Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Luận án Tiến sĩ Triết học: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.09 KB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
ĐỖ MINH HOÀNG

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

VIỆN HÀN LÂM
HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC
VIỆN
KHOA
HỌC
XÃNAM
HỘI
KHOA
HỌC
XÃ HỘI
VIỆT
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÊN


SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 9229002

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI...................................................................................................................................... 5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam... 5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay ...................................................................................................................... 15

1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay ...................................................................................................................... 20
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................................ 23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM.................................................................................... 26
2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam ............................................... 26
2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội......................................... 30
2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểm của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam ..... 48
CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ......................................................................... 79
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay......................................... 79
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay .............................105
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC,
KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .......................................................................................................................................121
4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam
hiện nay ..............................................................................................................................121
4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác
giáo dục đạo hiếu ..............................................................................................................127
4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện
cho việc thực hiện đạo hiếu .............................................................................................135
4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử
lý các hành vi bất hiếu ......................................................................................................140
KẾT LUẬN .........................................................................................................................149
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................152


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của
mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Nó là dòng chảy liên tục,
nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất
nước của cha ông. Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng
với sự phát triển của dân tộc.
Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn
được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo
làm người. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạo
hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống
quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng
xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay
đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma,
thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành
“khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,
xây dựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.
Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dân
tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và
quyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làm
biến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức gia
đình. Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện
tượng. Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ. Từ khi
đất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị
trường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức

1


và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tế thị

trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất để
đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hiện tượng con
cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi, tị
nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thì nước mắt
chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạo hiếu. Bên
cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnh hưởng của
văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quan niệm về đạo
hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy,
việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra
những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó
là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây
dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo
hiếu ở Việt Nam.

2


- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt

Nam.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến
đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên
hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu
khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới
năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực
tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v. để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

3


5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự

biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực,
hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát triển đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức, đạo đức gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận
án gồm 4 chương, 13 tiết.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người. Đặc
biệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình
vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sự
bình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định. Với vị trí, vai trò
quan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài
của luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhóm cơ bản sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở

Việt Nam
Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của thế
kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiều cuốn sách
ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng
lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, Trần Trọng Kim đã
phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đến Tăng Tử. Theo
Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm
nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190]. Làm tôn
trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chí của cha mẹ và gây
dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ. Không làm nhục đến cha mẹ là phải giữ
danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, không nhục thân danh”.
Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi giống chó,
giống ngựa, lấy gì mà phân biệt.
Hiếu là cái gốc của đạo làm người. Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ,
chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126]. Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không có
nghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo. Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
5


sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi. Nhưng can ngăn cũng phải theo
lễ. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu. Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có ba
trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh
thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không
theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha
mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293].
Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha
mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu
những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống. Song,
Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu.
Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có

nhân” [63, tr.129].
Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo, Trần
Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểm tích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với
đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất quý để
nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình viết luận án.
Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong gia
đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan
điểm Nho giáo. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn
mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân. Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ
được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao
giờ làm loạn. Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha mẹ, bất đễ với anh em thì
không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu,
không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới,
quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181].
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện
chữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội.

6


Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữ
hiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thực hiện
nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội. Quan điểm này, ta đã gặp trong hành động
của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và
sau này được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho
giáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số
công trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và
phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt
Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần

Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn
Giàu [36]. Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức
học, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền
thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn
được tôn lên cao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ
xã hội khác. Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”,
tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn
giải của các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo. Theo
tác giả, chữ hiếu theo quan điểm của Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là:
Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau. “Sự thân” là phụng sự cha mẹ,
phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình. Sự thân không phải chỉ là công việc
phải làm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời...
Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng
sự cha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấy
nhiêu” [24, tr.172]. Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việc
phụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng

7


sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên hạ đều
không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ.
Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật. Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha mẹ
phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không sửa đổi
việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gì thay đổi
khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu. Cũng theo đó, Nho giáo dạy người
ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trong quan hệ với
người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người mà cha mẹ kính
trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174].
Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất. Nho giáo cho rằng “lập

thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”, đó là
cách báo hiếu cao nhất. Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ thì
không có hiếu nào bằng. Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiển thân “là điều
báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ước tha thiết nhất, tính
toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa vì con, vừa vì mình,
hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175].
Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu
sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo. Mặt khác,
những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ
hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về
đạo hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là
nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa
trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại
được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý
xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy
hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,

8


lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được
pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144]. Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người,
là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa
quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình. Trong cuốn sách này, Phan Đại
Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời
phong kiến. Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội;
những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của
nó đối với xã hội Việt Nam.
Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần “Cội

nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy
là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu. Để báo hiếu phải
“tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện”. Để đáp ân, con cái phải sống tốt,
phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy”. Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu
là bổn phận và trách nhiệm của người làm con”.
Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng đặt ra
câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh”. Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích
“gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả
yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo”. Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách
nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh
nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh
trời ban” [13, tr.15].
Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống
dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người
trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ
ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng
kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc và
tình dân tộc” [41, tr.16]. Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì

9


sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để
chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấy được một số nội dung khái quát của đạo
hiếu theo quan điểm Phật giáo.
Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu
hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống
nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng. Các tác giả, có người
xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phật giáo, với lối
viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đời thường hoặc

câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lời cho câu hỏi: vì
sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thực hiện như thế nào?
Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phân tích một cách tỉ mỉ nội
hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày một cách hệ thống những nội
dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thể tìm được những gợi ý rất sâu
sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bản của đạo hiếu bao gồm những
vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình
thực hiện luận án.
Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức
Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong
đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêu
lên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, Vũ
Khiêu, Phan Ngọc. Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnh
hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”;
Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòng
kính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với người
công dân đức độ ngoài xã hội. Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng
đề cập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác,
“hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc”. Ở Việt Nam

10


không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước
và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái
“tiểu hiếu”.
Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh về hiếu
mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên
cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam.
Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay do

tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trù hiếu và
những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội. Nội dung công
trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vị trí, vai trò của
đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tích một số nội dung
cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam.
Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu và
đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước
ngoài. Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã
khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử.
Theo tác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là:
“Duy trì trật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và
trung”. Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng
thân thể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ”. Qua cuốn sách ta cũng thấy được
rằng, sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của
đạo hiếu trong Nho giáo. Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi
đạo hiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư
tưởng đạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang
đậm truyền thống, bản sắc của con người Việt Nam.
Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do
Lê Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo

11


hiếu. Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu,
tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầy đủ và sinh động của đạo hiếu Trung
Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của nó đối với xã hội
đương đại. Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tác phẩm chưa đi vào
phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua các thời kỳ lịch sử. Đây là
vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà nghiên
cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này.
Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà nghiên
cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch
và xuất bản năm 2014 [15]. Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo về đạo
hiếu. Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điều ghi chép
lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử
luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến hàng
loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hội hình thành và
quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc. Ở phần cuối cuốn sách, Cao
Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếu trong Nho gia với
Đạo giáo, Phật giáo. Những nghiên cứu, so sánh này đã cho chúng ta hiểu rõ và có
những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởng
của đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng. Qua cách nhìn, cách đánh giá
của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nền
văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉ
nhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối với
Việt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảy
sinh từ nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõ
trong phần lý luận của luận án. Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn

12


khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả
nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình.
Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn
nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứu người Nhật
Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổ chức tại Hà

Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổ chính nhị thập tứ
hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở Trung Quốc. Tác giả nhận
định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệ thống có sự khác biệt và
khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu. Sự khác biệt đó nói lên rằng “Nhị thập
tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra
một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”.
Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giả bài
viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tài liệu là
nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ
quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng. Chỉ có văn bản Bổ chính nhị thập
tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên
Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạo hiếu cho con cháu hoàng
tộc. Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được lưu truyền phổ biến rộng rãi
trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức,
nhưng dường như nó đã được con cháu Vương phủ truyền đọc rộng rãi như là một
quyển sách gia phạm” [148] .
Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứu
người nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam. Với mục đích làm rõ tác
phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được
“bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thế
nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn

13


tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một
nhà nghiên cứu nước ngoài.
Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã
có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến
một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam

hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở
Việt Nam” [104]. Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103],
tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình thành, tồn tại, phát triển và
nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam.
Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên
Việt [155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận giải
quan niệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật,
Lão và Thiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên
đều gặp nhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn
năm nay ... Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều
đại phong kiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155,
tr.33]. Từ cách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển
của đạo hiếu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo
hiếu Việt Nam. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn
bao quát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt
Nam. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân
của sự khác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ý
nghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình.

14


Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt
Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu, về
sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Trong các cuốn
sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫn tìm thấy
được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ

giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành từ
rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnh hưởng khá sâu
sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong suốt quá trình hình thành
và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và
đạo đức xã hội. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tương
đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng. Đó
thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề để nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên
cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của
đạo hiếu ở Việt Nam.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở
Việt Nam hiện nay
Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây”
[165] diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi “cốt ý
bàn về sự thay đổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý. Tác giả
cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ
là một phần trong đạo đức mà thôi. Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây,
nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được. Luân lý thì không thế. Luân lý
không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi. Tác giả lấy thí dụ,
trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc
đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là
phải đạo làm con [165].

15


Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của
một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng. Mặc dù tư tưởng
được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn có những ý nghĩa nhất định
trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội
Việt Nam hiện nay.

Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn
Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để
rồi đặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Tác giả nhận định, ngày
nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã
tạo ra những điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình
với cha mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội. Nhưng, bên
cạnh những việc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy
xã hội này thật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết
nghĩ đến bản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại.
Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả
Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội
văn minh. Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo
hiếu tương xứng. Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu
của đạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn
được giữ nguyên như ở giai đoạn trước”. Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải
được xem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyền
thống”. Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục
và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp”. Do đó, cần phải chọn
lọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt
khác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hội
thay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo. Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đã
khác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác

16


biệt” [134, tr.30]. Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo
hiếu Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đặc biệt, với cách nhìn biện chứng, quan
điểm của tác giả trong vấn đề xây dựng đạo hiếu trong xã hội ta ngày nay thực sự là
những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục khai thác trong quá trình thực hiện

luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong bài “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu
ngày nay” [125] đã khái quát sự hình thành, phát triển và biến đổi của đạo hiếu Việt
Nam. Tác giả nhận định, đạo hiếu Việt Nam được hình thành từ xa xưa và chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo. Đề cập tới sự biến đổi của đạo hiếu ở
Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác
giả nhận định: sự biến đổi đó đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu
cực, “bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với
cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con đã có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn
trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ. Một số người coi việc nuôi
dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng. Một số khác lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng
góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ là làm tròn bổn phận của người con” [130, tr.17].
Từ đó, tác giả đặt ra yêu cầu “đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm soát xét lại, tái lập
gia đạo, gia phong”, cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ hiếu trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
Tác giả Lê Văn Hùng với “Sự biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam
hiện nay” [48] thì cho rằng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang bị biến dạng bởi ảnh
hưởng của tồn tại xã hội. Đó là sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây
đang ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của con người Việt Nam, làm biến đổi
các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình.

17


Cuốn Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trong phần “Sự biến
đổi của đạo hiếu dưới tác động của kinh tế thị tường ở Việt Nam hiện nay” đã có nhiều
bài nghiên cứu phán ánh sự biến đổi của đạo hiếu, trong đó có thể kể đến:
Bài viết “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay”
của tác giả Hoàng Thúc Lân [70] đã phản ánh sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam

hiện nay theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, tác giả cho
rằng con cháu ngày càng nhận thức, giữ gìn và phát huy đạo lý biết ơn công sinh thành,
dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, không ngừng phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống làm
vui lòng, hiển vinh cha mẹ... Bên cạnh đó, ở chiều hướng tiêu cực, tác giả nêu lên một
số hiện tượng bất hiếu, như con cháu bạo hành, ngược đãi ông bà, cha mẹ; chạy theo
lối sống thực dụng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm ô danh gia đình dòng họ... Bài viết
đã đưa ra một cách nhìn, một sự gợi ý để nghiên cứu sinh tìm tòi, phát triển và luận giải
trong luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Thu Nghĩa với nghiên cứu “Những tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” [90] đã phân tích sự tác động diễn ra
trên nhiều khía cạnh. Đó là, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà nhiều người đã
dùng đồng tiền để khẳng định bổn phận làm con đối với cha mẹ. Họ mải miết làm việc
để kiếm tiền, họ đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng hoặc thuê những người xa lạ về
chăm sóc cha mẹ và coi đó là một cách báo hiếu. Một cách khác, họ có thể gửi cha mẹ
vào các nhà dưỡng lão, thi thoảng con cái vào thăm. Theo tác giả, những cách báo hiếu
này, tuy cha mẹ có được chăm sóc thường xuyên, có đủ đầy về mặt vật chất nhưng
nhiều bậc cha mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, buồn tủi, cô đơn. Kinh tế
thị trường phát triển cũng làm “gia tăng sự phân hóa giàu nghèo”. Đối với những người
giàu, việc chăm lo cha mẹ nằm ở vấn đề thời gian thì đối với những người có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn đó còn là vấn đề vật chất. “Nhiều người cho rằng, khi họ chưa
thể lo cho con cái họ thì cũng không thể trách họ không chăm lo cho bố mẹ” [90,
tr.300]. Đặc biệt, phát triển kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,

18


nhiều cái xấu, cái ác cũng từ đây mà xuất hiện. Trong gia đình, hiện tượng con cái đối
xử tệ bạc với cha mẹ, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đã và đang
diễn ra. Đáng lo ngại, đây “không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một
gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội”. Hiện tượng này cần được chấn chỉnh,

tránh để lại những hệ lụy xã hội cho thế hệ mai sau.
Cuốn Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn
Thị Thọ [129], trong phần “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay” đã phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu theo chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, trên phương diện xã hội, tác giả đề
cập đến sự hình thành các dịch vụ xã hội mới là: Trung tâm bảo trợ xã hội cho người
già; mô hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà và thuê người giúp việc chăm sóc cha mẹ
của một số gia đình có điều kiện kinh tế. Trên phương diện gia đình, sự tác động của
kinh tế thị trường đã phá vỡ mô hình “gia đình lớn nhiều thế hệ” để thiết lập mô hình
nhỏ theo kiểu phương Tây, gọi là “gia đình hạt nhân” chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và
con cái chung sống.
Ở chiều hướng tiêu cực, tác giả cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường đang
làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức, tấn công, len lỏi vào từng gia đình, phá vỡ những
chuẩn mực giá trị đạo hiếu truyền thống làm gia tăng tình trạng con cháu không nghe
lời ông bà, cha mẹ. Thậm chí con cháu đùn đẩy trách nhiệm thực hiện đạo hiếu gia
đình; hiện tượng con cháu bạo hành, bỏ rơi ông bà, cha mẹ đáng báo động. Nguyên
nhân của hiện tượng này được tác giả xem xét từ bốn phía: phía gia đình, dòng họ, phía
con cái, phía nhà trường và phía xã hội.
Như vậy, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có
nhiều sách viết, nhưng qua những đề tài khoa học, những bài báo đăng trên các tạp chí
bước đầu các tác giả đã đưa ra cách nhìn tổng quát về sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay. Các tác giả đều nhận thấy, sự biến đổi đó là một tất yếu do sự biến đổi
của tồn tại xã hội, sự tác động của nền kinh tế thị trường, của sự biến đổi gia đình, của

19


hội nhập quốc tế, v.v.. Sự biến đổi đó đã và đang diễn ra theo hai chiều hướng tích cực
và tiêu cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đề cập đến sự biến đổi của đạo hiếu còn
mang tính tản mạn, thiếu những công trình chỉ ra được căn nguyên hay tính quy luật

của sự biến đổi, từ đó dễ dẫn đến mất phương hướng trong việc tìm ra giải pháp để
phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở
Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này đã gợi mở, cung
cấp cho nghiên cứu sinh những cái nhìn đa chiều, những tri thức thực tiễn quan trọng,
là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
được khách quan và sâu sắc hơn.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo
hiếu ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách công phu, sâu sắc, toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn tìm thấy trong các cuốn sách, luận văn, luận án và các bài nghiên cứu những giải
pháp cụ thể cho vấn đề này.
Tác giả Phan Châu Trinh trong “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165], sau khi
phân tích cái hay của luân lý Âu Tây và cái dở trong luân lý của tư tưởng tà Nho ở ta
đã đặt vấn đề: “Luân lý của ta mất thì đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có được
không?”. Và tác giả khảng khái trả lời rằng: “Không. Một nước luân lý cũ đã mất là
nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?”. Muốn xây
dựng luân lý nước nhà, trước hết ta phải “cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi đem
chắp nối với cây luân lý của Âu châu”. Tác giả nhấn mạnh rằng, muốn nước ta có
một nền đạo đức luân lý vững vàng thì phải “đem cái chân minh ở Âu Tây hòa hợp
với chân Nho giáo ở Á Đông chứ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi ở mấy anh
Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc túy ngoài môi của các
bác Hán học dở mùa” [165]. Tư tưởng của Phan Châu Trinh như một lời kêu gọi,
một lời chỉ dẫn chúng ta phải xây dựng lại một nền luân lý Việt Nam bằng cách kế

20


thừa những giá trị luân lý tốt đẹp của luân lý cũ kết hợp với tiếp thu giá trị tiến bộ trong
luân lý phương Tây.

Tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Nền nếp gia phong” [109] đã nhấn mạnh,
trước sự suy đồi của nền đạo lý gia phong, chúng ta cần phải chỉnh đốn lại, xây dựng
lại nền nếp. Theo tác giả, “để xây dựng một gia đình nền nếp, mỗi người chủ gia đình
phải để tâm nhận thức và hoạch định một khuôn mẫu và một tập quán cho tất cả mọi
người trong gia đình noi theo” [109, tr.122]; phải kiến tạo nền nếp gia phong, thiết lập
lại gia phả. Bởi lẽ, gia phả là “căn bản truyền nối của gia đình mà nhờ đó, người ta có
thể truy tìm được nguồn cội và những người cùng một huyết thống” [109, tr.127] và
“không có gia phả người ta sẽ không biết đâu là chứng cớ vịn vào đó để dạy bảo con
cháu” sống có đức độ, lo làm ăn và noi gương tổ tiên.
Trong cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang khẳng định, xã
hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Để giáo dục chữ hiếu cần phải “chấn chỉnh
lại nền nếp gia đình”. Tác giả nhận định: “Nếu như một thời vì mưu sinh khó khăn mà
những người lớn đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn khôn mau lẹ, gây ra những điều
lỗi lầm thì đó là cả một sự thiếu sót cần phải sửa đổi”[13, tr.131]. Chính vì vậy, trong
giáo dục con cháu hiện nay, mỗi gia đình cần phải có một gia huấn thích hợp. “Gia
huấn không những hướng dẫn mọi thành viên trong gia đình sống phải đạo làm
người... mà còn phải tiến triển theo hướng mới phục vụ xã hội ngày nay”[13, tr125].
Tác giả nêu lên “mục tiêu của gia huấn bây giờ” bao gồm nhiều vấn đề, trong đó, phải
“cổ động nam giới ý thức trách nhiệm là rường cột của gia đình cũng là thành viên chủ
lực của xã hội”; “cổ động nữ giới hăng hái gánh vác nhiệm vụ xã hội, song song với
nghĩa vụ trong gia đình và ở chức nghiệp”; con người phải “tránh thói ích kỷ nhỏ nhen,
xa rời những đam mê”; “phải biết tận dụng thời gian và tính tiết kiệm tiền bạc ... biết
giữ thăng bằng cho cuộc sống”; người cha, người mẹ “phải luôn quan tâm đến bổn
phận làm cha làm mẹ, có trách nhiệm với con cái. Không nên bê tha bỏ phế gia đình.
Không nên hưởng thụ một cách vô trách nhiệm”; làm con “phải có lòng hiếu thảo, tôn

21



×