Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH ĐỨC

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế


Mã số: 9 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Vũ Thị Lan Anh
2. PGS. TS. Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tơi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.
Vũ Thị Lan Anh và PGS.TS. Nguyễn Như Phát đã tận tình hướng dẫn tác giả
hoàn thành bản luận án này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các thầy, cơ, anh,
chị, em, bạn bè đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ và đóng góp những ý
kiến q báu để tác giả có thể hồn thành được luận án của mình.

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Đức

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CTCP

Công ty cổ phần

CTLHD

Công ty luật hợp danh

CTLTNHH

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn


CTHD

Công ty hợp danh

DN

Doanh nghiệp

HĐTV

Hội đồng thành viên

LLS

Luật Luật sư

LHD

Luật hợp danh

TCHNLS

Tổ chức hành nghề luật sư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TVHD


Thành viên hợp danh

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................. 4
5. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................. 7
7. Kết cấu luận án .................................................................................... 7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 8
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ......................... 8
1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật hợp danh
và pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ..................... 8

1.2. Các cơng trình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................................. 20
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về hồn thiện pháp luật, cơ chế đảm bảo, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế .................................................................................................................... 25
2. Đánh giá các công trình liên quan tới đề tài và định hướng nghiên
cứu của luận án ............................................................................................. 27
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 27
2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................. 30
3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên
cứu ................................................................................................................. 31
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 34
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH ............................................................. 36
1.1. Lý luận về công ty luật hợp danh ................................................... 36

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


v

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh ..................................................... 36
1.1.2. Khái quát về dịch vụ pháp lý và tổ chức hành nghề luật sư .................... 44
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của công ty luật hợp danh ...................................... 53
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty luật hợp danh ......... 61
1.2. Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh .................................. 64
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty luật hợp danh ......................................... 64
1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty luật hợp danh ........................................... 68

1.2.3. Vai trị điều chỉnh của pháp luật về cơng ty luật hợp danh trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ............................................................................................................. 70
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT HỢP DANH TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 74
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên
trong công ty luật hợp danh .......................................................................... 74
2.1.1. Thực trạng pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh và một
số nhận xét ...................................................................................................................... 74
2.1.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành viên trong công ty luật hợp danh
và một số nhận xét .......................................................................................................... 85
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức
quản lý công ty luật hợp danh ...................................................................... 88
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp danh và một
số nhận xét ...................................................................................................................... 88
2.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức, quản lý công ty luật hợp
danh và một số nhận xét .............................................................................................. 92
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của công ty luật hợp danh và các dịch vụ pháp lý do công ty luật
hợp danh cung ứng ........................................................................................ 97
2.3.1. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp danh, các
dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét ..................... 97
2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công ty luật hợp
danh, các dịch vụ pháp lý do công ty luật hợp danh cung ứng và một số nhận xét 103

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vi


2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập,
tổ chức lại và chấm dứt hoạt động công ty luật hợp danh ......................... 107
2.4.1. Thực trạng pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động công
ty luật hợp danh và một số nhận xét ........................................................................... 107
2.4.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về thành lập, tổ chức lại, chấm dứt hoạt
động công ty luật hợp danh và một số nhận xét ........................................................ 112
2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề
của luật sư nước ngồi, cơng ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ................................................... 116
2.5.1. Thực trạng pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngồi, cơng
ty luật hợp danh nước ngồi tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
một số nhận xét ............................................................................................ 118
2.5.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngồi, cơng
ty luật hợp danh nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và một số
nhận xét ......................................................................................................................... 124
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ CƠNG TY LUẬT HỢP DANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................... 129
3.1. Định hướng hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ........................................................................... 129
3.1.1. Hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh phải phù hợp với đặc
điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa pháp lý của Việt Nam................................ 129
3.1.2. Hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh phải đáp ứng yêu cầu của
điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ..... 130
3.1.3. Hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh nhằm đảm bảo tính đồng
bộ trong hệ thống pháp luật về công ty hợp danh ..................................................... 131
3.1.4. Hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh cần đảm bảo tính linh
hoạt của hành nghề luật sư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động............................ 132
3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh tạo điều kiện để các luật
sư hoàn thiện sứ mệnh bảo vệ quyền con người và quyền cơng dân....................... 133

3.1.6. Hồn thiện pháp luật về công ty luật hợp danh nhằm đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế ........................................................................................................... 134

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vii

3.2. Các giải pháp hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp danh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam ........................................................ 135
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật luật sư liên quan tới công ty luật hợp
danh ............................................................................................................................... 135
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan tới công ty
luật hợp danh ................................................................................................................ 140
3.2.3. Hoàn thiện các quy định nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức
hành nghề của luật sư và công ty luật hợp danh....................................................... 144
3.2.4. Sửa đổi, thống nhất các quy định về hành nghề của luật sư nước ngồi,
cơng ty luật hợp danh nước ngoài ở Việt Nam .......................................................... 147
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật
hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam .............................. 148
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................................................... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 159

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, cùng với với cơng cuộc đổi mới và q trình hội nhập kinh tế
quốc tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và ngày càng khẳng
định vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Hội nhập kinh tế quốc
tế có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực đời sống và đặc biệt ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh những thời cơ phát
triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những rủi
ro pháp lý. Điều đó dẫn đến một nhu cầu thiết yếu của các thương nhân, cá nhân
sử dụng các dịch vụ pháp lý do các tổ chức hành nghề luật sư cung cấp để dự
liệu và hành động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong đàm phán,
giao kết và thực hiện giao dịch. Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá
trình giải quyết tranh chấp, thi hành án.. Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch
vụ pháp lý đang tăng lên một cách rõ rệt.
Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa
dạng. Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hóa cũng như hệ thống
pháp luật của mỗi nước. Trong hơn 30 năm đổi mới từ 1986 đến nay, cùng với q
trình cải cách tư pháp, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới tổ chức và
hoạt động của luật sư. Các hoạt động của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư
đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cá
nhân, tổ chức; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các bên tranh chấp. Đồng thời góp phần từng bước tạo lập môi trường pháp lý
thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh hiệu quả thị trường và tăng cường niềm
tin cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu, tổ chức và hoạt động luật
sư, các tổ chức hành nghề luật sư còn bộc lộ nhiều hạn chế, chất lượng đội ngũ
luật sư và hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư hiện nay chưa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2

cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc
tế. Điều này được lý giải bởi các quy định của pháp luật về luật sư, hành nghề
luật sư, trong đó có cơng luật hợp danh chưa thực sự minh bạch, thống nhất, còn
những bất cập cả trên lý luận và thực tiễn thi hành. Ngoài ra, hoạt động của các
tổ chức hành nghề luật sư nói chung, cơng ty luật hợp danh nói riêng chưa được
quan tâm, nghiên cứu về bản chất cũng như đặc thù của loại hình kinh doanh đặc
biệt này.
Khuôn khổ, cách thức vận hành của công ty luật hợp danh không chỉ chịu
sự tác động của môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế, chính trị mà cịn bị ảnh
hưởng bởi văn hóa, tập qn, trình độ hiểu biết pháp lý của người dân ở mỗi
vùng miền, quốc gia. Thêm vào đó, danh tiếng và thành cơng của các cơng ty
luật hợp danh nói riêng, các tổ chức hành nghề luật sư nói chung được tạo nên
bởi đạo đức hành nghề, lĩnh vực hoạt động và đặc biệt là chuyên môn của các
luật sư trong công ty. Việc hướng tới một mơ hình cơng ty luật hợp danh minh
bạch và hiệu quả không chỉ là mục tiêu của hoạch định chính sách pháp luật mà
cịn thể hiện nhu cầu, mong mỏi của các nhà đầu tư. Bởi đối với cơng ty luật nói
chung, luật hợp danh nói riêng, khơng chỉ đơn thuần là một loại hình cơng ty
thương mại thuần túy mà còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cho người
tiêu dùng, có thể ảnh hưởng nhiều mặt tới cuộc sống tinh thần và vật chất của
khách hàng.
Duy trì cạnh tranh trong một thế giới biến động, các công ty luật hợp danh
phải cải cách và điều chỉnh thông lệ quản lý, điều hành công ty của họ để đáp
ứng được các yêu cầu mới và giành được các cơ hội mới. Điều này đòi hỏi
không chỉ tự thân các công ty luật hợp danh thay đổi mà cịn từ mơi trường pháp
lý hiệu quả. Các quy định pháp luật liên quan tới tổ chức, quản lý và điều hành
công ty luật hợp danh phải phù hợp với thông lệ quốc tế, khuc vực... Từ nhận

thức đó, việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập quốc tế” làm đề tài tiến sĩ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa trên
phương diện lý luận và thực tiễn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về tổ chức hành nghề luật sư,
công ty luật hợp danh, pháp luật về công ty luật hợp danh cũng như thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, Luận án đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh theo
hướng cụ thể, đầy đủ, tồn diện, từ đó thúc đẩy sự phát triển của công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được
xác định như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật
về công ty luật hợp danh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể như sau:
- Lý luận về công ty luật hợp danh gồm các nội dung sau: Khái niệm, đặc
điểm công ty luật hợp danh, những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty
luật hợp danh.
- Lý luận pháp luật về công ty luật hợp danh, trong đó bao gồm các vấn đề
như: thành lập công ty luật hợp danh, quản trị công ty luật hợp danh, trách nhiệm
pháp lý của các thành viên hợp danh…
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về công ty luật hợp danh

trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, từ đó làm rõ những
thành tựu và hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật về công ty
luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tập trung đưa ra những giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: (i) Các quan điểm khoa học pháp lý
về công ty luật hợp danh, bao gồm các quan điểm của các nhà khoa học trong và
ngồi nước tại các cơng trình khoa học đã được công bố; (ii) Các quy định pháp
luật hiện hành về công ty luật hợp danh, một số quy định về công ty luật hợp
danh của một số quốc gia điển hình trên thế giới; các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên liên quan đến dịch vụ pháp lý; (iii) Thực tiễn thi hành pháp
luật về công ty luật hợp danh tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với yêu cầu về dung lượng, luận án giới hạn về phạm vi nghiên cứu như sau:
Về không gian, luận án nghiên cứu pháp luật Việt Nam có liên quan tới
công ty luật hợp danh, cụ thể là pháp luật doanh nghiệp, pháp luật luật sư... Một
số quy định pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia như: Pháp, Đức, Anh,
Mỹ khác chỉ mang tính tham khảo và so sánh đánh giá nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm để hồn thiện pháp luật Việt Nam về cơng ty luật hợp danh trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Đây là những quốc gia đại diện tiêu biểu cho hệ thống
pháp luật common law và civil law, cũng là những quốc gia có nghề luật phát

triển lâu đời cùng với những công ty luật hàng đầu thế giới, trong đó có những
cơng ty luật hợp danh.
Về thời gian, luận án nghiên cứu bối cảnh kinh tế- xã hội, pháp luật Việt
Nam từ sau Đại hội Đảng VI (1986) đến nay, cụ thể từ khi Pháp lệnh Tổ chức
luật sư năm 1989 được ban hành tới nay.
Về nội dung, để đảm bảo nội dung chuyên sâu của đề tài nghiên cứu và
phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn ở những
quy định pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh và công ty luật hợp danh.
Những quy định về công ty luật hợp danh theo pháp luật nước ngoài được
nghiên cứu tham khảo, lấy cơ sở so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

nước về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Để đạt được kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp nghiên cứu luật học cơ bản
và được sử dụng chủ yếu trong quá trình làm luận án. Phương pháp này được sử
dụng với mục đích phân tích thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực
hiện các quy định về công ty luật hợp danh trên thực tế. Đồng thời, phương pháp
phân tích được sử dụng để giải thích các quan điểm khoa học được trình bày
trong Luận án. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án tiến sĩ.
- Phương pháp so sánh: Bên cạnh phương pháp phân tích, luận án cịn sử
dụng phương pháp so sánh nhằm có một cái nhìn tồn diện hơn về những quy

định pháp luật Việt Nam về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp so sánh rất cần thiết để giúp luận án
tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với
pháp luật một số quốc gia trên thế giới quy định về công ty luật hợp danh. Để từ
đó, Luận án có thể tiếp thu những quy định tiến bộ và đề xuất với nhà nước chọn
lọc, vận dụng cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về công ty luật hợp danh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu
trong chương 1, chương 2 của Luận án khi so sánh các quy định pháp luật nước
ngoài và việc thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Phương pháp chứng minh bằng dẫn chứngcó: phương pháp này được sử
dụng chủ yếu ở chương 2 với những ví dụ thực tiễn về công ty luật hợp danh để
làm sáng tỏ các luận cứ khoa học, giải quyết mối liên hệ giữa quy định pháp luật
về công ty luật hợp danh và thực tiễn thi hành các quy định đó nhằm phục vụ
cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của pháp luật về công ty luật hợp
danh trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được Luận án sử dụng nhằm
trình bày các số liệu cụ thể về tình hình cơng ty luật hợp danh, các thủ tục pháp
lý, các điều kiện thành lập công ty luật hợp danh áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6

trình bày các vấn đề, nội dung từ lý luận tới thực tiễn một cách chặt chẽ, có
logic. Từ đó có thể khái quát các luận điểm khoa học trong các cơng trình nghiên
cứu đã được cơng bố, và tiếp thu có chọn lọc để chuyển hóa vào nội dung của
Luận án. Phương pháp hệ thống hóa đảm bảo các giải pháp của Luận án có tính
kế thừa, hợp lý và tính khoa học cao.

Trong số các phương pháp trên, phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh
luật học được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây về
cơng ty luật hợp danh, luận án có những đóng góp mới về khoa học liên quan tới
công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sau đây:
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và phân tích làm sâu sắc thêm một số vấn
đề lý luận về công ty luật hợp danh, bao gồm khái niệm, đặc điểm, tổ chức và
hoạt động của công ty luật hợp danh, trách nhiệm pháp lý của các thành viên và
quản lý nhà nước đối với công ty luật hợp danh….; làm rõ vai trị của cơng ty
luật hợp danh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam ở Hiến pháp, Luật Luật sư, các văn bản có liên quan khác về các vấn đề
liên quan tới công ty luật hợp danh, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật để từ
đó chỉ ra những thành cơng, những hạn chế cũng như nguyên nhân của những
bất cập trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, luận án phân tích các định hướng trong việc hồn thiện pháp luật
về cơng ty luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, từ đó luận án đưa
ra một số giải pháp hồn thiện hình thức và nội dung pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hồn thiện và làm sâu
sắc những vấn đề lý luận về công ty luật hợp danh cũng như pháp luật về công ty
luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Qua đó, góp phần
phát triển, hồn thiện những tri thức lý luận về luật học nói chung và về quản lý
nhà nước đối với cơng ty luật hợp danh nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng
dạy khoa học pháp lý, cũng như các nhà hoạt động thực tiễn,
- Các giải pháp mà luận án đề xuất góp phần hồn thiện chính sách, pháp
luật về cơng ty luật hợp danh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
với sự cạnh tranh của các hãng luật hợp danh toàn cầu.
- Các giải pháp luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có
thẩm quyền trong q trình tổ chức thực hiện pháp luật về công ty luật hợp danh.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp cho các cơng ty luật hợp
danh có thêm định hướng trong hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh
tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý
thuyết nghiên cứu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1. Lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về công ty luật
hợp danh
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty
luật hợp danh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 3. Định hướng, giải pháp hồn thiện pháp luật về cơng ty luật hợp
danh và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Nghiên cứu việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật
sư nói chung, của cơng ty luật hợp danh nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc
tế chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên
cứu pháp luật về công ty luật, công ty luật hợp danh không phải là vấn đề mới
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã cơng bố ở trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề
tài luận án theo những nội dung sau đây:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận chung về luật sư, công ty luật
hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập
quốc tế
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận chung về luật sư và vai trò của luật sư
Hiện nay có nhiều cơng trình đã đề cập tới quan niệm, lịch sử hình thành
nghề luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nói chung, có thể kể đến một số cơng
trình như sau:
- Trong nghiên cứu "Lawyers in the Mist" (Luật sư trong màn sương)
đăng trên tạp chí Science Digest tháng 5/1990 của Tiến sĩ Mark Johnson1 đã
khẳng định sự phát triển và lịch sử của luật sư gắn liền với sự phát triển và lịch
sử của loài người. Giống như mối quan hệ cộng sinh giữa cây cối và nấm, luật sư
có mối quan hệ quan trọng gắn bó từ thời bình minh của lồi người, gắn liền với
áp bức, bất công, danh dự, nhân phẩm và sinh mạng…
Các nhà nhân học pháp lý (Legal anthropologists2) cho rằng chứng cứ
1


Johnson, Dr. Mark (1990). "Lawyers in the Mist?", Science Digest, May 1990
Legal anthropology, anthropology of laws là một phân ngành của nhân học chuyên về "nghiên cứu giữa văn
hóa về trật tự xã hội". Các câu hỏi mà các nhà Nhân học pháp lý tìm cách trả lời liên quan đến việc luật pháp
hiện diện như thế nào trong lịch sử, văn hóa lồi người? Nó biểu hiện như thế nào? Các nhà nhân học có thể
đóng góp như thế nào vào sự hiểu biết về luật pháp?
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

hoàn chỉnh đầu tiên về văn bản được cho là của luật sư được phát hiện có niên
đại cách đây 150.000 năm. Bản tóm tắt bằng hình ảnh trên đá được tìm thấy liên
quan đến tranh chấp ranh giới đất đai giữa bộ tộc người Neanderthal và bộ tộc
người Cro-Magnons. Quyết định có lợi cho bộ tộc Cro-Magnon này đã dẫn đến
một loạt các vụ việc liên tiếp, đánh dấu kết cục cho bộ tộc người Neanderthal.
Cùng với cách mạng nông nghiệp, phát minh ra chữ viết và khởi nguồn các nền
văn mình, dần dần, nghề luật sư đã xuất hiện ở châu Âu từ thời Hy Lạp và La
Mã cổ đại.
- Trong nghiên cứu “Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in
the United States: A Brief History”3 (Lịch sử Luật sư, Nghề luật & Quyền tiếp
cận Tư pháp ở Hoa Kỳ) của Giáo sư Robert W. Gordon, trường Luật Stanford
năm 20194 cho rằng, về mặt lý tưởng, công lý là một lợi ích phổ quát: luật pháp
bảo vệ quyền bình đẳng của người giàu, có quyền lực với người nghèo, yếu thế.
Bài nghiên cứu đề cập đến lịch sử tiếp cận công lý - tư pháp dân sự - và
vai trò của luật sư, các tổ chức nghề luật trong việc thúc đẩy và hạn chế quyền
tiếp cận đó. Trong thế kỷ trước, các chuyên gia pháp lý đã cố gắng cung cấp các
dịch vụ pháp lý và tư vấn pháp lý cho những người khơng có đủ khả năng có thể

tiếp cận các quyền này. Bằng cách đó, đã tiến gần hơn đến những lý tưởng về
phổ qt cơng lý.
Nghiên cứu đã phân tích vai trị cũng như lịch sử nghề luật tại Hoa Kỳ,
trong lịch sử lập quốc 300 năm để làm rõ vai trò của Luật sư, nghề luật với
quyền tiếp cận công lý. Tại cơng trình này cũng phân loại các dịch vụ pháp lý
được cung cấp bởi các tổ chức hành nghề luật sư một cách khái quát.
- Bài báo “The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians,

Nguồn
truy cập 10/02/2022
3
Robert W. Gordon (2019), Lawyers, the Legal Profession & Access to Justice in the United States: A Brief
History3, Stanford Law School.
4
truy
cập 06/062021

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

and Courts”5 (Nghề luật thời trung cổ: giáo sĩ, dân thường và Tòa án) của tác
giả Brundage, James A. trong tạp chí của Đại học Chicago, nghề luật được xem
xét chủ yếu trên ba phương diện: (i) Lịch sử hình thành và phát triển nghề luật;
(ii) Thành tố tác động tới nghề luật và (iii) Đạo đức pháp lý của luật sư.
Trong bài báo, tác giả đã khảo sát, xác định vào khoảng thế kỷ V trước
Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức tịa án hình thành và việc xét
xử có sự tham gia của mọi người dân. Ngun cáo hoặc bị cáo có thể tự trình
bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Tịa hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình

bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà. Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan
cho bạn bè hoặc người thân. Trong xã hội dần dần hình thành nhóm người
chun sâu, am hiểu về pháp luật và việc diễn giải pháp luật của họ được xem
xét như hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động của các thày cãi - luật sư được chấp
nhận và uy tín của họ trong xã hội ngày càng được nâng cao.
- Cuốn sách “Business Development for Lawyers: Principles and
Practice”6 (Phát triển kinh doanh cho luật sư: Nguyên tắc và thực hành) của tác
giả Laurie Young, do nhà xuất bản Ark Group ấn hành năm 2010, đề cập tới quản
trị công ty luật bao gồm: trật tự quản lý, quản lý cơng ty luật về tài chính và kế
tốn trong đó phân tích lợi nhuận, tự quản, kế hoạch về thuế,… hoặc các chính
sách sáp nhập, mua bán…của các công ty luật đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách dày 85 trang, tác giả cũng cung cấp những
số liệu thực tiễn về quản lý thương hiệu hay doanh thu trên cơ sở các bản báo
cáo tài chính về lợi nhuận, về phân tích tài chính… góp phần xây dựng nên một
mơ hình quản lý công ty luật một cách khoa học và hiệu quả. Cơng trình nghiên
cứu trên đây giúp đưa ra một hệ thống các vấn đề liên quan đến quản trị tài chính
của cơng ty luật và những lời khun khả thi được đưa ra để xây dựng và phát
triển kế hoạch kinh doanh tốt nhất của cơng ty luật. Có thể nói, đây là một nguồn
tài liệu có giá trị thực tiễn và cơng trình nghiên cứu này rất có giá trị tham khảo
5

Brundage, James A. (2008), The Medieval of the Legal Profession: Canonists, Civilians, and Courts,
University of Chicago Press
6
Laurie Young, Business Development for Lawyers: Principles and Practice, Ark Group, 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11


có thể hổ trợ cho q trình nghiên cứu của tác giả.
- Cuốn sách “Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa”7 của GS.TS. Lê Hồng Hạnh làm chủ biên, NXB
Đại học sư phạm 2002, chứa đựng nhiều nội dung về hoạt động của luật sư, đặc
điểm và phương thức dịch vụ luật sư, đặc biệt là các kỹ năng thực hành của cán
bộ luật. Nội dung chủ yếu được trình bày gồm: đánh giá khái quát hệ thống pháp
luật Việt Nam và xem xét những lĩnh vực cơ bản của pháp luật kinh tế; phân tích
những kỹ năng pháp luật thực hành cần thiết như: kỹ năng tư vấn pháp luật, soạn
thảo văn bản, kỹ năng trọng tài, kỹ năng tranh tụng. Những kỹ năng này rất cần
thiết để cán bộ pháp luật hoạt động một cách có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường, đồng thời gợi mở những vấn đề thực tiễn. Cơng trình này chủ yếu đề cập
về kỹ năng của cán bộ pháp luật. Trong những khía cạnh nhất định, những kỹ
năng cũng gắn liền với tổ chức hành nghề luật sư, cũng như các luật sư.
- Tham luận “Vị trí, vai trị và đặc thù của nghề luật sư trong xã hội”8 của
tác giả Nguyễn Tiến Lập trong Hội thảo về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ
Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh, 2001. Trong bài tham luận của mình, tác giả cho
rằng lịch sử hình thành luật sư và nghề luật sư còn nhiều tranh cãi trên thế giới,
nhưng xuất phát điểm của việc hình thành luật sư và nghề luật sư có căn nguyên
sâu xa từ những áp bức và bất công trong xã hội.
Tương quan giữa nhà nước và người dân thực chất là các mối quan hệ
không ngang bằng. Nhà nước nắm quyền lực cai trị nên vì lợi ích tồn tại của
chính mình, có xu hướng bành trướng quyền lực, thậm chí lạm dụng luật pháp và
có nhiều phương tiện thuận lợi để thực hiện điều này. Trong khi đó, người dân
thường khơng có cơng cụ nào khác ngoài sử dụng luật pháp và dựa vào pháp
luật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khi các luật lệ ngày càng
nhiều, ngày càng tinh vi và phức tạp thì đa số người dân ngày càng ít có điều
kiện để am hiểu và sử dụng cơng cụ pháp luật. Một loại hình nghề nghiệp mới đã
Lê Hồng Hạnh (chủ biên) (2002), Đạo đức & kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa, NXB Đại học sư phạm

8
Nguyễn Tiến Lập (2001), Vị trí, vai trị và đặc thù của nghề luật sư trong xã hội, Tham luận Hội thảo về
đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp chủ trì, Hồ Chí Minh
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

ra đời để trợ giúp người dân giải quyết khó khăn này, đó là nghề luật sư, những
người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.
- Bài báo “Một số vấn đề về nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với
hoạt động luật sư trong nền kinh tế thị trường”9 của TS. LS. Phan Trung Hồi
đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 02/2010. Luật sư Phan Trung Hoài có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về tổ chức hành nghề luật sư, từ các bài báo khoa
học tới Luận án Tiến sĩ Luật học. Trong bài nghiên cứu trên, tác giả xác định nhu
cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động của luật sư trong điều kiện nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cần được làm rõ về mặt cơ sở lý luận.
Vì thế, môi trường pháp lý cho hoạt động của luật sư vẫn cịn bị hạn chế,
chưa hồn thiện và chưa tạo ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ đội ngũ luật
sư chuyên nghiệp ở nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Một số ý kiến trong
bài viết là những vấn đề mang tính gợi mở, cần được trao đổi rộng rãi trong giới
nghiên cứu khoa học pháp lý và những người làm công tác thực tiễn.
- Bài báo “Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và
phát triển”10 của TS. Nguyễn Văn Tuân, đăng trên tạp chí Dân chủ pháp luật Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp11 năm 2020, trình bày khái quát quá trình
hình thành tổ chức và hoạt động của luật sư ở Việt Nam. từ năm 1930 trở về
trước người Pháp chiếm độc quyền nghề luật sư. Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930,
thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt
Nam tham gia.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy
tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày
10/10/1945 tổ chức đoàn thể luật sư.
Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 duy trì tổ chức luật sư cũ với một số
Phan Trung Hoài (2010), Một số vấn đề về nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động luật sư
trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Khoa học Pháp lý, 02/2010
10
Nguyễn Văn Tuân (2020), Bộ Tư Pháp, Tổ chức hoạt động luật sư ở Việt Nam quá trình hình thành và
phát triển, Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 75 năm ngành Tư pháp
11
truy cập
15/01/2022
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới. Ngoài ra, bằng Sắc lệnh số 217/SL
ngày 22/1/1946 cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật
khoa cử nhân được bổ nhiệm sau 19/8/1945, có thể ra làm luật sư mà không phải
tập sự tại một Văn phịng luật sư.
Hiện nay, luật sư có thể tự mình thành lập Văn phịng luật sư của riêng
mình, cùng với các luật sư khác thành lập Công ty luật hợp danh, công ty Luật
TNHH. Đây là những bước tiến bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam về tổ chức
hành nghề Luật sư.
Các cơng trình khoa học này là những tài liệu quý phục vụ cho việc
nghiên cứu của tác giả luận án trong việc xác định giá trị “cốt lõi” của nghề luật

trong lịch sử hình thành và phát triển qua các thời kỳ và trong điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể của mỗi quốc gia
1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về công ty luật hợp danh và pháp luật về
công ty luật hợp danh
- Bài báo “The Impact of Partnership Law on the Legal Profession”

12

(Tác động của Luật hợp danh đối với nghề luật) của tác giả Robert W. Hillman
(giáo sư Luật tại Đại học California, Hoa Kỳ), đăng trên tạp chí Fordham Law
Review số 2/1998, trình bày nội dung cơng ty luật là phương tiện chính, thơng
qua đó các luật sư liên kết, tổng hợp chun mơn và tài chính của họ, đồng thời
tham gia vào thị trường cạnh tranh cao về dịch vụ pháp lý. Hình thức liên kết
được lựa chọn để tổ chức hoạt động kinh doanh là công ty hợp danh. Đến lượt
mình, luật về hợp danh xác định mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ giữa những luật
sư thành viên tham gia cơng ty. Bài nghiên cứu tìm hiểu cách thức quy định, các
mối quan hệ pháp lý, hình thành cấu trúc pháp lý và hoạt động của pháp luật đối
với cơng ty luật hoạt động theo mơ hình hợp danh.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Robert W. Hillman nhấn mạnh một
thực tế rằng bản chất của công ty luật hợp danh là những luật sư thực hiện dịch
vụ pháp lý dưới danh nghĩa của cơng ty. Do đó nhân sự của một công ty luật hợp
12

truy cập 10/01/2022.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14


danh sẽ bao gồm các luật sư hợp danh và nhân viên của công ty. Các nhân viên
được thuê, thực hiện công việc để nhận một mức lương cố định và trong một số
trường hợp, được nhận một phần nhỏ trong lợi nhuận của công ty. Mối quan hệ
của họ với công ty được xác định bởi hợp đồng, điều lệ và các luật khác liên
quan đến lao động, việc làm.
Cơng trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố cấu thành một cơng ty luật hoạt
động theo mơ hình hợp danh. Mặc dù nghiên cứu theo Luật hợp danh thống nhất
và Luật hợp danh thống nhất sửa đổi của Hoa Kỳ năm 1997 (Uniform Partnership
Act – UPA và Revised Uniform Partnership Act - RUPA), nhưng có những giá trị
liên quan tới bản chất hợp danh của các luật sư trong một công ty luật.
- Bài báo “The Power of Law Firm Partnership” 13 (Sức mạng của công ty
luật hợp danh) của tác giả Matthew S. Winings – trường Luật, Đại học Indiana,
đăng trên SSRN (Social Science Research Network – Mạng lưới nghiên cứu
khoa học xã hội) vào tháng 5/2005, phân tích những ưu nhược điểm của loại
hình hợp danh đối với các cơng ty luật.
Trong cơng trình này, tác giả đề cập một số quan điểm cho rằng mơ hình
hợp danh mà hầu như tất cả các công ty luật hoạt động đã lỗi thời và không hiệu
quả. Để giảm bớt sự kém hiệu quả này, các nhà bình luận cho rằng các cơng ty
luật có thể thu được lợi nhuận to lớn thơng qua việc áp dụng mơ hình quản lý
công ty. Các giải pháp được đề xuất yêu cầu các hãng luật hợp danh chuyển đổi
hoạt động theo các mơ hình quản trị hiện đại như các cơng ty kinh doanh.
Mặc dù về mặt lý thuyết, tác giả lập luận rằng việc chuyển đổi như vậy có
thể khó khăn bởi vì các cơng ty luật chủ yếu dựa vào các luật sư giỏi, tài năng
của mình và những luật sư này tạo ra một lượng doanh thu lớn và thu hút khách
hàng dựa trên uy tín của họ. Do đó, tác giả khẳng định những cố gắng trong
chuyển đổi mơ hình hoạt động, cơ cấu quản lý của cơng ty luật cịn nhiều khó
khăn và quan trọng nhất cần phải được sự chấp thuận của chính những luật sư
hợp danh trong công ty. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ
13


truy cập 06/02/2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

hợp danh đối với sự tồn tại và phát triển của công ty luật hợp danh cũng như
những nguyên lý cơ bản nhất của một công ty luật hợp danh.
- Trong bài báo “The legal profession and the business of law” 14 (nghề
luật sư và việc kinh doanh) của tác giả Joanne Bagust (Tiến sĩ, giảng viên của
Khoa Kinh doanh và Luật, Trường Luật, Đại học Deakin, Úc) đăng trong tạp chí
The Sydney law review tháng 3 năm 2012. Trong bài viết này, tác giả lập luận
rằng trong thị trường dịch vụ pháp lý đã phát triển và có tính cạnh tranh cao,
thay vì làm việc với tư cách là các chuyên gia độc lập, các luật sư nhận thấy
mình cần phải liên kết với các luật sư trong những lĩnh vực pháp luật khác nhau
một cách chuyên nghiệp hơn. Dựa trên các cuộc phỏng vấn với luật sư của các
công ty luật lớn tại Úc, tác giả cho rằng các luật sư tại các công ty luật này vừa
cân bằng giữa danh tiếng cá nhân với danh tiếng của cơng ty (hãng luật hợp
danh) để có thể thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận. Đây là một nghiên cứu
làm rõ sự thay đổi giữa quan điểm về việc hành nghề tự do của luật sư và việc
hợp tác trong một công ty luật.
- Bài viết ngắn “The Agony and the Ecstasy of Law Firm Partnership” 15
của hai tác giả luật sư Joseph Altonji và luật sư Yvonne Nath trên website
jdsupra.com trình bày về những ưu điểm và hạn chế của loại hình cơng ty luật
hợp danh. Hai luật sư sử dụng những từ ngữ đầy tính sức mạnh (agony, ecstasy)
để trình bày những suy nghĩ của mình về loại hình cơng ty luật hợp danh với
việc phát triển về quy mô và quan hệ đối tác từ một vài luật sư đối tác đến hàng
trăm, đặc biệt hàng nghìn luật sư cũng như nhân viên tại một số cơng ty luật tồn
cầu. Với quy mơ đó, mọi thứ rõ ràng không hoạt động tốt. Các công ty luật hợp

danh không tránh khỏi những tác động và rủi ro của mối quan hệ đối tác hợp
danh, một số đối tác không muốn tiếp tục gánh chịu rủi ro vốn có trong bản chất
của quan hệ hợp danh. Thành viên của các công ty luật hợp danh vừa phải chịu
tác động của vấn đề đạo đức, vừa đóng vai trị là những doanh nhân và cũng phải
14

/>truy cập 15/02/2022
15
truy cập 10/02/2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Trước những thách thức và yêu cầu đó, hai tác giả đặt ra giả thuyết vì sao
các luật sư đối tác muốn tiếp tục là đối tác hợp danh của nhau? Đó là vì bản chất
của nghề luật cũng như những niềm tin mà luật sư có như việc bảo vệ cơng lý, lẽ
phải, bảo vệ thân chủ. Với tư cách hợp danh, các luật sư hoạt động tốt hơn cá
nhân trong nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Với những suy nghĩ của mình, hai
luật sư đề cập tới bản chất nghề nghiệp đã giúp các luật sư có thể giảm bớt các
hạn chế trong tổ chức và hoạt động của công ty luật hợp danh, kể cả với quy mô
lớn như hiện nay.
- Luận án tiến sĩ “Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam”16 của tác giả Đồng Thái Quang
bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019. Trong luận án của mình, tác
giả đã xây dựng lý luận pháp luật về công ty hợp danh cung cấp dịch vụ pháp lý
theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, pháp luật về cơng ty hợp danh hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (i)

Các quy định về bản chất pháp lý của công ty, (ii) Các quy định về thành lập và
đăng ký hoạt động công ty. Đây là q trình khai sinh ra cơng ty, thơng qua q
trình này, tư cách pháp lý của cơng ty được hình thành. (iii) Các quy định về
thành viên của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, (iv) Các quy
định pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành công ty. Với yêu cầu của
nguyên tắc tự do kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quản trị (nội bộ) công ty trước hết
và chủ yếu thuộc quyền quyết định của chủ sở hữu công ty, (v) Các quy định về
vốn của công ty…
Nghiên cứu của tiến sĩ Đồng Thái Quang có phạm vi, góc độ tiếp cận chủ
yếu liên quan tới cơng ty hợp danh nói chung và loại hình cơng ty này hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Đây là một đề tài có liên quan trực tiếp tới đề tài
của tác giả thực hiện. Tuy nhiên tác giả có phạm vi nghiên cứu rộng hơn về cơng
ty luật nói chung, chưa chun sâu về loại hình cơng ty luật hợp danh trước
Đồng Thái Quang (2019), Công ty luật hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo
pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×