Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO dục đạo đức học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.69 KB, 9 trang )

PHỤ LỤC 2:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS PHÚ THẠNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thạnh, ngày tháng năm

BÁO CÁO (DÀN Ý SKKN)
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: .

Nam, nữ:

- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi thường trú:
- Đơn vị công tác: Trường THCS
- Chức vụ hiện nay:
- Lĩnh vực công tác:
II. Tên sáng kiến: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS
III. Lĩnh vực: Giáo dục hạnh kiểm học sinh trong trường học
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường từ đó
đề xuất một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tại
trường THCS Phú Thạnh giúp cơng tác quản lí trường học hoạt động đúng mục đích và có
hiệu quả thúc đẩy và duy trì nề nếp của nhà trường THCS, giúp cho các em trở thành
những người tốt trong xó hội.


1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Khoa học ngày càng phát triển, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân được cải
thiện, kế hoạch dân số của Đảng và Nhà nước mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con có ý
nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho cha mẹ có khả năng ni nấng, chăm sóc con nên đại
bộ phận học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng đều chăm ngoan, có ý thức vươn lên
trong học tập và tham gia các hoạt động khác.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hiện tượng tiêu cực của xã
hội, phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến nhân cách, tình bạn bè, lịng kính thầy cô giáo, cha
mẹ của một số em học sinh.
Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trò chơi ăn tiền, chơi game... ngày càng
nhiều, đó là những cạm bẫy đối với học sinh mà các cơ quan chức năng, các tổ chức xã
hội vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn được.
Xuất thân từ con em nông dân nên bản chất các em học sinh trường THCS tôi
quản lý đều ngoan, thật thà, lễ phép với thầy, cô giáo. Các em được gia đình chăm sóc,
ni nấng, dạy dỗ nên các em rất quý trọng người lao động, góp phần xây dựng kinh tế gia
đình. Nhìn chung các em chăm học, chăm làm, cần cù khiêm tốn, có tinh thần tập thể,
đồn kết nhất trí, ln phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và đó xuất hiện nhiều tấm gương tốt
trong đạo đức, học tập.
1


Các em đã thể hiện trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong hồn cảnh khó khăn như ủng
hộ cho quỹ “Vì học sinh có nguy cơ bỏ học”, thăm hỏi bạn bè ốm đau, thực hiện tốt phong
trào “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ học sinh khó khăn…
Bên cạnh đại bộ phận học sinh tốt vẫn còn những học sinh chưa tốt, vi phạm
hành vi đạo đức học sinh. Đó là vô lễ với thầy cô giáo, không nghe lời cha mẹ, gây gổ
đánh nhau, uống rượu, hút thuốc, nhuộm tóc, sử dụng điện thoại ở lớp học, ăn quà vặt và
làm bẩn sân trường, thực hiện an tồn giao thơng không nghiêm túc, yêu đương trai gái,
đam mê chơi game chát dẫn đến học yếu, bỏ học…
Nguyên nhân chủ yếu là: Có gia đình, cha mẹ cưng chiều con q thái, con địi

gì được nấy đến lúc nhu cầu khơng được đáp ứng thì quậy phá. Ngược lại, có những người
cha mẹ giáo dục con bằng những lời đe nạt, mạt sát, đòn roi, còng xiềng hoặc cha mẹ bỏ
nhau để con bơ vơ bị kẻ xấu rủ rê, mua chuộc, lợi dụng, xúi dục. Có cha mẹ nói con khơng
nghe đành chịu. Cũng có em sinh tâm, tự ý làm việc xấu…
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trong nhà trường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một công viêc cực
kỳ quan trọng. Bác Hồ của chúng ta đã nói: “Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà khơng có đức thì vơ dụng”
Trong những bức thư, lời phát biểu của người khi đến thăm các trường cũng như
những lần làm việc với lãnh đạo Bộ giáo dục, với các cấp uỷ Đảng chính quyền về cơng
tác diệt dốt và nâng cao dân trí, Hồ chí Minh ln kiên trì quan điểm: với người cịn mù
chữ thì dạy cho biết chữ, đối với người đã biết chữ rồi thì phải dạy cho họ thường thức
khoa học, đạo đức cơng dân…nâng cao lịng u nước, trở thành người cơng dân hiểu
biết đúng đắn, quyền lợi bổn phận và trách nhiệm của mình. Nhiều lần người đề cập tới
việc dạy “đạo đức công dân”, một nội dung học không phải là xa lạ, cao siêu khó thực
hiện, mà nó nằm ngay bên trong và là nền tảng của đời sống hàng ngày
Đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức
một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích
cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn,
tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức
năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự
điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những
hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với
lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ

Chủ Tịch đã nêu: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu khơng có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng
vơ dụng ”
Giáo dục đạo đức cịn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong
mọi tình huống chứ khơng phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có
những địi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt
coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục tồn diện sẽ được nâng
lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
2


3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ
chức..)
3.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức
cho học sinh
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự
đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trị chủ đạo vì nó
định hướng cho tồn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác
có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và
xã hội.
3.2. Cơng tác chỉ đạo
Để giải quyết vấn đề đặt ra đó là : Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh thơng qua giảng dạy các bộ mơn văn hố. Năm học 2015-2016,
2016- 2017 trường chúng tôi đã thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây :
a. Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt tốt nội dung, ý nghĩa của việc giáo
dục đạo đức học sinh thơng qua giảng dạy các mơn học cho tồn thể cán bộ giáo viên
trong nhà trường .
Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ mơi trường gia đình, nhà

trường và xã hội, trong đó mơi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trị quan trọng
góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Bản thân mỗi môn học đều chứa
đựng các yếu tố giáo dục đạo đức cho học sinh. Những bài học từ “ Năm điều Bác Hồ
dạy” là hành trangchuẩn mực về quá trình rèn luyện đạo đức cho học sinh cho đến khi các
em bước chân vào trường THCS .
Chương trình của bộ mơn giáo dục cơng dân từ lớp 6 đến lớp 9 đã đáp ứng yêu
cầu về định hướng giáo dục cho học sinh trong độ tuổi vị thành niên. Các môn khoa học
xã hội như: Văn, sử, địa…đều chứa đựng các nội dung giáo dục đạo đức, bên cạnh đó các
mơn khoa học tự nhiên cũng mang tính giáo dục. Giáo sư Chu Phạm
Do “ Dạy hố học là dạy lịng u nước”. Giáo dục đạo đức khơng chỉ là những
lời nói xng theo kiểu “ đao to búa lớn” mà nó thấm vào từng trang sách bài học qua
những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực: Thầy cô mẫu mực trước học trị,
người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ… đó chính là những tấm gương cho thế hệ học trò.
Giáo dục đạo đức thơng qua các bộ mơn văn hố là vấn đề hết sức quan trọng bởi
vì nếu chỉ giáo viên chủ nhiệm coi trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh thôi chưa đủ
mà mọi giáo viên bộ môn cũng phải tập trung gánh vác nhiệm vụ này. Trong các năm
học, Ban giám hiệu nên triển khai chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua các
môn học để quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên. Với chuyên đề này, trong quá trình
giảng dạy các giáo viên phải gắn việc dạy kiến thức trên lớp với việc giáo dục đạo đức
học sinh thông qua bộ môn. Mặt khác mỗi tiết học, các giáo viên cũng phải coi trọng xây
dựng nền nếp học cho bộ môn mình như thế nào đối với trên lớp? đối với ở nhà? Hiện
nay tình trạng giáo viên ít coi trọng việc xây dựng nền nếp học bộ mơn cịn khá phổ biến.
Muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh thơng qua bộ mơn thì người giáo viên
bộ mơn phải tự học hỏi và có nhiều kiến thức tích hợp tuỳ từng bài mà gắn việc giáo dục
sao cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.
b. Chỉ đạo việc giảng dạy các bộ mơn văn hố phải chú ý đến phương pháp học
tập và phong cách học tập.
Nội dung này là rất quan trọng vì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Trong
cơng tác giáo dục, điều quan trọng nhất là phải xây dựng được phương pháp học tập và
phong cách học tập cho học sinh “.

Mỗi tiết học giáo viên cần coi trọng xây dựng nề nếp học tập bộ mơn mình như
thế nào ở trên lớp? để đạt hiệu quả cao nhất. Nề nếp học tập trên lớp chính là nền tảng
3


góp phần giáo dục đạo đức học sinh hàng ngày. Những tiết học khơng có nề nếp sẽ tạo
điều kiện cho học sinh vi phạm đạo đức và khó có thể là những tiết học khá - tốt được .
Mỗi mơn học lại có cách học khác nhau và có phương pháp đặc trưng riêng. Chính
vì vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải ln đổi mới thì mới nhằm cuốn hút
được học sinh.
Học sinh học tốn, lí khơng phải chỉ để giải được những bài tập tốn, lí mà để học
được cách tư duy vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Học văn không phải để viết được một
văn bản trơn tru, mạch lạc mà qua đó để biết cảm nhận cái đẹp, hướng đến những điều
lành mạnh trong cuộc sống, qua mỗi bài học người giáo viên phải gián tiếp giáo dục học
sinh biết làm theo lẽ phải, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, muốn làm được những
điều này người giáo viên cần phải :
+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quan tâm đến các đối tượng học sinh trong
lớp, chủ động nắm bắt từng đối tượng học sinh.
+ Quá trình giảng dạy cần chú ý đến sự tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức có
phương pháp tự học của học sinh, từ đó hình thành cho học sinh nhân cách tự chủ về trí
tuệ, đạo đức.
+ Q trình giảng dạy của giáo viên cần giảm bớt các kiến thức hàn lâm tăng
cường các kiến thức vận dụng thực tiễn, liên hệ thực tế.
+ Điểm đặc biệt trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh là: Mỗi thày cô giáo
phải là một tấm gương thông qua các tác phong, hành vi, nề nếp… mẫu mực trong giao
tiếp, ứng xử, trong sinh hoạt lao động…
Để giúp các em học sinh xây dựng được cho mình phương pháp học tập và phong
cách học tập đúng đắn thì mỗi giáo viên trong trường nên đồng loạt hướng dẫn cho các
em phương pháp học bộ môn, phương pháp tự học, phương pháp học trên lớp, phương
pháp học ở nhà như thế nào cho dễ nhớ , dễ thuộc. Trong năm học này, trường chúng tôi

đã mở được 2 buổi hội thảo về xây dựng phương pháp học tập cho học sinh thông qua
các báo cáo, các tiểu phẩm do chính các em biên soạn đã tạo nên khơng khí phấn khởi và
góp phần khơng nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
c. Cần giảm bớt áp lực thi cử, áp lực về thành tích và khơng nên phân biệt các
bộ mơn chính, phụ.
Hiện nay áp lực thi cử, áp lực về thành tích khiến nhiều nhà trường, nhiều thầy cô
chỉ quan tâm tới việc cung cấp kiến thức khoa học thuần tuý, chú trọng vào các bộ mơn
Tốn, Văn, Lý, Hóa, Anh.
Với các mơn học chứa đựng nhiều nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như
mơn: Giáo dục cơng dân thì phần lớn giáo viên - học sinh cịn coi đây là mơn học phụ.
Môn GDCD hiện nay về bản chất cũng là mơn khoa học thiên về lý thuyết và hồn
tồn bình đẳng với các mơn khoa học khác. Chương trình tuy mang tên là GDCD nhưng
nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức không phải là chủ đạo mà môn học còn phải
ghép thêm các nhiệm vụ khác như: Giáo dục pháp luật, quyền trẻ em…mà số tiết cho bộ
môn này khơng nhiều chỉ có 1tiết/ tuần.
Đã từ lâu mơn GDCD bị xem là “môn phụ” đây là một tâm lý phổ bién trong đội
ngũ giáo viên, trong phụ huynh và học sinh bởi lẽ: Không ai đánh giá giáo viên dạy môn
GDCD là “giỏi” hay “không giỏi”, môn này không tổ chức thi học sinh giỏi và chưa bao
giờ môn GDCD được chọn thi tốt nghiệp ở cấp III, phần lớn nhiều trường khơng có giáo
viên đào tạo chính quy mơn này vì vậy phải bố trí giáo viên chéo ban đào tạo dạy GDCD.
Phần lớn học sinh học bộ mơn này với tinh thần uể oải, đối phó khơng lắng nghe bài học,
ít phát biểu. Giáo viên thì khơng có hứng thú say mê, khơng học hỏi trau dồi chuyên môn
nên hiện nay trong các nhà trường môn học GDCD khơng có những tác động tích cực
mạnh mẽ đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Vì vậy, theo tơi cần phải thay đổi cách nhìn nhận đối với các môn học. Nhà
4


trường phải tuyên truyền sâu rộng trong giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và quán
triệt tốt việc dạy học bộ môn GDCD và một số bộ môn khác sao cho có hiệu quả hơn.

d. Cần xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò trong một tiết học.
Trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh đây là mối quan hệ tương tác, thúc
đẩy nhau cùng đi đến cái đích của tri thức. Do vậy trong vấn đề giáo dục đào tạo: yêu cầu
giáo viên cần nắm chắc được các điểm mạnh của từng học sinh trong lớp và từng điểm
yếu của các học sinh đó, từ đó tác động tích cực bằng các biện pháp hỗ trợ, kích thích
thúc đẩy những mặt mạnh và loại bỏ, triệt tiêu những mặt yếu để học sinh tự tin hơn và
có hứng thú trong học tập.
Để chấm dứt được yếu tố tự ti, ngại va chạm với các câu hỏi, để học sinh có đủ tự
tin và kỹ năng sẵn sàng tiếp nhận các câu hỏi mà giáo viên đặt ra cần làm tốt hai vấn đề
sau trong việc tiếp cận giáo dục tạo mối quan hệ hai chiều giữa thầy và trò là:
+ Thứ nhất: Phải thực hiện tốt biện pháp cá thể hoá dạy học đối với người giảng
dạy. Đó là cách thức tổ chức theo hướng lựa chọn nội dung, phương pháp yêu cầu tiến
độ sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức năng lực tiếp thu
của học sinh, khó có thể thực hiện triệt để vấn đề cá thể hố dạy học đến từng học sinh
mà chỉ có thể chỉ hướng tới từng nhóm học sinh: “Yếu kém”, “Trung bình” và “Khá,
giỏi”, lấy nhóm trung bình để thực hiện các yêu cầu và tiến độ của chương trình bắt buộc,
cịn các nhóm khác có thể có thêm các hình thức bổ sung bằng các giờ phụ đạo, ôn tập…
Tuy nhiên q trình dạy học cần đa dạng hố các loại bài tập có tính chất phân hố, bài tập
liên hệ thực tế có tính giáo dục phù hợp với nhiều nhóm học sinh, giúp học sinh vừa hồ
thành u cầu nội dung tối thiểu của chương trình vừa có thể phát huy hết năng lực sở
trường và lồng ghép được nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Thứ hai: Thực hiện tốt việc cá nhân hoá giáo dục. Tư tưởng chủ đạo của cá
nhân hoá giáo dục là sự phát triển đa dạng về nhân cách của từng học sinh dựa trên năng
lực, năng khiếu và nhu cầu và hứng thú cá nhân của học sinh. Quá trình dạy học người
thầy phải tơn trọng nhân cách cá tính của từng học sinh, đảm bảo mối quan hệ hài hoà
giữa tập thể với từng cá nhân, nâng cao chất lượng về cách tiếp cận giáo dục đạo đức.
e. Q trình giảng dạy các bộ mơn văn hố cần coi trọng giáo dục đạo đức
thông qua giáo dục các kỹ năng cho học sinh.
Thứ nhất: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh, kỹ năng nói đọc, viết. Khi dạy học
người giáo viên cần chú ý nói rõ ràng, phát âm chuẩn, cần biết chỗ nào trọng tâm để nhấn

mạnh, nói chậm, chỗ nào khơng cần thiết phải lướt nhanh để kịp thời gian. Khi dạy học
cần theo dõi xem học sinh có chú ý lắng nghe, có hiểu vấn đề mình nói khơng, giọng mình
nói học sinh có nghe rõ không, mặt khác giáo viên cần lắng nghe học sinh nói để ứng xử
kịp thời những tình huống thường xảy ra ngoài dự kiến, kế hoạch của bài giảng. Khi nói
phải biết kết hợp điệu bộ và nét mặt một cách hài hồ để tạo ra một khơng khí hấp dẫn lơi
cuốn sự chú ý của học sinh. Cần tập luyện cho học sinh nói rõ ràng, đúng từ, đúng câu,
phát âm chuẩn: Giáo viên cần quan tâm mỗi học sinh phát biểu và lắng nghe học sinh phát
biểu, chú ý về cách phát âm, cách sử dụng câu từ trong khi trả lời. Cách trình bày một nội
dung dù nói hay viết của học sinh trong mỗi tiết dạy phải được giáo viên bộ môn thực sự
chú ý. Mỗi mơn thường có cách học và trình bày riêng theo đặc trưng của từng bộ môn.
Trong mỗi tiết học, giáo viên phải chú ý đến rèn các đức tính như : Tính cẩn thận, tính
chính xác, tính khoa học, tính cần cù, tính sáng tạo, tính kiên trì...v.v cho học sinh vì
những đức tính q báu này chính là nền tảng đạo đức của con người mới XHCN.
Thứ hai: Rèn cho học sinh kỹ năng ứng xử tình huống trong mỗi tiết học và trong
cuộc sống. Để nâng cao chất lượng giao tiếp nói chung và giao tiếp trong hoạt động dạy và
học nói riêng thì mỗi giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý
tình huống. Kỹ năng xử lý tình huống là vấn đề rất quan trọng đối với cả thầy và trị và nó
5


là nhân tố tạo nên nhân cách đẹp trong mỗi con người. Người giáo viên phải bình tĩnh xử
lý các tình huống sư phạm xảy ra trên lớp khơng nên q nóng vội, bực tức trước những
tình huống xảy ra trong giờ học để nêu gương. Bởi lẽ, những kinh nghiệm trong giao tiếp
và cách ứng xử, tình huống của thầy cô sẽ là những bài học về đạo đức vơ cùng q giá
đối với học trị, đồng thời cũng phải nhắc học sinh chú ý cách xử lý khi gặp tình huống đó
là :
+ Cần bình tĩnh tìm hiểu tình huống
+ Nghiên cứu tìm phương án giải quyết tình huống hợp lý
+ Có quyết định giải quyết tình huống
+ Rút kinh nghiệm sau khi giải quyết tình huống

Thứ ba: Giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống. Trong các giờ học người giáo
viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống,
các thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, giáo dục cho các em về trách nhiệm cơng
dân đối với gia đình và xã hội, biết u thương, tinh thần tương thân tương ái và tạo cho
học sinh ý thức rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng phòng chống các tai nạn, tệ nạn....muốn làm
được điều này người giáo viên phải mẫu mực, là tấm gương sáng về đạo đức và tự học.
Khơng có giáo viên xúc phạm và đối xử thô bạo với học sinh, cần phối hợp với các tổ
chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để phát động các phong trào thi đua: Dạy tốt, học
tốt và nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, cơng nhân viên để họ có hành động thiết
thực cùng chung sức hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa
thủ trưởng với nhân viên, giữa thầy giáo với thầy giáo, giữa thầy giáo với học sinh trong
mọi tiết học, giữa thầy giáo với phụ huynh học sinh, tạo một môi trường sư phạm lành
mạnh, một tập thể đồn kết gắn bó. Tích cực hưởng ứng phong trào: ‘‘Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực’’. Đây là một hoạt động lớn có tác động lớn trong việc
giáo dục đạo đức góp phần bồi dưỡng tư tưởng, lối sống lành mạnh, biết tránh cái ác, cái
xấu vươn tới cái đẹp, giúp học sinh ngày càng hoàn thiện về nhân cách đạo đức.
g. Kết hợp tốt việc giáo dục đạo đức qua các mơn văn hố với giáo dục pháp
luật và giáo dục truyền thống.
Chúng ta đã biết, giáo dục đạo đức cho học sinh qua các mơn văn hố là việc làm
thường xun của mỗi giáo viên thơng qua chương trình dạy học. Giáo dục pháp luật và
giáo dục truyền thống có nhiều nội dung đã được lồng ghép vào các môn GDCD, sử,
địa ... song cũng có nhiều nội dung được thực hiện theo chủ điểm hàng tháng, qua các
chuyên đề, qua hoạt động ngoại khoá .... Nếu nhà trường, các ban ngành đồn thể trong
và ngồi nhà trường có kế hoạch chỉ đạo kết hợp tốt giữa giáo dục các mơn văn hố với
giáo dục pháp luật và giáo dục truyền thống llịng ghép qua ccá mơn : Văn, Sử, địa,
GDCD, Sinh học.... thì sẽ có tác dụng và đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh.
3.3. Chỉ đạo các nội dung giáo dục đạo đức học sinh được lồng ghép vào quá
trình giảng dạy các mơn học.
a. Giáo dục gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội là nơi con người sinh ra và lớn lên, là mơi trường có
tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của con người về mọi mặt, vật chất,
tinh thần và đặc biệt là đạo đức, gia đình là tổ chức lao động để ni dưỡng chăm sóc sức
khỏe các thành viên, đồng thời giáo dục xã hội gắn con người hòa nhập vào cuộc sống
cộng đồng, dân tộc, gia đình cũng là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt
lòng cho đến suốt cuộc đời mỗi cá nhân đều tìm thấy ở gia đình sự đùm bọc về vật chất
và tình thần có mang tâm lí đặc thù mà ở đó quan hệ máu mủ, quan hệ ruột thịt và quan
hệ tình cảm, trách nhiệm để gắn bó các thành viên bằng những sợi dây liên kết thường
xuyên lâu dài, suốt đời, dù có sự chia cách cũng khơng phá nổi những quan hệ đó.
Đạo đức, tình cảm gia đình biểu hiện chủ yếu trong mối quan hệ gia đình, ơng, bà,
6


vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt . Kiến thức này được lồng ghép chủ yếu qua việc
giảng dạy các bộ môn: Văn, GDCD, Sinh học.
Môn văn: Bài : Mẹ tơi, Những câu hát về tình cảm gia đình ( ca dao), Trong lịng
mẹ, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ….
Mơn GDCD: Bài : Đồn kết tương trợ, Xây dựng gia đình văn hố…
Mơn Sinh: Bài: Đông máu và nguyên tắc truyền máu, Cơ chế xác định giới tính…
b.Giáo dục tình bạn
Tình bạn trên cơ sở tự nguyện với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống
nhau về sở thích, xu hướng, nhân cách. Tình bạn là một nhu cầu của con người trong giao
tiếp xã hội, từ thuở ấu thơ mới bước chân ra khỏi gia đình cho đến suốt cả cuộc đời.
Trong giáo dục đạo đức tình bạn được hướng xây dựng những tình bạn chân thành,
tốt đẹp, khơng đối lập với lợi ích tập thể, đồn kết gắn bó và phong phú hơn. Khi kết bạn
cịn phải tìm hiểu, lựa chọn, cân nhắc trên những nguyên tắc đạo đức nhất định, có người
bạn chân chính giúp mình ngày càng nâng cao được phẩm chất, nhân cách, nội dung GD
này có thể lồng ghép qua việc giảng dạy ở nhiều môn học
VD: Môn Văn: Cuộc chia tay của những con búp bê, Bạn đến chơi nhà..
Mơn GDCD: Bài :Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, Đoàn kết tương trợ..

c.Giáo dục tình u
Tình u ở lứa tuổi phổ thơng, cần tập trung vào học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng
đạo đức để chuẩn bị bước vào đời, là thời kì các em được mở rộng giao tiếp. Học sinh ở
lứa tuổi này cần có sự kinh nghiệm thơng qua giáo dục gia đình và xã hội về nhiều mặt
để tránh những sai phạm nông cạn, cẩu thả, diễu cợt trong quan hệ. Đạo đức tình cảm
chín chắn, được giáo dục chu đáo thì tình yêu của họ càng đẹp đẽ và cao thượng.
Tình u ở tuổi học sinh phổ thơng thì khơng chỉ có chú ý đến cảm tính tâm lý của
lứa tuổi mà cịn chú ý nhiều trên tình yêu gắn liền với trách nhiệm yêu thương anh, chị,
em, ba, mẹ, ơng bà, dịng họ, thầy cơ giáo, u đồng loại.. quê hương và lòng yêu nước,
yêu đồng bào.
VD: Mơn Văn: Giáo dục tình u q hương qua bài: Quê hương của Tế Hanh,
Lặng lẽ sa pa, Tiếng gà trưa….
Mơn GDCD: Bảo vệ di sản văn hố, u thiên nhiên, sống hồ hợp với thiên
nhiên….
Mơn Văn: Giáo dục tình yêu đôi lứa qua bài: Truyện kiều, Lục Văn Tiên…
d.Giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp của xã hội
- Tơn trọng lao động. Lao động chân tay và trí óc ở những người khác nhau đều là
phương thức để đạt kết quả và đều được đánh giá cao qua lao động giáo dục học sinh tính
cần cù, chịu khó, sáng tạo đã được coi trọng đó chính là yếu tố quan trọng của đạo đức,
nhân cách và nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp không thể thiếu.
VD: Môn cơng nghệ, Sinh học, Hố học, Vật lí….
- u nước: Có thể nói rằng cội nguồn của lịng u nước là sự gắn bó với nơi
chơn nhau cắt rốn của mình, nơi ghi nhận những dấu ấn vui buồn, tươi mát của tuổi thơ đó
là quê hương.
Mỗi con người Việt Nam đều tự hào về quê hương của mình: cây đa, bến nước, mái
đình, mưa dầm dãi nắng là sâu kín tận đáy tâm hồn, là ngơi nhà của thời thơ ấu. Lịng u
nước bao gồm cả tình u gia đình, tổ tiên, ơng bà, cha mẹ, anh em, con cái, lòng yêu
nước còn thể hịên những yêu mến, tự hào, cứu dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất
nước lợi ích của dân tộc và nhân loại thế giới. Kính trọng thầy cơ giáo đã và đang dạy
mình hiện tại, yêu thương và trọng danh dự uy tín ngơi trường, trân trọng cơ sở văn hóa,

nghĩa trang, di tích lịch sử.. Nội dung được giáo dục chủ yếu qua việc giảng dạy các môn
Văn , Sử, GDCD, Địa lí, Hố học, Sinh học, Tốn, Lí…
7


V- Hiệu quả đạt được:
Với quá trình chỉ đạo của BGH nhà trường cùng với sự cố gắng nỗ lực của các
thầy cô giáo trong nhà trường, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đã từng bước được
nâng lên đáng kể.
Về học lực: Học sinh đạt học sinh khá, giỏi trong hai năm học 2015 – 2016;
2016 – 2017 trên 80%, khơng có học sinh yếu kém
Về hạnh kiểm:
Năm học
2015 – 2016
2016 – 2017

TỐT

HẠNH KIỂM (3%)
KHÁ
TB
YẾU

94,30
96,70

5,70
3,3

0,00

0,00

0,00
0,00

GHI
KHÁ TRỞ LÊN

CHÚ

100
100

Số học sinh có hạnh kiểm tốt tăng lên khơng có học sinh TB và Yếu
Tồn trường khơng có học sinh vi phạm lớn về đạo đức và không mắc tệ nạn xã
hội.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng
giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội
để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh đã giúp
cho đội ngũ giáo viên và CBQL xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo
đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hồn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong
việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ
quan trọng này để ngồi việc dạy chữ cho tốt cịn phải lưu tâm, hết lịng giáo dục các em
phát triển tồn diện cả tài lẫn đức.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một trường
THCS vùng nông thơn nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các
biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy

được thực trạng của đạo đức học sinh hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số
việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành cơng vào cơng tác giáo dục
đạo đức cho học sinh
VII- Kết luận
Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nó cao quý vì
trước
hết người thày qua từng tiết dạy học, đều cố gắng cung cấp cho học sinh vốn tri thức cần
thiết cho cuộc sống. Nếu các thày cô giáo chúng ta cung cấp cho thế hệ trẻ một trình độ
học vấn phổ thơng vững chắc thì chắc chắn trình độ học vấn đó sẽ giúp ích cho sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó khơng ngừng trau dồi nâng cao năng lực chuyên
môn là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên cần phấn đấu suốt đời.
Lao động của nhà giáo, là một loại lao động khoa học, phức tạp và tinh tế, đầy
trách nhiệm và vinh quang. Bởi vì cùng với việc dạy chữ nghề thày giáo cịn góp phần
đào tạo nên những con người - vốn quý của dân tộc. Người thầy, người cô phải hết lịng
vì học sinh, muốn có hiệu quả giáo dục cao người giáo viên phải làm việc với tất cả tấm
lòng mình, vừa ngun tắc nhưng cũng vừa có tình cảm. Đồng chí Lê Duẩn có nói :
‘‘Trong cơng việc của các kỹ sư thì cơng việc của người kỹ sư tâm hồn là khó nhất’’. Nó
8


đòi hỏi người thầy giáo phải dành một quỹ thời gian không nhỏ trong việc giáo dục học
sinh và phải làm việc với tất cả lương tâm, trách nhiệm của một nhà mơ phạm. Bởi vì đây
là một nghề mà kết quả giáo dục không thấy ngay được, nhất là cái kết quả giáo dục đạo
đức. Về mặt kiến thức có thể sau một thời gian giảng dạy ta đo được các kết quả học tập
của học sinh, nhưng về mặt giáo dục đạo đức có khi phải qua một thời gian dài - Có khi
học sinh đã ra trường ta mới thấy rõ kết quả của việc giáo dục. Có khi trước mặt học sinh
‘‘phản ứng’’ với giáo viên nhưng sau này phạm sai lầm suy nghĩ lại mới thấm thía lời dạy
của thầy cơ. Vì vậy nghề giáo viên là nghề ‘‘vừa gần, vừa xa, vừa cụ thể, vừa trừu tượng’’
nghĩa là các kết quả giáo dục thể hiện ở con người học sinh có khi thấy ngay cụ thể, có khi
khơng nhìn thấy ngay được, vì vậy đừng nên chán nản trong công tác giáo dục học

sinh. Người thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người mình. Mỗi thầy cơ
giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo. Nhân cách của nhà giáo rất quan trọng, vì
nhà giáo dạy người chủ yếu bằng nhân cách của mình. Nhân cách ở đây khơng chỉ là
cách sống giản dị, mực thước mà nhân cách toàn diện của nhà giáo đòi hỏi người thầy
phải nắm vững các kiến thức khoa học về bộ mơn, phải có phương pháp giảng dạy, giáo
dục tốt và đặc biệt là có cái phẩm chất đạo đức để làm gương cho học sinh. Dạy người
phải yêu người . Tôi nghĩ đã chọn cho mình nghề dạy học thì địi hỏi người giáo viên phải
tâm huyết với nghề, phải khéo léo trong xử lý tình huống, kiên trì trong giáo dục học sinh.
Có như thế thì chúng ta mới có thể hồn thành được công việc của người ‘‘kỹ sư tâm hồn’’
- Đó là nghề : Trồng người. Q trình chỉ đạo công tác giảng dạy trong mỗi nhà trường,
ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm chỉ đạo đội ngũ chú ý ‘‘dạy chữ’’ mà không lơ là
việc ‘‘dạy người’’.
Việc dạy cho các em về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, khơng chỉ bằng những bài
học có tính sách vở hàn lâm mà quan trọng hơn là qua hành vi, lời nói, cách ứng xử trong
mn mặt đời thường.
Tơi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Người viết sáng kiến

9



×