Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------*****

Phạm Trung
Phạm Trung
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

(1954 - 1986)

LUẬN
ÁN TIẾN
SĨ NGHỆ
HỘI HỌA HIỆN
THỰC
XÃ HỘI
CHỦTHUẬT
NGHĨA Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1986

Hà Nội - 2021
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2022


BỘ


GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN
HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊ

VIỆN
NGHỆTHUẬT
THUẬT
QUỐC
VIỆNVĂN
VĂNHÓA
HÓA NGHỆ
QUỐC
GIAGIA
VIỆTVIỆT
NAM NAM
----------------------*****

HỘI HỌA HIỆN THỰC Phạm
XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trung
GIAI ĐOẠN 1954 - 1986
HỘI HỌA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

(1954 - 1986)
Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Bá Dũng
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

PGS.TS Nguyễn Văn Cương

Hà Nội - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 là cơng trình do tôi nghiên cứu thực hiện.
Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tài liệu đều có chú
thích nguồn cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Phạm Trung


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
HỘI HỌA HTXHCN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1986................................................8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong văn học nghệ thuật.............................8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong mỹ thuật ................................13
Đánh giá chung ....................................................................................................20
1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................20
1.2.1. Khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................................20
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu .................................................................................26
1.3. Khái quát về hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 .......30
1.3.1. Bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986........30
1.3.2. Quá trình tiếp biến ảnh hưởng của phương pháp HTXHCN vào đường
lối văn nghệ Việt Nam ..........................................................................................32
1.3.3. Sự hình thành hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam..............35
1.3.4. Chủ thể sáng tạo của hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa .......................39
Tiểu kết ................................................................................................................46
Chương 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA HỘI HỌA HIỆN
THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 -1986……………..47

2.1. Nội dung nghệ thuật của Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 1986) .....................................................................................................................47
2.1.1. Đề tài ...........................................................................................................47
2.1.2. Hình tượng nghệ thuật ...............................................................................61
2.2. Hình thức nghệ thuật của Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 1986.......................................................................................................................71
2.2.1. Bố cục .........................................................................................................71

2.2.2. Không gian..................................................................................................75


iii

2.2.3. Đường nét ...................................................................................................81
2.2.4. Màu sắc .......................................................................................................83
2.2.5. Chất liệu và kỹ thuật ..................................................................................86
2.2.6. Thủ pháp tạo hình.......................................................................................98
Tiểu kết ..............................................................................................................104
Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ VÀ BÀN LUẬN VỀ HỘI HỌA HIỆN THỰC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1986 ............................105

3.1. Đặc trưng của hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn
1954 - 1986.........................................................................................................105
3.1.1. Tính tạo hình hàn lâm, kết hợp phẩm chất nghệ thuật dân gian............105
3.1.2. Tính lãng mạn cách mạng ........................................................................109
3.1.3. Tính giai cấp .............................................................................................115
3.1.4. Tính dân tộc ..............................................................................................119
3.1.5. Tính phong trào ........................................................................................122
3.2. Giá trị của hội hoạ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 1986.....................................................................................................................125
3.2.1. Giá trị lịch sử ............................................................................................129
3.2.2. Giá trị văn hóa ..........................................................................................127
3.2.3. Giá trị nghệ thuật ......................................................................................125
3.3. Bàn luận về hội họa Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn
1954 - 1986 trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại .................................131
3.3.1 Sự tương đồng, khác biệt của hội họa giai đoạn 1925 - 1945 và hội họa
HTXHCN giai đoạn 1954 - 1986 ....................................................................131
3.3.2. Từ tinh thần yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội ....................................137
3.3.3. Sự chuyển biến của hội họa HTXHCN ở Việt Nam ..............................140

Tiểu kết ..............................................................................................................147
KẾT LUẬN .......................................................................................................148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ .......................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................153
PHỤ LỤC .........................................................................................................154


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CĐMTĐD

Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương

ĐHMT

Đại học Mỹ thuật

H

Hình

HTXHCN

Hiện thực Xã hội chủ nghĩa


NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PBMT

Phê bình mỹ thuật

PL

Phụ lục

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr

Trang

VHNT

Văn học Nghệ thuật

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thuật ngữ Chủ nghĩa HTXHCN (trong sáng tác văn học nghệ thuật còn
được hiểu là phương pháp HTXHCN) xuất hiện trong văn học Nga Xô viết đầu
những năm 30 thế kỷ XX. Trong mỹ thuật các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ
nghĩa HTXHCN cũng được đề cập nhiều. Ở Việt Nam, HTXHCN từng là
phương pháp chủ đạo, quán xuyến gần như toàn bộ sáng tác mỹ thuật cách mạng
Việt Nam trong thời gian dài với số lượng tác phẩm khá lớn và có những giá trị
nghệ thuật đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào thành tựu của sự nghiệp
VHNT cách mạng nhằm xây dựng nền văn hóa mới phục vụ đơng đảo quần
chúng nhân dân. Tuy nhiên, dù đã có nhiều bài báo, cuốn sách, giáo trình nghệ
thuật, hội nghị khoa học đề cập đến chủ nghĩa HTXHCN nhưng chưa có cơng
trình nào nghiên cứu tồn diện, có tính tổng kết khoa học về những đặc trưng và
giá trị HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung và hội họa nói
riêng, nhằm đóng góp cho việc xây dựng nền văn hoá mới của xã hội Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, hội họa Việt Nam hiện đại đã có bước
ngoặt về tư tưởng và quan niệm sáng tác: từ bút pháp Hiện thực - Ấn tượng ảnh
hưởng từ nghệ thuật Pháp trong các thế hệ họa sĩ trường CĐMTĐD với quan
niệm nghệ thuật vị nghệ thuật chuyển sang sáng tác theo HTXHCN theo nghệ
thuật vị nhân sinh, có tính tun truyền, dễ hiểu, cổ động phục vụ kháng chiến,
cách mạng và giai cấp công - nông - binh.
Do hoàn cảnh lịch sử, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, trước yêu cầu của cách mạng, các quan điểm lý luận văn nghệ Mác xít đã
được tiếp thu vào Việt Nam. Những đặc điểm của HTXHCN được áp dụng trong

văn học nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng đã có tác dụng nhất định
trong sự nghiệp xây dựng nền mỹ thuật cách mạng, cổ vũ cho công cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc và kiến thiết đất nước. Mỹ thuật HTXHCN ở Việt
Nam trong q trình tiếp nhận ảnh hưởng vừa có những yếu tố tương đồng nền


2

mỹ thuật Liên Xơ, Trung Quốc, vừa có những đặc điểm khác biệt, điều đó được
thể hiện thơng qua đặc trưng tạo hình, hệ thống hình tượng của các tác phẩm.
Cho đến nay, qua nhiều biến thiên của xã hội, trong sự phát triển đa dạng
của các loại hình nghệ thuật thị giác, các hình thức nghệ thuật mới thì Hội họa
HTXHCN đã trở thành ký ức lịch sử, di sản mỹ thuật, gắn với hai cuộc kháng
chiến của dân tộc.
Sự nghiên cứu, đánh giá khách quan nội dung và hình thức của hội họa
HTXHCN trên lĩnh vực lý luận và phương pháp sáng tác là điều cần thiết, góp
phần rút ra những kinh nghiệm học thuật, đặt ra vấn đề bảo tồn và lưu giữ những
giá trị, thành tựu nghệ thuật nhằm phục vụ cho việc xây dựng một nền mỹ thuật
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Với tất cả những lý do nêu trên, NCS lựa chọn đề tài Hội họa hiện thực xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 làm luận án tiến sĩ nghệ thuật
học, nhằm tập hợp, hệ thống hóa, xác định những đặc trưng, giá trị tiêu biểu của
hội họa HTXHCN, phân tích đánh giá nội dung và hình thức nghệ thuật trong
việc áp dụng các yếu tố HTXHCN trong hội họa Việt Nam. Nghiên cứu góp
phần làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử của mỹ thuật Việt Nam, đồng thời đáp
ứng đòi hỏi của việc giáo dục, định hướng thẩm mỹ trong nước ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án nghiên cứu hội họa HTXHCN từ
góc độ mỹ thuật học, từ đó làm rõ các đặc trưng và khẳng định giá trị nghệ thuật

của hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 trong diễn trình của
mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án làm rõ tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hội
họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986.
- Luận án nghiên cứu, phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật của hội
họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986.


3

- Luận bàn về đặc trưng và giá trị nghệ thuật hội họa HTXHCN ở Việt
Nam giai đoạn 1954 - 1986.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung và hình thức của các tác
phẩm hội họa tiêu biểu trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ năm 1954 đến 1986,
sáng tác theo phương pháp HTXHCN. Với các chất liệu hội họa sơn dầu, sơn
mài, lụa, bột màu, thuốc nước ... gắn liền với phong cách hiện thực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các tác phẩm hội họa tiêu biểu trong sưu tập của
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, những
tác phẩm được giải thưởng trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm của
những tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về
VHNT… ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu vào các tác
phẩm hội họa HTXHCN tiêu biểu ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986.
Giai đoạn 1954 - 1986 rất quan trọng trong tiến trình lịch sử, văn hóa, xã
hội của Việt Nam. Năm 1954, sau hiệp định Genève, hịa bình được lập lại, đất
nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc Việt Nam, xây dựng chế độ

XHCN và khởi đầu áp dụng trên diện rộng chủ nghĩa HTXHCN trong VHNT.
Năm 1986 là điểm mốc đánh dấu sự thay đổi có tính bước ngoặt của Việt Nam
bằng cơng cuộc Đổi mới và tiến hành giao lưu hội nhập quốc tế. Chủ nghĩa
HTXHCN khơng cịn là phương pháp sáng tác chủ đạo trong VHNT nói chung
và mỹ thuật nói riêng. Nhiều hình thức, phong cách nghệ thuật khác xuất hiện
làm phong phú đời sống VHNT ở Việt Nam.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1- Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 có những biểu
hiện về nội dung và hình thức nghệ thuật như thế nào?


4

2- Quá trình giao lưu, tiếp biến HTXHCN đã ảnh hưởng tới hội họa
HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 như thế nào?
3- Đặc trưng và giá trị nghệ thuật của hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai
đoạn 1954 - 1986 được biểu hiện như thế nào trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại?
4.2. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 được
biểu hiện đa dạng thông qua các thể loại, đề tài, nội dung, chất liệu bằng việc vận
dụng linh hoạt các kiến thức tạo hình phương Tây và yếu tố kế thừa mỹ thuật
truyền thống, mang đặc tính dân tộc rõ nét trong sự phong phú bố cục và hình
thức tạo hình.
Giả thuyết 2: Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 có
mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, có giá trị thẩm mỹ
mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện được nội dung tư tưởng, tinh thần xã hội
trong ngơn ngữ nghệ thuật tạo hình hiện đại, đóng góp đặc trưng riêng vào sự
phong phú của mỹ thuật Việt Nam.
Giả thuyết 3: Hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 có

đặc trưng riêng biệt, đặc sắc và giá trị nghệ thuật quan trọng trong sự phát triển
của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, là hệ thống “tư liệu” lịch sử bằng hình ảnh về
một giai đoạn lịch sử hào hùng của Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Sử dụng cách tiếp cận liên ngành Nhân học văn hóa, Văn học, Sử học,
Nghệ thuật học, Xã hội học… các thơng tin thu thập được tìm hiểu, phân tích
dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật để tổng hợp, so sánh nhằm nêu được đặc
điểm nổi bật của chủ nghĩa HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó,
luận án sử dụng các lý thuyết cơ bản của nghệ thuật tạo hình để nghiên cứu các
yếu tố về bố cục, màu sắc, đường nét, ánh sáng, khối, mảng, không gian, chất


5

liệu… nhằm rút ra những giá trị nghệ thuật và thành tựu của hội họa HTXHCN ở
Việt Nam.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
Thơng qua thu thập, hệ thống hóa, nghiên cứu các ấn phẩm sách báo, tạp
chí, cơng trình khoa học về mỹ thuật, tác phẩm đã cơng bố trong và ngồi nước
để làm rõ thành tựu và mặt hạn chế của đối tượng nghiên cứu là hội họa
HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986. Qua đó, đánh giá nội dung nghiên
cứu một cách khoa học, hình thành nên những luận điểm cần làm sáng tỏ trong
luận án.
5.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng nhằm phân tích, so sánh đặc
điểm nghệ thuật từng tác giả, tác phẩm tiêu biểu, thể loại, chất liệu, từng thời kỳ
trong hội họa HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986, qua đó tìm ra thành
tựu, hạn chế của đối tượng nghiên cứu, cũng như những đặc điểm tương đồng và
khác biệt giữa hội họa HTXHCN ở Việt Nam với hội họa giai đoạn 1925 - 1945.

5.4. Phương pháp quan sát thực địa
Thực hiện nhiều chuyến điền dã nghiên cứu quan sát trực tiếp, đo đạc,
chụp ảnh tác phẩm, hiện vật tại nhiều bảo tàng mỹ thuật (Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Đà
Nẵng)… nhằm tìm kiếm những thơng tin, hình ảnh cụ thể từ thực trạng sáng tác
hội họa HTXHCN các thời kỳ, phục vụ cho các kết quả đánh giá về giá trị nghệ
thuật trong nghiên cứu được chính xác và có sức thuyết phục.
5.5. Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình lấy dữ liệu nghiên cứu
đề tài nhằm đánh giá vai trò nghệ thuật hội họa HTXHCN đối với xã hội.
Phương pháp này dùng để phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực mỹ thuật bao
gồm các nhà quản lý, họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật có uy tín, kinh nghiệm
nghề nghiệp, vốn hiểu biết sâu sắc, quan tâm về hội họa HTXHCN. Trong khi


6

thực hiện luận án, NCS đã phỏng vấn các chuyên gia, họa sĩ: họa sĩ Dương Ánh
(nguyên Phó Giám đốc Xưởng tranh Cổ động Trung Ương, PGS. họa sĩ Huy
Oánh (nguyên Phó Chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt Nam, họa sĩ Lê Huy Tiếp
(nguyên Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam), họa sĩ Trần
Nguyên Đán (nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), nhà phê bình
mỹ thuật Bùi Như Hương (Viện Mỹ thuật).
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu từ góc độ lý luận và lịch sử
mỹ thuật, từ kết quả nghiên cứu có thể đóng góp hỗ trợ việc nghiên cứu, giảng
dạy cho sinh viên các trường thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, các
trường VHNT, đặc biệt là các trường mỹ thuật.
- Góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của hội họa HTXHCN ở

Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986. Đóng góp vào sự đánh giá ưu điểm cần phát
huy về mặt lý luận và thực tiễn của phương pháp HTXHCN và những hạn chế
trong việc xây dựng nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.
- Luận án là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật, góp phần
chứng minh, làm rõ đặc trưng và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của hội họa
HTXHCN ở Việt Nam giai đoạn 1954 - 1986 khẳng định thành tựu nổi bật của
hội họa HTXHCN gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng, xây dựng xã hội mới
và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án cung cấp những tư liệu cụ thể, xác thực cho các cơ quan bảo
tàng, quản lý văn hoá ở địa phương và trung ương trong việc xác định các giá trị
nghệ thuật khi sưu tầm, trưng bày các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
- Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào việc xây dựng một phần hệ
thống tư liệu chuyên ngành cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cùng các cơ


7

quan hữu quan qua tài liệu tham khảo: ảnh tư liệu, bài viết nghiên cứu... về
phương pháp HTXHCN trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại và VHNT nói chung.
- Qua việc tập hợp, hệ thống hóa tư liệu, các tác phẩm hội họa, luận án sẽ
góp phần bổ khuyết những khoảng trống về tư liệu, lý giải một cách khoa học về
hội họa HTXHCN trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
7. Kết cấu của luận án
Phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (13 trang)
và phụ lục (62 trang). Nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hội họa
HTXHCN ở Việt Nam (1954 - 1986) (39 trang).
Chương 2: Nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật của hội họa
HTXHCN ở Việt Nam (1954 - 1986) (58 trang).

Chương 3. Đặc trưng, giá trị và bàn luận về hội họa HTXHCN ở Việt
Nam (1954 - 1986) (44 trang).


8

Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HỘI
HỌA HTXHCN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1986
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong văn học nghệ thuật
Từ những năm 1930 của thế kỷ XX, chủ nghĩa HTXHCN xuất hiện trên
nền tảng hệ tư tưởng Mác xít tại Liên Xô, chia sẻ thế giới quan duy vật biện
chứng và là công cụ biểu hiện ý thức hệ vô sản. Tại đại hội các nhà văn tồn
Liên Xơ lần thứ nhất, 17 - 8 - 1934, đã chính thức thừa nhận Chủ nghĩa HT
XHCN là phương pháp sáng tác [143, tr.1011].
Thực tế, sau Thế chiến thứ II (1939 - 1945), với việc hình thành hệ thống
XHCN Đơng Âu và Trung Quốc, đã tạo điều kiện phát triển cho lý tưởng về xây
dựng một nền văn hóa XHCN, song song với việc hoàn thiện những nguyên tắc
của chủ nghĩa HTXHCN, trở thành phương pháp sáng tác cơ bản của nền VHNT
các nước phe XHCN, và ảnh hưởng đến nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.
Trước năm 1945, một số nhà cách mạng Việt Nam đã có những bài báo
giới thiệu về chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Karl Marx; F. Engels; V.I.
Lenin… Năm 1936, lần đầu tiên, tác giả Hải Triều đã đề cập tới khái niệm Chủ
nghĩa tả thực xã hội “Le realisme socialiste” trên báo Hồn Trẻ, ngày 4 - 7 - 1936
[104]. Năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã công bố bản Đề cương về
cách mạng văn hoá Việt Nam. Khẳng định phương pháp sáng tác của nền văn
nghệ mới là tả thực xã hội, chính thức hóa việc chủ nghĩa HTXHCN thành
phương pháp sáng tác cho VHNT cách mạng.
Từ sau 1954, sách lý luận, cơng trình kinh điển về chủ nghĩa Mác - Lênin,

duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, mỹ học, chủ nghĩa HTXHCN của một số tác
giả Liên Xô, Trung Quốc… được biên dịch, xuất bản nhiều tại Việt Nam.
Trong đó, sách kinh điển chủ nghĩa Mác - Lê Nin được dịch tuyển chọn
theo chủ đề, khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong việc xây dựng


9

nền văn hóa mới XHCN: V.I. Lênin, Về văn học và nghệ thuật xuất bản năm
1960 [72]; Các Mác - F. Ăngghen, Về văn học và nghệ thuật xuất bản năm 1962
[76]; Andre Jdanov, Về Văn học nghệ thuật xuất bản năm 1962 [1]; M. Gorki,
Bàn về văn học xuất bản năm 1970 [44]…
Một số cơng trình nghiên cứu khác đã ảnh hưởng đến việc phổ biến và
tiếp cận chủ nghĩa HTXHCN như của Alexis Tolstoi (1951), Hiện thực xã hội
chủ nghĩa; Tcherbina Fadeiev, Jean Freville (1958), Chủ nghĩa hiện thực xã hội
chủ nghĩa là gì? V.K.Scacheroxicov (1959), Nghệ thuật là một hình thái ý thức
xã hội [124]; V.V.Vanxlốp (1960), Tính nhân dân của nghệ thuật;
PS.Tơrơphimốp, A.Yarêmencơ, P.Iuđin, M.Rơdentan (1963), Nguyên lý mỹ học
Marx - Lenin, phần IV: Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô; A.I.Optsarenco (1981), Chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa [2] có tính chất phát triển, làm rõ thêm các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, các phạm trù mỹ học cụ thể của Chủ
nghĩa HTXHCN.
Việc tuyên truyền lý luận HTXHCN được nhiều nhà nghiên cứu Việt
Nam các ngành VHNT tiếp thu, làm rõ hơn trong một số cơng trình nghiên cứu
như: Mấy vấn đề nguyên lý văn học (Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961) của
Nguyễn Lương Ngọc, Các phương pháp nghệ thuật (Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1962) của Lê Đình Kỵ, Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật (Nxb Sự
thật, Hà Nội,1962) của Hồng Chương [27]. Những cơng trình này đóng vai trị
diễn giải các khái niệm của chủ nghĩa HTXHCN, làm rõ ý thức chính trị xã hội,

tính chất của chủ nghĩa HTXHCN.
Trên thực tế, còn các nhà mỹ học Đỗ Huy, Đỗ Văn Khang, Hoài Lam và
nghiên cứu văn học như Phong Lê, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử,
Lại Nguyên Ân, La Khắc Hòa, Phương Lựu, Lộc Phương Thủy, Cao Thị Hồng,
Trần Thị Phương Phương… bằng những cơng trình nghiên cứu liên ngành, góp
phần làm lan tỏa kiến thức về HTXHCN trong hoạt động khoa học xã hội, cung


10

cấp thông tin thời sự về biến đổi quan niệm của chủ nghĩa HTXHCN diễn ra trên
thế giới và Việt Nam.
Việc ứng dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa HTXHCN vào đường
lối chỉ đạo văn nghệ Việt Nam cũng được các lãnh tụ Đảng và Nhà nước đặc biệt
chú trọng. Các tác giả coi lập trường chính trị là nhân tố quyết định sáng tác của
nghệ sĩ và chỉ đạo về phương pháp HTXHCN trong hoạt động phục vụ sự nghiệp
tuyên truyền, giáo dục tinh thần cách mạng được tập hợp thành sách như: Hồ Chí
Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí
Thanh, Bàn về văn học nghệ thuật xuất bản năm 1972 [78]; Hồ Chí Minh, Về
cơng tác văn hố văn nghệ xuất bản năm 1977 [50]; Tố Hữu, Xây dựng một nền
văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta xuất bản năm 1973
[69]… Bên cạnh đó là phát biểu tiếp nối quan điểm chỉ đạo của Đảng do một số
nhà lãnh đạo văn hóa như Hà Huy Giáp, Tố Hữu, Hà Xuân Trường, Trần Độ …
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tế Việt Nam, trở thành những nguyên tắc định
hướng cho việc xây dựng và phát triển nền VHNT cách mạng Việt Nam. Ngay
từ năm 1943, trong tập thơ Nhật ký trong tù, bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia
thi”, Hồ Chí Minh đã khẳng định “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng
phải biết xung phong”. Có thể thấy nội dung câu thơ như tuyên ngôn nghệ thuật
của Hồ Chí Minh và cũng mở ra định hướng đường lối VHNT của Đảng về sau.

Sau Cách mạng tháng 8 thành cơng, tháng 11 năm 1946, dự Hội nghị Văn
hóa tồn quốc, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “Văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi” [50, tr. 90] định hướng nhiệm vụ to lớn của văn hóa nghệ thuật trong
việc đào tạo con người mới để xây dựng xã hội mới, kháng chiến cứu quốc.
Để động viên các văn nghệ sĩ, nhân triển lãm Hội họa 1951, Hồ Chí Minh
có gửi thư riêng cho anh em họa sĩ. Trong thư, Hồ Chí Minh viết: “Văn hố nghệ
thuật cũng là một mặt trận, Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [50, tr. 32-


11

33] và kết luận: “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, khơng thể
đứng ngồi, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” [50, tr.32 - 33].
Chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển hơn nữa văn hóa dân
tộc, tại Hội nghị đại biểu những người tích cực làm cơng tác văn hóa quần chúng
toàn miền Bắc lần thứ nhất, tháng 2 năm 1960, Hồ Chí Minh khẳng định “Để
phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN thì văn hóa phải XHCN về nội dung và
dân tộc về hình thức” [50, tr. 95].
Đối với hoạt động mỹ thuật, Hồ Chí Minh có mối quan tâm đặc biệt,
thường xuyên đến xem các triển lãm mỹ thuật và đưa ra những lời huấn thị văn
nghệ sĩ. Trong triển lãm Văn hoá tháng 10 năm 1945 tại nhà Khai trí Tiến đức,
Hà Nội, Hồ Chí Minh góp ý “Những bức tranh này tỏ ra các nghệ sĩ của ta lâu
nay đều đã cố gắng tìm một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn
đi ở dưới đất mà cứ muốn vụt lên trời: chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật
của sự sinh hoạt rất ít” [50, tr.87] đã hướng nhận thức mới cho giới văn nghệ sĩ
về vai trò và trách nhiệm của hoạt động VHNT cần gắn với đời sống xã hội.
Triển lãm Mỹ thuật tồn quốc 1962, khích lệ các họa sĩ đã cố gắng đi vào
cuộc sống vẽ các bức tranh chân thật, nói lên được tâm tình người lao động. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh động viên: “Thế là tốt. Nhưng tranh chưa nói lên được khí
thế thi đua của quần chúng. Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” [50, tr.97].

Tổng bí thư Trường Chinh thuộc thế hệ lãnh đạo Đảng cộng sản đầu tiên,
là người đóng góp xây dựng nhiều luận điểm cơ bản, quan trọng cho việc hình
thành lý luận và đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản đối với VHNT.
Năm 1943, Trường Chinh soạn thảo và Đảng Cộng sản Đông Dương đã
công bố bản Đề cương văn hoá Việt Nam, khẳng định phương pháp sáng tác của
nền văn nghệ mới là “tả thực xã hội” [26, tr.352].
Tại Hội nghị Văn hố tồn quốc tháng 7 - 1948, Trường Chinh đọc bản
báo cáo: “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hố Việt Nam”, trong đó khái niệm chủ
nghĩa HTXHCN lần đầu được chính thức giải thích và khẳng định chủ nghĩa


12

HTXHCN được coi là “gốc của sáng tác văn nghệ”, cụ thể hóa đường lối văn
hóa, văn nghệ của Đảng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và kết luận:
“Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về
sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa HTXHCN làm gốc” [78, tr. 101-110].
Nhân Triển lãm Hội họa 1951, Trường Chinh có gửi thư riêng cho giới
họa sĩ, đề nghị “Kiên quyết chặt bỏ những xiềng xích của quan niệm nghệ thuật
cũ, lỗi thời, mạnh dạn đi vào con đường của chủ nghĩa hiện thực cách mạng, một
bước quá độ tiến lên chủ nghĩa HTXHCN” [25, tr. 143].
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai 1957, Trường Chinh đọc báo
cáo, kêu gọi văn nghệ sĩ sáng tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng
nền VHNT dân tộc dưới ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước và XHCN [78, tr.187].
Năm 1962, Trường Chinh đọc báo cáo “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào
cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa”, đặt vấn
đề tính Đảng, yêu cầu văn nghệ sĩ trung thành với lý tưởng cộng sản, và nhắc lại
“Nhưng chúng ta khuyên văn nghệ sĩ nên chọn chủ nghĩa HTXHCN, một
phương pháp sáng tác tốt nhất đã từng được thể nghiệm, và nhất là đừng sa vào
những trường phái của nghệ thuật suy đồi, trừu tượng” [78, tr. 261].

Nhận thức thế giới quan Mác - Lênin, lập trường lý luận HTXHCN còn
được các nhà lãnh đạo như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng… nhiều lần huấn thị trong
các ý kiến phát biểu với các cán bộ hoạt động văn hoá văn nghệ.
Trong bài viết “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”
thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có ý kiến: “Những tác phẩm chúng ta mong
muốn cần phải có giá trị tư tưởng đầy đủ và phải có giá trị nghệ thuật đầy đủ…
mặt nào cũng phải có nội dung XHCN đầy đủ và tính chất dân tộc đầy đủ” [78,
tr. 355-361]. Phạm Văn Đồng cho rằng sáng tác phải có quan điểm nhân đạo
cộng sản, quan điểm giai cấp, và đề cao cái mới XHCN ở miền Bắc.
Tổng bí thư Lê Duẩn khẳng định mối liên kết chặt chẽ giữa chính trị, tư
tưởng, văn hóa, kinh tế và vai trò của văn nghệ trong cải tạo tư tưởng gắn liền


13

thực hiện các nhiệm vụ cách mạng [78, tr. 72-73]. Báo cáo chính trị tại Đại hội
tồn quốc lần 3, Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 - 1960 do Lê Duẩn đọc, nhấn
mạnh: “Chúng ta phải xây dựng một nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc và
nội dung XHCN phong phú. Văn nghệ phải có tính Đảng và tính nhân dân rõ rệt,
phải thật sự đi vào cuộc sống và gắn chặt với cuộc sống” [37, tr. 555].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về HTXHCN trong mỹ thuật
Các cơng trình liên quan đến hội họa HTXHCN ở Việt Nam có thể tạm
chia thành hai nhóm tài liệu chính.
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Mỹ thuật Việt Nam hiện đại và hội họa HTXHCN cho đến nay đã được
trình bày trong một số cơng trình như:
Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, [49]. Chủ yếu đề cập đến mỹ thuật Việt Nam từ thời ngun thủy cho tới
thời kỳ hịa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc. Chương 7: Thời Dân chủ Cộng
hịa: Buổi đầu Cách mạng có đề cập đến hình thức tranh cổ động cách mạng

trong giai đoạn Cách mạng tháng Tám và triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên
năm 1946, cũng như điểm qua một số hoạt động mỹ thuật thời kỳ đầu Cách
mạng tháng 8 và thành tựu của mỹ thuật cách mạng miền Bắc Việt Nam.
Viện Mỹ thuật (1982), Phương pháp HTXHCN trong nghệ thuật tạo hình,
[121]. Đây là cuốn kỷ yếu tập hợp các tham luận qua hai cuộc hội thảo về
phương pháp HTXHCN diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đề cập
đến Mỹ thuật Việt Nam hiện đại và những vấn đề liên quan đến hệ thống lý luận
phương pháp HTXHCN. Nhiều ý kiến khẳng định thành tựu hội họa HTXHCN ở
Việt Nam, họa sĩ Trịnh Phòng đánh giá với phương pháp sáng tác HTXHCN,
“anh chị em họa sĩ đã nhận thức được quy luật vận động khách quan, tìm ra
những thủ pháp sáng tác tích cực góp phần giải quyết những yêu cầu của xã hội.”
[121, tr. 79]. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân nêu quan điểm “hiện thực
khơng phải cái ta nhìn thấy mà là cái ta tâm tưởng” đã gây nhiều ý kiến tranh


14

luận trong và sau hội thảo. Tuy nhiên, Thái Bá Vân cho rằng “Chủ nghĩa xã hội
phải ở trong lòng ta trước đã” [121, tr. 205].
Họa sĩ Sĩ Ngọc, Lê Thanh Đức, Nguyễn Quân lần lượt nêu ý kiến chỉ ra
những hạn chế khi các nghệ sĩ áp dụng một cách máy móc, sơ lược phương pháp
HTXHCN vào sáng tác, dẫn đến nhiều tác phẩm thiếu tính tư tưởng, mơ phỏng
minh họa, không thuyết phục công chúng [121, tr. 51, 116, 101]. Một số ý kiến
của các họa sĩ Trang Phượng, Thọ Vân và nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc, Trường
Lưu đề xuất những cách hiểu, tiếp cận mới về phương pháp HTXHCN do đặc
thù riêng của mỗi quốc gia với sự dung nạp đa dạng về bút pháp biểu hiện [121,
tr. 114, 266, 285]. Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Hà Xuân Trường sau khi
nhắc lại cần nghiên cứu sâu hơn nữa về một số vấn đề: nghệ thuật HTXHCN, sự
thống nhất tính giai cấp, tính Đảng và tính nhân đạo… đã nhấn mạnh “HTXHCN
cho phép các phong cách, trường phái, các luồng khác nhau cùng tồn tại. Vì vậy

ta khơng nên lấy phong cách này để đối lập với phong cách kia” [121, tr. 212].
Viện Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam xuất bản (1985), Những
vấn đề nghệ thuật tạo hình 1985 [123], tập hợp bài viết tham luận tại Hội nghị
Phấn đấu cho một nền nghệ thuật tạo hình XHCN. Các tác giả đã trình bày nhiều
ý kiến có tính tổng kết 40 năm hoạt động mỹ thuật, nhắc đến một số tác giả, tác
phẩm hội họa HTXHCN tiêu biểu và đặt ra những vấn đề cấp bách trong giai
đoạn tiếp theo của mỹ thuật Việt Nam.
Viện Mỹ thuật, Bảo tàng MTVN (1992), Nxb Mỹ thuật in kỷ yếu Tranh
lụa Nguyễn Phan Chánh, tập hợp những tham luận qua cuộc hội thảo cùng tên,
đề cập phong cách, giá trị nghệ thuật tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh,
kỹ thuật và quan niệm của họa sĩ, từ trước năm 1945 đến những hình tượng phụ
nữ đảm việc nhà, giỏi việc nước XHCN thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Quang Phòng, Trần Tuy (1996), Mỹ thuật Hiện đại Việt Nam. Nxb Mỹ
thuật [83] và cuốn sách của Quang Phịng, Quang Việt (2000) Mỹ thuật Thủ đơ
Hà Nội thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật [84]. Hai cuốn sách có nhiều tư liệu và bình


15

luận về các tác giả, tác phẩm của họa sĩ thế hệ mỹ thuật Đông Dương và hoạt
động mỹ thuật được Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức ở Miền Bắc giai đoạn trước
và sau năm 1975.
Hội Mỹ thuật Việt Nam (1997), 8 Nghệ sĩ được giải thưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Mỹ thuật [58] tập hợp các bài viết và ảnh minh họa về 8 Họa sĩ, nhà điêu
khắc được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về VHNT gồm Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đỗ
Cung, Nguyễn Phan Chánh, Diệp Minh Châu. Các bài viết nhấn mạnh 8 nghệ sĩ
có nhiều tác phẩm mỹ thuật phục vụ cách mạng theo phương pháp HTXHCN
nhưng chứa đựng giá trị nghệ thuật bậc thày và phẩm chất dân tộc rõ nét.
Thái Bá Vân (1998), Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật xuất bản

[117]. Tác giả có những nhận định sắc sảo, hệ thống, nghiên cứu nhiều vấn đề lý
thuyết, lịch sử mỹ thuật, các vấn đề sáng tác của mỹ thuật Việt Nam hiện đại,
chủ nghĩa HTXHCN và biểu hiện của nó thông qua các sáng tác của một số nghệ
sĩ tiêu biểu. Tuy nhiên, những sự kiện, tác phẩm hội họa HTXHCN lại ít được
quan tâm, phân tích kỹ lưỡng.
Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (1999), Mỹ thuật Việt
Nam thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật [110]. Sách tập trung nhiều bài viết của các tác giả
tham gia Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 đánh giá về vai trò xã hội và
thành tựu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Hội họa HTXHCN cũng được đề cập
và khẳng định thành tựu quan trọng với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Ngô Mạnh Lân (2004), Dưới mái trường Mỹ thuật thời kháng chiến, Nxb
Mỹ thuật [71]. Tác giả cho thấy công việc giảng dạy, học tập của nhà trường mỹ
thuật trong kháng chiến, các giảng viên vốn là cựu sinh viên trường CĐMTĐD
và lớp sinh viên đầu tiên đã chuyển biến tư tưởng, bám sát thực tiễn cách mạng
theo đường lối văn hóa của Đảng. Nhiều học viên khóa kháng chiến sau này trở
thành tác giả lớn của mỹ thuật, sáng tác nhiều tác phẩm hội họa HTXHCN tiêu
biểu giai đoạn 1954 - 1986.


16

Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại,
Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Viện Mỹ thuật xuất bản [9]. Đây là cuốn sách
nêu được thành tựu, giá trị nghệ thuật nổi bật của hội họa HTXHCN. Nhóm tác
giả viết về giai đoạn từ 1955 - 1975 trong mỹ thuật Việt Nam, đã nhận xét xu
hướng HTXHCN là xu hướng chung của mỹ thuật cách mạng cả thời kỳ, được
các nghệ sĩ hưởng ứng, chấp nhận: “vẽ con người chủ nhân của đất nước, hồ hởi,
vui vẻ trong lao động sản xuất, chiến đấu, thể hiện niềm tin yêu Đảng, Bác, tinh
thần lạc quan tập thể, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [9, tr. 104] mặc dù cịn
những hạn chế khó tránh khỏi.

Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật (2007), kỷ yếu hội thảo
khoa học 20 năm mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật [112]. Sách
tổng hợp các tham luận trong hội thảo, có đề cập tới những vấn đề về thẩm mỹ
xã hội, các thành tựu nghệ thuật, những cá nhân tiêu biểu của mỹ thuật thời kỳ
Đổi mới, những xu hướng nghệ thuật mới, đánh giá vai trò của Hội Mỹ thuật
Việt Nam và hội họa HTXHCN trong giai đoạn phát triển mới của xã hội.
Hội Mỹ thuật Việt Nam (2008), Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo
hình Việt Nam, Nxb Mỹ thuật xuất bản [59], là một tập hợp có giá trị về các tác
phẩm mỹ thuật HTXHCN sáng tác về chủ đề lãnh tụ, minh chứng cụ thể về quan
niệm sáng tác và thành tựu của các nghệ sĩ Việt Nam khi thực hành áp dụng lý
thuyết HTXHCN. Nhiều tác phẩm hội họa HTXHCN được tuyển chọn trong
minh họa đã trở thành giá trị kinh điển của mỹ thuật cách mạng Việt Nam.
Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Hội Mỹ thuật Hà Nội (2010), Một thời Hà
Nội, Nxb Mỹ thuật [63], giới thiệu, khẳng định thành tựu nghệ thuật cá nhân của
các nghệ sĩ tham gia cách mạng cũng đồng thời là thành tựu mỹ thuật HTXHCN
tại Hà Nội. Phần viết Tổng quan về mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX đề cập vắn tắt về
một số thành tựu hội họa HTXHCN tại Hà Nội trong thế kỷ XX thông qua các
tác phẩm của các tác giả Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm...


17

Nguyễn Hải Yến (2010), Hội họa Hà Nội những ký ức còn lại, Picture art
foundation [128]. Sách chủ yếu đề cập đến những sự kiện hoạt động trong giai
đoạn 1925 - 1945 của mỹ thuật Việt Nam và một số chân dung họa sĩ và nhà sưu
tập, tuy cũng có nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu hội họa HTXHCN.
Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Tri Thức [89], là
một cuốn sách đặt nhiều vấn đề có tính gợi mở cho người đọc. Tác giả đánh giá
thông qua các sáng tác HTXHCN trong mỹ thuật, cuộc sống của người Việt Nam
được mô tả phong phú hơn so với trước đó rất nhiều, dù phần lớn các tác phẩm

chỉ có giá trị tuyên truyền, cổ động, minh họa tức thời [89, tr. 70]. Nguyễn Quân
khẳng định “làm nên thắng lợi chính là bốn hình tượng ngự trị trong mỹ thuật;
công nhân, nông dân, chiến sĩ và Bác Hồ” [89, tr. 70].
Trương Quốc Bình (2015), Các tác phẩm hội họa Việt Nam lưu giữ và
bảo tồn, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội [15], đưa ra đánh giá tổng quan, phát huy
giá trị các hiện vật, sưu tập tác phẩm hội họa tiêu biểu của hệ thống trưng bày
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng như giá trị, phong cách nghệ thuật của một số
tác phẩm hội họa HTXHCN của những tác giả như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ
Cung, Mai Văn Hiến, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân…
Phan Cẩm Thượng (2015), Hội họa Việt Nam một diện mạo khác, Nxb
Thế giới [98]. Sách giới thiệu một số tác phẩm trong sưu tập tư nhân Nguyễn
Minh, về tác phẩm hội họa HTXHCN của một số tác giả tiêu biểu như Phan
Thông, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Cao Thương, Nguyễn Văn Tỵ... Những bình
luận về phương pháp HTXHCN trong mỹ thuật cũng được nêu ra trong một tiểu
mục riêng [98, tr 53 - 55]. Phan Cẩm Thượng cho rằng “Thậm chí có thời gian,
người ta coi chủ nghĩa xã hội là tốt đẹp nhất khơng gì sánh bằng, nên nghệ thuật
khơng cần sáng tạo gì cả, chỉ chép lại cuộc sống tươi đẹp đó” [98, tr. 55].
Đào Mai Trang (2017), Họa sĩ khóa kháng chiến (1950 - 1954), Nxb Mỹ
thuật [101], khái quát về lịch sử khóa học mỹ thuật trong kháng chiến chống
Pháp của trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam (thường được gọi khóa Kháng


18

chiến). Một số họa sĩ khóa kháng chiến, sau này có nhiều tác phẩm hội họa
HTXHCN đặc sắc.
Hội Mỹ thuật Việt Nam (2017), 70 năm Mỹ thuật Việt Nam (1945 - 2015),
Nxb Mỹ thuật [61]. Sách tập hợp tham luận tại nhiều hội thảo của Hội Mỹ thuật
Việt Nam, khái quát hoạt động mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX.
Trong đó, bài “Tổng quan 70 năm mỹ thuật hiện đại Việt Nam” do tác giả

Nguyễn Hải Yến đánh giá mỹ thuật giai đoạn 1960 - 1970: “Không nên cho rằng
họ bị gị bó vào một thứ chủ nghĩa giáo điều, cuồng tín, phi ngã nhưng cũng phải
ghi nhận rằng thời gian ấy khơng có chỗ cho ý niệm “Nghệ thuật vị Nghệ thuật”
[61, tr. 26].
Nguyễn Văn Cường (2019), Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925- 1945 nhìn
từ góc độ văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội [24], đề cập sự hình thành hội họa hiện
đại Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945, với việc thành lập trường CĐMTĐD. Sự
biến đổi ngôn ngữ và chất liệu, đặc điểm của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 1945 đã góp phần thể hiện được những đặc tính dân tộc mỹ thuật, tiếp sau quá
trình du nhập mạnh mẽ kiến thức tạo hình Phương Tây vào Việt Nam, tạo tiền đề
cho những ảnh hưởng hội họa HTXHCN sau này.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Corinne de Ménonville (2003), xuất bản sách La peinture Vietnamienne,
une aventure entre tradition et modernité (Hội họa Việt Nam, cuộc phiêu lưu từ
truyền thống đến hiện đại), ARHIS, Paris [130] đề cập nhiều sự kiện mỹ thuật
Việt Nam hiện đại từ năm 1925 đến sau Đổi mới, không gian từ Miền Bắc trải
dài đến thành phố Hồ Chí Minh, với một số gương mặt nghệ sĩ người Pháp và
người Việt, nhưng khơng cho cái nhìn tồn diện về mỹ thuật Việt Nam, các hoạt
động, sáng tác hội họa HTXHCN ở Việt Nam đều không được giới thiệu đầy đủ.
Nora Taylor (2004), Painting in Hanoi, An Ethnography of Vietnammese
Art (Hội họa Hà Nội, Cái nhìn nhân học về nghệ thuật Việt Nam), Honolulu,
University of Hawaii press [136]. Sách giới thiệu các vấn đề từ truyền thống văn


19

hóa, đào tạo mỹ thuật của người Pháp, nữ họa sĩ, và một số chân dung nghệ sĩ
trong môi trường hoạt động sáng tạo của các họa sĩ Hà Nội thế kỷ XX… cũng
như nêu ra đặc thù sáng tạo của nghệ sĩ Hà Nội dưới ảnh hưởng của đường lối
văn hóa của Đảng. Nhưng những triển lãm quan trọng, các tác giả, tác phẩm hội
họa HTXHCN tiêu biểu không được đề cập đến một cách có hệ thống.

Bảo tàng Mỹ thuật Singapore (SAM) (2009) xuất bản, Post Doimoi;
Essays on: Modern and contemporary Vietnamese art ( Những tiểu luận: Nghệ
thuật hiện đại và đương đại Việt Nam), kỷ yếu Hội thảo [138]. Sách song ngữ
Anh - Việt, tập hợp bài viết của các tác giả nước ngoài và Việt Nam về hoạt
động của mỹ thuật Việt Nam từ thời kỳ trường CĐMTĐD cho đến sau Đổi
mới... tuy nhiên, thông tin về hoạt động, thành tựu hội họa HTXHCN chỉ được
đề cập đơn lẻ trong bài viết của tác giả Joyce Fan và một số tác giả Việt Nam.
Huỳnh Bội Trân (2005) với luận án tiến sĩ về nghệ thuật thị giác tại
trường Nghệ thuật Sydney - Đại học Sydney, Australia, về đề tài Vietnamese
Aesthetics from 1925 onwards (tạm dịch: Thẩm mỹ Việt Nam từ sau năm 1925).
Tác giả khẳng định những ảnh hưởng văn hóa với thế giới thơng qua sự tiếp biến
có chọn lọc đã tác động, thay đổi tới thẩm mỹ và sự phát triển của mỹ thuật Việt
Nam ở nhiều loại hình hội họa, trang phục, kiến trúc. Dường như, những thành
tựu của hội họa HTXHCN và mỹ thuật HTXHCN nói chung chưa được đề cập
và nghiên cứu nhiều trong luận án.
Nhà nghiên cứu Phoebe Scott (2012) với luận án tiến sĩ tại Đại học
Sydney, Australia với đề tài Forming and Reforming The artist, Modernity,
Agency and the Discourse of Art in North Vietnam, 1925 - 1954 (tạm dịch:
Khn khổ và đổi mới người nghệ sĩ, tính hiện đại, thiết chế và diễn ngôn văn
nghệ ở Bắc Việt Nam từ 1925 - 1954). Tác giả nhìn nhận sự kế thừa các nền tảng
thẩm mỹ từ trước đó, đã tạo nên tính hịa trộn hình thức của phương pháp
HTXHCN kiểu Xô Viết được du nhập vào Việt Nam, tạo bản sắc riêng qua sáng
tác của nhiều họa sĩ Việt Nam.


×