suy nghĩ để tìm
hiểu bản chất của vấn đề” (ĐTB = 2.75), những suy nghĩ
này cịn giúp cơng nhân “Tự an ủi bản thân và cho rằng
vấn đề đó chẳng có gì quan trọng cả” (ĐTB = 2.75), các
cách ứng phó này của cơng nhân có mức độ hiệu quả từ
hiệu quả vừa phải đến hiệu quả cao.
Như vậy, khi gặp phải stress đa số cơng nhân thường
có suy nghĩ tích cực và định hướng tới việc sẽ giải quyết
vấn đề đó một cách tích cực. Các cơng nhân nghĩ tới
những hành động tích cực để vượt qua vấn đề stress mà
mình gặp phải. Đồng thời các cơng nhân cũng suy nghĩ
tích cực hướng đến cảm xúc tích cực và kiểm soát cảm
xúc của bản thân. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực
nếu được duy trì sẽ giúp công nhân giải quyết được vấn
đề công nhân đang gặp phải, qua đó giúp cân bằng đời
sống tâm lý, tình cảm của cơng nhân.


Bảng 2.1. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực với stress của
cơng nhân

b. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực
Kết quả số liệu ở bảng 2.2 cho thấy, công nhân đánh
giá ở mức ít hiệu quả đến hiệu quả vừa phải khi sử dụng
cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực (ĐTB = 2.56). Cụ
thể, khi bị stress, công nhân có những suy nghĩ tiêu cực
về bản thân “Có những suy nghĩ tiêu cực (tự tử)” (ĐTB =
2.53) hoặc suy nghĩ lảng tránh “Muốn buông xuôi tất cả”
(ĐTB = 2.38), “Muốn nghỉ việc” (ĐT = 2.24), và “Thờ
ơ, mặc kệ sao cũng được” (ĐTB = 2.09).
Bảng 2.2. Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực với stress của
công nhân

Như vậy, vẫn có một số khơng nhỏ cơng nhân sử
dụng cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực khi gặp phải
stress, cách ứng phó này được cơng nhân tự đánh giá
sự hiệu quả ở mức ít hiệu quả đến hiệu quả vừa phải.
Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tiêu cực cũng là một trong
những cách ứng phó stress, xét ở khía cạnh nào đó, trong
những tình huống cụ thể thì cách ứng phó này vẫn phát
huy hiệu quả, tuy nhiên cách ứng phó này về lâu dài đều
khơng giúp cơng nhân giải quyết được vấn đề của mình
một cách triệt để.
c. Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực
Kết quả số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, cơng nhân đánh
giá cách ứng phó bằng “cảm xúc tích cực” (ĐTB = 3.05).
Cơng nhân thường xun “cân bằng cảm xúc” bằng cách

tìm kiếm sự chia sẻ về cảm xúc với người khác, như: “Đi
mua sắm hoặc đi vui chơi, giải trí cùng bạn bè, người

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022 33


QUẢN LÝ KINH TẾ
thân” (ĐTB = 3.11), “Nói về mọi thứ để giải toả tâm
lý” (ĐTB = 3.01), “Chia sẻ với bạn bè, người thân trong
gia đình về vấn đề của mình đang gặp phải” (ĐTB =
2.85) và cơng nhân cũng tự cân bằng cảm xúc bằng cách
“Chăm sóc bản thân nhiều hơn” (ĐTB = 2.98), “Dành
thời gian để thư giãn nhiều hơn” (ĐTB = 2.83), và cơng
nhân cịn “Tập trung vào công việc, tiếp tục công việc”
(ĐTB = 2.88) để lảng tránh vấn đề, tránh cảm xúc tiêu
cực nhằm lấy lại những cảm xúc tích cực.

quyết được vấn đề đang gặp phải một cách triệt để.

Bảng 2.4. Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tiêu cực
với stress của cơng nhân

Bảng 2.3. Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc tích cực
với stress của cơng nhân

d. Cách ứng phó về mặt tập trung vào cảm xúc
tiêu cực
Bảng 2.4 cho thấy, công nhân đánh giá ở mức ít
hiệu quả cho đến hiệu quả vừa phải khi sử dụng cách
ứng phó bằng cảm xúc tiêu cực (ĐTB = 2.34) (bao

gồm những cảm xúc âm tính như tức giận, lo lắng,
sợ hãi, chán nản), tức là công nhân thỉnh thoảng có
sử dụng cách ứng phó này khi gặp phải stress. Trong
đó, cơng nhân lựa chọn ứng phó bằng cách thể hiện
cảm xúc nhiều hơn là kìm nén cảm xúc cụ thể, công
nhân chủ yếu thể hiện cảm xúc bằng cách “Hay giận
dữ” (ĐTB = 2.20), “Khó chịu khi tiếp xúc với mọi
người” (ĐTB = 2.12), “Hay lo lắng” (ĐTB = 2.08)
trước mặt người khác khi bị stress. Đồng thời, cơng
nhân cũng chủ yếu kìm nén cảm xúc bằng cách
“Che giấu cảm xúc với người khác” khi mình bị
stress (ĐTB = 2.21), “Sống khép mình, chỉ muốn ở
một mình” (ĐTB = 2.08), hoặc “Lãng tránh, không
giám đối mặt với vấn đề mình đang gặp phải” (ĐTB
= 1.95). Như vậy, khi gặp phải stress, cơng nhân ít
khi ứng phó về mặt cảm xúc tiêu cực. Cách ứng
phó này về lâu dài cũng khơng giúp cơng nhân giải
34

e. Cách ứng phó tập trung vào bản thân tích
cực
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số công nhân đánh
giá ở mức độ hiệu quả từ hiệu quả vừa phải đến hiệu quả
cao (ĐTB = 3.03) khi sử dụng cách ứng phó tập trung
vào bản thân để ứng phó với stress, tức là cơng nhân sử
dụng cách ứng phó này hướng vào tự mình điều chỉnh
nhận thức, cảm xúc và hành vi của bản thân khi gặp phải
stress. Cụ thể, cơng nhân tự mình điều chỉnh các hành vi
như: “Ăn uống điều độ, đủ chất)” (ĐTB = 3.27), hoặc
“Tăng cường vui chơi giải trí (xem ti vi, xem phim, nghe

nhạc…)” (ĐTB = 3.19) hay “Làm việc với tinh thần lạc
quan” (ĐTB = 3.18). Đồng thời, công nhân thường xuyên “Thực hiện các công việc lành mạnh, có ích” (ĐTB
= 3.09), hay “Làm việc có giới hạn, vừa sức” (ĐTB =
3.01), “Ngủ đủ giấc (7-8 giờ/đêm)” (ĐTB = 3.01), “Cân
bằng cuộc sống, gia đình và cơng việc” (ĐTB = 3.00).
Các ứng phó hướng vào thay đổi hành vi theo hướng tích
cực này được cơng nhân lựa chọn và đánh giá có mức
hiệu quả từ hiệu quả vừa phải đến hiệu quả cao khi ứng
phó với stress.
Bên cạnh công nhân cũng sử dụng những cách tập
trung vào thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của bản
thân theo hướng tích cực, chủ động để giải quyết vấn
đề như: “Cố gắng thay đổi để làm việc tốt hơn” (ĐTB
= 2.98), “Đặt ra mục tiêu, tạo động lực cho bản thân”
(ĐTB = 2.97), “Có kế hoạch để giải quyết tình huống
này” (ĐTB = 2.94), “Tập trung sức lực để thay đổi vấn
đề” (ĐTB = 2.94), “Cố gắng không hành động bột phát”
(ĐTB = 2.85), “Tìm hiểu tại sao chuyện này lại xảy ra”
(ĐTB = 2.64), Và theo hướng lảng tránh cảm xúc như:
“Tham gia vào các hoạt động xã hội” (ĐTB = 2.87),
“Chơi thể dục, thể thao” (ĐTB = 2.95) và “Đọc sách,
báo…” (ĐTB = 2.83). Các hành vi ứng phó này có thể

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
giúp công nhân thay đổi nhất thời về suy nghĩ và cảm
xúc và hành vi để giải quyết vấn đề stress.
g. Cách ứng phó về mặt tập trung vào tìm kiếm sự trợ

giúp tích cực
Bảng 2.5 cho thấy, cơng nhân khi bị stress đã biết tìm
đến sự trợ giúp của các nguồn lực giúp đỡ gần gũi với
cơng nhân như: “Tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ từ người
thân” (ĐTB = 2.89), “Tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ từ
bạn bè” (ĐTB = 2.81), hoặc tìm kiếm đồng nghiệp giúp
đỡ như “Tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ từ đồng nghiệp”
(ĐTB = 2.71), các hình vi ứng phó này được cơng nhân
lựa chọn và đánh giá mức độ hiệu quả từ vừa phải đến
cao. Bên cạnh đó cơng nhân cịn biết tìm kiếm sự giúp đỡ
của các lực lượng khác như: “Tìm kiếm, gặp gỡ chuyên
gia tâm lý để chia sẻ, giúp đỡ” (ĐTB = 2.65), “Tìm kiếm
sự đồng cảm, chia sẻ từ các tổ chức, cá nhân khác” (ĐTB
= 2.65).

khi “Chịu đựng một thời gian rồi suy sụp” (ĐTB = 2.19)
hoặc “Dùng các chất gây nghiện (bia, rượu, thuốc lá, các
loại thuốc an thần...)” (ĐTB = 2.00) khi bị stress.
Bảng 2.6. Cách ứng phó về mặt tập trung vào hành động tiêu
cực với stress của công nhân

Bảng 2.5. Cách ứng phó về mặt tập trung vào tìm kiếm sự trợ
giúp tích cực với stress của cơng nhân


3. Kết luận

Qua việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè,
người cùng cảnh ngộ hay mọi người xum quanh sẽ giúp
công nhân giải tỏa cảm xúc, thay đổi suy nghĩ, hành động

từ đó giúp cơng nhân có kế hoạch ứng phó hiệu quả với
stress.
h. Cách ứng phó về mặt tập trung vào hành động
tiêu cực
Bảng 2.6 cho thấy, công nhân đánh giá ở mức thấp với
biểu hiện ứng phó về mặt hành động tiêu cực, tức là cơng
nhân ít khi sử dụng cách ứng phó này khi gặp phải stress.
Cụ thể, công nhân thỉnh thoảng “Làm tổn thương một
người nào đó mà họ khơng gây bất cứ vấn đề gì cho mình”
khi bị stress (ĐTB = 2.57), hoặc “Làm thứ gì đó nguy hiểm
cho bản thân và người khác” khi bị stress (ĐTB = 2.42),
có khi “Phá phách hoặc gây gỗ đánh nhau với người khác”
(ĐTB = 2.37). Đồng thời, cơng nhân rất ít khi “Nói những
lời giận dữ, mỉa mai, chọc tức, la mắng người khác)” (ĐTB
= 2.36), hay “Thực hiện những hành vi tiêu cực (tra tấn,
hành hạ bản thân)” (ĐTB = 2.35), công nhân cũng rất hiếm

Khi công nhân bị stress, công nhân thường sử dụng các
cách ứng phó với stress với mức độ hiệu quả từ ít hiệu quả
đến hiệu quả vừa phải. Trong tất cả các cách ứng phó mà
cơng nhân sử dụng, đa số cơng nhân đã sử dụng các nhóm
cách ứng phó tích cực như: “Cách ứng phó về mặt tập trung
vào cảm xúc tích cực”, “Cách ứng phó tập trung vào bản thân
tích cực”, “Cách ứng phó về mặt suy nghĩ tích cực”, và “Cách
ứng phó về mặt tập trung vào tìm kiếm sự trợ giúp tích cực”,
các cách ứng phó này cơng nhân sử dụng để ứng phó khi gặp
stress có mức độ hiệu quả từ hiệu quả vừa phải cho đến hiệu
quả rất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cơng nhân bị
stress thì đa số cơng nhân lựa chọn ứng phó bằng hành động
tích cực, cân bằng cảm xúc và suy nghĩ tích cực.

Tài liệu tham khảo

1. Angelita C. Serrano (2019), Coping With Work-Related Stress among Factory Workers In The Manufacturing Industry, International Journal of Business Marketing
and Management (IJBMM), Volume 4 Issue 12 December
2019, P.P. 37-45, ISSN: 2456-4559.
2. Jins Joy. P , R. Radhakrishnan (2014), A Study of
Work Stress and Coping Strategies among Tile Factory
Workers in Calicut District in Kerala, International Journal
of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 4,
April 2014 ISSN 2250-3153.
3. Lennart Lev (1984), Occupational safety and health
series, Copyright © International Labour Organisation
1984.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 Q 3/2022 35



×