Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) nội luật hóa các công ước quốc tế đối với các hành vi tham nhũng trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC KIM

NỘI LUẬT HĨA CÁC CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.Hồ Chí Minh, năm 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NGỌC KIM

NỘI LUẬT HĨA CÁC CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngành: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mã số: 9.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA



TP.Hồ Chí Minh, năm 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số
liệu được trình bày trong luận án là trung thực, chưa được ai cơng bố dưới bất kỳ
hình thức nào.
Tơi cam đoan Luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách trung
thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án.
Tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận án

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu ........................... 9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 9
1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................. 23
1.2. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..... 27
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu................................................................................. 27
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu............................................. 27
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ NỘI LUẬT HÓA
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HÀNH VI THAM NHŨNG TRONG
LUẬT HÌNH SỰ QUỐC GIA ............................................................................ 33
2.1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về nội luật hóa ...................................... 33
2.1.1. Khái niệm về nội luật hóa ......................................................................... 33
2.1.2. Quan điểm về nội luật hóa theo quy định của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng .............................................................................................. 38
2.1.3. Quy định của Việt Nam về nội luật hóa .................................................... 44
2.2. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tham nhũng ..................................... 48
2.2.1. Khái niệm khoa học về tham nhũng ......................................................... 48
2.2.2. Quy định về tham nhũng ở Việt Nam........................................................ 57
2.3. Khái niệm nội luật hóa các Cơng ước quốc tế đối với hành vi tham
nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam ............................................................. 68
2.4. Cơ sở chính trị và pháp lý của việc nội luật hóa các quy định của các
Công ước quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt
Nam. ..................................................................................................................... 69
2.4.1. Cơ sở chính trị của việc nội luật hóa các quy định của các Công ước
quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam. ............... 69
2.4.2. Cơ sở pháp lý của việc nội luật hóa các quy định của các Công ước quốc
tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam. ........................ 72

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Kết luận chương 2 ............................................................................................... 76
Chương 3: YÊU CẦU CỦA CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG
THAM NHŨNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM .................................................................................................... 77
3.1. Tương đồng của Bộ Luật hình sự Việt Nam so với các yêu cầu của các
Công ước quốc tế về chống tham nhũng ........................................................... 78
3.1.1. Đối với yêu cầu bắt buộc .......................................................................... 78
3.1.2. Đối với yêu cầu mang tính tùy nghi........................................................ 100
3.2. Khác biệt của Bộ Luật Hình sự Việt Nam so với các yêu cầu của Công
ước quốc tế về chống tham nhũng ................................................................... 106
3.2.1. Đối với yêu cầu bắt buộc ........................................................................ 106
3.2.2. Đối với yêu cầu tùy nghi ......................................................................... 111
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 119
Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM
CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HỒN
THIỆN BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NỘI LUẬT HĨA
CÁC CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG THAM NHŨNG. ...................... 120
4.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm có hành vi tham
nhũng.................................................................................................................. 120
4.1.1. Thực tiễn xử lý các tội phạm về hối lộ.................................................... 120
4.1.2. Thực tiễn xử lý các tội phạm có hành vi gây ảnh hưởng........................ 125
4.1.3. Thực tiễn xử lý các tội phạm có hành vi chiếm đoạt tài sản .................. 128
4.1.4. Thực tiễn xử lý các tội phạm khác .......................................................... 138
4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam .............. 147
4.2.1. Cơ sở của các kiến nghị.......................................................................... 147
4.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về nhóm
tội phạm chức vụ trên cở sở yêu cầu nội luật hóa của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng ............................................................................................ 158
Kết luận chương 4 ............................................................................................. 173
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 174

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTOC

Công ước về chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia

CAC

Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

UNODC

United Nations Office on Drugs and Crime (Văn phòng Liên
hợp quốc về chống ma túy và tội phạm)

OECD

Công ước của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về chống
hối lộ cơng chức nước ngồi trong các giao dịch thương mại
quốc tế

BLHS 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số liệu về tình hình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm chức vụ
Phụ lục 2: Các yêu cầu về tội phạm hóa của các Cơng ước quốc tế về chống
tham nhũng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hiện nay vấn đề tham nhũng đang là vấn nạn nhức nhối của các quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều Cơng ước quốc
tế về chống tham nhũng mà Việt Nam đã tham gia ký kết và làm thành viên, ví dụ
như: Cơng ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Công ước
của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng năm 2003,... Các Công ước này đã cho thấy
sự nỗ lực của Liên hiệp quốc trong đấu tranh với tham nhũng và đây được coi là một
vấn nạn tồn cầu được nhiều quốc gia rất quan tâm. Phịng, chống tham nhũng là một
tiêu chí hàng đầu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để có thể đưa Việt Nam sánh
ngang với các nước phát triển trong khu vực và củng cố, duy trì niềm tin của nhân
dân vào chế độ. Bác Hồ từng nói: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ơ là ăn cắp
của cơng, đục khoét của nhân dân. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ơ là ăn cắp
của cơng, khai gian, khai lậu thuế”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh “Xây dựng tổ chức bộ máy của tồn hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Trong cơng cuộc chống tham nhũng này, địi hỏi
có sự nỗ lực của tồn Đảng, tồn dân và Luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu và

sắc bén nhất nhờ vào những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của nó.
Bộ Luật hình sự năm 1985 (có hiệu lực vào ngày 01/7/1986) quy định tại
Chương Tội phạm chức vụ có 9 tội danh (từ điều 220 đến Điều 228). Qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung đến Bộ Luật hình sự năm 1999 (có hiệu lực vào ngày 01/7/2000) và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009 (có hiệu lực vào ngày
01/01/2010), các tội phạm về tham nhũng đã được quy định một cách đầy đủ và rõ
ràng hơn. Tuy nhiên qua nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, gây khó khăn trong việc xử lý đối
với hành vi tham nhũng. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung
bộ luật hình sự 2015 năm 2017 (có hiệu lực vào 01/01/2018) (gọi tắt là BLHS 2015)
ra đời đã có nhiều thay đổi tiến bộ, hợp lý hơn so với trước kia, góp phần nâng cao
trong việc đấu tranh đối với tội phạm tham nhũng. Mặc dù vậy, bên cạnh những mặt
đạt được, Bộ Luật này vẫn cịn có những điểm hạn chế nhất định, đặc biệt đối với
nhóm tội phạm về tham nhũng. Có hai Cơng ước quốc tế rất quan trọng có nội dung
chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện rất hiệu quả đó là Cơng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (gọi tắt là
CTOC) và Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc (gọi tắt là CAC).
Việc nội luật hóa các yêu cầu của các Cơng ước này đã góp phần đấu tranh
hiệu quả đối với tội phạm tham nhũng, q trình nội luật hóa cũng đã trải qua được
một số bước quan trọng, BLHS 2015 ra đời đã thể hiện được nhiều yêu cầu về nội
luật hóa Cơng ước đối với tội phạm tham nhũng, như đã quy định về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân, đã tội phạm hóa các hành vi tham nhũng trong khu vực tư,
quy định về lợi ích phi vật chất, tội phạm hóa hành vi đưa hối lộ cho cơng chức nước
ngồi và cơng chức của tổ chức quốc tế công.... Qua nghiên cứu tác giả thấy các quy
định trong BLHS 2015 chỉ mới tương thích được một phần các yêu cầu tội phạm hóa

tội phạm tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC, bên cạnh đó vẫn cịn một số
điểm chưa tương thích với u cầu của các Cơng ước, đó là chưa quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm tham nhũng, các hành vi khách
quan của các tội phạm tham nhũng chưa được tội phạm hóa đầy đủ, hành vi làm giàu
bất hợp pháp chưa được tội phạm hóa trong BLHS... Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng trên cơ sở
yêu cầu của các Công ước quốc tế là yêu cầu cần thiết. Để làm được điều này, điều
quan trọng là phải đánh giá được điểm tương thích giữa BLHS 2015 và các quy định
của Cơng ước trên cơ sở các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi. Từ đó đưa ra
những kiến nghị để hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về tội phạm tham nhũng và
một số tội phạm về chức vụ có liên quan (Tội đưa hối lộ, Tội mơi giới hối lộ, Tội lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi). Bên cạnh đó, nhằm
hồn thiện pháp luật hình sự về nhóm tội phạm tham nhũng cũng cần có sự học tập
kinh nghiệm việc xây dựng luật hình sự một số nước tiên tiến trên thế giới cũng như
trên cơ sở các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia, các nhà làm luật
cần khơng ngừng có những thay đổi và tiếp thu để Bộ luật hình sự ngày càng hoàn
thiện hơn, phù hợp với nội dung CTOC và CAC cũng như đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh và phòng, chống đối với nhóm tội phạm tham nhũng hiện nay ở Việt Nam. Xuất
phát từ tính cấp thiết, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn
đề tài “Nội luật hóa các Cơng ước quốc tế đối với các hành vi tham nhũng trong
Bộ luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án được xác định là nhằm góp phần tạo lập
những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về các tội phạm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3
tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ, trong đó đặc biệt từ góc độ của nội luật

hóa quy định của các Công ước quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong Bộ Luật hình
sự Việt Nam, từ đó đánh giá sự hồn thiện của Bộ Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở
u cầu của Cơng ước về nhóm tội phạm này. Đồng thời Luận án đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện quy định tội phạm hóa của Bộ Luật hình sự Việt Nam đối với các hành vi
tham nhũng trên cơ sở đánh giá toàn diện sự tương thích giữa quy định của Bộ Luật
hình sự Việt Nam với yêu cầu của các Công ước quốc tế về chống tham nhũng.
Để đạt được mục đích trên, tác giả đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Về mặt lý luận
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ thế nào là nội luật hóa trong các quan điểm
trên thế giới và ở Việt Nam. Vấn đề nội luật hóa CTOC và CAC được đặt ra như thế
nào trong BLHS Việt Nam;
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ thế nào là tham nhũng trong các quan điểm
trên thế giới và ở Việt Nam. Quan điểm về tham nhũng trong CTOC và CAC.
Về quy định của pháp luật
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ khái niệm và các dấu hiệu của các hành vi
tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC.
- Nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi về nội luật hóa của
CTOC và CAC về tội phạm tham nhũng.
- Nghiên cứu, phân tích, so sánh hệ thống quan điểm, quan niệm khoa học
của các tác giả Việt Nam về tội phạm về chức vụ, từ đó có thể làm rõ khái niệm, các
dấu hiệu pháp lý về tội phạm về chức vụ trong BLHS 2015.
- Đánh giá sự tương thích giữa quy định của BLHS 2015 so với các yêu cầu
của CTOC và CAC về nhóm tội phạm tham nhũng và các tội phạm chức vụ khác có
liên quan.
Về thực tiễn:
Đánh giá thực tiễn áp dụng BLHS 2015 và các bản án xét xử ở Việt Nam về
các tội phạm về chức vụ trên cơ sở các yêu cầu của CTOC và CAC.
Về kiến nghị
Đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt

Nam về tội phạm tham nhũng trên cơ sở yêu cầu của các Công ước quốc tế về
chống tham nhũng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm những đối tượng sau đây:
- Các quan điểm về nội luật hóa và tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam,
trong các nghiên cứu khoa học, cơng trình khoa học, bài viết.
- Các quy định của CTOC và CAC, Luật Điều ước quốc tế 2016, Luật phòng,
chống tham nhũng 2018, Bộ Luật hình sự 2015.
- Các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi về yêu cầu nội luật hóa hành vi
tham nhũng trong CTOC và CAC mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, những bản
án thực tiễn đối với tội phạm tham nhũng và một số tội phạm khác về chức vụ (Tội
đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi) ở Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội phạm tham nhũng và một số tội
phạm khác về chức vụ (Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi).
Về phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu vấn
đề nội luật hóa các công ước quốc tế chống tham nhũng CTOC và CAC, trên cơ sở
kinh nghiệm lập pháp nước ngoài, tác giả lấy quy định của CTOC và CAC làm
chuẩn mực từ đó đánh giá, so sánh với quy định của BLHS 2015 về nhóm tội phạm
tham nhũng và một số tội phạm có liên quan đến hành vi tham nhũng bao gồm Tội
đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi. Tác giả chỉ tập trung vào u cầu tội phạm hóa hành vi tham

nhũng, khơng nghiên cứu những nội dung về biện pháp phòng ngừa tham nhũng
hay hợp tác quốc tế giữa các quốc gia thành viên về chống tham nhũng.
Về thời gian và không gian
- Về thời gian: Khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua việc khảo sát
các vụ án thực tế trong khoảng thời gian từ khi BLHS 2015 có hiệu lực (ngày
01/01/2018) cho tới tháng 10/2021
- Về không gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của BLHS
2015 trên phạm vi cả nước, đánh giá thực tiễn xét xử đối với nhóm tội phạm tham
nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác có liên quan đến hành vi tham nhũng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
bao gồm Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để thực
hiện tốt nhiệm vụ đặt ra của luận án, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cụ
thể để nghiên cứu là:
Phương pháp đặc thù trong lĩnh vực luật học là phương pháp lý thuyết luật
học được sử dụng để hệ thống hóa và giải thích những quy định pháp luật hiện
hành, các văn bản áp dụng pháp luật, các học thuyết pháp lý trên thế giới về nội luật
hóa, tham nhũng. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu luật pháp trong mối liên hệ
với triết học, xã hội học, chính trị cũng được sử dụng để lý giải tính đúng đắn và
hợp lý của việc nội luật hóa CTOC, CAC trong BLHS 2015 về tội phạm tham
nhũng. Phương pháp này giúp hệ thống hóa và giải thích những quy định pháp luật
hiện hành, các văn bản áp dụng pháp luật để phân tích các dấu hiệu pháp lý của
nhóm tội phạm tham nhũng.
Tác giả cũng tiếp cận nguồn tài liệu trên cơ sở những nhà xuất bản uy tín và

các trang web có tính tin cậy cao, do đây là luận án về nội luật hóa điều ước quốc tế
nên việc sử dụng tài liệu tiếng Anh rất nhiều.
Trong luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh,
phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương pháp phân
tích quy phạm pháp luật.
+ Trong Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu của luận án;
+ Chương 2, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, để trình bày
nội dung về khái niệm tham nhũng, khái niệm nội luật hóa, khái niệm nội luật hóa
hành vi tham nhũng theo các nghiên cứu khoa học và quy định pháp lý trên thế giới
và Việt Nam;
+ Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp
luật, phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá so sánh những điểm tương thích
và chưa tương thích của Bộ luật hình sự Việt Nam với yêu cầu của các Công ước
quốc tế về chống tham nhũng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
+ Tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu án điển hình trong chương 4
của luận án, bên cạnh phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để
nêu lên thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ thì
phương pháp nghiên cứu án điển hình mà tác giả sử dụng để đánh giá, nhận xét các
bản án điển hình, từ sự kết hợp với phương pháp so sánh luật học để đưa ra những
kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thực định liên quan đến tội phạm về
tham nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác có liên quan trong BLHS 2015 trên
cơ sở u cầu của các Cơng ước quốc tế.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Luận án có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học, cụ thể như sau:
- Đóng góp chung về mặt khoa học của luận án:
Thứ nhất, tình hình tham nhũng hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng là vấn đề được hết sức quan tâm. Để hạn chế tình trạng này, nhiều
Cơng ước quốc tế về chống tham nhũng đã ra đời, tạo một chuẩn mực pháp lý quốc
tế cho các quốc gia thành viên có cơng cụ pháp lý hữu hiệu trong việc đấu tranh
phòng ngừa và chống tham nhũng. Luận án này đóng góp về mặt khoa học cho các
nghiên cứu lý luận về nội luật hóa, tham nhũng, nội luật hóa hành vi tham nhũng.
Thứ hai, Luận án này được nghiên cứu trên cơ sở phân tích những yêu cầu bắt
buộc và yêu cầu tùy nghi của CTOC và CAC và quy định của BLHS 2015 để đưa ra
những đánh giá chung về điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của BLHS
2015 và CTOC và CAC đối với nhóm tội phạm tham nhũng và một số tội phạm về
chức vụ khác (bao gồm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi) từ đó đưa ra kiến nghị phù hợp. Như các
cơng trình nghiên cứu khác, có thể chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian nhất định vì
khi BLHS 2015 có thể các vấn đề nghiên cứu của luận án sẽ khơng cịn phù hợp. Vì
thế, tác giả đã đánh giá toàn diện, khách quan nhất để đảm bảo các kiến nghị hoàn
thiện quy định của khi BLHS 2015 được coi là đáp ứng yêu cầu của CTOC và CAC,
cho dù khi BLHS 2015 thay đổi thì các kiến nghị của luận án vẫn có giá trị khoa học.
- Đóng góp cụ thể về mặt khoa học của luận án:
Thứ nhất, tác giả đã làm rõ các vấn đề cụ thể: Lý luận chung và hệ thống hóa,
làm rõ, bao gồm khái niệm khoa học, khái niệm pháp lý trên thế giới và ở Việt Nam
về nội luật hóa và tham nhũng, đưa ra khái niệm nội luật hóa các Công ước quốc tế
đối với hành vi tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
Thứ hai, tác giả đã phân tích các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi của

CTOC và CAC, từ đó phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nhóm tội phạm
tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC. Tác giả đã phân tích chi tiết các dấu
hiệu về chủ thể, hành vi, lỗi dựa trên hướng dẫn của UNODC. Đây được coi là cơ sở để
đánh giá so sánh với quy định của BLHS 2015 về nhóm tội phạm tham nhũng, từ đó
rút ra được những điểm tương thích hoặc khơng tương thích và là cơ sở để đưa ra kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS 2015 trên cơ sở yêu cầu của các Công ước.
Thứ ba, các tội phạm về chức vụ là một nhóm tội phạm quan trọng trong
BLHS Việt Nam, việc nghiên cứu khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội
phạm này có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học. Qua nghiên cứu nhóm tội phạm này,
tác giả nhận thấy rằng các quy định trong Bộ Luật hình sự Việt Nam cũng đã có
nhiều điểm mới tương thích với các quy định của các Cơng ước quốc tế. Tác giả đã
có những đánh giá những yêu cầu bắt buộc và những yêu cầu tùy nghi của CTOC
và CAC, đồng thời đánh giá sự tương thích của BLHS 2015 trên cơ sở các Công
ước này. Tuy các điều luật quy định chi tiết nhưng nhiều tội danh vẫn bộc lộ những
hạn chế nhất định, như không quy định pháp nhân là chủ thể của một số tội phạm về
chức vụ, đặc biệt là nhóm tội phạm tham nhũng; quy định về khái niệm và các dấu
hiệu pháp lý của các Tội nhận hối lộ, Tội đưa hối lộ, Tội mơi giới hối lộ cũng cịn
nhiều điểm mâu thuẫn với nhau mặc dù đây cùng là nhóm tội phạm hối lộ.
Thứ tư, thông qua việc đánh giá thực tiễn xét xử đối với nhóm tội phạm tham
nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác (bao gồm tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi
dụng ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi) trong khoảng thời gian từ khi BLHS
2015 có hiệu lực (01/01/2018) đến năm 2020, tác giả dựa trên phân tích các bản án cụ
thể để đánh giá được những điểm tương thích và chưa tương thích của BLHS 2015 về
nhóm tội phạm này so với các yêu cầu của CTOC và CAC. Ngồi ra, luận án cịn đóng
góp những kiến nghị có giá trị về mặt khoa học trong việc hoàn thiện quy định của
BLHS 2015 về nhóm tội phạm này trên cơ sở yêu cầu của CTOC và CAC.
Với những điểm mới về hướng tiếp cận, tác giả luận án hy vọng nền tảng lý
luận và các giải pháp pháp lý được đưa ra trong luận án có giá trị thiết thực và có ý
nghĩa lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
Về ý nghĩa lý luận:

Đây là một đề tài có bổ sung về mặt lý luận vì đã phân tích một cách tồn
diện u cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi của CTOC và CAC về nhóm tội phạm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
tham nhũng, có đánh giá các điểm tương thích với BLHS 2015. Ngồi ra luận án
cịn đưa ra được khái niệm nội luật hóa và tham nhũng đúc kết từ các nghiên cứu
trên thế giới và ở Việt Nam. Phân tích quy định của CTOC và CAC về nhóm hành
vi tham nhũng. Nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ những quy định của BLHS
2015 bao gồm những nội dung như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, từ đó chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế của nhóm tội phạm tham nhũng và một số tội phạm về
chức vụ khác (bao gồm Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi).
Về ý nghĩa thực tiễn:
Luận án có ý nghĩa về thực tiễn khi chỉ ra những điểm thiếu sót, hạn chế
trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS 2015 về nhóm tội phạm tham
nhũng và một số tội phạm về chức vụ khác (bao gồm Tội đưa hối lộ, Tội môi giới
hối lộ, Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi)
thông qua đánh giá số liệu thực tế và các bản án cụ thể nhằm đánh giá được điểm
tương đồng và khác biệt của BLHS 2015 so với yêu cầu của CTOC và CAC. Điều
này có giá trị thực tiễn cao vì những đóng góp của luận án mang lại. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu, luận án cũng đã đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện
những quy định của BLHS 2015. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể
dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các
cơ sở đào tạo luật. Luận án cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc hồn thiện
pháp luật hình sự và cán bộ làm công tác thực tiễn.
6. Bố cục của luận án:
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội

dung gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp lý về nội luật hóa các cơng ước
quốc tế đối với hành vi tham nhũng trong luật hình sự quốc gia
Chương 3: Yêu cầu của các Công ước quốc tế về chống tham nhũng và
đánh giá sự tương thích của Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Chương 4: Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm có hành vi
tham nhũng ở Việt Nam và kiến nghị nhằm thiện Bộ luật hình sự Việt Nam trên
cơ sở nội luật hóa các Công ước quốc tế về chống tham nhũng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu
Đối với vấn đề này cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan, có
thể kể đến một số cơng trình như sau:
* Các cơng trình liên quan đến khái niệm nội luật hóa
Các cơng trình ở nước ngồi
- Bài báo của nhóm tác giả G Ferreira, A Ferreira-Snyman, “The
incorporation of public international law intomuniciple law and regional law
against the background of the dichotomy between monism and dualism”, article,
2014, VOLUME 17 No 4. Bài báo đã phân tích được hai trường phái về nội luật hóa
các điều ước quốc tế gồm nhất nguyên luận và nhị ngun luận, có phân tích, đánh
giá cũng như đưa ra các ví dụ về quy định của các quốc gia trên thế giới về nội luật
hóa điều ước quốc tế như thế nào. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ tập trung vào quy

định của hiến pháp các nước về nội luật hóa điều ước quốc tế, cịn khơng đi vào vấn
đề nội luật hóa các điều ước quốc tế trong luật hình sự (tội phạm hóa).
- Đề tài nghiên cứu của Afghanistan Legal Education Project (2011), “An
introduction to International Law for Afghanistan”, Stanford Law school
(California), Afghanistan Legal Education Project (2011), cơng trình này có đưa ra
được khái niệm về nội luật hóa cũng như quy định trong Hiến pháp của các quốc
gia trên thế giới về vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, cơng trình
chỉ tập trung ở việc trình bày quy định cơ bản, chưa phân tích sâu các khía cạnh của
nội luật hóa các điều ước quốc tế trong quan điểm trên thế giới và ở các quốc gia.
* Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
- Đề tài cấp Bộ, Hoàng Phước Hiệp (chủ nhiệm), “Nội luật hóa các điều ước
quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”,
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 2007. Cơng trình này phân tích cụ thể quan
điểm về nội luật hóa các điều ước quốc tế ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
Theo đó, cơng trình phân tích được hai quan điểm cơ bản về nội luật hóa là quan
điểm nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, từ đó đưa ra được quan điểm của Việt
Nam về nội luật hóa các điều ước quốc tế.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10
- Sách “Nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia trong Bộ luật hình sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam xuất bản năm 2016 của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ
biên: Cơng trình này đã phân tích được quan điểm về nội luật hóa hiện nay ở Việt
Nam và quan điểm về nội luật hóa trong Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xun quốc gia. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ đề cập đến CTOC chưa đề cập đến
các Công ước khác. Quan điểm nội luật hóa trong cơng trình này cịn ở dạng trình
bày tóm tắt, chưa phân tích sâu.

- Bài viết của tác giả Trần Thị Thu Hằng, “Một số vấn đề liên quan đến việc
nội luật hóa điều ước quốc tế”, Tạp Chí Kiểm Sát online. Bài viết này đưa ra được
quan điểm nghiên cứu trên thế giới về nội luật hóa các điều ước quốc tế và cách
chuyển hóa cấc điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, nêu lên tình hình nội luật
hóa pháp luật quốc tế trong một số lĩnh vực tại Việt Nam (xây dựng pháp luật, kinh
doanh thương mại, hình sự, quyền con người), tuy nhiên vì dưới góc độ là một bài
báo nên cơng trình này chỉ dừng ở mức độ nêu vấn đề chứ chưa giải quyết được
triệt để vấn đề đưa ra, nhưng cũng giúp tác giả có được quan điểm về nội luật hóa
điều ước quốc tế để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.
- Bài viết của tác giả Đặng Minh Tuấn – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, “Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: Nhìn từ góc độ
hiến pháp trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp online, đăng ngày 23/7/2013. Cơng trình này tập trung vào nội dung mối quan
hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là một trong những vấn đề cơ bản
của Luật quốc tế. Mối quan hệ này thường được quy định trong Hiến pháp của mỗi
quốc gia. Mặc dù rất khác biệt trong việc xác định, Hiến pháp các nước có xu
hướng cơng nhận tính áp dụng trực tiếp, ưu thế của các điều ước quốc tế so với
pháp luật quốc gia (2), nhưng thấp hơn Hiến pháp. Qua những sự đa dạng và xu
hướng chung về vị trí hiến định mối quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia, một số gợi mở có thể hữu ích cho việc sửa đổi Hiến pháp ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu này đã giúp tác giả tìm hiểu được quan điểm về nội luật hóa các
điều ước quốc tế hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống các cơng trình trên,
bài viết này chỉ tập trung dưới góc độ nghiên cứu Hiến pháp, chưa đề cập đến nội
luật hóa các điều ước quốc tế vào quy định pháp luật khác.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi về khái niệm nội luật hóa tương đối
chi tiết và đầy đủ, có đánh giá dưới góc độ luật hiến pháp của một số quốc gia, tuy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



11
khơng có nghiên cứu về nội luật hóa luật hình sự nhưng nhìn chung đây được coi là
cơng trình có ý nghĩa quan trọng cho tác giả tham khảo khi nghiên cứu về khái niệm
nội luật hóa. Đối với các cơng trình nghiên cứu về khái niệm nội luật hóa ở Việt
Nam vẫn cịn ít, tuy cũng có những cơng trình nghiên cứu tồn diện như sách
chun khảo, đề tài cấp bộ nhưng có ít bài viết tham khảo nghiên cứu về khái niệm
này. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nội luật hóa Cơng ước quốc
tế cũng không nghiên cứu đến khái niệm nội luật hóa, chủ yếu là đánh giá so sánh
quy định của các Công ước quốc tế với quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm
tham nhũng.
* Các cơng trình liên quan đến quan điểm về tham nhũng
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- Cuốn sách của nhóm tác giả Rose-Ackerman, S., & Palifka, B., “What Is
Corruption and Why Does It Matter? In Corruption and Government: Causes,
Consequences, and Reform”. Nhà xuất bản Cambridge: Cambridge University
Press, năm 2016. Cơng trình này đã đưa ra được các quan điểm của các nhà nghiên
cứu trên thế giới về khái niệm, loại, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng. Điều
này cũng giúp tác giả có được thêm quan điểm về tham nhũng của các nhà nghiên
cứu trên thế giới.
- Cuốn sách của tác giả Khalid Sekkat, “Is Corruption Curable?”, Nhà xuất
bản Palgrave Macmillan, năm 2018, cơng trình này đưa ra một số khái niệm về
tham nhũng của một số nhà nghiên cứu trên thế giới nhưng chủ yếu dừng ở mức độ
nêu ra quan điểm chưa phân tích sâu về các quan điểm đó. Cơng trình này giúp tác
giả hiểu thêm các khái niệm về tham nhũng phục vụ cho nội dung nghiên cứu về
khái niệm tham nhũng trên thế giới của chuyên đề này.
- Bài viết của tác giả Boris Begovic, “Corruption: concepts, types, causes and
consequences”, Documentos, Year III Number 26 March 1, 2005. Bài viết này cũng
đưa ra khái niệm, loại, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng. Từ bài viết này tác giả
có thêm tài liệu về khái niệm tham nhũng của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
- Bài viết của tác giả Ragauskas, E. Kavoliūnaitė-Ragauskienė, E. A. Vitkutė,

“Corruption in the Private Sector: Normative Concept and Prevalence in
Appropriate Sectors”, Vilnius: Justitia, năm 2014, truy cập tại .
lt/documents/soc_tyrimai/Korupcija_privaciame_sektoriuje._LTI.pdf Bài viết đã
đưa ra khái niệm và những nhân tố có liên quan đến tham nhũng, theo quan điểm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
của tác giả bài viết thì tham nhũng có nghĩa là lạm dụng quyền lực để tư lợi. Khái
niệm này bao gồm tham nhũng trong cả khu vực công và khu vực tư. Qua bài viết
này, tác giả có thêm quan điểm về tham nhũng bổ sung vào phần nghiên cứu về
khái niệm tham nhũng của luận án.
Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
- Sách của tác giả Nguyễn Văn Kim (2003),”Pháp luật chống tham nhũng
của các nước trên thế giới”; NXB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội.Cơng trình này
nghiên cứu về mơ hình tổ chức và hoạt động chống tham nhũng của các nước trên
thế giới. Từ đó, tác giả có thể tìm hiểu được một số khái niệm về tham nhũng của
một số nhà khoa học và các quốc gia trên thế giới.
- Sách của Viện Khoa học thanh tra (2004), Một số vấn đề cơ bản về phòng
ngừa và chống tham nhũng, NXB Tư Pháp, Hà Nội. Đây là một cơng trình nghiên
cứu chủ yếu dưới góc độ hành chính với những biện pháp mang tính chất ngăn ngừa
hành vi tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam, không nghiên cứu đến quy định của
luật hình sự về tội phạm tham nhũng. Mặc dù vậy, cơng trình cũng giúp tác giả có
được quan điểm về tham nhũng của các nhà nghiên cứu trên thế giới về tham nhũng.
- Sách của nhóm tác giả Nguyễn Xuân m, Nguyễn Hịa Bình, Bùi Minh
Thanh (2007), “Phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”, NXB Công An
Nhân Dân, Hà Nội. Cơng trình này cũng tập trung nghiên cứu một số cách thức
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới dưới góc độ cả về lập pháp,
hành pháp, tư pháp, từ đó có nêu lên một số quan điểm về tham nhũng trên thế giới

giúp tác giả đanh giá được toàn diện quan điểm về tham nhũng để xây dựng được
quan điểm riêng của mình về tham nhũng.
- Bài viết của tác giả Lê Quang Kiệm, “Sửa đổi, bổ sung khái niệm và chủ thể
của tham nhũng góp phần hồn thiện các quy định về phát triển và xử lý tham nhũng
hiện hành”, Tạp chí Dân chủ pháp luật online. Bài viết nghiên cứu về tham nhũng
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, tham nhũng là một hiện
tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời,
phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác.
Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau. Khi Nhà nước và
quyền lực chính trị cịn tồn tại thì cịn có điều kiện để xảy ra tham nhũng. Tuy vậy,
bài viết đưa ra được khái niệm tham nhũng, trong đó có cả tham nhũng trong khu vực
tư, đây là nguồn tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu về khái niệm tham nhũng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13
- Luận án tiến sĩ “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng,
chống các tội tham nhũng” của Trần Công Phàn, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm
2004. Cơng trình này dưới góc độ tội phạm học, chủ yếu phân tích các quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam, cơng trình này cũng đưa ra được quan điểm về tham
nhũng nên cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho tác giả.
- Luận án tiến sĩ “Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam trong sự
so sánh với luật hình sự Thụy Điển và Ơt-xtray-lia” của Đào Lệ Thu. Đây được coi là
cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về các quan điểm khoa học và những quy định của
Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) về tội phạm hối lộ, thực tiễn xét xử ở
Việt Nam, có đối chiếu, so sánh với Luật hình sự của Thụy Điển và Ơt-xtrâylia.
Ngồi ra, luận án có đề cập đến các cơng ước quốc tế có liên quan đến nhóm tội
phạm này. Tuy nhiên, cơng trình chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật và
nhóm tội phạm hối lộ, trong khi luận án của tác giả tập trung vào nội luật hóa điều

ước quốc tế về tham nhũng, rộng hơn nhiều so với nôi dung của luận án này, nhưng
cơ bản trong phần khái niệm về tham nhũng, cơng trình này đã đưa ra được nhiều
quan điểm trên thế giới, ở Việt Nam và quan điểm của tác giả Đào Thị Lệ Thu, nên
đã giúp cho tác giả có sự đánh giá toàn diện về khái niệm tham nhũng.
- Luận án tiến sĩ “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt
Nam” của Trần Văn Đạt, Học viện khoa học xã hội, năm 2012. Cơng trình này chủ
yếu phân tích các quy định của Luật hình sự về tội phạm tham nhũng, khơng có
đánh giá so sánh với luật nước ngoài cũng như các điều ước quốc tế, mặc dù vậy
cũng đưa ra được khái niệm về tham nhũng nên đã giúp tác giả có thêm quan điểm
khoa học về tham nhũng, phục vụ cho chuyên đề của mình.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Từ Thanh Sơn (2015), “Phòng, chống tham
nhũng trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam”, Học viện Khoa học Xã hội. Luận án này
chủ yếu tập trung phân tích về phịng, chống tham nhũng trông đất đai ở Việt Nam,
không liên quan nhiều đến chuyên đề này nhưng trong luận án có nêu được quan
điểm về tham nhũng của chính tác giả nên đã giúp cho phần quan điểm về tham
nhũng của các nhà khoa học Việt Nam trong chuyên đề này.
Các cơng trình nghiên cứu về khái niệm tham nhũng đầy đủ và chi tiết cả ở
trên thế giới và ở Việt Nam, tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình này, tác giả
thấy rằng, các nghiên cứu về khái niệm tham nhũng ở Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ
các dạng của hành vi tham nhũng, các cơng trình đều cho rằng tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ. Tuy

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
nhiên, hành vi tham nhũng theo quy định của CTOC và CAC còn là hành vi của bất
kỳ người nào, kể cả người khơng có chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, cần có một nghiên
cứu để đưa ra khái niệm về tham nhũng bao hàm cả nội dung này.
* Các cơng trình liên quan đến u cầu tội phạm hóa các cơng ước quốc tế

trong Bộ luật hình sự Việt Nam
- Sách “Nội luật hóa các quy định của Cơng ước chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia trong Bộ luật hình sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam xuất bản năm 2016 của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ
biên. Trong nội dung của cơng trình này có phần nghiên cứu về nội luật hóa CTOC.
Nhờ đó, đã giúp tác giả nghiên cứu được các quy định về nội dung tội phạm hóa các
tội phạm tham nhũng trên cơ sở Cơng ước này là một phần rất quan trọng trong luận
án của tác giả.
- Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lội
trong luật Hình sự Việt Nam và cơng ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Kỳ
I, Trịnh Tiến Việt, Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2011, và Kỳ II, Tòa
án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2011, Số 18, tr. 14 – 24, tạp chí Tịa án nhân
dân, Tịa án nhân dân tối cao. Bài viết tìm hiểu, nghiên cứu so sánh các quy định về
tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ trong BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 với quy
định của CAC. Thơng qua việc so sánh, tác giả có phân tích về các dấu hiệu pháp lý
của hành vi đưa hối lộ theo quy định của CAC, đây được coi là nguồn tham khảo
cho tác giả khi phân tích về dấu hiệu của hành vi này.
- Bài viết “Tội nhận hối lộ - so sánh giữa bộ luật hình sự Việt Nam với luật
hình sự nước ngồi và pháp luật quốc tế” của tác giả Nguyễn Thanh Tân, tạp chí
Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2013, Số 04(155), bài viết nghiên cứu quy định của
BLHS Việt Nam về tội nhận hối lộ trong sự so sánh với CAC và pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới. Bài viết tuy khơng phân tích dấu hiệu pháp lý cụ thể của
hành vi hối lộ theo quy định của CAC nhưng có đánh giá so sánh giữa BLHS 1999,
sửa đổi, bổ sung 2009 với quy định của CAC về các yếu tố cấu thành của tội nhận
hối lộ, gồm chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Tuy nhiên, các
nghiên cứu ở đây dưới góc độ của BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 nên có một số
nội dung khơng cịn phù hợp. Mặc dù vậy, qua các nghiên cứu so sánh, tác giả cũng
tham khảo được một số nội dung về dấu hiệu pháp lý của hành vi nhận hối lộ theo
quy định của CAC.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
- Bài viết “Các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội hối lộ trong Công ước
của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 và sự ghi nhận trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam năm 2015” của tác giả Nguyễn Thị Bình, tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2016, Số 6 (338). Bài viết phân tích, bình
luận và so sánh các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội phạm hối lộ được quy
định trong BLHS Việt Nam trên cơ sở CAC. Bài viết có nêu và phân tích các yếu tố
cấu thành của tội phạm hối lộ quy định trong CAC (chủ thể, khách thể, mặt khách
quan, mặt chủ quan), tuy nhiên bài viết chỉ phân tích trong nhóm tội phạm hối lộ,
chủ yếu ở dạng nêu vấn đề chứ chưa đi sâu, phân tích đầy đủ các dấu hiệu của nhóm
hành vi hối lộ theo quy định của CAC.
- Luận án tiến sĩ “Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự Việt Nam trong sự
so sánh với luật hình sự Thụy Điển và Ơt-xtray-lia” của Đào Lệ Thu, Đại học Luật
Hà Nội, 2011. Trong cơng trình này có đánh giá về vấn đề nội luật hóa công ước
quốc tế về tội phạm tham nhũng nhưng dưới góc độ cịn ít vì đây khơng phải nội
dung trọng tâm của luận án này. Luận án này tập trung vào nhóm tội phạm hối lộ,
các nghiên cứu này giúp đánh giá tổng thể về nhóm tội phạm hối lộ nhưng tác giả
luận án này chỉ đánh giá so sánh chung với luật hình sự của Thụy Điển và Ơt-xtraylia. Tuy nhiên cũng có một số ý phân tích về yêu cầu tội phạm hóa CAC trong
BLHS Việt Nam nên cũng là nguồn tham khảo cho luận án của tác giả.
- Luận văn thạc sĩ “Vấn đề nội luật hóa các quy định của Công ước Liên hiệp
quốc về chống tham nhũng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015” của Nguyễn
Thị Yến, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2017. Cơng trình này có sự đánh
giá khá đầy đủ các quy định của CAC và vấn đề nội luật hóa trong BLHS 2015. Tuy
nhiên, quan điểm nội luật hóa và phân tích chi tiết, đầy đủ về nội luật hóa CAC trong
BLHS 2015 thì cơng trình này chưa nghiên cứu và phân tích chuyên sâu.
- Luận văn thạc sĩ, Lê Vân Anh (2018), “Quy định về tội phạm hóa của Cơng
ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Nghiên cứu so sánh với Luật hình sự Việt

Nam”, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này đã phân tích được các
quy định về tội phạm hóa của CAC vào BLHS 2015, có so sánh, đánh giá những
điểm tương đồng và khác biệt trong quy định về tội phạm tham nhũng giữa CAC và
BLHS 2015. Tuy nhiên, luận văn chưa làm rõ được thế nào là nội luật hóa, tham
nhũng, các dấu hiệu pháp lý của hành vi tham nhũng theo quy định của CAC.
* Các cơng trình liên quan đến lý luận về các tội phạm về chức vụ
Các cơng trình ở nước ngồi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16
- Sách của tác giả Reisman W.M (1979), “Folder lies – Bribery, Crusades,
and Reforms”, New York: The Free Press – A Division of Macmillan Publishing
Co. Inc. Cơng trình này bàn về các dạng của hành vi hối lộ, trong đó tập trung vào
việc xác định hành vi hối lộ tặng q có coi là tội phạm hay khơng. Đây cũng là một
nội dung để tác giả tham khảo khi phân tích về khái niệm hối lộ trong nhóm tội
phạm về hối lộ.
- Sách của tác giả Langseth, P. (2006), “Measuring Corruption” in C.
Sampford, A. Shacklok, C. Connors anh F. Galtung (eds) Measuring Corruption,
Burlington: Ashgate Publishing Company. Cuốn sách này có giá trị tham khảo khi
đưa ra khái niệm thế nào là hối lộ, giúp cho tác giả tham khảo khi phân tích nhóm
tội phạm hối lộ.
- Bài viết tác giả Michael Segon & Chris Booth (2010), “Managerial
Perspectives of Bribery and Corruption in Viet Nam”, International Review of
Business Research papers, Vol.6, No.1. Bài viết này phân tích về quan điểm quản lý
về hối lộ ở Việt Nam, đây là một công trình hiếm hoi mà tác giả tìm được có nghiên
cứu về hối lộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơng trình khơng đi vào góc độ hình sự mà
chủ yếu góc độ quản lý nhà nước, tuy nhiên cũng giúp tác giả tham khảo khảo được
khái niệm về hối lộ được trình bày trong cơng trình này.

Có thể nhận định rằng, các cơng trình ở nước ngồi nghiên cứu về tính tương
thích của BLHS Việt Nam với các Cơng ước quốc tế về chống tham nhũng là khơng
có, ở đây chủ yếu là các cơng trình có liên quan đến khái niệm hối lộ, là một phần
để tham khảo khi nghiên cứu về nhóm tội phạm hối lộ.
Các cơng trình trong nước
- Bài viết của tác giả Trần Văn Đạt (2004), “Chủ thể của các tội phạm tham
nhũng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
5(146). Bài viết này có những bình luận, phân tích về chủ thể của các tội phạm tham
nhũng, về chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, giải thích thế nào là người có
chức vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, các
bình luận, phân tích này phân tích quy định của BLHS 1999 nên tác giả đã nhận
định chủ thể của tội phạm tham nhũng chỉ là những chủ thể trong khu vực cơng,
khơng có chủ thể trong khu vực tư.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Trần Văn Đạt (2012), “Các tội phạm về
tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Học viện khoa học xã hội. Luận án này

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17
đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội phạm tham nhũng trong BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Luận án này giúp cho phần nghiên cứu lý luận về
các tội phạm về chức vụ của chun đề, giúp tác giả có thêm phần phân tích các dấu
hiệu pháp lý của nhóm tội phạm này. Tuy nhiên, cơng trình này phân tích những quy
định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) nên có nhiều quy định đã khơng cịn
phù hợp, hơn nữa cơng trình này chỉ dừng ở mức phân tích các tội danh, chưa đánh giá
được những điểm còn hạn chế của điều luật liên quan đến nhóm tội danh này.
- Bài viết của tác giả Nguyễn Duy Giảng (2016), “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Tạp chí
kiểm sát, số 22 (11/2016). Bài viết phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của

tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đây là một trong số ít
các bài viết về tội phạm này.
- Bài viết của tác giả Đinh Văn Quế (2017), “Bình luận về các tội phạm khác
về chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của Bộ luật hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Tạp chí Kiểm Sát, số 23 (tháng 12/2017), bài
viết bình luận về nhóm tội phạm khác về chức vụ, bao gồm các tội đưa hối lộ, môi
giới hối lộ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
- Bài viết của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà (2017), “Bình Luận về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, Tạp chí Kiểm
Sát, Số 22 (tháng 11/2017). Đây được coi là một trong số ít bài viết bình luận về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trên cơ
sở BLHS 2015, bài viết phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này, có chỉ ra
một số ưu điểm và hạn chế và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
BLHS 2015 về tội danh này.
- Bài viết của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà (2018), “Bình luận về tội tham ơ tài
sản”, Tạp chí Kiểm sát, số 05 (tháng 3/2018), bài viết phân tích khái niệm và các
dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra
kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về tội tham ô tài sản.
- Bài viết của nhóm tác giả Trần Văn Hải, Lữ Vũ Lực (2018), “Những điểm mới
về các tội phạm tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và
một số kiến nghị đảm bảo thực hiện”, Tạp chí pháp luật và thực tiễn, số 01/2018. Bài
viết tập trung phân tích các điểm mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999, đưa ra kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS 2015 về các tội phạm tham nhũng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
- Bài viết của tác giả Trần Trung Hiếu, “Một số vấn đề về tội hối lộ trong Bộ
Luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Tịa án Nhân dân, số 23 (kỳ I tháng 12/2019). Bài

viết bàn về quy định của BLHS 2015 về một số vấn đề của tội hối lộ, bao gồm khái
niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Trần Huy Đức (2019), “Các tội phạm
về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”,
Học viện khoa học xã hội. Luận án này đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của nhóm
tội phạm tham nhũng trong BLHS 2015, giúp tác giả bổ sung thêm phần lý luận về
nhóm tội phạm này. Giống như cơng trình trên, cơng trình này chỉ dừng ở mức phân
tích các tội danh, chưa đánh giá được những điểm còn hạn chế của điều luật liên
quan đến nhóm tội danh này.
- Luận án tiến sĩ Luật học, Đào Lệ Thu (2011), “Các tội phạm về hối lộ theo luật
hình sự Việt Nam trong sự so sánh với Luật hình sự Thụy Điển và Ôt-xtray-lia”, trường
Đại học Luật Hà Nội. Luận án này có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về nhóm tội phạm hối lộ,
có đánh giá trên cơ sở các cơng ước quốc tế, kết hợp với so sánh luật hình sự Thụy
Điển và Ôt-xtray-lia, giúp bổ sung cho phần lý luận về nhóm tội phạm về hối lộ trong
chuyên đề này. Tuy nhiên, cơng trình này chỉ phân tích về nhóm tội phạm hối lộ, trong
khi đó, chuyên đề của tác giả tập trung phân tích các tội phạm về chức vụ.
Các cơng trình liên quan đến phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của
nhóm tội phạm về chức vụ cũng chủ yếu phân tích về nhóm tội hối lộ là chiếm đa số,
các bài viết, cơng trình có liên quan đến các tội phạm cịn lại cũng khơng có nhiều, chủ
yếu ở dạng các bài bình luận tội danh.
* Các cơng trình liên quan đến đánh giá tính tương thích của BLHS 2015 với
các Cơng ước quốc tế về chống tham nhũng
- Báo cáo Cải cách hành chính cơng và Chống tham nhũng Loạt báo cáo
nghiên cứu thảo luận chính sách: “Hình sự hóa hành vi tham nhũng: Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam” thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc
tế Anh (DFID) của Vương quốc Anh và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP). Hà Nội, Việt Nam (Tháng 10 năm 2013) nhóm tác giả Giáo sư Alan Doig,
Tiến sĩ Đào Lệ Thu, Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu1. Báo cáo này đã đánh giá về quỹ đạo
Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID) của Vương quốc Anh và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP), nhóm tác giả Giáo sư Alan Doig, Tiến sĩ Đào Lệ Thu, Tiến sĩ Hồng Xn Châu “Cải cách hành

chính cơng và Chống tham nhũng Loạt báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách: “Hình sự hóa hành vi tham
nhũng: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam””, Hà Nội, Việt Nam (Tháng 10 năm 2013)
truy cập tại />VIETNAMESE.PDF vào lúc 10h00 ngày 26/11/2021.
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×