Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.28 KB, 12 trang )

H
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề bài : Phân tích quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước
cách mạng tháng 8
Học phần: Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945
Giảng viên: PGS.TS Phạm Xuân Thạch
PGS.TS Hà Văn Đức
Ths. Nguyễn Hương Ngọc
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Dung
Ngày sinh: 20/03/2001
Mã sinh viên: 19032398
Lớp: K64 Văn Học

1


I Mở đầu
Mỗi nhà văn lớn ln mang trong mình những tư tưởng lớn và Nam Cao là một
trong số những nhà văn đấy. Nhìn bề ngồi, Nam Cao có phần vụng về, ít nói, lạnh
lùng, nhưng nội tâm lại ln sơi sục. Ơng là một trong số những nhà văn hiện thực phê
phán lớn nhất của nền văn học Việt Nam, là cây bút hiếm hoi của nền văn xi hiện đại
có tư tưởng, phong cách nghệ thuật và thi pháp sáng tạo độc đáo, có những cách tân lớn
góp phần vào q trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc. Nhưng để có được chỗ đứng như
hiện nay cuộc đời ông đã phải trải qua những nỗi khổ đau.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951) sinh trưởng trong một gia đình
nghèo, đời sống khá chật vật, trong các anh chị em chỉ có mình Nam Cao được đi học.
Đói nghèo, bệnh tật đã giày vị ơng từ lúc cịn nhỏ. Sau khi trưởng thành ông học rất


giỏi nhưng ông lại không gặp được may mắn trong sự nghiệp. Ông viết văn từ năm
1936 với đủ các thể loại truyện ngắn, làm thơ, viết kịch… nhưng con đường đến với
văn chương của ông khá là chật vật, hầu hết các sáng tác đầu của ông đều khơng có chỗ
đứng trong nền văn học lúc bấy giờ. Tên tuổi của ông hết sức mờ nhạt không gây được
tiếng vang trên các diễn đàn văn học trong khi các nhà văn khác đã khẳng định được vị
trí của mình khi cịn rất trẻ. Cho nên đã có lúc Nam Cao cảm thấy thất vọng và nghi ngờ
khả năng văn chương của mình.
Mãi đến khi nhà văn Lê Văn Chương phát hiện bản thảo“Cái lò gạch cũ” bị vứt đi,
thì ơng đã nhận đảm bảo để in nó. Đây sự đánh dấu quan trọng trong sự nghiệp của
Nam Cao
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói gọn trọng 15 năm, gia tài văn
chương mà ơng để lại cho hậu thế không mấy đồ sộ nhưng chúng lại trở thành“mẫu số
vĩnh hằng” trong nền văn học dân tộc. Nam Cao có được sự thành cơng ấy bởi “Ông là
một trong số những nhà văn hiện thực phê phán có ý thức nhất về quan điểm nghệ thuật
của mình”.
Từ đó phân tích quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng Tháng
Tám thông qua các tác phẩm văn học của ông để làm rõ tuyên ngôn về nghệ thuật của
Nam Cao.
II Nội Dung
 Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao
2


Ban đầu những sáng tác của Nam Cao cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn học chủ
nghĩa lãng mạn đã khiến ơng có xu hướng hướng tới“ nghệ thuật vị nghệ thuật” đi theo
thế giới mộng tưởng, thoát li đời thực. Nhưng ơng khơng dừng lại ở đó lâu, vì ơng nhận
ra thứ văn chương đó xa lạ với cuộc sống lầm than của quần chúng nhân dân. Ông đã
quyết định đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật cho mình đó là “vị
nhân sinh”. Chính vì vậy quá trình chuyển biến của Nam Cao từ xu hướng nghệ thuật
lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực là một quá trình phấn đấu gian khổ nhưng dứt khốt.

Để xác định cho mình một quan điểm sống viết đúng đắn Nam Cao đã phải trải qua
khơng ít những dằn vặt, băn khoăn. Nam Cao đã mạnh mẽ tìm cho mình một lối đi
riêng và tuyên bố quan niệm nghệ thuật của mình qua các truyện ngắn đặc sắc trước
cách mạng Tháng Tám, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh tuy không rộng lớn và đồ
sộ, nhưng rất mực chân thực về cuộc sống trong xã hội thực dân phong kiến, thể hiện
sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của lớp tiểu tư sản và những người nơng dân
nghèo. Tác phẩm đánh dấu q trình chuyển biến của Nam Cao đó là “Chí Phèo”. Với
tác phẩm này nghĩa hiện thực được khẳng định của Nam Cao và sự nghiệp văn học của
ông cũng bắt đầu từ chuyện ngắn này.
Tác phẩm “Giăng Sáng” xuất bản năm 1943 được đánh giá như một tuyên ngôn
nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng Tháng Tám.
Nam Cao luôn trăn trở, suy tư về bản thân, cuộc sống và nghệ thuật. Vì thế từ những
chuyện nhỏ nhặt thường ngày, Nam Cao nêu lên được những vấn đề xã hội lớn lao,
nhiều bài học triết lí sâu sắc. Với mình thì khiêm nhường, với người thì trân trọng.
Trong các nhà văn học hiện thực trước cách mạng Nam Cao là một trong những người
có ý thức nhất và có phát biểu một hệ thống tun ngơn nghệ thuật thơng qua các tác
phẩm có màu sắc luận đề như “Trăng Sáng”. “Đời Thừa”, “Tư Cách Mõm”, “Sống
Mịn”…Ơng khơng có một bài viết, hay tiểu luận nào bộc lộ rõ quan điểm sáng tác của
mình. Chính vì vậy quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao được thể hiện thơng
qua truyện ngắn có tính luận đề. Trong đó nhân vật là người phát ngơn cho quan điểm
nghệ thuật của ông.
1 Quan điểm giữa nghệ thuật và cuộc sống
Đây là một trong những quan điểm tiến bộ và rất tích cực của nhà văn Nam Cao.
Ông quan điểm rằng“cần phải đặt cuộc sống cao hơn nghệ thuật”, nghệ thuật xuất phát
3


từ hiện thực cuộc sống, chứ không phải là những thứ xa vời với thực tế. Vì cuộc đời là
nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Theo Nam Cao người cầm bút không được
trốn tránh sự thật, mà hãy đứng vào trong lao khổ, mà hãy mở hồn ra đón tất cả vang

động của đời. Từ đó tun ngơn nghệ thuật “vị nhân sinh” được ơng khẳng định qua
tác phẩm Giăng Sáng :“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là nỗi đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than” . Đây là câu nói trở thành “bản tun ngơn nghệ thuật” của chính nhà văn, đã
đánh dấu bước ngoặc trong sự nghiệp cầm bút của mình. Quan điểm này của Nam Cao
cũng giống với quan điểm của các nhà văn hiện thực phê phán. Vũ Trọng Phụng trong
cuộc tranh luận với các nhà văn Tự Lực Văn Đồn “Các ơng muốn tiểu thuyết cứ là tiểu
thuyết, cịn với tơi tiểu thuyết là sự thật ở đời”. Tóm lại là nghệ thuật phải bắt nguồn từ
cuộc sống hiện thực, phải phục vụ cho đời sống của con người.
Một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng phải gắn bó với đời sống, phải
nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn, thống khổ của nhân dân và phải lên tiếng vì họ. Ơng đã
xác định điều này từ rất sớm, khi nhìn vào cuộc sống và tình hình đất nước. Trong thời
kỳ đất nước khó khăn, đời sống nhân dân lầm than. Chế độ thực dân nửa phong kiến
thối nát. Với thực tế đó, đòi hỏi người cầm bút – những người được gọi là tầng lớp tri
thức phải tham gia vào đấu tranh. Đó là lên án những bất cơng trong xã hội, phản ánh
hiện thực đau khổ của người dân để đồng cảm, xót thương cho số phận của họ. Họ bị
cả xã hội rẻ rúng, bị đẩy vào bước đường cùng nên trở nên lưu manh, tha hóa. Bi kịch
của họ chính là do chế độ thối nát phong kiến, họ đã bị đàn áp bóc lột dã man.
Như “Chí Phèo” là nhân vật điển hình cho tấn bi kịch khơng lối thốt. Ơng đã tìm
ra được ngun nhân dẫn tới bi kịch của Chí là do xã hội thực dân. Chính cảnh tù đầy
đã thay đổi về cả ngoại hình và nhân tính khiến Chí trở thành tay sai, cơng cụ gián tiếp
cho bọn thực dân gây ra biết bao nhiêu cảnh đổ máu, tội ác không thể dung thứ. Hoặc
đổ máu chính mình là rạch mặt, ăn vạ hoặc đổ máu người khác bằng gây gổ, đâm thuê,
chém mướn. Ngày nào Chí cũng trượt dài trên các cơn say triền miên, không lúc nào
tỉnh. Tất cả những hành động ngỗ ngược ấy là biểu hiện phản ứng gay gắt của một con
người đã đi đến bước đường cùng để liễu lĩnh tồn tại. Để rồi đến khi chết Chí vẫn khao
khát có được một cuộc sống bình thường“Ai cho tao lương thiện”. Câu nói của nhân
vật cũng chính là suy nghĩ của nhà văn, ông đề cao quyền sống của con người. Đồng
4



thời Nam Cao cũng không ngần ngại vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị
như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống của con người trở nên bị thảm, khốn cùng. Từ đó
nhà văn khẳng định nỗi khổ lớn nhất của con người không phải là sự thiếu thốn về vật
chất mà là nỗi khổ về tinh thần khi bị đồng loại ruồng bỏ.
Bên cạnh lên tiếng vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến, Nam Cao cũng
đã tái hiện rất chân thực đời sống cơ cực của Lão Hạc – người nông dân hiền lạnh, giàu
tình thương con nhưng phải chết trong vật vã và tuyệt vọng.
Nam Cao đã đưa tất cả sự thật đời sống đó vào văn chương. Ơng đi sâu vào khám
phá hiện thực bằng con mắt lạnh lùng và tỉnh táo, nhà văn khơng né tránh bất kì mặt
xấu nào của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả. Như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
từng viết: “Không ai nhìn đời bằng con mắt ác như Nam Cao nhưng cũng khơng ai
nhìn đời bằng con mắt tình thương như Nam Cao”.
Một loạt các tác phẩm như Giăng sáng, Đời Thừa cho ta thấy rõ được sự tàn nhẫn
của tầng lớp tri thức nghèo, phải vật lộn với sinh kế rơi vào hồn cảnh “sống mịn” và
“chết mịn”. Đây có lẽ là đề tài ám ảnh và trăn trở nhất của Nam Cao. Ông tập trung
miêu tả cuộc khủng hoảng tinh thần của những người tri thức nghèo. Bi kịch đầu tiên
mà cuộc đời dành cho những con người ấy là “ bi kịch vỡ mộng”. Đó có thể là những
nhà văn như Nam Cao phải vật lộn trong cuộc đấu tranh giữa lương tâm, nghệ thuật và
nhu cầu cơm áo. Là khát vọng khao khát được sống với đam mê, để cầm bút viết lên
những trang viết hay nhưng lại bị gánh nặng cơm áo hàng ngày bóp nghẹt. Sự túng
quẫn chật vật trong cái nghèo đã khiến cho những hồi bão, ước mơ của họ chết dần,
chết mịn theo năm tháng.
Điền trong“Giăng sáng” không chút nào không phải nghĩ đến tiền. Trong đầu Điền
đầy những lo lắng lắng nhỏ nhen. Đôi khi nhớ lại cái mộng xưa, Điền lại thở dài. Điền
tự an ủi có tiền rồi hãy viết. Nhưng Điền chẳng bao giờ viết được nữa, bởi chắc chắn là
suốt đời Điền khơng có tiền.
Thứ trong “Sống mịn” trong cảnh sống ở trường tư ngoại ơ, ban đầu nuôi ước vọng
cải tạo trường, mong đem lại một cái gì đó có ích cho đời. Nhưng chẳng bao lâu anh rơi
vào sự thất vọng, vì biết đó chỉ là ước mơ viển vông, không bao giờ thực hiện nổi.


5


Nam Cao cũng đã lý giải được bi kịch “ vỡ mộng” của những lớp người trí thức tiểu
tư sản. Đó chính là xã hội thực dân phong kiến thối nát đã dập tan những ước mơ, dự
định tươi đẹp của họ.
Từ đó Nam Cao đã khẳng định nghệ thuật không nên lãng mạn, xa rời thực tế mà
phải luôn bám sát vào đời sống của con người. Vì nghệ thuật sinh ra từ chất liệu cuộc
sống và quay lại phục vụ con người, phục vụ cuộc sống.
2 Nghê thuật đồng nghĩa với sự sáng tạo
Với Nam Cao văn chương chính là hiện thực cuộc sống. Chính bởi điều này chúng
ta bắt gặp trong những trang viết của ông là những phận người rất đời thực, những câu
chuyện thật xuất phát từ chính cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, tính hiện thực phải
được kể một cách sáng tạo và mởi mẻ chứ khơng rập khn, máy móc. Ơng quan niệm
đã là một nhà văn thì cần phải tạo cho mình một lối đi riêng, nghệ thuật chân chính
khơng bao giờ được đi theo lối mòn cũ và lặp lại các nhà văn khác. Là một nhà văn có
nhân cách, là phải có trách nhiệm với ngịi bút của mình. Điều này có thể thấy trong
tun ngơn nghệ thuật của nhân vật Hộ (Đời Thừa): “ Văn chương không cần những
người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những
ai biết đào sâu, tìm tịi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”.
Đúng vậy chỉ có những thứ văn chương nơng cạn mới rập khn sẵn có, văn chương
thật sự phải dung nạp những điều mới mẽ, bản chất đích thực của văn chương phải là
sáng tạo. Nghệ thuật là cả một quá trình chọn lọc, nghiền ngẫm, khám phá, vì vậy để
mỗi nhà văn cũng như các tác phẩm của mình muốn có chỗ đứng thì phải có tính mới
sáng tạo ở cả nội dung và hình thức.
Nam Cao khơng hạ mình bắt chước ai, khơng nói những cái người ta đã nói, khơng
đi theo những cơng thức, những lối mịn có sẵn. Nhà văn cũng khơng uốn cong ngịi bút
của mình theo thị hiếu của độc giả đương thời lúc đó đang rất say xưa với những tiểu
thuyết lãng mạn. Ơng đã mạnh mẽ tự tìm cho mình một lối đi riêng đó chính là sự sáng

tạo không ngừng được thể hiện rất rõ qua nội dung tư tưởng của mình.
M.Prut cũng cho rằng: “Một cuộc thảm hiểm thật sự khơng phải ở chỗ tìm vùng đất
mới mà cần đôi mắt mới”. Đúng vậy nghệ thuật không phải là sự mô phỏng, sao chép
hiện thực một cách giản đơn mà là sự tái tạo hiện thực theo lăng kính chủ quan của

6


người nghệ sĩ để. Sự sáng tạo của Nam Cao được thể hiện cả hai phương diện về nội
dung và nghệ thuật.
Nhà văn chọn một đề tài không mới là viết về người nông dân trước cách mạng,
mảnh đất đã được nhiều người“cày xới” nhưng Nam Cao vẫn có cách nhìn riêng, phát
hiện ra những điều nhức nhối của hiện thực. Nam Cao cố tìm ra “con người trong con
người” khơi được những nét nhân văn, nhân bản nhất từ trong con người bị mất đi
quyền sống.
Nhân vật Chí Phèo không phải là một thành phần số nhỏ mà đây là một nhân vật
đại diện có tính điển hình cho một bộ phận người nơng dân bị tha hóa về cả nhân hình
lẫn nhân tính mà chỉ có ở giai đoạn này. Nam Cao đã sớm phát hiện ra họ là kết quả của
xã hội ngột ngạt, bế tắc. Ngoài việc vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội ngột ngạt, ảm đạm
nhà văn đã đào sâu và lí giải được con đường biến Chí Phèo trượt dài trên con đường
tha hóa.
Nhà văn đã phát hiện, ngợi ca và trân trọng nâng niu những phẩm chất cao quý của
người nông dân. Ơng ln đặt niềm tin sâu sắc vào nhân tính tốt đẹp của con người sẽ
khơng bao giờ bị mất đi dù trong mọi hồn cảnh. Đó là vẻ đẹp phẩm chất của Chí Phèo
ẩn sâu vẻ bề ngồi đáng sợ, hung dữ, nhà văn đã phát hiện ra bản chất lương thiện, hiền
lành của Chí, niềm khao khát được trở về với con đường lương thiện. Chính cuộc gặp
gỡ định mệnh với Thị Nở đã giúp Chí nhận ra được nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống.
Những âm thanh cuộc sống đã trỗi dậy một thời ước mơ giản dị như bao người nơng
dân khác“ một gia đình nhỏ, chồng quốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, có dần vốn thì ni
lợn…”. Chí khao khát hạnh phúc lứa đơi, khát vọng được làm người lương thiện, có

tinh thần phản kháng.
Thị Nở là nhân vật mang tính điển hình cho những người phụ nữ có ngoại hình xấu
xí những vẫn ln có những phẩm chất tốt đẹp bên trong đó là giàu tình thương, có trái
tim nhân hậu, khao khát mong muốn có được tình u và hạnh phúc.
Đối với các nhân vật trí thức tiểu tư dù họ phải đối mặt với tấn bi kịch “sống mà
như đã chết” nhưng họ không trải dài mãi trên nỗi đau bị kịch ấy, họ biết dừng lại đúng
lúc để đấu tranh, vẫn giữ được niềm đam mê với văn chương. Cái kết thúc của “ Giăng
Sáng” đó là cảnh Điền vẫn ngồi viết văn giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng
léo xéo địi nợ đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của người người láng giềng ban đêm mất
7


gà. Điền mở rộng tâm hồn mình đón nhận tất cả những vang động của cuộc sống xunh
quanh mình.
Bằng chính quan niệm nghệ thuật của mình Nam Cao đã đặt ra yêu cầu cho người
cấm bút đó là muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và khẳng định mình phải sáng tác nên
những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân, phải mang đến cho độc giả những
cách thức mới mới mẻ và sáng tạo.
3 Đánh giá cao vai trị, vị trí của văn chương trong tác động xã hội con người
Văn chương góp phần cải tạo và thúc đẩy cuộc sống, một thứ văn chương không
nhằm thỏa mãn cơng danh mà là có ích cho đời. Một tác phẩm có giá trị trước hết phải
vì con người, quan tâm đến cuộc sống con người. Ông đã nhận thức rất rõ điều này
thông qua tuyên ngôn của nhân vật Hộ ( Đời Thừa) :“Một tác phẩm có giá trị phải vượt
lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả lồi người. Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lịng thương, tình bắc ái, sự cơng bằng. Nó làm cho con người gần người hơn”.
Đọc tác phẩm của Nam Cao ta thấy những trang viết của ông tưởng như lạnh lùng
khách quan nhưng thật ra ẩn chứa niềm đồng cảm, thương xót những nỗi đau bất hạnh
của con người qua các tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời Thừa, Giăng Sáng…
Ngoài việc nhà văn dũng cảm vạch trần hiện thực xã hội đã đẩy con người đến tấn bi

kịch khơng lối thốt. Nhưng thế vẫn chưa đủ đối với sáng tác của nhà văn. Trong bức
tranh hiện thực được tác giả vẽ lại cịn có cả một trái tim ấm áp của nhà văn đồng cảm
với chính nhân vật của mình. Như nhà văn Sê – Khốp đã khẳng định: “Một nhà nghệ sĩ
chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”.
Tư tưởng nghệ thuật đã chi phối sáng tác của Nam Cao là mối ưu tư của tính người
trong một thực tại phi nhân tính. Nam Cao coi tình thương là cốt lõi của tính người và
tình người ở con người. Trong bất kì một tác phẩm chân chính nào giá trị hiện thực
cũng đi kèm với giá trị nhân đạo. Với Nam Cao tác phẩm càng xuất sắc thì hai tư tưởng
này phải thấm đượm vào nhau Chí Phèo cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Một mặt
Nam Cao miêu tả quá trình tha hóa của Chí Phèo do hồn cảnh xã hội tạo nên, nhưng
mặc khác đôi mắt sắc xảo và trái tim nhân đạo ấy Nam Cao đã có cái nhìn là cảm thông
với cuộc sống nghèo khổ trước hết là trân trọng những khát vọng về ước mơ cuộc sống
tốt đẹp của con người, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người luôn tồn tại trong bất
8


cứ hồn cảnh nào. Chí Phèo dù bị xã hội vùi dập nhưng ở sâu bên trong tâm hồn Chí
vẫn còn những phẩm chất tốt đẹp, chỉ cần một chút tình thương chạm khẽ là có thể sống
dạy một cách mãnh liệt. Thị Nở dù có hình hài xấu xí đến “ma chê quỷ hờn” kì diệu
thay lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã soi sáng vào chỗ tối tăm của Chí Phèo, thắp sáng
một trái tim đã bị ngủ quên sau bao ngày tháng bị vùi dập. Thị là người khiến cho Chí
cảm nhận được chút tình thương, đánh thức tính thiện trong con người Chí.
Nam Cao đã bộc lộ được tư tưởng chính đáng của mình đó là dù trong hồn cảnh
như thế nào thì tình u thương vẫn luôn tồn tại. Dưới tôn chỉ nghệ thuật của Nam Cao,
tình u chân chính cũng như là đơi cánh nâng đỡ con người lên khỏi cái địa ngục trần
gian, giải thoát cho những con người tầm thường lạc lối như Chí Phèo.
Nhân vật Hộ trong “Đời Thừa” anh luôn phải đè nặng trong nỗi lo gánh nặng cơm
áo gạo tiền để mưu sinh cuộc sống, Hộ trở nên bế tắc và vi phạm vào lí tưởng của nghề
viết Văn. Vì vậy khiến anh trở nên cáu kỉnh và lấy gia đình làm nơi trút hết những bực
bội ấy. Nhưng Hộ vẫn là một người giàu tình yêu thương, có khát khao và hồi bão với

cơng việc. Trong suy nghĩ của Hộ, Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hi sinh
tình u, khước bỏ mẹ con Từ để có thể đến gần với sự nghiệp văn chương, nhưng hắn
khơng thể từ bỏ lịng thương, có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhác, nhưng hắn vẫn còn được
là con người. Nam Cao đã phát biểu tư tưởng nhân đạo của mình qua suy nghĩ của nhân
vật Hộ: “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lịng ích kỷ.
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đơi vai của mình”. Đúng vậy con người
khơng có tình u thương đồng loại thì chỉ là một “thứ qi vật” khơng đáng gọi là
người.
Muốn viết được những tác phẩm có giá trị, địi hỏi nhà văn phải có con mắt nhìn đời
nhạy bén, một trái tim hiểu đời, hiểu người. Nhà văn trở thành sứ mệnh đào sâu vào
cuộc đời.
4 Đề cao vai trò trách nhiệm của nhà văn trong xã hội
Văn chương đi lên từ hiện thực, ảnh hưởng tới cuộc sống. Bởi vậy khi cầm bút viết
ra bất cứ điều gì nhà văn cũng phải suy xét cẩn thận và tận tâm, phải có trách nhiệm
với những gì mình viết, viết bằng cả trái tim và khối óc của mình. Trong “Đời Thừa”
Nam Cao đã viết:“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng
sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Đây là một quan điểm đúng đắn đối
9


với Nam Cao, thể hiện quan niệm nghệ thuật ông coi việc lao động nghệ thuật là cả
một quá trình nghiêm túc, và công phu. Đồng thời đầy cũng là một lời cảnh tỉnh cho
người cầm bút.
Ông cũng cho rằng “Sống rồi hãy viết, hãy hịa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân
dân”. Một khi nhà văn đã cầm bút để vẽ lên một nhân vật nào đó, thì địi hỏi phải tìm
hiểu về cuộc sống, tính cách và những điều sâu xa trong tâm hồn của họ. Đôi mắt nhà
văn phải nhìn mọi việc một cách đa chiều trên nhiều phương diện khác nhau của cuộc
sống. Nếu viết về đề tài người nông dân, nhà văn cũng trải qua cuộc sống đó, mới có
thể hiểu hết những ngóc ngách trong cuộc sống.
Niềm say mê với văn chương được biểu hiện rõ qua nhân vật Hộ “Đời Thừa”. Hộ

là một nhà văn vừa mẽ văn vừa tự hào về cái nghề cầm bút của mình. Mỗi lần đọc được
đoạn văn hay, một câu văn hay Hộ đều “ ngẫm nghĩ và để cho cái khối cảm ngân ra
trong lịng”. Với Hộ, văn chương là một món ăn tinh thần vô giá. Mỗi lần đọc được một
đoạn văn hay, cảm được cái hay của văn chương “thì dẫu ăn một món ngon đến đâu
cũng khơng thích bằng. Sướng lắm!”. Hộ sẵn sàng cam chịu đời sống khổ cực thiếu
thốn để thực hiện sứ mệnh văn chương của mình nhưng rồi anh cảm thấy xấu hổ khi
đọc lại những bài văn viết vội của mình, anh trách móc, giận dữ bởi vì sự cẩu thả trong
văn trương của anh đã đi ngược lại với lí tưởng và trách nhiệm của người cầm bút.
Nhân vật Điền “ Giăng Sáng” là một người đam mê văn chương, chấp nhận hồn
cảnh khó khăn để theo đuổi lí tưởng cho riêng mình. Anh đã sẵn sàng bỏ công việc mấy
trăm đồng, để theo cái nghề văn chương chỉ có giá năm đồng.
5 Quan điểm duy vật về mối quan hệ giữa tính cách và hồn cảnh
Hồn cảnh có tác động rất mạnh mẽ, có những tác động sâu sắc đến tính cách nhân
vật. Điều này khơng chỉ thuộc về cuộc sống mà cịn nằm trong nguyên tắc sáng tác đòi
hỏi nhà văn phải nắm chắc và tuân thủ khi xây dựng hệ thống nhân vật của mình. Với tư
cách là một nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao đã thực hiện hiệu quả quan điểm này
trong hàng loạt các sáng tác của ông. Hai truyện ngắn “Tư Cách Mõm”,“Sao lại thế
này” là hai truyện ngắn có tính luận đề chứng minh cho quan điểm này
Nam Cao cho rằng hồn cảnh nó quyết định ý thức của con người, ngoài cả ý muốn
của con người. Đồng thời tính cách của nhân vật cũng chỉ thực sự có ý nghĩa khi đặt

10


trong mối quan hệ với những hoàn cảnh cụ thể. Bởi một tính cách khơng thể phát triển
tự thân và thốt li hồn cảnh.
Ơng thấy được sự tác động của hoàn cảnh đối với nhân vật rất rõ. Điều này được thể
hiện rõ hơn trong truyện ngắn “Chí Phèo”. Khởi điểm cuộc đời Chí Phèo là một người
khơng cha, khơng mẹ. Chí được người anh thả ống lươn nhặt về và đem bán cho một
gia đình bác phó cối khơng con. Mặc dù bị mua đi bán lại nhưng ít ra Chí Phèo cũng

được sống trong bàn tay cưu mang của những người lao động. Sự đùm bọc của những
tấm lịng đầy nhân nghĩa ấy đã gieo vào lịng Chí những tình cảm tốt đẹp. Chí cũng như
bao người nơng dân khác là một người lương thiện, cũng có những ước mơ về một gia
đình giản dị. Khi trưởng thành Chí là một anh thanh niên khỏe mạnh, hiền lành, nhút
nhát và chăm chỉ làm ăn. Chí cịn là một người có lịng tự trong khi bị bà Ba vợ Bá
Kiến mồi chài, Chí nhận thức rõ đó là việc sai quấy. Cũng chính từ lúc này Chí bị Bá
Kiến xơ đẩy vào con đường tù đã biến Chí thay đổi cả ngoại hình và tính cách. Từ đó ta
có thể thấy rõ được sự tác động của hoàn cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của
nhân vật. Từ một anh nơng dân lương thiện Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Hồn cảnh trong mơi trường đã tác động đến tính cách rất rõ nét, thậm chí nó chính
là ngun nhân chính đẩy cuộc đời của những người nơng dân hiên lành như Chí rơi
vào bi kịch tha hóa. Tha hóa tính cách trước hồn cảnh là hiện tượng phổ biến của
người nông dân ở làng quê Việt Nam trước cách mạng.
Khi viết về đề tài tiểu tư sản tri thức nghèo, Nam Cao cũng phát hiện ra sự tác động
mạnh mẽ ghê gớm của hồn cảnh tới tính cách của con người. Nhân vật Hộ trong “Đời
Thừa” ban đầu cũng là một người hiền lành, cưu mang mẹ con Từ vì tình thương nhưng
khi lập gia đình, gánh nặng cơm áo gạo tiền đã khiến tính cách con người Hộ trở nên
thay đổi hồn toàn. Hộ trở thành một người vũ phu, đánh đập vợ con, Hộ phản bội lí
tưởng về sự nghiệp văn chương của chính mình. Hộ đã giẫm đạt lên lương tâm và trách
nhiệm của một người cầm bút khi phải viết những trang sách vội để kiếm tiền. Chính
hồn cảnh ấy là nguyên nhân tạo nên bi kịch “vỡ mộng” của người tri thức.
Tất cả mọi nhân vật từ người nông dân đến tri thức họ đều bị ảnh hưởng của hoàn
cảnh đời sống. Trước hoàn cảnh xã hội họ khơng cịn là mình nữa, đó là hiện thực đau
xót của con người trước cách mạng.
III Kết luận
11


Suốt cuộc đời Nam Cao luôn trăn trở, luôn dằn vặt ln có những suy nghĩ về cuộc
sống và nghệ thuật. Ơng là một trong số ít những nhà văn lúc bấy giờ nhận thức được

một cách khá sâu sắc, tồn diện về vai trị, trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống,
đối với xã hội như vậy. Dù xuất hiện muộn nhưng là một trong những người ưu tú và
đỉnh cao với hệ thống các quan điểm về nghệ thuật của Nam Cao đã giúp ông trở thành
một trong những nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam
(1930 – 1945).
Các quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng Tháng Tam đã đóng góp
vào tiến trình hiện đại hóa văn học. Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng những tác phẩm
và quan điểm của nghệ thuật của Nam Cao vẫn ln có giá trị trường tồn bên vững.
Đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu tìm tịi.
IV Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phan Cự Đề, Trần Định Hựu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoàng Khung, Lê Chí
Dũng, Hà Văn Đức (2009), Văn họ Việt Nam ( 1900 – 1945), NXB Giáo Dục, Hà
Nội.
2. T.S Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam
những năm 1930 – 1945, NXB Thanh Niên.
3. Sự tác động hồn cảnh đối với tính cách nhân vật trong một số sáng tác trước
cách mạng của Nam Cao: />4. Bình luận phong cách sáng tác và quan điểm nghệ thuât của Nam Cao:
/>5. Đời thừa - một tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám:
/>
12



×