Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHÂN TÍCH, SO SÁNH CÁC HÌNH TƯỢNG TRONG NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC LUYỆN THI ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.49 KB, 14 trang )

BÁT CHÁO HÀNH VÀ BÁT CHÁO CÁM
1. Hình ảnh bát cháo hành:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở
vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau
hơm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình u muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hờn Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân
vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát
được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện.
Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính
cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hố của tình
người.
2. Hình ảnh nồi cháo cám:
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu
mới của gia đình bà cụ Tứ.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Đối với gia đình Tràng, nời cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa
tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt
của người nông dân trong nạn đói 1945.
+ Qua chi tiết nời cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ:
Bà cụ Tứ gọi cháo cám là ” chè khoán”, bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con ->> là
người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nời cháo cám là nời cháo của tình
thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hồn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu
mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói tồn chuyện vui, đem nồi cháo cám


ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.
Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nời cháo cám nhưng người
con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lịng mẹ chờng. Chứng tỏ, Thị khơng
cịn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia
đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.
– Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả
Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.
3. So sánh:
– Giống nhau:
+ Cả 2 hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp.
1


+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần
đầu tiên Chí được cho mà khơng phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở
nên rẻ mạt.
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu
thương con người của các nhà văn.
– Khác nhau:
+ Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội
đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn
bạo, vơ nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà
văn Nam Cao.
+ Nời cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp
của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh.
Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng. Như vậy ở Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy
tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4. Lí giải sự giống và khác nhau đó:
+ Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945

+ Có sự khác nhau đó là do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn . Nam Cao có
cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nơng dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin
tưởng vào tương lai tươi sáng
THỊ VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất : Nhân vật người vợ nhặt
– Giới thiệu chung : Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt vẫn là một
trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối
đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu :
+ Phía sau tình cảnh trơi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người hiểu biết, ý tứ.(dẫn chứng)
+ Bên trong vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏn lại là một người phụ nữ hiều hậu, đúng mực,
biết lo toan. (dẫn chứng)
2. Làm rõ đối tượng thứ hai : Nhân vật người đàn bà hàng chài
– Giới thiệu chung : Là nhân vật chính, có vai trị quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác
phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong,
giữa thân phận và phẩm chất.
– Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu.
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thơ kệch là một tấm lịng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức
hi sinh. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng
cỏi. (dẫn chứng)
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. (dẫn chứng)
2


3. So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và
hình thức nghệ thuật :
– Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều

khắc họa bằng những chi tiết chân thực…
– Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một
nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp
được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng
gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình.
4. Lí giải sự khác biệt :
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến
cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một
hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)
+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng phức tạp
(Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
THỊ NỞ (CHÍ PHÈO) VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
(CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA)
1.Giống nhau: Đều là những con người có vẻ ngồi xấu xí, có một số phận bất hạnh nhưng lại
luôn luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
2. Khác nhau:
- Thị Nở được miêu tả chủ yếu qua những hành động, suy nghĩ của một người phụ nữ chứa
đựng tình u thương đối với đờng loại của mình trước sự khó khăn cơ độc. Cịn người đàn bà
hàng chài lại được miêu tả chủ yếu qua hành động suy nghĩ của một người mẹ từng trải và hết
lòng yêu thương con
- Nếu Thị Nở là nạn nhân của giai cấp thống trị, của những hủ tục trong xã hội thực dân nửa
phong kiến, bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, bị cơ độc ngay giữa đờng loại của mình thì người
đàn bà hàng chài cuộc đời đau khổ lại đến từ bạo lực gia đình, đến từ đói nghèo, lạc hậu.
- Nếu Thị Nở trước sức ép của giai cấp thống trị của định kiến xã hội đã đầu hàng, bỏ mặc cái
hạnh phúc, cái tình người nhỏ bé trong mình thì người đàn bà hàng chài lại khác, chị đang
chống lại tất cả để bảo toàn hạnh phúc gia đình mình trước sóng gió của cuộc đời
- Nếu Thị Nở chỉ có tình u thương thì người đàn bà hàng chài cịn có sự từng trải, thấu hiểu
lẽ đời qua câu chuyện ở tòa án
3. Lý giải sự khác nhau
- Phong cách nghệ thuật: Nam Cao là bậc thầy của phong cách hiện thực phê phán thì Nguyễn

Minh Châu lại là nhà văn của những chiết lý, suy tưởng về cuộc sống con người.
- Sự ảnh hưởng của Đảng cộng sản tới văn học: Trong Chí Phèo của Nam Cao cuộc sống
người dân vô cùng khổ cực bởi chưa có ánh sáng của Đảng cịn trong “Chiếc thuyền ngồi xa”
đã có sự lãnh đạo của Đảng nhưng tuy nhiên lúc này Đảng, cách mạng còn non trẻ nên chưa
hiểu hết cuộc sống của người dân

3


NGHỆ SĨ PHÙNG (CHIẾC THUYỀN NGỒI XA) VÀ
VŨ NHƯ TƠ (VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI)
Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta khơng
thể khơng nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ cùng
hướng đến quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm đó được thể hiện qua hình tượng hai nhân vật
Phùng trong Chiếc thuyền ngồi xa và Vũ Như Tơ trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Hai nhà
văn đã xây dựng lên hai nhân vật có nhiều nét tương đờng một cách trùng hợp và tài tình.
Cũng nhờ như thế mà hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người đều được họ tìm thấy
và nâng tầm giá trị.
Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lịng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ
vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Tuy được viết vào hai bối
cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tờn tại khác nhau và phong cách của hai nhà văn
cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều đã bóc trần được cái nhìn về nghệ thuật. Nghệ thuật
là cái đẹp của cuộc sống nhưng khơng phải lúc nào nó cũng đẹp. Ngồi ra, nghệ thuật chân
chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống , địi hỏi
người nghệ sĩ phải biết tìm tịi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nếu
nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ
Như Tơ hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng Nghệ sĩ chân chính cũng
giống như nghệ thuật chân chính và nghệ thuật ln phải vì nhân sinh khơng chỉ bó hẹp nghệ
thuật vì nghệ thuật.

Như Tố Hữu đã từng tâm sự:
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xơ sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường
tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp
cao, dùng ngơn từ và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, đó chính là cái tài mà
khơng dễ ai có được.
NHÂN VẬT TNÚ ( RỪNG XÀ NU -NGUYỄN TRUNG THÀNH) VÀ NHÂN VẬT VIỆT
(NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - NGUYỄN THI)
Nét tương đồng :
• Là con người của thời đại, gánh chịu bao đau thương mất mát trong chiến tranh (Tnú mất
vợ con, bị đốt 10 đầu ngón tay, Việt mất ba má)
• Hừng hực lịng căm thù giặc sâu sắc và tình u gia đình, tình u làng xóm, tình yêu
nước.
• Anh dũng kiên cường, sẵn sàng chiến đấu hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập
dân tộc.

4


• Là những mắt xích quan trọng trong sự tiếp nối các thế hệ, tiếp nối truyền thống của dân
tộc.
Nét khác biệt
Ở nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu:
- Tnú được khắc họa trong sự gắn bó với bn làng.
- Nhân vật mang đậm dấu ấn hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm sử thi, huyền
thoại của đồng bào dân tộc miền núi (Tnú hiện lên trong lối kể trường ca, kể khan của đồng
bào Tây Ngun; Cuộc sống gắn bó với bn làng: ngơn ngữ, hành động);

- Nhân vật Tnú được khắc họa trong sự soi chiếu với hình tượng Rừng xà nu ở lớp cây trưởng
thành. Qua đó tác giả gửi gắm tư tưởng chủ đề tác phẩm: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo".
Ở nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình:
- Việt được khắc họa trong mối quan hệ gia đình
- Nhân vật này gần gũi với cuộc sống đời thường, mang các đặc điểm, phẩm chất của một cậu
con trai mới lớn (tinh nghịch, hồn nhiên có khi vơ tâm). Song bản lĩnh của nhân vật này lại
được thể hiện ở cảnh tranh nhau ghi tên đi đánh giặc, trả thù cho ba má và ở tinh thần đấu
tranh kiên cường lúc bị thương phải nằm lại chiến trường.
- Nhân vật Việt góp phần thể hiện tư tưởng của Nguyễn Thi trong ngợi ca phẩm chất anh
dũng, kiên trung của những người con trong một gia đình, của đờng bào Nam Bộ nói riêng và
nhân tộc Việt Nam nói chunG.
Lý giải sự khác biệt :
- Có khác biệt ấy là bởi mục đích sáng tác và tư tưởng chủ đề khác nhau: Rừng xà nu được
sáng tác để cỗ vũ chiến đấu, trở thành Hịch tướng sĩ thời chống Mĩ, cịn Những đứa con trong
gia đình chủ yếu để ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Sự khác biệt trong văn hóa vùng miền (Tây Nguyên và Nam Bộ), trong lối suy nghĩ, lối viết
của các nhà văn.
TNÚ (RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH) VÀ
A PHỦ (VỢ CHỒNG A PHỦ - TƠ HỒI)
Nguyễn Trung Thành và Tơ Hồi là hai nhà văn gắn bó mật thiết với cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc ta. Điểm chung của hai nhà văn là đều có những tác phẩm ngợi
ca truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng của
nhân dân ta. Tuy cả hai tác giả đều nói về người dân trong cuộc kháng chiến nhưng mỗi nhà
văn lại xây dựng nhân vật với những đặc điểm riêng. Tnú trong “Rừng xà nu” và A Phủ trong
“Vợ chồng A Phủ” là hai nhân vật tiêu biểu. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng:Ở Tnú khơng có
vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính
chỗ A Phủ dần khép lại.
1. Giải thích:
– Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng – mục đích cao nhất của cuộc sống.

– Nhân vật A Phủ của Tơ Hồi được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận
thức lý tưởng. Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngày khi anh còn nhỏ.
5


→ Ở Tnú khơng có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú
được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Có nghĩa Tnú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những
bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ.
2. So sánh :
a. Nét tương đồng
* Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:
– A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc.
– Tnú sinh tại vùng đất Tây Ngun đầy nắng và gió.
* Đều mồ cơi:
– Cha mẹ A Phủ mất trong dịch đậu mùa khi đó cậu chừng 10 tuổi. Lần lần đi làm thuê cho
nhà người.
– Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng STrá nuôi dưỡng.
* Lớn lên đều là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng:
+ A Phủ được ví như con trâu tốt trong làng.
+ Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom.
* Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng:
– A Phủ
+ Chống lại A Sử – con quan khi hắn phá cuộc chơi → không sợ cường quyền.
+ Sau khi được Mị cắt dây cởi trói, chạy đến vùng Phiềng Sa, được người cán bộ A Châu giác
ngộ, anh đã là du kích hoạt động rất tích cực.
– Tnú:
+ Gan góc quả cảm ngay từ nhỏ (Chi tiết: Nuôi giấu cán bộ, nuốt thư khi bị bắt)
+ Chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.
+ Mặc dù chịu nhiều đau thương: vợ con mất, bàn tay bị đốt nhưng anh vẫn đi lực lượng cầm
vũ khí chiến đấu.

b. Sự khác biệt :
A Phủ
* Cảnh ngộ của A Phủ rất đáng thương.
– A Phủ mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ
– Nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu
– Kiếp sống nô lệ ngựa trâu cho nhà thống lí.
* Tính cách của A Phủ rất đặc biệt:
– Gan góc, có ý thức phản kháng mỗi khi khơng chịu nổi điều gì (chi tiết: đánh A Sử; để hổ
bắt mất một con bị, anh khơng van xin, khơng cầu cứu, đêm cúi xuống nhay đứt hai vịng dây
trói; khi được Mị cứu, anh quật sức chạy thốt)
– Tuy nhiên do bị đọa đày triền miên khiến trong anh cịn rơi vào tình trạng chấp nhận, cam
chịu(chi tiết: tập tễnh đi giết lợn phục dịch những kẻ vừa hành hạ mình; một mình rong ruổi
ngồi rừng mà khơng chạy trốn; nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói
mình) → thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh

6


sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ
đường vạch lối. Đến khi cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống.
→ Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó
làbước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ
Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng q
hương.
Tnú
– Khác với A Phủ, câu chuyện về cuộc đời của Tnú được mở ra từ chính câu chuyện về A Phủ
được khép lại.
+ Tnú mờ cơi nhưng được sống trong vịng tay u thương đùm bọc của dân làng Xô Man.
+ Được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ,
lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương.

→ Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ
có khi đã trải qua vơ vàn đau khổ, gian trn.
Vì thế, ở Tnú khơng cịn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và
phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ
– Tnú có một bi kịch đau đớn nhưng vượt lên hoàn cảnh đau thương, anh lên đường vào lực
lượng vũ trang tiếp tục chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
3. Đánh giá chung
– Tnú – người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng
quý. Anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
+ Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
+ Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
– Nhưng “Lớp cha trước, lớp con sau / Đã thành đờng chí chung câu qn hành” tất cả các
anh đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến
tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân
tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.
NGƯỜI LÁI ĐỊ (NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ) VÀ HUẤN CAO (CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ)
BÚT PHÁP CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC VÀ SAU CMT8
Ơng lái đị:
• Ơng là người anh hùng sơng nước.
• Ơng lái đị là nghệ sĩ tài hoa.
Huấn Cao
• Là một con người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng.
• Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóa mãnh
liệt đối với những con người có tấm lịng “biệt nhỡn liên tài”.
Nét chung:
• Nguyễn Tuân tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
7



• Vẫn là ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều ngành
văn hóa, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
• Vẫn sử dụng vốn ngơn từ hết sức tinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổ chức câu
văn đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng. Các phép tu từ được
nhà văn phối hợp vơ cùng điêu luyện.
Khác biệt:
• Trước Cách mạng tháng Tám, con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi là những
“con người đặc tuyển, những tính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, những nhân
vật tài hoa nghệ sĩ được Nguyễn Tuân miêu tả có thế tìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao
động hàng ngày của nhân dân.
• Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, ham mê thanh sắc,
thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái đẹp và nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng
tháng Tám, nhà văn nhạy cảm với con người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó.
Nhưng khơng cịn là một Nguyễn Tuân “nghệ thuật vị nghệ thuật” nữa. Ồng đã nhìn cái đẹp
của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nở sinh sôi đồng
thời lên án, tố cáo chế độ cũ, khẳng định bản chất nhân văn của chế độ mới.
• Khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, nhà văn hướng đến vẻ đẹp vang bóng một thời. Huấn
Cao được xây dựng từ ngun mẫu lí tưởng nổi bật trong hồn cảnh. Tâm hồn của HC là
người nghệ sĩ thư pháp tài hoa có tâm lương thiện trong hồn cảnh suy tàn. Nhà văn trân trọng
nét chữ của con người, của văn hóa trong thời tàn.
• Đến ơng lái đị, nhà văn xây dựng về người vơ danh hịa lẫn trong đám đơng, rất bình dị
thầm lặng. Cái đẹp bắt ng̀n từ trong lao động và phục vụ cho cuộc đời. Ông lái đị là sự kết
hợp giữa cơng dân và chiến sĩ.
TÍNH SỬ THI TRONG RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành.
Tác phẩm này có nhiều điểm đặc biệt so với các truyện ngắn cùng thời. Khi nói đến khái
niệm sử thi trong văn học hiện đại, người ta hiểu thuật ngữ này theo nghĩa rộng, tức là “tính
chất sử thi”. Rừng xà nu không chỉ mang đặc điểm của sử thi hiện đại mà cịn có dáng dấp của
“thể loại” sử thi cổ điển. Câu chuyên đã gợi cho người đọc nghĩ về một thế giới xa xưa với
phương thức sản xuất cổ truyền, với một bộ lạc sống trong núi rừng và đứng đầu là một vị thủ

lĩnh đức cao vọng trọng. Nhưng đề tài nổi bật nhất của các sử thi hiện đại vẫn là chiến tranh.
Hêghen cho rằng: “Tình huống phù hợp nhất với sử thi là các xung đột của trạng thái chiến
tranh. Thực vậy, trong chiến tranh, chính tồn bộ dân tộc đang vận động” (Mĩ học). Truyện
Rừng xà nu lại ra đời vào một thời điểm quan trọng: năm 1965, Mĩ đổ quân vào Việt Nam.
Bởi vậy, có thể nói, truyện ngắn này đã phản ánh một xung đột mang “tầm cỡ sử thi”.
Biểu hiện của tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu
• Bối cảnh câu chuyện là thời điểm mang tính bước ngoặt trong việc lựa chọn giữa hai
con đường “chết vinh hay sống nhục”. Dân làng Xô Man ủng hộ cách mạng. Giặc tàn sát dã
man, treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan, dùng “trận mưa cây sắt” để giết Mai và đứa trẻ sơ
sinh, đốt mười ngón tay Tnú… ‘Tức nước” ắt phải “vỡ bờ”, dưới sự lãnh đạo cùa “tù trưởng”,
các dũng sĩ của dân tộc Strá cầm giáo mác lao vào chém giặc. Thông qua nỗi đau ghê gớm của
8


Tnú và dân làng xỏ Man, tác giả muốn khẳng định con đường tất yếu của họ là đến với cách
mạng. Ngoài ra, cũng giống như chủ đề của nhiều sử thi khác, tác phẩm này có mục đích ơn
lại truyền thống hào hùng, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp và lòng dũng cảm của những anh hùng
đại diện cho lợi ích dân tộc và kêu gọi nhân dân sẵn sàng vùng lên đánh đuổi giặc thù (cụ Mết
kể lại cho mọi người, nhất là lũ trẻ nghe “kì tích” về anh hùng Tnú cũng là nhằm mục đích
đó).
• Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm
chất thơ của núi rừng Tây Nguyên.
Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể
hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu
hàng vạn cây”, thì kết túc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó
chính là bức tranh thiên nhiên tồn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng
của dân tộc ta.
Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: nhân cách hóa, ẩn dụ, tượng trương, so sánh, bi tráng
hóa… nhà văn đã dựng nên bức tranh rừng xà nu ở nhiều góc độ:
Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát do bom đạn của kẻ thù gây ra.

Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không bom đạn nào có thể khuất phục được (So sánh với
sức sống của con người Xô Man)
Cây xà nu ham ánh sáng, u tự do, ln vươn lên đón ánh nắng
Cây xà nu vững chãi với thế đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho cả dân
làng”.
“Một cây ngã cả rừng cây lại mọc
Người tiếp người đã mấy vạn mùa xn”
• Nhân vật chính của sử thi là những anh hùng có phẩm chất cao cả hiện thân cho lợi
ích cộng đờng. Tnú là người có đầy đủ những phẩm chất đẹp đẽ của dân làng và cách mạng.
Đức tính nổi bật nhất của anh là lịng dũng cảm. Tham gia cách mạng từ nhỏ, bị bắt, vượt
ngục, anh lại đến với cách mạng. Nhờ sự mưu trí và gan dạ mà anh hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao. Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay Tnú là một bằng chứng thiết thực
nhất về lòng trung kiên với cách mạng. Anh cịn có tình u thương sâu sắc. Vì thương vợ con
mà liều mình cứu vợ con, vì thương dân làng mà phải đi đánh giặc để dân làng được bình yên.
Đi chiến đấu, “nỗi nhớ day dứt lòng anh” là “tiếng chày chuyên cần, rộn rã” của dân làng. Có
thể nói, Tnú là người anh hùng thuộc về quần chúng. Nói như Biêlin xki: “Nhân vật của anh
hùng ca phải là người đại diện xứng đáng của tinh thần dân tộc”.
• Văn học cách mạng rất chú trọng đến vai trò của tập thể quần chúng.
Trong Rừng xà nu, nói đến sự thành cơng của cách mạng là phải kể đến vai trò của dân
làng, mà đứng đầu là cụ Mết. Tất cả họ đều “mn người như một” chung một lí tưởng, cùng
tự hào về truyền thống vẻ vang của buôn làng. Cụ Mết là hiện thân cho truyền thống bất khuất
đó. Qua các hoạt động và lời ăn tiếng nói của họ, ta thấy phảng phất hình ảnh của thời Đam
San, Xinh Nhã. Khi cộng đờng đã quyết làm chuyện gì thì khơng ai đứng ngoài. Ngay cả lối tư
duy cũng giống nhau. Một thằng Dục chết rời, cả dân làng cịn cố gắng giết nhiều thằng Dục
hơn nữa. Vì họ tin rằng “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”. Khi bắt được một thằng lính
khác, Tnú hỏi: “Dục, mày có nhớ tau khơng?”. Nguyễn Trung Thành đã rất tài tình khi thể
9


hiện được bản sắc riêng độc đáo của đồng bào dân tộc miển núi Tây Ngun. Ơng khơng chỉ

chú ý đến cái chung mà còn khắc hoạ được cả nét riêng sinh động của một cộng đồng hoặc
một cá nhân. Cụ Mết có những nét khác người: Thân hình quắc thước, râu dài tới ngực, mắt
sáng xếch ngược, vết sẹo trên má láng bóng, bàn tay nặng trịch như cái kìm sắt! Giọng nói “ờ
ổ”, “vang vang”, và chỉ nói “được” những lúc cho là tốt nhất. Tnú có một số phận cũng chẳng
giống ai trong buôn làng: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, vợ con chết, bị cụt mười đầu ngón tay. Tác
giả cịn miêu tả cả nhược điểm của anh là học chữ thua kém Mai ,đã nổi nóng đập bể bảng nứa
rời “cầm một hịn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”. Đưa ra chi tiết gân guốc này, tác
giả muốn cho nhân vật có sức thuyết phục bạn đọc. Cũng như chúng ta nhớ đến Asin là nhớ
đến cơn giận dữ điên cuồng của chàng, nhưng như Hêghen bênh vực: “Chúng ta không cần tha
lỗi cho chàng về chỗ đã nổi giận, bởi vì chàng có nhiều ưu điểm khác” (Mĩ học).
“Nước Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như những thiên thần”
(Tố Hữu)
• Nghệ thuật cũng mang đậm tính sử thi.
Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo
nên dư âm hùng tráng. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu
truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác.
Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người
Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên.
Biện pháp nhân cách hóa, miêu tả cây xà nu như con người Xơ Man. Vì vậy cây xà nu hiện
ra như một nhân vật của câu truyện. Nguyễn Trung Thành đã biến rừng xà nu thành cả một hệ
thống hình ảnh được miêu tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật.
Giọng điệu ngợi ca, thành kính trước vẻ đẹp của những anh hùng (Tnú, cụ Mết…). Tác giả
dùng những lời trang trọng nhất để nói về họ. Cũng giống như sử thi Ôđixê, phần lớn câu
chuyện được thể hiện thông qua lời kể của nghệ nhân sử thi (cụ Mết). Với mục đích kêu gọi
chiến đấu, ngơn ngữ của người kể chuyện mang âm hưởng sôi nổi hào hùng: “Thế là bắt đầu
rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm
lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai khơng có thì vót chông, năm trăm
cây chông. Đốt lửa lên!”. Lời kêu gọi của cụ Mết thể hiện rất rõ lối điệp từ ngữ quen thuộc thể
hiện rất rõ âm hưởng trùng điệp, hùng tráng của sử thi. Tác giả lặp lại ít nhất 20 lần hình tượng

cây xà nu dưới nhiều góc độ khác nhau: đường nét, màu sắc, mùi vị,công dụng… Mở đầu tác
phẩm là rừng xà nu bạt ngàn, kết thúc cũng là rừng xà nu chạy đên chân trời. Điều đó cho thấy
tác giả đặt niềm tin vào sự lớn mạnh, đông đảo của cách mạng. Mỗi chiến sĩ là một cây xà nu
trong khu rừng bạt ngàn đó. Cụ Mết được ví như một cây xà nu lớn. Nếu như thơ xưa lấy cây
thông tượng trưng cho người quân tử thì Nguyễn Trung Thành lấy cây xà nu tượng trưng cho
sức sống bền bỉ quật khởi của dân làng Xô Man. Cây xà nu cũng như con người, biết thể hiện
khí thế tiến cơng ngay từ lúc cịn nhỏ: Có những “cây con mọc lên ngọn xanh rờn, hình nhọn
mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Cây cũng biết bảo vệ con người: “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực
lớn của mình ra, che chở cho làng” và chấp nhận “bị thương” “thành từng cục máu lớn”. Tác
giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ như tượng trưng, nhân hố, so sánh… để tơ điểm
chất thơ cho khung cảnh và tạo khơng khí huyền thoại cho câu chuyện.
10


Ý NGHĨA TẤM ẢNH TRONG BỘ LỊCH CỦA CHIẾC THUYỀN NGỒI XA
Tấm ảnh Chiếc thuyền ngồi xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không
những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn cịn giữ nguyên giá trị. Sự đánh giá
cao ấy xứng đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chụp đựơc
nó. Đó là vẻ đẹp mà có khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ
thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đối với Phùng hay nói cách khác, đối với Nguyễn Minh Châu chưa hẳn là như vậy.
Tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng dường như tâm trạng của Phùng vẫn còn nhiều băn
khoăn, day dứt. Bởi vì Phùng đằng sau tấm ảnh những hình ảnh khác. Đó là hình ảnh của
những con người khốn khổ. Có thể nhiều người chỉ nhìn bề ngồi thấy nó đẹp, thích, trầm trờ
khen ngợi một đơi câu rời qn lãng! Cịn Phùng "mỗi lần ngắm kĩ" rời lại "nhìn lâu hơn" .
đằng sau tấm ảnh vẫn cịn có điều gì khiến anh trăn trở.
Bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. Người phụ nữ hàng
chài nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh "ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm
lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì

kéo lưới suốt đêm". Hình ảnh nhẫn nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu
lên một tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn. Ngồi ra, cịn thằng Phác và
cả lão đàn ơng cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm
nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.Chị là đại biểu cho những
kiếp người lao động vất vả. Hạnh phúc trong cuộc đời họ là những điều rất đơn sơ, giản dị
nhưng không phải bao giờ cũng có được ( lúc gia đình hịa thuận, vui vẻ, lúc nhìn đàn con
được ăn no).
Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là
thành phần đại đa số của cư dân trên mặt đất này "bàn chân chị giậm lên mặt đất chắc chắn,
hịa lẫn trong đám đơng". Nhưng khổ nỗi, đám đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh
tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ, nói cách khác, tấm ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa
đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngồi, đằng sau nó cịn có những cuộc sống rách rưới, đói
nghèo.
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí
tưởng như nghệ thuật, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật khơng cần phải là, không nên
là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thốt ra từ những kiếp lầm
than" ( Trăng sáng ). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại tấm ảnh, vì có
thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người lao
động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người
khơng trực tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ
đằng sau tấm ảnh kia chứa đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn cón một khoảng
cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất
cả tấm lịng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rời lại "nhìn lâu hơn", Phùng muốn đào bới những gì
trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình, có lẽ Phùng dường như cịn muốn làm điều
gì xa hơn, cụ thể hơn để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp
như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là Chiếc thuyền ngoài xa.
11


Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại tấm ảnh

của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng
hồng của ánh sương mai". Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào
nhống bên ngồi, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng . Nhưng nó
khơng hồn tồn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm
trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hờng nào đó. Chẳng qua là màu
hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái rối rắm của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vô
danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như khơng có gì đáng nói mà thật ra, một cách
tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất
nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống.
Tóm lại, qua đoạn kết, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn nói Chiếc thuyền ngồi xa
chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ sĩ ln khát khao vươn tới. Nhưng để
cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ khi thể hiện nó cần có một tấm lịng trân
trọng, cảm thơng. Cái mĩ luôn luôn đi kèm với chân và cái thiện để trở nên hoàn mĩ, hoàn
thiện. Bản chất cái đẹp cũng là đạo đức. Đó cũng là điều mà Đốt-xtôi-epxki đã từng nhắn nhủ :
" Cái đẹp sẽ cứu vớt cho nhân loại".
KHÁI NIỆM NGHỆ THUẬT CHÂN CHÍNH
Nghệ thuật chân chính là sự kết tinh và thăng hoa của tài năng và tâm hờn người nghệ sĩ. Đó
cũng chính là sự phản ánh cái đẹp cao cả nói chung của cuộc đời.
• Nghệ thuật chân chính ln có sức sống kì diệu và bất tử, người nghệ sĩ khơng thể sống
mãi với thời gian nhưng những giá trị tinh thần đích thực mà họ để lại ln được đơng đảo
nhân dân ngưỡng mộ và gìn giữ, lưu truyền đến mn đời.
• Nghệ thuật chân chính mang những giá trị chân, thiện, mĩ đến cho cuộc đời. Nó khẳng
định một chân lí của nghệ thuật: dù ở thời đại nào, ở quốc gia nào, trong hoàn cảnh nào con
người vẫn sẽ ln tơn sùng nghệ thuật chân chính.
• Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật
xa rời cuộc sống , đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tịi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên
nhiều phương diện "Nghệ thuật khơng cần phải là, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật
có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thốt ra từ những kiếp lầm than" ( Nam Cao - Trăng sáng )
CẢM HỨNG LÃNG MẠN VÀ TINH THẦN BI TRÁNG TRONG BÀI THƠ “TÂY
TIẾN” CỦA QUANG DŨNG. TỪ ĐÓ LIÊN HỆ VỚI “TỪ ẤY” CỦA TỐ HỮU

Giải thích: Cảm hứng lãng mạn là gì? Lãng mạn ở đây khơng có nghĩa xa rời hiện thực, thốt
li cuộc sống. Lãng mạn khơng có nghĩa là phiêu du, bay bổng, chối bỏ hiện tại, như Xuân Diệu
từng viết
“ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ , hướng tới những cái cao cả, phi thường, tốt đẹp
trong cuộc sống. Nhờ vậy cảm hứng lãng mạn cho con người niềm tin, nghị lực, sự lạc quan
vượt qua khó khăn gian khổ , hướng về tương lai. Trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái “tôi” tràn đầy cảm xúc của tác giả. Nó cịn được thể hiện ở
12


phong cảnh thiên nhiện với vẻ đẹp đa dạng độc đáo, thể hiện ở hình tượng người lính Tây Tiến
vừa hào hùng, hào hoa, đầy chất nghệ sĩ.
Cảm hứng lãng mạn thường tìm tới yếu tố cường điệu, thủ pháp tương phản, đối lập, ngơn
ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu với những cách diễn đạt độc đáo. – Tinh thần bi tráng: “Bi” là
buồn, “tráng” là tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng có nghĩa là khơng né tránh khi nói đến
những gian khổ, hi sinh, mất mát. Những hi sinh mất mát ấy thường được thể hiện bằng giọng
điệu rắn rỏi, bằng âm hưởng hào hùng, bằng hình ảnh tráng lệ. Bi tráng là buồn đau nhưng
không ủy mị, không yếu đuối mà trái lại rất dũng cảm, kiêu hùng.
Nét độc đáo của “Tây Tiến” là cảm hứng lãng mạn kết hợp và hòa quyện với tinh thần bi
tráng tạo nên những hình tượng nghệ thuật sống mãi với thời gian.
Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua:
– Cái “tôi” tràn đầy cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái “tơi” Quang Dũng đã đi
đến tận cùng, đã sống hết mình với đồn qn Tây Tiến. Đó là một cái “tơi” nhạy cảm, dễ
rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên; bắt rất nhạy với chất lãng mạn, mộng mơ trong tâm hồn
những chàng trai Tây Tiến, những thú vui tinh thần trên con đường hành quân đầy gian khổ
của họ…. Bằng cái “tôi” tràn đầy cảm xúc ấy Quang Dũng đã dẫn dắt người đọc hòa nhập vào
cảm xúc của mình với nỗi nhớ chơi vơi. Những kỷ niệm ùa về như những đợt sóng, ký ức vẫn
còn đậm sâu như chưa hề phai nhạt.

– Cảm hứng lãng mạn còn thể hiện qua những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng
miền Tây; tâm hồn lạc quan, hào hoa, đầy chất nghệ sĩ của những chiến binh Tây Tiến.
– Cảm hứng lãng mạn được thể hiện bằng những yếu tố nghệ thuật đặc trưng: Thủ pháp tương
phản, đối lập. Hệ thống ngôn từ giàu tính tạo hình, biểu cảm. Chất họa, chất nhạc, chất thơ ôm
quyện vào nhau rất đỗi tinh tế.
Tinh thần bi tráng thể hiện qua chân dung của những người lính ốm mà không yếu; cực
khổ nhưng không tiều tụy; cái chết với các anh chỉ là sự quên đời; sự hi sinh của các anh được
sang trọng, thiêng liêng hóa, cái chết ấy đã hóa thành bất tử.
Đánh giá: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp hòa quyện trong nhau tạo nên
vẻ đẹp độc đáo của “Tây Tiến”. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng bắt nguồn từ cái
“tôi” hào hoa thanh lịch của Quang Dũng. Đây cũng là một đặc điểm của văn học 1945-1975.
Liên hệ với bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để nhận xét điểm giống và khác nhau ở cảm
hứng lãng mạn.
– Điểm giống: Cảm hứng lãng mạn trong hai bài thơ đều thể hiện ở cái tôi tràn đầy cảm xúc,
hướng tới lẽ sống, lí tưởng cao đẹp của thời đại; vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn con người.
– Điểm khác: Cảm hứng lãng mạn ở “Tây Tiến” gắn với tinh thần bi tráng. Quang Dũng đã
sống một thời trận mạc, gian lao cùng đoàn quân Tây Tiến; đã chứng kiến những hi sinh, mất
mát của đồng đội mình. Vì thế những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn vẫn thấm những
nỗi buồn đau, nhưng không bi lụy, yếu đuối, ủy mị. Cảm hứng lãng mạn trong trẻo trong “Từ
ấy” bắt nguồn từ cảm xúc hân hoan, vui sướng của một tâm hồn trẻ trung, lần đầu tiên bắt gặp
ánh sáng lí tưởng của Đảng.
– Lí giải về sự khác nhau: Do hoàn cảnh ra đời, do đặc điểm phong cách tác giả.

13


So sánh mở rộng: Không chỉ “Từ ấy”, “Tây Tiến”, những tác phẩm văn học 1945- 1975 ra
đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, thường mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn.


14



×