Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC Ở KHOA HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.86 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHỊNG
THUỘC ĐƠN VỊ SỰ NGHIÊP CƠNG LẬP TỔ CHỨC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐH THÁI NGUYÊN

Tên tiểu luận
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG TRONG DẠY HỌC Ở KHOA HÓA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN

Học viên: NGUYỄN MẬU ĐỨC


Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019

MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đang xâm nhập
vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người. Việc đưa CNTT với tư cách là
phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại đã trở thành một xu thế của giáo dục (GD)
thế giới.
Trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu:
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc


học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn
học”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 cũng nhấn mạnh:
Ban hành chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng
dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2013 – 2018.
Thực hiện và quản lý các hệ thống thông tin quản lý giáo dục trực tuyến và cơ sở
dữ liệu của ngành.
Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy và học các môn học khác. Đổi mới nội
dung dạy và học môn tin học ở các cấp, bậc học theo hướng hiện đại, thiết thực
và trên nền mã nguồn mở. Triển khai chương trình tin học ứng dụng theo mô đun
kiến thức. Quy định chuẩn kiến thức về CNTT đối với GV(GV), sinh viên (SV)
và học sinh (HS).
Hiện nay, các ứng dụng của CNTT&TT đặc biệt là Internet – Website học tập
phát triển rất mạnh, là điều kiện thuận lợi góp phần rèn luyện khả năng tự học
cho người học. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT&TT trong giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) hiện nay chính là dạy học thơng qua các chương trình chạy trên
Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ
hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ
trong học tập. Các chuyên gia GD đều cho rằng, khi đưa CNTT&TT vào nhà
trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong GD dẫn đến những thay đổi trong cả


4

nội dung và PP dạy và học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa GV và nhà
trường, giữa GV và SV, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa SV và
SV. Công tác quản lý GDcũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng
kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại
học liên tục được đưa lên mạng để GV và SV có thể tham khảo, nghiên cứu ở
mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy, các website dành cho SV học tập trong đó có hoạt

động tự học, ôn tập củng cố kết hợp với tự kiểm tra đánh giá được xây dựng trên
cơ sở lí luận dạy học Hóa học vẫn cịn chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy
việc thiết kế các trang Web Hóa học giúp việc tự học, ơn tập củng cố và kiểm tra
đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết.
1. VAI TRỊ CỦA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho SV và
cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố
quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học tập trung vào thầy cơ, thì nay các thầy
cơ phải chuyển sang giữ vai trị nhà điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung
vào SV/SV (dạy học lấy học sinh làm trung tâm). Kiểu dạy học hướng tập trung
vào SV và hoạt động hoá người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với
sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa mơi
trường (mutilmedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các
phương tiện siêu môi trường (hypermedia) giúp cho việc tự học của SV trở nên
thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết [7].
Đối với ngành Hoá học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Hoá học sẽ
tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, PPDH. Cụ thể
hơn đó là :
- CNTT là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng các
kiến thức mới.
- CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình
học tập.
- CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng
và qua phản ánh.
- CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng Hố học chính
xác, cơng bằng hơn.
Để phục vụ cho việc đổi mới PP dạy học, GV có thể theo tuỳ từng bài
giảng, từng mảng kiến thức hoặc tuỳ theo từng đối tượng SV mà vận dụng một
cách linh hoạt, sáng tạo CNTT trong từng giờ, từng kiểu bài trên lớp. Nhờ các

cơng cụ đa phương tiện (multimedia) của máy tính như: văn bản (text), đồ hoạ


5

(graphic), hình ảnh (image), âm thanh (sound), GV sẽ xây dựng được bài học
sinh động, thu hút sự tập trung của SV, dễ dàng vận dụng các PP sư phạm: PP
dạy học tình huống, PP dạy học nêu vấn đề. Qua đó, tăng tính tích cực chủ động
của SV trong quá trình học tập.
Như thế trong dạy học ngày nay, vai trò của GV dần thay đổi. Nhờ sự trợ
giúp của CNTT, GV khơng giữ vai trị trung tâm mà chuyển sang vai trò nhà điều
khiển trong kiểu dạy học hướng tập trung vào SV.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trong vịng vài năm tới CNTT&TT,
trong đó có việc dạy học qua mạng sẽ ảnh hưởng sâu sắc, thay đổi các PP dạy và
học, vai trò và chức năng của GV dạy cũng như SV.
Theo Nguyễn Cương [3], môi trường dạy học truyền thống được mơ tả như Hình
1. dưới đây.

Hình 1. Mơi trường dạy học truyền thống
Trong hình 1, ta nhấn mạnh vị trí trung tâm của cá nhân HS/SV, trong đó có
làm rõ hơn các yếu tố mới trong mơi trường dạy học có sự hỗ trợ của CNTT&TT


6

Hình 2. Mơi trường dạy học mới
Với sự tham gia của CNTT&TT, mơi trường dạy học thay đổi, nó có tác
động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học gồm: Mục tiêu dạy học, nội
dung dạy học, PP dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra,
đánh giá.

- Xét về mục đích và nội dung dạy học:
Khi sử dụng máy vi tính (MVT) như một phương tiện dạy học (PTDH),
vấn đề đặt ra là điều chỉnh lại những yêu cầu về kỹ năng trong khi dạy một loạt
chủ đề Hoá học ở các bậc học, cụ thể như:
+ Trong hoạt động Hoá học, có những việc địi hỏi phải tư duy, nhưng cũng
có những việc trung gian chỉ địi hỏi một loại cơng việc đơn điệu nào đó như tính
tốn, vẽ hình, xử lí kết quả thực nghiệm... Những việc này lại cần thời gian, sức
lực và kết quả có thể khơng chính xác. Có thể lược bỏ yêu cầu rèn luyện thuần
tuý các kỹ năng làm việc có tính đơn điệu, khơng địi hỏi tư duy đó. Khi SV được
giải phóng khỏi các cơng việc này thì khả năng tập trung tư duy vào chủ đề chính
tốt hơn. Như vậy, CNTT&TT đã tác động trực tiếp dẫn đến xu hướng tăng cường
các hoạt động để SV có điều kiện hiểu sâu hơn hoặc mở rộng hơn về nội dung
kiến thức Hoá học.
+ Cùng với việc giảm bớt một số yêu cầu, nội dung, do thời gian được tiết
kiệm, ta lại cần xem xét việc đưa thêm các nội dung mới. Các nội dung mới này
được đưa vào tuỳ theo nhu cầu của bản thân mơn học và của thực tiễn.
Tóm lại, trong việc xây dựng chương trình mơn Hố học sẽ có khá nhiều
thay đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung dạy học.
- Xét về việc rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức cũ:
Ngày nay các phần mềm dạy học (PMDH) đã trở nên rất phong phú, đa
dạng, trong đó có rất nhiều phần mềm có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng thực
hành cho SV. Chẳng hạn với phần mềm Crocodile Chemistry 605, SV có thể rèn
luyện các kỹ năng cơ bản về mơ tả thí nghiệm, sử dụng phần mềm Flash MX
thiết kế các mô phỏng trong dạy và học hoá.... với phần mềm Add – Ins
Chemistry Formatter, Isis Draw 2.4... SV có thể rèn luyện kỹ năng viết nhanh
cơng thức và phương trình hố học. Với các phần mềm trắc nghiệm, SV được
cung cấp một khối lượng câu hỏi mà để trả lời được SV phải thực sự nắm được
kiến thức cơ bản và đạt được kỹ năng thực hành đến một mức độ nhất định.
Như vậy, việc luyện tập và tự kiểm tra đánh giá của SV khơng cịn bị hạn
chế về mặt thời gian và nội dung như các PP kiểm tra thơng thường.

- Xét về góc độ rèn luyện, phát triển tư duy hoá học:


7

Nhiều người lo ngại MVT với các chức năng “trong suốt” đối với người sử
dụng nên SV khơng có sự gắn kết giữa hình tượng tính tốn trong não với thực
hiện tính tốn trên MVT. Một số bước trung gian được MVT thực hiện do đó mất
cảm giác thuật tốn. Dạy học Hoá học với hỗ trợ của MVT đã cho phép GV tạo
môi trường để phát triển khả năng suy luận về Hoá học, tư duy logic, tư duy
thuật tốn, đặc biệt là năng lực quan sát, mơ tả, phân tích so sánh cho SV. SV sử
dụng MVT và phần mềm để tạo ra các đối tượng Hoá học, sau đó tìm tịi khám
phá các thuộc tính ẩn chứa bên trong đối tượng đó. Chính từ q trình mị mẫm,
dự đoán SV đi đến khái quát hoá, tổng quát hoá và sử dụng lập luận logic để làm
sáng tỏ vấn đề.
- Về phương pháp và hình thức dạy học:
Khi ứng dụng CNTT&TT trong dạy học, SV được nhúng vào một môi
trường hết sức mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng và có tính trợ giúp cao. CNTT&TT mở
ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các PP và hình thức dạy học. Những
PPDH theo lý thuyết kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Trước kia người ta nhấn
mạnh tới PP dạy (dạy sao cho SV nhớ lâu, dễ hiểu), thì nay phải đặt trọng tâm là
hình thành và phát triển cho SV các PP học. Trước kia, thường quan tâm nhiều
đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thành thục kĩ năng vận dụng, nay cần chú
trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của SV. Việc chuyển từ “lấy GV
làm trung tâm” sang “lấy SV làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các nhà GD thường nói nhiều tới việc tổ chức hoạt động sáng tạo, tích cực,
tự lực cho SV. MVT và internet sẽ tạo ra một môi trường hoạt động cho SV. SV
là chủ thể hoạt động, tác động lên các đối tượng thuộc môi trường, nhờ đó SV
chiếm lĩnh được những tri thức và kĩ năng mới. Với internet, SV có thể tự tra cứu

thơng tin ở các thư viện điện tử, cập nhật các thông tin mới mẻ, trao đổi với các
SV và GV ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới vào thời điểm bất kỳ. Đối với SV,
thế giới tri thức được mở rộng hầu như vô hạn, họ không bị giới hạn bởi nguồn
tri thức (hầu như duy nhất) của GV trên lớp và cuốn SGK hàng năm nữa, điều đó
mở ra khả năng phát triển năng lực tự học, tự tìm kiếm tri thức, làm việc độc lập
của từng SV.
Trong tình hình đó, vai trị của GV vẫn hết sức quan trọng, tuy nhiên, GV
không là nguồn tri thức duy nhất nữa, mà GV giữ vai trò hướng dẫn, chỉ đạo.
Quan hệ GV và SV trong bối cảnh mới cũng sẽ khác với truyền thống, chuyển từ
vai trò người chuyển tải tri thức sang vai trò người cố vấn, trợ giúp. GV đóng vai
trị tổ chức, điều khiển, thơng qua tác động lên cả SV và môi trường CNTT&TT.


8

Trong điều kiện các PTDH truyền thống, GV phải quan tâm tới vài chục
SV. Vì thế, dù có cố gắng đến đâu, việc đảm bảo nguyên tắc phân hoá trong dạy
học vẫn hạn chế. Tất cả các chi tiết diễn biến của hoạt động học tập của mỗi SV
khó được GV nắm bắt được và xử lí kịp thời. Về lí luận, cần phải giúp từng SV
làm việc theo đúng khả năng, phù hợp năng lực về tri thức và các kĩ năng của
mình, có nhịp độ làm việc phù hợp với cá nhân. Điều này hồn tồn có thể thực
hiện được nếu có CNTT&TT trợ giúp. Lúc này mỗi SV đều có một “trợ giảng”
riêng, có thể được trợ giúp tại thời điểm khó khăn bất kì, đúng lúc với liều lượng
thích hợp. Mỗi SV đều có một phương án làm việc riêng, thực hiện nhiệm vụ phù
hợp cá nhân SV đó (có thể giống nhưng cũng có thể khác tất cả các bạn khác),
các nhiệm vụ này được PMDH hoạch định phù hợp. PMDH được sử dụng ở nhà
cũng sẽ nối dài cánh tay của GV tới từng gia đình SV, khi làm bài tập trên MVT,
SV sẽ được kiểm soát, được giúp đỡ và được đánh giá tại chỗ.
Các hình thức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng sẽ có những
đổi mới trong mơi trường CNTT&TT. Đó là: cá nhân làm việc tự lực với máy

tính, với Internet, các cá nhân làm việc theo các nhóm linh hoạt.
- Hiệu quả sử dụng các PPDH tăng lên rõ rệt:
Nhờ có MVT, có thể tổ chức các thực nghiệm ảo, thí nghiệm ảo. Thơng qua
một loạt các kết quả hoặc thông qua sự biến thiên của đối tượng, bằng suy luận
có lí, SV có thể có những dự đốn về các tính chất, những quy luật mới. Những
PPDH hiện đại có điều kiện phát huy rất hiệu quả khi ứng dụng CNTT&TT.
Do sự phát triển của CNTT&TT, chúng ta đã có trong tay nhiều cơng cụ tốt
hỗ trợ quá trình dạy học đặc biệt là một số PMDH. Nhờ sử dụng các PMDH này
mà một SV trung bình, thậm chí SV trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt
trong mơi trường học tập. SV hồn tồn có khả năng tìm hiểu các đối tượng, sự
kiện hố học… thơng qua tác động lên đối tượng, xem xét và phân tích nó, có thể
đưa ra các dự đốn về các mối quan hệ mang tính quy luật. Người GV sẽ có điều
kiện giúp được tất cả SV rèn luyện tốt năng lực sáng tạo, rèn luyện PP nghiên
cứu trong học tập. Đây là một tác dụng lớn của CNTT&TT trong quá trình đổi
mới PPDH. Nếu nhà giáo dục biết khai thác một cách thích hợp CNTT&TT
(trong đó bao gồm các PMDH) thì có thể tạo ra những đổi mới trong dạy học, sẽ
có những thành tựu mới mà GD truyền thống chưa thể đạt được.
- Giảm vai trò của một số phương tiện dạy học truyền thống:
Do xuất hiện máy tính vạn năng, xuất hiện các SGK điện tử vì vậy các bảng
tra cứu, sổ tay hố học, các hằng số,... sẽ được xem xét lại (về khả năng tồn tại
hoặc khả năng sử dụng trong các tình huống sư phạm hạn chế nào đó).


9

Tăng khả năng xây dựng môi trường đa phương tiện và môi trường làm
việc trên Internet: Để nâng cao chất lượng dạy và học, cần hiểu rằng chỉ riêng
MVT thì không đủ mà cần tăng cường nghiên cứu tạo ra mơi trường đa phương
tiện gồm có máy tính, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện,
mạng internet, các website GD...

- Xét về việc hình thành phẩm chất, đạo đức, tác phong cho SV trong q
trình dạy học Hố học:
Việc sử dụng CNTT&TT ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đã trực tiếp
góp phần hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng thành thạo MVT và làm việc
trong môi trường CNTT&TT cho SV. Đây là những kỹ năng không thể thiếu của
người lao động trong thời đại phát triển của CNTT&TT.
Sử dụng CNTT&TT trong quá trình thu thập và xử lý thơng tin đã giúp
hình thành và phát triển cho SV cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới, đưa ra các
quyết định trên cơ sở kết quả xử lý thông tin. Cách học này tránh được kiểu học
vẹt, máy móc, nhồi nhét thụ động trước đây.
Trong quá trình học tập với sự trợ giúp của CNTT&TT, SV có điều kiện
phát triển năng lực làm việc với cường độ cao một cách khoa học, đức tính cần
cù, chịu khó, khả năng độc lập, sáng tạo, tự chủ và kỷ luật cao.
Việc tự đánh giá, kiểm tra kiến thức bản thân bằng các phần mềm trên
MVT cũng giúp SV rèn luyện đức tính trung thực, cẩn thận, chính xác và kiên
trì, khả năng quyết đốn.
2. TÌM HIỂU VỀ WEBSITE DẠY HỌC
2.1. Khái niệm website dạy học
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh
vực hoạt động của con người. Nói riêng trong GD, một loạt khái niệm mới đã
nảy sinh và dần trở nên quen thuộc đối với mọi người. Nhưng những khái niệm
ấy cho đến nay hầu như vẫn chưa được định nghĩa một cách đầy đủ, chính xác và
khoa học. Trong các cơng trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào GD hay những
sản phẩm của CNTT dành cho GD ở nước ta, các khái niệm ấy được dùng hoặc
là như một tên gọi mặc nhiên, hoặc là đưa ra khái niệm chỉ dựa vào một vài đặc
điểm, thuộc tính của nó mà chưa lột tả hết ngoại diên và nội hàm của khái niệm.
Đó cũng là điều dễ hiểu, vì rằng sự phát triển của khoa học Tin học có tính bùng
nổ và chưa phải đã đạt đến đỉnh điểm. Do đó, cùng với sự phát triển của Tin học,
các khái niệm cũng sẽ dần dần được hoàn thiện và chính xác hố. Hơn nữa, sẽ
tồn tại những cách định nghĩa khác nhau nếu như dựa trên những căn cứ khác

nhau [10].
Về phần mình, chúng tơi đưa ra định nghĩa khái niệm ''Website dạy học''


10

chủ yếu dựa vào chức năng dạy học mà không quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật
hàm chứa trong nó. Hay nói cách khác, khái niệm được nhìn nhận dưới nhãn
quan của người nghiên cứu khoa học GD.
Trang Web (Web page) là trang thông tin trên mạng Internet. Nội dung
thông tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh
động, phim, âm thanh, tiếng nói... Mỗi trang Web được đánh dấu bằng một địa
chỉ để phân biệt với các trang khác và giúp mọi người truy cập đến. Bảng Web
(Website) là tập hợp các trang Web được liên kết lại với nhau xuất phát từ một
trang gốc (Home page), hay còn được gọi là trang xuất phát, trang đầu tiên. Mỗi
bảng Web có một địa chỉ riêng và đó cũng chính là địa chỉ của trang gốc hay
trang xuất phát [10].
Để thực hiện được việc truy nhập, liên kết các tài nguyên thông tin khác
nhau theo kỹ thuật siêu văn bản, WWW sử dụng khái niệm URL (Uniform
Resource Locator), đây là một dạng tên để định danh duy nhất cho một tài liệu
hoặc một dịch vụ trên Website. Cấu trúc của URL gồm các thành phần thông tin
như: giao thức Internet được sử dụng, vị trí của server (domain name), tài liệu cụ
thể trên server (path name) và có thể có thêm các thông tin định dạng khác.
Hoạt động của Web cũng dựa trên mơ hình Client/Server. Tại trạm Client,
người sử dụng sẽ dùng Web Browser để gửi yêu cầu để tìm kiếm các tệp tin
HTML đến Web Browwser ở xa trên mạng Internet nhờ địa chỉ URL. Web
Server nhận các yêu cầu đó và thực hiện rồi gửi kết quả về Web Client, Web
Browser sẽ biên dịch các thẻ HTML và hiển thị nội dung các trang tài liệu được
yêu cầu. Để nối kết Internet, người ta dùng giao thức SLIP (Serial Line Internet
Protocol) hoặc PPP (Point-to-Point Protocol). Hai giao thức này đều cho phép

người sử dụng nối với Internet qua các đường dây điện thoại quay số (Dial-upTelephone). Nhưng vì đơn giản, dễ cài đặt và không yêu cầu cấp phát địa chỉ
riêng (địa chỉ này sẽ được nhà cung cấp dịch vụ tạm thời khi sử dụng dịch vụ)
nên PPP được ưa chuộng hơn so với SLIP [10].
Xuất phát từ khái niệm của Website ở trên, ta có thể hiểu Website dạy họclà
một phương tiện dạy học (dưới dạng phần mềm máy tính), được tạo ra bởicác
siêu văn bản (là các tài liệu điện tử như bài giảng, SGK, SBT, SGV...) trên đó
bao gồm một tập hợp các cơng cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các
thơng tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh), để hỗ trợviệc dạy học và
cung cấp cho những người sử dụng khác trên các mạng máy tính.
2.2. Đặc trưng của website dạy học
Website dạy học được cấu thành từ những Site riêng biệt khác nhau, mỗi
một Site là một siêu văn bản sẽ thực hiện một chức năng hỗ trợ dạy học nào đó.


11

Với khả năng thực hiện hầu như vô hạn các liên kết giữa các Site với các dạng
thông tin (multimedia) khác nhau, trên một hệ thống vô số các máy tính liên kết
thành mạng, đã tạo nên một đặc trưng riêng biệt của Website.
Đặc trưng nổi bật của Website là có thể hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động dạy
và học.
Đặc trưng thứ hai của Website là không hạn chế năng lực sáng tạo và phong
cách riêng của từng GV khi sử dụng. Tập hợp được sức mạnh trí tuệ, kinh
nghiệm nghề nghiệp, trình độ chun mơn... của nhiều tầng lớp XH để nâng cao
chất lượng dạy và học
Website được thiết kế với giao diện hết sức thân thiện, không yêu cầu nhiều
đến kiến thức Tin học và kỹ năng thao tác, là một phần mềm thân thuộc với
nhiều người, có thể cài đặt để triển khai ứng dụng dưới nhiều cách khác nhau.
Đây cũng là đặc trưng, thể hiện tính hơn hẳn của Website so với các chương trình
ứng dụng khác đòi hỏi phải giao tiếp trên nhiều menu và các hộp thoại. Về mặt

kỹ thuật tin học, Website là một phần mềm duy nhất được hỗ trợ nhiều cơng cụ
để tạo điều kiện cho các nhà lập trình phát triển được nhiều ứng dụng trên nó.
Cuối cùng, có thể nói rằng Website là một mơi trường siêu giao diện, siêu
trình diễn các thơng tin Multimedia. Đặc trưng này đã làm tăng hiệu quả tác
dụng hỗ trợ nhiều mặt của Website, đặc biệt là đối với hoạt động dạy và học là
một q trình truyền thơng đa phương tiện [4].
2.3. Khả năng hỗ trợ của website với hoạt động dạy học
Đối với hoạt động dạy của GV, thực nghiệm cho thấy Website là một phương
tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động giảng dạy. Sử dụng
nó trong dạy học GV đã được giải phóng khỏi hầu hết những cơng việc chân tay
bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, vẽ hình và trình bày các
tranh ảnh, biểu bảng, cơng thức; hướng dẫn các thao tác dựng hình; theo dõi và
điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ những nội dung cần phải
thuyết trình và giảng giải, những cơng thức, những số liệu, những phép tính từ đơn
giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học... thậm chí cả việc trình bày bài giảng
bằng lời cũng có thể được máy tính hỗ trợ. Tập trung tất cả các khả năng hỗ trợ ấy
làm cho máy vi tính trở thành một ''trợ giảng đắc lực, có hiệu quả''. Điều đáng nói
ở đây, người trợ giảngnày là hình ảnh của chính GV đang tiến hành tiết dạy, vì
rằng nội dung, tính chất và cách thức hoạt động của người trợ giảng đều do chính
GV đứng lớp quyết định. Sự thống nhất, đồng cảm, phối hợp nhịp nhàng trong
hoạt động của ngườitrợ giảng với GV đã không thể có được trong cách tổ chức
dạy học truyền thống.
Một chức năng có tính nổi bật và đặc thù riêng của Website là chức năng


12

trình diễn thơng tin Multimedia, có tương tác và gây được ấn tượng mạnh. Chính
nhờ chức năng này mà chúng ta đã phát huy được sức mạnh của máy vi tính và
nâng cao một cách đáng kể hiệu quả của việc sử dụng nó. Hầu hết các tài liệu

liên quan đến mơn Hố đều được số hố và đưa vào Website như: SGK, SGV,
SBT. Nhờ đó đã tạo nên được những thư viện như: thư viện sách điện tử, thư
viện các Mơ hình ảo, thư viện các bài tập, kiểm tra. Nói chung, tập hợp các thư
viện như vậy và sự liên thông giữa chúng cùng với hệ thống các bài giảng điện tử
là để phục vụ tốt cho hoạt động dạy học.
Khi sử dụng Website để thực hiện các tiết giảng thực nghiệm, một số chức
năng hỗ trợ của Website được các GV đánh giá rất cao như chức năng tăng
cường tính trực quan xử lý các kiểu dữ liệu khác nhau, năng lực đồ hoạ phong
phú có thể xây dựng các mơ hình ảo, TN ảo làm trực quan hố các khái niệm và
tính chất hố học đồng thời cho phép tương tác trực tiếp với mơ hình ngay trên
website giúp SV hiểu rõ hơn về bản chất hoá học. Chức năng phản hồi những sai
lầm của SV có thể mắc phải rồi hướng dẫn SV tìm lại kiến thức cần thiết khi làm
dạng bài tập củng cố kiến thức cơ bản vì nó vừa giúp GV trong một số hoạt động
củng cố trên lớp đồng thời giúp SV xác định được kiến thức trọng tâm khi tự
học. Chức năng kiểm tra đánh giá năng lực, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải
quyết các nhiệm vụ học tậpthông qua thư viện các bài tập và đề kiểm tra.
Đối với hoạt động học của SV: có thể nói rằng những gì mà Website đã hỗ
trợ được cho hoạt động dạy của GV, thì cũng có nghĩa là nó đã hỗ trợ cho hoạt
động học của SV. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho GV
nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm
dễ dàng cho quá trình nhận thức của SV. Website đã giải phóng cho GV thốt
khỏi những cơng việc chân tay bình thường để tập trung chỉ đạo hoạt động nhận
thức của SV, thì điều này cũng có nghĩa là Website đã có tác dụng tăng cường được hoạt động nhận thức độc lập, chủ động sáng tạo cùng với việc nâng cao một
cách đáng kể chất lượng của hoạt động đó (vì GV đã có nhiều thời gian hơn để tổ
chức, điều khiển, giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của từng cá
thể SV). Cũng theo cách hiểu như vậy thì Website đã có tác dụng tích cực hố
được hoạt động nhận thức của SV (kích thích được hứng thú, tạo động cơ học
tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường sự bền bỉ của trí
nhớ, sự sâu sắc của tư duy...); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập củng
cố, hệ thống hoá kiến thức [12].

3. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT&TT DẠY HỌC CHO SINH
VIÊN KHOA HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN


13

Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng về việc ứng dụng
CNTT&TT ở trường phổ thông và quá trình phát triển NL ứng dụng CNTT&TT
cho SV tại các trường sư phạm để xác định được những khó khăn và NL ứng
dụng CNTT&TT cần phát triển cho SVSP. Đây là những cơ sở để chúng tôi đề
xuất cấu trúc NL ứng dụng CNTT&TT dành cho SVSP cũng như đề xuất các
biện pháp, quy trình để phát triển NL này cho SV.
Khảo sát chương trình đào tạo của Khoa Hóa trường ĐHSP-ĐHTN,
chúng tôi nhận thấy tất cả các trường đều tổ chức dạy học học phần Tin học đại
cương (hoặc tương đương) với thời lượng từ 2-3 tín chỉ. Trong học phần này, SV
được rèn luyện chủ yếu về kĩ năng sử dụng mạng internet và một số phần mềm
phổ biến trong xử lí văn bản và trình chiếu như Word và Powerpoint. Những bài
tập thực hành trong học phần này hầu như ít gắn kết với bộ mơn Hóa học. Học
phần Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học (hoặc tương đương) đi sâu khai
thác những phần mềm viết, vẽ cấu trúc chất thiết kế mơ phỏng, bài trình chiếu…
Thông qua đề cương chi tiết của các học phần có thể nhận đã có các nội dung mà
GV đánh giá quan trọng, ví dụ hiệu chỉnh tư liệu dạy học, kĩ thuật thiết kế, xử lí
bài trình chiếu hoặc ứng dụng phần mềm xây dựng, quản lí đề thi trắc nghiệm…
Tuy nhiên trong học phần này, SV chủ yếu rèn kĩ năng sử dụng phần mềm, rất ít
hoặc hầu như khơng có thời lượng cho việc thực hành dạy học với tư liệu dạy
học hoặc bài giảng có ứng dụng CNTT&TT đã thiết kế.
Tất cả chương trình tại các trường được khảo sát đều có học phần Thực hành sư
phạm (hoặc tương đương) với thời lượng từ 2-3 tín chỉ. Qua phỏng vấn GV phụ
trách những học phần này tại các trường, chúng tôi nhận thấy các GiV đều dành
một phần thời lượng của học phần để SV ứng dụng CNTT&TT để soạn và thực

hành dạy học các nội dung hóa học ở trường phổ thơng. Tuy nhiên, do tính chất
của học phần là nhấn mạnh vào phần thực hành dạy học với nhiều kiểu bài lên
lớp và hình thức dạy học khác nhau nên thời gian dành cho nội dung nhận xét và
rèn kĩ năng soạn và thực hành đối với những bài giảng hóa học có ứng dụng
CNTT&TT cũng còn hạn chế.
4.THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRONG
DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC
4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng Website
Lựa chọn công cụ để xây dựng Website là một công việc quan trọng,
nó quyết định rất lớn đến thành cơng củaWebsite. Hiện nay để xây dựng một


14

Website dạy học có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ, từ các phần mềm mã
nguồn đóng (thương mại) đến các phần mềm mã nguồn mở (miễn phí). Mỗi
phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn cơng cụ tốt khơng
những dễ sử dụng mà cịn hỗ trợ nhiều tính năng mà khơng địi hỏi phải có
kỹ thuật lập trình bậc cao. Các phần mềm và các ngơn ngữ lập trình được
chúng tơi lựa chọn để xây dựng trang web này bao gồm [15]:
- Công nghệ xây dựng website:
+ Ngơn ngữ lập trình: PHP.
+ Web Server: Apache (Giúp cho website chạy trên môi trường Internet
cho phép người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi).
+ Cơ sở dữ liệu: MySQL
Dùng để lưu trữ thơng tin: Text, hình ảnh, video, bài trắt nghiệm, tin
tức trên website.
- Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dụng website.
+ Photoshop: Thiết kế đồ họa cho trang web (Bố cục, cách sắp xếp nội
dung, màu sắc).

+ Macromedia Flash 8: Dùng để thiết kế hiệu ứng ảnh động làm cho trang
web thêm sống động.
+ Macromedia Dreamweaver: Dùng để thiết kế giao diện trang web HTML, CSS.
- Ngơn ngữ lập trình PHP (Ý nghĩa ban đầu của PHP chính là viết tắt của
cụm từ “Personal Home Page” nhưng sau này là “Hypertext Preprocessor", có
nghĩa là bộ tiền xử lý Siêu văn bản PHP), là một ngơn ngữ lập trình kịch bản mã
nguồn mở chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ,mã
nguồn mở, dùng cho mục đích tổng qt. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ
dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ
nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java.
- Ngơn ngữ lập trình Java. Đây là ngơn ngữ lập trình mới do một nhóm
nhỏ các nhà khoa học của hãng Sun Microsystems sáng tạo nên. Java là mơi
trường lập trình hướng đối tượng, đa luồng, đa mục đích và thích hợp nhất dùng
để tạo các trình con (applet) và ứng dụng cho Internet và các mạng phân tán
phức tạp khác, không phụ thuộc vào hệ điều hành cụ thể.
- Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng thêm các phần mềm công cụ hỗ trợ khác
như: Macromedia Flash; Paint; Photoshop; HotPotatoes; E-Learning XHTML
Editor; ConceptDraw mindmap, Violet,…
4.2. Các yêu cầu về đánh giá website dạy học
Qua thực tiễn xây dựng và sử dụng Website dạy học, theo chúng tôi các yêu
cầu để đánh giá chất lượng của một Website dạy học gồm có [13]:


15

- Các yêu cầu về mặt khoa học:yêu cầu này thể hiện ở tính chính xác về nội
dung khoa học chứa đựng trong Website. Các nội dung trong Website phải đáp
ứng tính đa dạng phong phú (tài liệu học tập và các tài liệu tra cứu), phù hợp với
chương trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của SV. Các thuật ngữ khoa
học, các khái niệm, định nghĩa… phải chính xác và nhất qn với giáo trình hiện

hành, các nội dung trong Website phải nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra.
- Các yêu cầu về lí luận dạy học: Website dạy học phải thực hiện được các
chức năng lí luận dạy học mà phần mềm đảm nhận, phải thực hiện đầy đủ các
giai đoạn của quá trình dạy học, từ khâu củng cố trình độ xuất phát, hình thành
tri thức mới, ơn tập, hệ thống hố kiến thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức
của SV. Có sự phối hợp giữa lý thuyết, các phương pháp dạy học (PPDH) với sự
hỗ trợ của Website. Tính chuẩn mực trong Website cho phép GV chủ động về
kiến thức và PP tổ chức lớp học. Các Bài giảng điện tử trong Website phải thể
hiện được tiến trình của một giờ học.
- Các yêu cầu về mặt sư phạm: Website dạy học phải thể hiện được tính ưu
việt về mặt tổ chức dạy học so với hình thức lớp học truyền thống. Tính ưu việt
của Website dạy học so với các phần mềm dạy học khác là khai thác triệt để khả
năng hỗ trợ, truyền tải thông tin đa dạng, trực quan hố các yếu tố hố học, kích
thích động cơ học tập, tính tích cực và khả năng sáng tạo của SV.
- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, cấu
trúc site rõ ràng, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lí phù hợp với
tiến trình của một giờ học, có hệ thống liên kết, điều hướng và chỉ dẫn rõ ràng.
Khả năng tương tác, cập nhật thông tin nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và thể
hiện được tính mở. Việc sử dụng các tương tác, màu sắc phải khéo léo, khơng
nên lạm dụng khả năng trình diễn thơng tin dưới dạng hình ảnh của máy tính.
Đặc biệt Website phải dễ sử dụng, phần mềm thiết kế ổn định và có khả năng thích
ứng cao với các thế hệ máy tính và các hệ điều hành.
4.3. Quy trình thiết kế website dạy học
Quy trình xây dựng Website trải qua các giai đoạn sau [12]:
- Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu sư phạm của Website, xây dựng tiến
trình dạy học kiến thức, thu thập và phân tích thơng tin, xác định nội dung và
phạm vi của Website, lựa chọn cơng cụ và trình duyệt, xây dựng hoặc thu thập
các hình ảnh cần thiết.
- Xây dựng và phát triển Website: Mỗi một Website đều có những thách
thức riêng, nói chung quy trình phát triển Website đều qua các giai đoạn sau:

+ Định Site:Giai đoạn này là giai đoạn xác định phạm vi nội dung Website,
xác định công nghệ và tính năng tương tác cần thiết để đáp ứng được mục tiêu đề


16

ra. Đối với các Website dạy học, giai đoạn này cũng phải xác định phương pháp sư
phạm áp dụng cho Website, lựa chọn phương tiện phù hợp tự động hoá quá trình
dạy học. Các câu hỏi phải đặt ra: Làm thế nào để tạo tiên đề để xuất phát, gợi động
cơ kích thích? Nội dung kiến thức nào cần nhấn mạnh khi xây dựng nội dung kiến
thức mới; Phương thức nào giúp ôn tập, củng cố; Bằng cách nào để kiểm tra, đánh
giá.
+ Thiết kế cấu trúc Website: Cấu trúc Website là toàn bộ cấu trúc liên kết
giữa các trang Web, cách tổ chức Website, cấu trúc nội dung Website phù hợp
với phương pháp đó nêu ra, lựa chọn các tương tác cần thiết giúp người sử dụng
dễ dàng khai thác Website, lựa chọn các ngơn ngữ lập trình cần thiết để thể hiện
các tương tác đó, phác thảo thiết kế đồ hoạ, thiết kế các trang Web, phân đoạn
thông tin thành các trang riêng lẻ. Sau đây là cấu trúc website
nghiepvusupham.com

+ Xây dựng Website: Giai đoạn này bắt đầu sử dụng các công cụ xây dựng
Website, các công việc bắt đầu từ thiết kế các trang riêng lẻ, thực hiện theo chiến lược
xây dựng Website đó nêu ra, áp dụng chiến lược cho tồn bộ Site. Các cơng cụ càng
mạnh thì càng cho phép quản lý cấu trúc của Site càng tốt hơn, việc đó sẽ rất dễ dàng
cho việc tạo các siêu liên kết (hyperlink), ngoài ra khả năng sử dụng tính năng đa
phương tiện của ứng dụng là điều hết sức quan tâm (mơ hình ảo, âm thanh,...).
- Thực nghiệm, đánh giá và ứng dụng Website: Thực nghiệm Website cho
các đối tượng cụ thể, thu thập số liệu điều tra và rút ra đánh giá, rút kinh nghiệm,
sửa đổi Website và triển khai ứng dụng.
Sau đây là hình ảnh về giao diện và cách tổ chức thơng tin trong website

mà chúng tôi đã thiết kế:


17

Hình 3.Giao diện và tổ chức thơng tin của trang chủ
Chúng tơi phân chia website gồm 8 phần chính: Phương pháp dạy học, giáo
trình điện tử (GTĐT)Thực hành thí nghiệmphương pháp dạy học hóa học (PPDH3),
hóa học phổ thơng, hóa học và ứng dụng, diễn đàn hóa học, thí nghiệm - mơ hình,
lien hệ, đăng nhập.
Site Phương pháp dạy học: Giới thiệu các PPDH tích cực để nâng cao hiệu
quả dạy và học mơn hóa học như: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy
học theo góc, kĩ thuật dạy học vi mơ, mơ hình NCBH … mục rèn luyện NVSP:
Phần này giúp SV rèn luyện các kĩ năng NVSP trong các học phần rèn luyện NVSP
thường xuyên như tập giảng, thực tập sư phạm, thực tế chuyên môn ở trường phổ
thông, cung cấp tài liệu trợ giúp học tập, dạy học trực tuyến.
Site GTĐT PPDH3: Đây là giáo trình dạy học trực tuyến ThN PPDH hóa
học dùng cho SV chuyên ngành Sư phạm Hóa học giúp SV tự học, tự ôn tập củng
cố kiến thức trước khi lên lớp.
Site Hóa học phổ thơng: Phần hóa học phổ thơng với kiến thức lý thuyết và
bài tập hóa học 10, 11, 12. Thư viện đề thi, kiểm tra, các đề thi thử đại học, chuyên
đề hóa học trợ giúp SV tự học củng cố lại kiến thức hóa học phổ thông và là thư
viện điện tử trợ giúp SV trong dạy học thực tế ở trường THPT trong các đợt kiến tập
và TTSP.
Site Hóa học và ứng dụng: Website xây dựng nội dung mở rộng về các vấn
đề thời sự của hóa học nhằm mang lại cho SV sự yêu thích đối với mơn hóa. Đó là
kiến thức về các chủ đề:
+ Những câu chuyện về các nguyên tố hóa học.



18

+ Tiểu sử và những câu chuyện về các nhà hóa học nổi tiếng trên thế giới.
+ Ảo thuật hóa học.
+ Thơng tin hóa học (gồm có các chun mục hóa học và đời sống, hóa học
và mơi trường, phát minh hóa học, hóa học và cơng nghệ - sản xuất, tìm hiểu thế
giới hóa học, hóa học quanh ta,…).
+ Thuật ngữ hóa học.
Những nội dung này giúp SV thấy mơn hóa học thật gần gũi với cuộc sống,
hóa học giúp các em giải thích được những hiện tượng xung quanh và có nhiều phát
minh hóa học mang lại lợi ích cho lồi người,… từ đó sẽ kích thích sựham học hỏi,
ham hiểu biết của các em.
Site Diễn đàn hóa học: Website mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích dành
cho các em SV u thích hóa học thơng qua trị chơi ơ chữ, các câu hỏi vui về kiến
thức thực tiễn,… giới thiệu các trang web hóa học gần gũi, bổ ích cho giáo viên và
học sinh. Qua đó, chúng tơi khuyến khích các em vận dụng kiến thức hóa học để
giải thích những hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho SV
thông qua việc
liên hệ giữa lý thuyết và các ứng dụng của hố học.
Site Thí nghiệm - mơ hình: Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm nên
việc tự học theo phương pháp cổ điển (qua sách, báo…) có phần bị hạn chế. Trong
giới hạn tĩnh của trang sách, SV khó hình dung các phản ứng hóa học xảy ra như thế
nào, các quy trình sản xuất trong cơng nghiệp ra sao?…Trong khi đó, với sự hỗ trợ
của CNTT nhược điểm ấy đã được khắc phục, những hình ảnh và đoạn phim thí
nghiệm (ThN) giúp SV quan sát một cách dễ dàng, chân thực các hiện tượng hóa
học xảy ra trong thực tế.
Site liên hệ: Ở mục này SV có thể liên hệ trao đổi, hỏi đáp với thầy cô,
bạn bè thông qua email, điện thoại hoặc qua diễn đàn…
Site đăng nhập: Sau khi ôn tập xong lý thuyết và bài tập trong GTĐT, SV
có thể kiểm tra mức độ nắm vững bài học của mình bằng đăng nhập theo tài

khoản là mã SV, sau đó làm các đề kiểm tra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm đã
được thiết kế sẵn.Khi đã hoàn thành xong, hệ thống sẽ tự động chấm điểm và lưu
lại theo danh sách SV (theo mã SV đăng nhập).
4.4. Thiết kế và sử dụng giáo trình điện tử góp phần rèn luyện kiến thức và
năng lực dạy học cho sinh viên
4.4.1.Thiết kế giáo trình điện tử mơn học thực hành thí nghiệm phương
pháp dạy học hóa học (PPDH3)
* Mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình của học phần thực hành
thí nghiệm phưong pháp dạy học hóa học


19

Để xây dựng mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình của học phần
PPDH3 chúng tơi có tham khảo chương trình đào tạo học phần này của trường
ĐSVP Hà Nội kết hợp với chương trình cửạ trường ĐH Thái Nguyên, trường
ĐSVP Huế, trường ĐH Vinh.
 Mục tiêu
Kiến thức: Học xong học phần này SV cần phải:
- Củng cổ và khắc sâu kiến thức hố học thơng qua các ThN cụ thể.
- Nắm vững và vận dụng tốt lý luận dạy học vào các bài ThN.
Kỹ năng:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các kỹ năng thao tác, biểu diễn ThN.
- Tăng cường tập luyện cho SV kỹ năng phân tích mục đích đức dục, trí dục
của từng ThN; mối liên hệ của từng ThN với nội dung bài học cụ thể ở trường phổ
thông.
- Tổ chức cho SV tự biểu diễn các ThN trước tập thể như đang giảng bài
hóa học có sử dụngThN.
Thái độ:
- Ý thức làm việc nghiêm túc trong phịng ThN: Bảo quản, tiết kiệm hố

chất và dụng cụ ThN; Nguyên tắc làm việc với các chất độc hại, gây cháy nổ.
Gây hứng thú và kiên trì trong học tập, thực hành và nghiên cứu khoa học.
 Yêu cầu
+ Những kỹ năng ThN đã được hình thành và rèn luyện cho SV từ các bộ
mơn Hóa học Đại cương, Hóa học Vơ cơ, Phân tích, Hóa học Hữu cơ, hóa học
Cơng nghệ - Mơi trường. Do đó trong thực hành PPDH hóa học yêu cầu SV rèn
luyện kỹ nằng khéo léo, thành thạo, sáng tạo trong khi tiến hành ThN.
+ SV cần phải coi trọng công việc chuẩn bị cho các bài ThN thực hành,
lưu ý nội dung và phương pháp viết tường trình ThN, nắm vững nội dung và
phương pháp tiến hành ThN thực hành và các bài tập nghiệp vụ khác.
Từ mục tiêu và yêu cầu của học phần PPDH3, từ cơ sở lý luận về việc
thiết kế GTĐT. Trong chương này chúng tôi sẽ thiết kế GTĐT học phần PPDH3
theo các bước: Chuẩn bị nội dung, thiết kế GTĐT và sử dụng GTĐT dùng làm
tài liệu góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho SV trong quá trình
rèn kiến thức về kỹ năng ThN và NLDH trong đào tạo theo niên chế và học chế
tín chỉ.
 Nội dung chương trình học phần PPDH3
Học phần PPDH3 bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Phần 1: Yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học học phần PPDH3
1. Mục tiêu - yêu cầu của học phần PPDH3.


20

2. Việc chuẩn bị cho các bài thực hành.
3. Viết tường trình các bài thực hành ThN.
4. Tập biểu diễn ThN, tập giảng một đoạn bài học có dùng ThN.
5. Những kỹ năng thực hành cơ bản PPDH của SV Hóa học ngành sư

phạm ở các trường đại học.

Phần 2: Kĩ thuật sử dụng dụng cụ hóa chất và cơng tác cơ bản trong
phịng thỉ nghiệm hóa học
1. Kĩ thuật sự dụng những dụng cụ cơ bản trong phòng ThN hóa học:
Dụng cụ thủy tinh, sứ, gỗ và kim loại, cân, dụng cụ đốt nóng, bảo quản và sử
dụng an tồn hóa chất.
2. Những cơng tác cơ bản trong phịng ThN hóa học ở trường trung học:
cắt và uốn ống thủy tinh; chọn nút và khoan nút; lắp dụng cụ ThN; hòa tan;lọc;
kết tinh lại; pha chế dung dịch…
Phần 3: Kĩ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm hóa học ở
trường trung học phổ thơng.
* Thiết kế giáo trình điện tử thực hành thí nghiệm phương pháp dạy
học hóa học
Vận dụng quy trình cơ bản xây dựng GTĐT như đã trình bày ở trên,
chúng tơi triển khai và bổ sung quy trình cho phù hợp với mơn học trong việc
thiết kế giáo trình học phần PPDH3, gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1. Chuẩn bị nội dung giáo trình điện tử
Bước 1. Chuẩn bị kịch bản
- Xác định mục tiêu
Mục tiêu cần đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ từ đó đưa ra cách
tiến hành ThN, nội dung bài tập vận dụng và bài tập tình huống sao cho phù hợp.
- Xác định nội dung kiến thức cho giáo trình
Dựa theo giáo trình thực hành ThN PPDH hóa học, SGK Hóa học lớp 10,
11, 12 để phân chia bài thực hành ra thành từng mô đun kiến thức nhỏ.
- Chuẩn bị các tư liệu liên quan đến giáo trình
Xây dựng câu hỏi và bài tập vận dụng.
Chuẩn bị movie ThN minh họa.
Chuẩn bị movie ThN cho bài tập tình huống. Chuẩn bị hình vẽ, hình ảnh
minh họa cho ThN.
- Xây dựng kịch bản dạy học:
Phân nhỏ kiến thức bài thực hành theo PPDH chương trình hóa. Theo

cách này, mỗi lượng kiến thức của bài thực hành được chia nhỏ và được xác định
bởi một mục của giáo trình.


21

Kịch bản nội dung GTĐT bao gồm:
- Tên học phần
- Tên chương
- Tên bài
- Tên ThN
I. Danh mục các thí nghiệm: Xác định danh mục các ThN được sắp xếp
rõ ràng, theo thứ tự số la mã (I, II, III…) và số tự nhiên (1, 2, 3, 4, ...)
II. Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm
Xác định mục tiêu của bài ThN về kiến thức, kỹ năng, thái độ từ đó đưa ra
nội dung và bài tập phù họp mục tiêu đề ra.
III. Hướng dẫn kĩ thuật thí nghiệm
Trong bước này gồm các mơđun kiến thức sau:
Tên thí nghiệm
1. Hóa chất: Xác định hóa chất của bài ThN.
2. Dụng cụ: Chọn dụng cụ phù hợp với bài ThN.
3. Kĩ thuật tiến hành thí nghiệm: Nêu cách tiến hành, cách lắp dụng cụ
ThN, hình vẽ phù họp với nội dung của bài ThN.
ThN thay thế: ThN được tiến hành phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất cụ thể.
4. An tồn thí nghiệm: nội dung, cách thức để tiến hành thí ngiệm được thành
cơng, hiện tượng rõ, khơng độc hại cho người và mơi trường.
5. Thí nghiệm minh họa: tư liệu ThN minh họa về cách tiến hành ThN
mẫu, chính xác.
6. Câu hỏi và bài tập vận dụng: Căn cứ vào nội dung cách tiên hành
ThNđể đưa ra câu hỏi và bài tập phù hợp với nội dung của bài ThN và trình độ

nhân thức của sv nhằm rèn luyện kiến thức về kỹ năng thực hành hóa học.
IV. Các website liên kết - Tư liệu hỗ trợ dạy học: Chọn các website có nội
dung liên quan với bài học. Giúp người học có nguồn tư liệu dồi dào, phong phú.
V. Tài liệu tham khảo: Các tài liệu dùng để xây dựng nội dung giáo trình.
Bước 2. Chuẩn bị học liệu điện tử
- Giáo trình là văn bản có các yêu cầu sau đây:
+ Thời lượng và số lượng của các ThN.
+ Mục tiêu người học cần đạt về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
+ Điều kiện tiên quyết: Kiến thức cần phải có về hóa chất và dụng cụ, kỹ
năng thực hành để tiến hành ThN thực hành..
+ Tồn văn của giáo trình được quy định viết trong các định dạng: MS
powerpoint, Text.
- Các học liệu đa phương tiện liên quan đến kiến thức của giáo trình và
cần có theo kịch bản.


22

- Hệ thống câu hỏi và bài tập vận dụng: Dưới dạng tự luận hay câu hỏi
trắc nghiệm dùng để kiểm tra kiến thức về kỹ năng ThN thực hành.
- Bài tập tình huống: Các đoạn video clip, các câu hỏi cho đoạn phim này
(định dạng các video clip đuôi flv, avi).
- Tính tương tác: Hoạt động của GV, hoạt động của SV, hoạt động của SV
với bài giảng, hoạt động của cơng cụ hỗ trợ (máy tính).
Giai đoạn 2. Thiết kế giáo trình điện tử
1. Nguyên tắc thiết kế
Khi thiết kế GTĐT cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính khoa học: Ngun tắc này địi hỏi nội dung của giáo trình
thiết kế phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của chương trình học. Các
văn bản, hình ảnh, phim tư liệu,... sử dụng trong giáo trình phải phù hợp với nội

dung và trình độ của SV.
- Đảm bảo tính sư phạm: Nguyên tắc này địi hỏi khi thiết kế giáo trình
phải có bố cục hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của SV đồng thời
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của
SV. Câu hỏi và bài tập vận dụng, bài tập tình huống phải phù hợp với nội dung
bài ThN, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá của SV.
- Đảm bảo tính khả thi: Giáo trình thiết kế phải có khả năng ứng dụng
rộng rãi và được SV hưởng ứng cao. Có khả năng duy trì lâu dài và phát triển.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Giáo trình thiết kế cần phải hài hịa, kích thước,
màu sắc hợp lí, các đoạn phim đảm bảo chính xác, rõ ràng, thời gian phù hợp.
2. Thiết kế giáo trình điện tử
Bước 1: Xác định mục tiêu của giáo trình
Thực hành xong các bài ThN của giáo trình, SV sẽ đạt được gì về: Kiến
thức; Kỹ năng; Thái độ.
Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản
- Bám sát vào nội dung chương trình và giáo trình thực hành ThN phương
pháp dạy học bộ mơn hóa học.
Cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo như lý luận PPDH hóa học,
Hóa học vơ cơ, Hóa học hữu cơ, sách giáo khoa Hóa học 10, 11,12. Xem video trên
website về các ThN minh họa lớp 10, 11, 12, các bài tập vận dụng và bài tập tình
huống,... để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần thực hành và tạo khả năng chọn đúng
kiến thức cơ bản như: Lấy hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành ThN,...
- Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của giáo trình có thể gắn với việc sắp xếp
lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các họp phần kiến thức của
bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài như: chia các nội dung
của bài ThN thành những nội dung riêng (danh mục các ThN, kĩ thuật tiến hành,


23


an toàn ThN, ThN minh họa (video clip), bài tập vận dụng, bài tập tình huống
(video clip),...).
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hóa tiến trình thí nghiệm)
- Xác định cấu trúc kịch bản của bài ThN.
- Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản của bài ThN.
- Xác định các bước của quá trình ThN thực hành.
- Xác định q trình tương tác giữa thầy, trị và các đối tượng khác (phim,
ảnh, text), hoạt động của thầy, trị, cơng cụ hỗ trợ của máy tính, đĩa CD minh họa.
- Xác định các câu hỏi trong các bài ThN.
- Hình dung (lắp ghép) thành tiến trình ThN thực hành.
Bước 4: Xác định tư liệu cho các bước của giáo trình.
- Phim (video) về các ThN hóa học lóp 10, 11, 12.
- Ảnh, hình vẽ (image): các dụng cụ điều chế khí như: HCl, H2S, Cl2, NH3,...
- Tìm kiếm tư liệu về bài ThN, sau đó lựa chọn sao cho phù hợp với nội
dung của một bài ThN thực hành.
- Phân phối tư liệu cho mỗi bước của giáo trình.
Bước 5: Lựa chọn phần mềm cơng cụ và sổ hóa kịch bản giáo trình
- Lựa chọn phần mềm cơng cụ thích hợp: Phần mềm sử dụng chính trong
thiết kế bài giảng cho giáo trình là phần mềm Adobe presenter. Ngồi ra cịn sử
dụng một số phần mềm hỗ trợ khác như:
+ MS Word, Pdf, Text; Paint, WS - FTP Pro.
+ Ulead VideoStudio 10.0; Proshow producer; Untitled + Windows Media
Player; Coverter video (flv); MathType; ChemOffice 10.0
Dựa vào lý thuyết và các phần mềm thiết kế về WEB: EXE. Cài đặt (số
hóa) nội dung của các bước tiến hành ThN.
Bước 6: Thiết kế trang web cho giáo trình.
Dùng phần mềm Eleaming XHTML Editor: Đưa tư liệu vào trang web,
tạo ra các đường link giữa các tư liệu với nhau.
Bước 7: Xuất Web, chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình
- Trình diễn thử, đặc biệt chú ý đến các file video về các ThN minh họa và bài

tập tình huống (flv, avi), các đuôi trong các file ảnh (jpg hoặc png) của giáo trình.
- Sốt lỗi; Kiểm tra tính logic, hợp lí các thành phần của giáo trình.
- Chỉnh sửa sao cho hợp lý với nội dung của chương trình.
- Uploads giáo trình lên server và vận hành trang web.
3. Dựa vào lý thuyết thiết kế GTĐT ở trên, chúng tôi đã thiết kế GTĐT
dưới dạng Web cho học phần thực hành thí nghiệm PPDH hóa học.
Một số giao diện minh họa:


24

Hình 4.Giao diện một số bài giảng E - Learning
4.4.2.Xây dựng quy trình sử dụng giáo trình điện tử nhằm tăng cường
năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Khi học theo hệ thống tín chỉ, mỗi học kì SV Ihường được học 12 bài. Mỗi
tuần SV cũng lên lớp một bài/5 tiết. Vì vậy nội dung của giáo trình được thiết kế
và đóng gói theo nội dung từng bài nhẳm giảm dung lượng để đưa bài giảng lên
mạng trước khi có giờ giảng ít nhất là 5 ngày để SV đọc bài giảng trước.


25

Bước 1. GV phải viết bản giới thiệu về môn học (Thực hành ThN PPDH hóa
học). Trong bản giới thiệu mơn học cần nêu mục tiêu mơn học, lịch trình học phần,
tài liệu tham khảo chính và phụ, cách đánh giá môn học.
Bước 2. GV chuẩn bị GTĐT được thiết kế dưới dạng Web có tính tương tác
cao SV học trực tuyến có hiệu quả GV chuyển bài giảng hoặc bài tập lên hệ
thống đào tạo E - leaming.
Bước 3. SV đăng kí mơn học trên mạng, phần mềm quản lý đào tạo sẽ tự
động cập nhật thông tin về SV, về mơn học.

- SV được chủ động tích cực trong việc lựa chọn mơn học, thời gian học và
tìm tài liệu.
Bước 4. SV sử dụng giáo trình làm tài liệu tự học, giúp SV tự học, tự đọc,
tự nghiên cứu ở nhà về các bài ThN thực hành trước mỗi buổi ThN. Giúp nắm
chắc, hiểu kĩ về thao tác, kỹ năng, kĩ thuật tiến hành các ThN như:
- SV nghiên cứu trước ở nhà và hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập tình
huống trước khi đến lớp để rèn KNDH thông qua học phần PPDH3.
- ThN minh họa và bài tập tình huống giúp SV nắm vững kỹ năng ThN và
thực hành tốt hơn các ThN.
Chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả thực nghiệm sư phạm
viecj vận dụng website làm tư liệu hỗ trợ dạy và học cho giảng vien và sinh viên
thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với SV, GV và giáo
viên hướng dẫn; qua các phiếu điều tra, phiếu hỏi dành cho SV, SV. Kết quả cụ
thể như sau:
a. Kết quả nhận xét, đánh giá chất lượng và truy cập website
Để kiểm chứng độ giá trị của website, chúng tôi kiểm chứng độ giá trị nội
dung bằng cách lấy nhận xét của chuyên gia, GV và người học bằng việc điều tra
chất lượng của website với kết quả thu được như sau:
Điều tra và thu được 386 phiếu nhận xét, đánh giá chất lượng của website
phục vụ dạy và học trực tuyến học phần PPDH3, TTSP2
- Nhận xét, đánh giá về:
 Về sử dụng trang web phục vụ cho tự việc học của SV
Bảng 1. Sử dụng trang web phục vụ cho việc tự học
Nội dung
Rất thích
Thích
Bình thường Khơng thích
Sử dụng trang Số
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số

Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
web phục vụ lượng (%)
lượn (%) lượn (%)
lượng (%)
cho việc tự học
g
g
250
64,8
126
32,6 10
2,6
0
0
 Về việc trang web đã hỗ trợ các em trong việc tiếp thu kiến thức


×