Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Căng thẳng trong việc học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.68 KB, 3 trang )

Căng thẳng trong việc học
Khi bước vào năm học mới, phần lớn các em học sinh tiểu
học đều xem đó là chuyện bình thường, ngoài một vài thay đổi về
giờ giấc trong sinh hoạt cùng với việc chuẩn bị sách vở, học cụ…
Thế nhưng cũng có không ít trẻ cảm thấy lo lắng, từ khó chịu đến
căng thẳng khi đi học.
Đặc biệt là với các em lần đầu đến trường ở cấp tiểu học hay vừa
chuyển sang trường mới sau một thời gian nghỉ hè không quan
tâm đến sách vở.
NHỮNG BIỂU HIỆN :
Với các em lần đầu đến trường tiểu học, có những điểm khác biệt
với các lớp mẫu giáo mà mình đã quen biết, nhất là việc phải
tuân thủ các yêu cầu về kỷ luật như phải xếp hàng vào lớp, ngồi
yên hàng giờ, khi muốn làm gì phải giơ tay xin phép… Trẻ có thể
có tình trạng sợ đến trường, vào lớp, có thể khó ngủ, ăn kém hay
bỏ ăn… đôi khi có những hành vi tiêu cực như gặm móng tay,
mút tay, xoắn tóc và luôn có cảm giác bất an.
Với những em lớn hơn thì sau một thời gian nhập học do kém
thích nghi với môi trường mới, hay không biết tổ chức, sắp xếp
việc học cho hợp lý, sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng với những
dấu hiệu bệnh lý như những cơn nhức đầu, mất ngủ, đau bụng
không có căn nguyên. Nếu kéo dài các em có thể bị đau bao tử,
có tình trạng trầm cảm hoặc trở nên kém tập trung, hay quên …
Nói chung đây là trạng thái căng thẳng hay stress ở trẻ em trong
học tập. Có những căng thẳng ở mức độ nhẹ sẽ giảm thiểu hay
không còn nếu biết điều chỉnh các hoạt động trong ngày và sắp
xếp việc học hành và nghỉ ngơi hợp lý. Với những rối loạn nặng
hơn, hay bắt đầu tỏ ra không thích nghi với việc đi học cùng với
các dấu hiệu bệnh lý thì cần phải đưa trẻ đến các chuyên gia tâm
lý để có những can thiệp kịp thời. Nhất là đối với trẻ vào lớp Một,
cần phải quan tâm đến thái độ, hành vi, khả năng học tập để


phát hiện sớm những khó khăn về trí lực và tâm lý của các em.
Có khá nhiều trường hợp, dù biết con mình không đủ năng lực
theo học nhưng vẫn cố gắng thuyết phục hay “chạy chọt” cho
con theo học, mãi đến khi lên lớp 3, 4… thì mới đưa đi khám tâm
lý và phải chấp nhận tình trạng kém phát triển về trí lực của trẻ.
Điều này càng làm cho khả năng can thiệp cho trẻ đã khó, nay
còn khó hơn gấp nhiều lần.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
Để có thể làm giảm bớt những áp lực tâm lý cho trẻ trong việc
học, cha mẹ có thể vận dụng một số biện pháp sau :
- Cùng với trẻ, xây dựng một lịch hoạt động trong ngày
bao gồm các việc : Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, học tập, giải trí và phụ
giúp cha mẹ làm những việc lặt vặt trong nhà. Các hoạt động này
được phân chia một cách hợp lý, không hoạt động nào chiếm quá
nhiều thời gian.
- Xem xét, bố trí góc học tập cho trẻ ở nơi thoáng mát, yên
tĩnh cũng như cung cấp đầy đủ các học cụ và hướng dẫn trẻ biết
sắp xếp thời gian cho việc học tập của mình.
- Đừng yêu cầu hay đòi hỏi ở trẻ dành quá nhiều thời gian
cho việc học, ngoài thời gian học ở trường thì việc học tại nhà
không kéo dài quá 1 giờ với trẻ tiểu học và 2 giờ với trẻ trung
học.
- Ngày chủ nhật là ngày nghỉ ngơi tích cực, có thể tổ chức
các hoạt động cùng nhau tại nhà qua đó trẻ cảm nhận được sự
gắn bó và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- Khuyến khích trẻ kết bạn, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn
đến nhà chơi và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động với các đội
nhóm sinh hoạt ngoài trời.


×