Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) sự tham gia của thái lan vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 197 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

SỰ THAM GIA CỦA THÁI LAN VÀO MẠNG SẢN XUẤT
Ơ TƠ TỒN CẦU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Ngành:

Kinh tế quốc tế

Mã số :

9310106

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. PGS. TS. Nguyễn Duy Lợi

TRANG BÌA

HÀ NỘI - 2022
i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA .................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HỘP .............................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................6
5. Đóng góp và ý nghĩa của luận án ............................................................................8
6. Kết cấu của luận án .................................................................................................8
Chương 1 ...................................................................................................................10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA THÁI LAN
VÀO MẠNG SẢN XUẤT Ơ TƠ TỒN CẦU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO
VIỆT NAM ...............................................................................................................10
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ......................................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................17
1.3. Đánh giá và khoảng trống nghiên cứu ...............................................................21
1.3.1. Đánh giá về các nghiên cứu đã có ..........................................................21
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................21
1.4. Tiểu kết Chương 1..............................................................................................22
Chương 2 ...................................................................................................................23
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT Ơ TƠ TỒN
CẦU ..........................................................................................................................23
2.1. Khái niệm mạng sản xuất tồn cầu ....................................................................23
2.2. Các loại hình và cách thức tham gia mạng sản xuất toàn cầu ............................24
2.2.1. Khái niệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ..........................................24
2.2.2. Các loại hình mạng sản xuất tồn cầu ....................................................25
2.2.3. Cách thức tham gia mạng sản xuất toàn cầu để phát triển cơng nghiệp26
2.3. Mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu và vai trị ..............................................................31
2.3.1. Xu hướng phát triển cơng nghiệp ô tô ở các nước đang phát triển ........31
2.3.2. Đặc điểm của công nghiệp ô tô ...............................................................32
2.3.3. Đặc điểm và cấu trúc mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu ................................34
2.3.4. Vai trò của việc tham gia vào mạng sản xuất tồn cầu đối với phát triển
cơng nghiệp ơ tơ các nước đang phát triển.......................................................37
2.4. Nội dung tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu ................................................40
2.4.1. Cơ sở cho việc tham gia vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu.....................40
2.4.2. Một số nhân tố tác động tới khả năng tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn
cầu .....................................................................................................................43
iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



2.4.3. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp của các hãng ô tô ..............................47
2.4.4. Yêu cầu và điều kiện đảm bảo để quốc gia, doanh nghiệp tham gia vào
mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu .............................................................................50
2.5. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................53
Chương 3 ...................................................................................................................55
THỰC TIỄN THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN ...............................................................55
3.1. Q trình phát triển cơng nghiệp ơ tơ của Thái Lan và thành quả .....................55
3.1.1. Giai đoạn bảo hộ (từ đầu thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980) .....55
3.1.2. Giai đoạn tự do hóa một phần (từ năm 1987 đến năm 1999).................61
3.1.3. Giai đoạn tự do hóa đầy đủ (từ năm 2000 đến nay) ...............................63
3.1.4. Vị trí của công nghiệp ô tô trong nền kinh tế Thái Lan ..........................67
3.1.5. Vị trí của Thái Lan trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu ..........................68
3.2. Cách thức Thái Lan tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu ...............................72
3.2.1. Chiến lược nâng cấp công nghiệp ô tô của Thái Lan .............................72
3.2.2. Thu hút FDI .............................................................................................73
3.2.3. Thuận lợi hóa thương mại .......................................................................77
3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ gắn với khu công nghiệp mới ............78
3.2.5. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp chế tạo ô tô
...........................................................................................................................78
3.2.6. Cải thiện năng lực sản xuất ....................................................................91
3.2.7. Thúc đẩy xuất khẩu .................................................................................93
3.2.8. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực ............95
3.2.9. Phát triển cụm liên kết công nghiệp ô tô ................................................96
3.3. Đánh giá về tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu Thái Lan ..........................100
3.3.1. Một số thành công và nguyên nhân ......................................................101
3.3.2. Những hạn chế ......................................................................................104
3.4. Tiểu kết Chương 3............................................................................................105

Chương 4 .................................................................................................................107
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP VIỆT NAM THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT
Ơ TƠ TỒN CẦU TRONG TƯƠNG LAI ............................................................107
4.1. Thực trạng tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu của Việt Nam ....................107
4.2. Một số hạn chế khi tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu ..............................113
4.3. So sánh đường lối phát triển công nghiệp ô tô và tham gia mạng sản xuất ơ tơ
tồn cầu của Việt Nam với Thái Lan ......................................................................117
4.3.1. So sánh về lựa chọn chiến lược tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu
của Thái Lan và Việt Nam...............................................................................118
4.3.2. So sánh về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nhà cung ứng cho công
nghiệp ô tô .......................................................................................................122
4.3.3. So sánh về đầu tư nghiên cứu và phát triển cho công nghiệp ô tô .......124
4.3.4. So sánh về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp ô tô ................125
4.4. Triển vọng tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu của Việt Nam ....................126
4.4.1. Bối cảnh ................................................................................................126
4.4.2. Cơ hội phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới .........135
iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.5. Một số hàm ý chính sách cho Việt Nam ..........................................................139
4.5.1. Hoạch định và thực hiện tốt chiến lược tham gia mạng sản xuất toàn cầu
.........................................................................................................................140
4.5.2. Tạo dựng thị trường ô tô .......................................................................141
4.5.3. Duy trì và đẩy mạnh sản xuất lắp ráp trong nước ................................142
4.5.4. Thu hút hiệu quả FDI ............................................................................142
4.5.5. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các nhà cung ứng ........................142
4.5.6. Về đầu tư nghiên cứu và phát triển cho công nghiệp ô tô ....................144
4.5.7. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp ô tô ..................................145

4.5.8. Thúc đẩy hình thành các cụm liên kết cơng nghiệp ơ tô .......................145
4.6. Tiểu kết chương 4 ............................................................................................147
KẾT LUẬN .............................................................................................................149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152
Tiếng Việt ................................................................................................................ 152
Tiếng Anh ................................................................................................................ 154
PHỤ LỤC ................................................................................................................163

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên tiếng Anh
AEC
ASEAN Economic Community
AFTA
ASEAN Free Trade Area
AICO

CEPT

ASEAN Industrial Cooperation
Scheme
Association of Southeast Asian
Nations
Common Effective Preferential Tariff


CKD

Completely Knocked Down

CM

Contract Manufacturer

CPTPP
FDI
FTA
OBM

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
Original Brand Manufacturer

OBDM

Original Brand Design Manufacturer

OBEM

Original Brand Equipment Manufacturer

ODM
ODEM


Original Design Manufacturer
Original Design Equipment Manufacturer

OEM
OIM

Original Equipment Manufacturer
Original Integrated Manufacturer

OSM

Original Strategy Manufacturer

IKD

incompletely knocked down

ASEAN

Tên tiếng Việt
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Chương trình hợp tác cơng
nghiệp ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á
Chương trình thuế quan ưu
đãi có hiệu lực chung

Xe lắp ráp trong nước với
100% linh kiện nhập khẩu
nước ngồi
Nhà sản xuất chun gia
cơng cho nhà sản xuất khác
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xun Thái Bình
Dương
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Hiệp định thương mại tự do
Nhà sản xuất chỉ sở hữu
thương hiệu
Nhà sản xuất vừa thiết kế sản
phẩm vừa sở hữu thương hiệu
Nhà sản xuất vừa sản xuất sản
phẩm vừa sở hữu thương hiệu
Nhà thiết kế gốc
Nhà sản xuất vừa thiết kế,
vừa sản xuất sản phẩm
Sản xuất thiết bị gốc
Nhà sản xuất tham gia vào
tất cả các hoạt động từ sở
hữu thương hiệu, thiết kế đến
bán hàng
Nhà sản xuất không sở hữu
thương hiệu
Xe lắp ráp trong nước với
một phần linh kiện nhập
khẩu


vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


SKD

Semi knocked down

SX
TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement

VAMA
WTO

Vietnam Automobile Manufacturers'
Association
World Trade Organization

Xe lắp ráp trong nước với
cụm linh kiện nhập khẩu
nước ngoài
Sản xuất
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Hiệp hội Các Nhà sản xuất Ơ
tơ Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới


vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các biện pháp giảm chi phí để thu hút các phân đoạn sản xuất của các
cơng ty xun quốc gia .............................................................................................27
Bảng 3.1: Tóm tắt chính sách phát triển ô tô của Thái Lan thời kỳ 1960-1970 .......56
Bảng 3.2: Tóm tắt chính sách phát triển cơng nghiệp ô tô của Thái Lan thời kỳ
1971-1977 .................................................................................................................58
Bảng 3.3: Tóm tắt chính sách phát triển cơng nghiệpơ tơ của Thái Lan thời kỳ 19781986 ...........................................................................................................................59
Bảng 3.4: Tóm tắt chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan thời kỳ
1987-1999 .................................................................................................................62
Bảng 3.5: Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô của Thái Lan từ tháng 1 năm 2018 ................66
Bảng 3.6: Mười mẫu xe bán chạy nhất tại Thái Lan năm 2020 ................................71
Bảng 3.7: Ưu đãi của dự án đầu tư theo vị trí địa lý của khu cơng nghiệp ...............75
Bảng 3.8: Cơ cấu sở hữu và thời gian thành lập .......................................................87
Bảng 3.9: Số lượng các nhà cung cấp thiết bị gốc (OEM) tại Thái Lan năm 2020 ..89
Bảng 3.10: Danh sách các hãng sản xuất linh kiện ô tô thuộc nhóm 100 cơng ty
hàng đầu thế giới có cơ sở sản xuất tại Thái Lan năm 2020 .....................................90
Bảng 3.11: Năng lực sản xuất của từng tập đoàn ở Thái Lan (1985-2020) ..............92
Bảng 3.12: Sự quần tụ của các công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô cấp một tại
Thái Lan ....................................................................................................................97
Bảng 3.13: Sự phát triển và quần tụ của các công ty sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô Thái Lan.98
Bảng 4.1: Số lượng và giá trị nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô...............................110
Bảng 4.2: Một số phụ tùng linh kiện ô tô do công ty nội địa sản xuất ở ...............112
Bảng 4.3: Sản xuất và tiêu thụ ô tô tại một số nước ASEAN từ năm 2010-2020 ..114
Bảng 4.4: Bảng giá xe ở Việt Nam so với Thái Lan năm 2021 ..............................117

Bảng 4.5: Xuất khẩu kinh kiện ô tô của Việt Nam sang Mỹ và Nhật Bản .............137
Bảng 4.6: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực ở Việt Nam ...........138

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hai cách thức cơ bản để phát triển một ngành công nghiệp bằng cách tham
gia mạng sản xuất tồn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng ............................28
Hình 2.2: Khung phân tích cách thức phát triển một ngành công nghiệp bằng cách
tham gia mạng sản xuất tồn cầu nhìn từ phương diện tổ chức của mạng .................29
Hình 2.3: Sơ đồ minh họa cấu trúc mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu ..............................35
Hình 3.1: Vai trị của cơng nghiệp ơ tơ .....................................................................67
Hình 3.2: Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia đứng đầu thế giới từ 20002020 ...........................................................................................................................70
Hình 3.3: Sản lượng sản xuất ô tô của một số quốc gia năm 2020 ...........................71
Hình 3.4: Cấu trúc mạng sản xuất cơng nghiệp ơ tơ Thái Lan .................................72
Hình 3.5: Mạng sản xuất tồn cầu của Toyota (dự án IMV) ....................................80
Hình 3.6: Sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ô tô Thái Lan từ 1991-tháng 5/2021 ......93
Hình 3.7: Thị trường xuất khẩu ơ tơ của Thái Lan năm 2020 ..................................94
Hình 3.8: Thị trường xuất nhập khẩu ơ tơ của Thái Lan năm 2020..........................95
Hình 3.9: Vị trí của các nhà sản xuất ơ tơ ở Thái Lan ............................................100
Hình 4.1: Số lượng các OEM, các nhà cung cấp cấp một, hai và ba của Việt Nam
.................................................................................................................................107
Hình 4.2: Xuất khẩu phụ tùng linh kiện ơ tơ năm 2020 ..........................................112
Hình 4.3: Số tổ chức đạt chứng chỉ ISO TS 16949:2009 trên thế giới ...................116

ix


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1: Một số ví dụ điển hình về tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu của Thái Lan
.................................................................................................................................. 80
Hộp 2: Một số ví dụ thành công trong việc nâng cấp ngành nhằm tham gia mạng sản
xuất toàn cầu ............................................................................................................83

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1168/QĐTTg ngày 16/7/2014 về “Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Nội dung chiến lược nêu rõ “…chú trọng
liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển công
nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong
nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu
cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở
thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới;
tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại”.
Công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự
phát triển của các ngành công nghiệp khác. Do đó, phát triển cơng nghiệp ơ tơ được
xem là nhân tố tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ

XIII, Đảng và Chính phủ một lần nữa lại nhấn mạnh “Việt Nam cần phải đẩy mạnh cơ
cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số …trong đó riêng về cơng nghiệp
Việt Nam cần phải phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp
năng lượng, cơ khí chế tạo…ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn,
công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ như điện tử, viễn thơng,
cơng nghiệp ơ tơ…”.
Mục tiêu của Chính phủ đề ra đó là xây dựng cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam trở
thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại
xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của
các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung
cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Và để đạt được
điều đó, cách thức duy nhất là các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động và tham gia
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp ô tô, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa của ô
tô sản xuất, lắp ráp trong nước, cũng như tiến tới tham gia vào các chuỗi giá trị công
nghiệp ô tơ tồn cầu.
Nền kinh tế tồn cầu hiện nay đang tái cấu trúc theo xu hướng tăng cường liên
kết hội nhập dưới dạng chuỗi giá trị và mạng sản xuất. Công nghiệp ô tô liên quan đến
việc sản xuất hàng nghìn chi tiết linh kiện khác nhau trong đó có nhiều chi tiết có kích
thước và trọng lượng lớn khiến cho việc cân nhắc về vị trí đặt nhà máy để giảm chi phí
logistics ln được các hãng chế tạo ô tô quan tâm. Bên cạnh đó, thị hiếu về ô tô của
các thị trường khác nhau rất đa dạng. Những điều này khiến cho công nghiệp ô tô là
ngành có mức độ phân tán sản xuất và tổ chức sản xuất theo mạng tồn cầu rất cao.
Ngày nay, khơng một quốc gia nào không tham gia mạng sản xuất tồn cầu mà lại có
thể phát triển được cơng nghiệp ô tô. Do đó có thể nói, tham gia mạng sản xuất toàn

cầu là cơ hội và là phương tiện để phát triển công nghiệp ô tô.
Tuy nhiên, dù mạng sản xuất sẽ mang lại những cơ hội, nó cũng hàm chứa
nhiều rủi ro. Các công ty xuyên quốc gia không bao giờ sẵn sàng chia sẻ và chuyển
giao công nghệ, mà chủ yếu tận dụng thị trường lao động rẻ của các nước đang phát
triển. Điểm mấu chốt của chiến lược tham gia mạng sản xuất khu vực và tồn cầu
chính là tạo dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và các công ty xuyên
quốc gia, xây dựng năng lực công nghệ phù hợp với đội ngũ lao động có tay nghề cao
nhằm đón các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia.
Công nghiệp ô tô của Thái Lan đã và đang phát triển mạnh mẽ trong hơn 60
năm với sự hỗ trợ của cả Chính phủ và khu vực tư nhân. Cùng với những nỗ lực phát
triển không ngừng năm 2013 Thái Lan đã trở thành quốc gia sản xuất ô tô đứng đầu
Đông Nam Á và đứng thứ 9 trên thế giới với đóng góp 12% GDP vào nền kinh tế
Thái Lan. Đạt được thành công như hôm nay là q trình phát triển khơng ngừng của
cơng nghiệp ơ tơ Thái Lan với hàng loạt chính sách của Chính phủ. Năm 1960 Thái
Lan mới chỉ sản xuất được 525 chiếc xe trong khi tiêu thụ nội địa là 6.080 chiếc xe.
Thời gian nay Thái Lan đã áp dụng tương đối mạnh các biện pháp bảo hộ công nghiệp
ô tô của mình nhằm một mặt thu hút các cơng ty xun quốc gia đầu tư vào Thái Lan,
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mặt khác nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Chính sách quan trọng nhất
của nhà nước Thái Lan là thực hiện các yêu cầu nội địa hóa vào năm 1972, địi hỏi
các nhà sản xuất ơ tơ mua các linh kiện sản xuất tại địa phương. Năm 1990 số lượng
xe sản xuất tại Thái Lan tăng đáng kể bởi hai lý do chính. Một mặt, sự tăng giá của
đơng n Nhật Bản khuyến khích các nhà sản xuất Nhật Bản mở rộng nhà máy sản
xuất của họ tại Thái Lan. Mặt khác, Chính phủ Thái Lan cam kết tự do hóa, bãi bỏ
quy định về cơng nghiệp ơ tô. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không thành cơng
nhiều vì thị trường Thái Lan lúc đó cịn khá nhỏ.

Năm 1997, Khủng hoảng tài chính châu Á và sự mất giá của động bath gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất đặc biệt công nghiệp ô tô. Sự suy giảm nhu cầu
nội địa do đó các nhà sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ. Cụ thể là giảm
sản lượng, giảm số lượng lao động, điều chỉnh thời gian làm việc và tăng cường xuất
khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt trong nước. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn công
nghiệp ô tô đã phục hồi nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã chứng
minh rằng Thái Lan có tiềm năng mạnh mẽ để trở thành cơ sở xuất khẩu. Các công
ty nổi tiếng trên thế giới như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Isuzu, Ford, GM,
Suzuki… đã quyết định sử dụng Thái Lan như một cơ sở xuất khẩu của họ. Thái Lan
là một ví dụ điển hình cho sự tham gia thành cơng vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu.
Sự thành cơng của công nghiệp ô tô Thái Lan đã minh họa cho tính hiệu quả của
phương thức tổ chức sản xuất này. Trên 60 năm kinh nghiệm phát triển công nghiệp
ô tô, Thái Lan đã trở thành một phần của mạng lưới sản xuất toàn cầu của nhiều hãng
sản xuất xe hơi có tên tuổi lớn như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Isuzu, Ford,
GM, Suzuki, … Với các nước đang phát triển của Châu Á, Thái Lan đã trở thành một
quốc gia có nhiều dấu ấn trong sự phát triển của ngành công nghiệp này bằng sự gia
tăng xuất khẩu khá mạnh các linh kiện cũng như các sản phẩm hoàn chỉnh. Mặc dù
chưa có thương hiệu riêng, song các hãng ơ tơ lớn trên thế giới đang lấy Thái Lan
như là một nhà cung ứng các linh kiện chủ yếu và Thái Lan đang trở thành nơi cung
cấp các sản phẩm trung gian trong công nghiệp ô tô của khu vực.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Việt Nam là quốc gia đi sau, đặc biệt các ngành cơng nghiệp cịn rất non trẻ
về kỹ thuật, thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý. Trong khi đó, các nước đi trước như
Thái Lan lại thành công rực rỡ với công nghiệp ô tô, đặc biệt là những thành tựu đạt
được khi tham gia mạng sản xuất ô tô toàn cầu. Những thành tựu của Thái Lan đạt

được trong ngành này thật diệu kỳ. Công nghiệp ô tô Thái Lan đã hồn tồn trở thành
một ngành cơng nghiệp định hướng xuất khẩu. Xe ô tô sản xuất tại Thái Lan đã đạt
được tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Thái Lan đã và đang làm thế nào để tham gia
ngày càng tích cực vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu, nhờ đó phát triển được cơng
nghiệp ơ tơ của mình. Đặc biệt trong bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và xu thế sử dụng năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, Thái
Lan đã có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc từ sản xuất xe ô tô động cơ Diesel
sang sản xuất xe ơ tơ điện và Việt Nam có thể học được gì từ kinh nghiệm thực tiễn
của Thái Lan là vấn đề được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu. Luận án “Sự
tham gia của Thái Lan vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu và hàm ý chính sách cho
Việt Nam” với mong muốn trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Thái
Lan sẽ đúc rút ra các bài học có giá trị cho Việt Nam trong q trình hồn thiện các
giải pháp để thúc đẩy sự tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu của Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu của luận án là nghiên cứu sự tham gia của Thái Lan
vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu để đúc rút bài học giúp Việt Nam tham gia có hiệu
quả (tham gia vào cơng đoạn sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công
nghệ cao, đồng thời nâng cao quy mô thị trường và cải thiện năng lực sản xuất...) vào
các mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu để phát triển cơng nghiệp ơ tơ của mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu để xây
dựng khung phân tích.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Áp dụng khung phân tích vào phân tích thực tiễn tham gia mạng sản xuất ơ
tơ tồn cầu của Thái Lan.
- Tổng kết kinh nghiệm của Thái Lan và rút ra hàm ý cho Việt Nam về việc
tham gia mạng sản xuất tồn cầu để phát triển cơng nghiệp ô tô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc tham gia vào mạng sản xuất ơ tơ
tồn cầu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung bàn đến kinh nghiệm thành cơng
và thất bại mang tính tiêu biểu trong việc Thái Lan tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn
cầu và thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam nhằm đưa ra hàm ý chính sách cho
Chính phủ Việt Nam.
- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự tham gia vào mạng
sản xuất ơ tơ tồn cầu của Thái Lan và Việt Nam bởi Việt Nam và Thái Lan là hai
quốc qua ở Đông Nam Á đều có cùng xuất phát điểm và thế mạnh. Cơng cụ chính
sách mà Thái Lan áp dụng trong giai đoạn đầu cũng giống như một số nước trong
khu vực từng làm. Nhưng việc áp dụng chính sách thích ứng thị trường cho phép
đầu tư trực tiếp đã giúp giành được lòng tin của các hãng sản xuất xe ơ tơ nước
ngồi, đặc biệt là Nhật Bản, từ đó tạo nền móng vững trắc cho việc hình thành một
trung tâm sản xuất ô tô của khu vực và thế giới. Đây chính là sự khác biệt cơ bản
với một số nước như Malaysia hay Indonesia, hai nước có cùng xuất phát điểm
nhưng lại theo đuổi chính sách sản xuất một thương hiệu ô tô quốc gia.
- Phạm vi về thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các đối tượng tham
gia vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu Thái Lan từ sau những năm 1960 đặc biệt là từ
1990 đến nay và Việt Nam từ năm 2004 đến nay khi hai nước thực sự bắt đầu phát
triển công nghiệp ô tô.

5


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Chủ thể nghiên cứu: Chính phủ, các Bộ ngành, các doanh nghiệp chế tạo ô
tô, đặc biệt các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào mạng sản xuất ô tơ tồn cầu,
các cơ chế chính sách của Chính phủ.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành kinh tế học quốc tế, tiếp cận lịch
sử và hệ thống. Từ góc nhìn của người đi tìm kinh nghiệm thực tiễn bổ ích cho Việt
Nam, luận án sẽ nghiên cứu Thái Lan với những bối cảnh, đặc thù của đất nước khi
tham gia các mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu. Mạng sản xuất toàn cầu là một lĩnh vực
nghiên cứu mới mẻ trong kinh tế học quốc tế, song các lý luận về mạng sản xuất
toàn cầu và tham gia mạng sản xuất toàn cầu đã được nghiên cứu sơi động trong
thời gian gần đây. Đó chính là cơng cụ để Luận án phân tích trường hợp cơng nghiệp
ơ tơ Thái Lan. Cũng từ góc độ của người đi tìm kinh nghiệm thực tiễn để gợi ý cho
Việt Nam, việc tìm hiểu chính sách sẽ có ích hơn, nhất là khi Việt Nam đang theo
đuổi mơ hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Tiếp cận thể chế: Luận án tiếp cận những cơ chế, chính sách, chiến lược, quy
hoạch cơng nghiệp ơ tơ của Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp của Luận án được tổng hợp từ các đề tài, sách, tạp chí
và các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến các nội dung Luận án cả trong
nước và quốc tế. Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên
cứu chiến lược, chính sách cơng nghiệp - Bộ Cơng Thương, Tổng cục Thống kê, Tổng
cục Hải quan, Viện nghiên cứu ô tô Thái Lan, các tổ chức quốc tế như UNIDO,
JETRO...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp các tài liệu đã từng nghiên cứu

liên quan đến chủ đề Luận án, bao gồm tổng quan các tài liệu lý luận và thực tiễn; hệ
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến mạng sản xuất toàn cầu, sự tham gia vào
mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu.
- Phương pháp thống kê mơ tả, so sánh
Phương pháp này được sử dụng để sắp xếp, phân loại và xử lý các thông tin
thu thập được, từ đó xây dựng các bảng, hình để phân tích, so sánh mức độ tham gia
vào mạng sản xuất ô tô toàn cầu của Thái Lan và Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá
xem mức độ/tỷ lệ tham gia vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu của Thái Lan và khả năng
tham gia vào.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Nguyên tắc của phương pháp là thông qua việc chuẩn bị bảng các câu hỏi, NCS trao
đổi với các chuyên gia, ví dụ như quản lý của các Bộ ngành có liên quan, doanh
nghiệp sản xuất ơ tơ, các nhà nghiên cứu có chun mơn sâu về chủ đề của Luận án
như: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; Viện Nghiên cứu Chiến lược,
Chính sách Công Thương. Thông qua các cuộc thảo luận, trao đổi có sự tham gia
của các bên liên quan, NCS sẽ thu thập được ý kiến khác nhau, tìm được các kiến
nghị, đề xuất, nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vào mạng sản xuất
ơ tơ tồn cầu.
Luận án sẽ được triển khai theo khung phân tích sau:
Thực tiễn tham gia mạng sản
xuất toàn cầu để phát triển cơng
nghiệp ơ tơ của Thái Lan
- Q trình phát triển công nghiệp
ô tô của Thái Lan
- Cách thức Thái Lan tham gia

mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu
- Đánh giá (Thành công, hạn chế)

Một số vấn đề lý luận về tham gia
mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu
- Khái niệm làm việc
- Một số lý thuyết liên quan
- Mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu và vai trị
- Nội dung tham gia mạng sản xuất ơ tơ
tồn cầu của các nước đang phát triển

Cách thức tham gia mạng sản
xuất ô tơ tồn cầu
- Thu hút các phân đoạn sản xuất
của các cơng ty xun quốc gia
- Tìm cách nhận được sự chuyển
giao công nghệ
- Tăng cường năng lực đổi mới
sáng tạo quốc gia và doanh nghiệp

Giải pháp giúp Việt Nam
tham gia vào mạng sản xuất ơ
tơ tồn cầu

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5. Đóng góp và ý nghĩa của luận án

5.1. Về cách tiếp cận nghiên cứu
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về mạng sản xuất tồn cầu, cũng có nhiều nghiên
cứu về phát triển công nghiệp ô tô, song nghiên cứu về phát triển công nghiệp ô tô
bằng tham gia mạng sản xuất toàn cầu là một trong những cách tiếp cận mới. Thực
tế, có rất nhiều ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo muốn phát triển không thể không
tham gia các mạng sản xuất toàn cầu như điện tử-ICT, dệt-may, da-giày, ... những
ngành mà việc chế tạo gồm nhiều công đoạn và có khả năng đặt mỗi cơng đoạn ở một
địa điểm khác nhau nhằm các mục tiêu về chi phí, thị trường, cơng nghệ, bí quyết sản
xuất, ... Cách tiếp cận của luận án và khung phân tích mà Luận án xây dựng sau khi
áp dụng vào trường hợp cơng nghiệp ơ tơ của Thái Lan sẽ có giá trị tham khảo cho
nghiên cứu không chỉ về ngành công nghiệp ơ tơ mà con có giá trị cho các ngành chế
biến-chế tạo khác và ở phạm vi địa lý khác nhau.
5.2. Về thực tiễn
Đã có nhiều nghiên cứu, đề án đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp ô tô
cho Việt Nam, nhưng nghiên cứu về kinh nghiệm của nước ngồi về phát triển cơng
nghiệp ơ tơ thì chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển công nghiệp ơ tơ của
Thái Lan trong bối cảnh tồn cầu hóa dưới sự dẫn dắt của các cơng ty xun quốc gia
bằng các mạng sản xuất vẫn còn rất thiếu.
Luận án này là một trong những nghiên cứu đầu tiên gợi ý chính sách làm thế
nào để phát triển cơng nghiệp ô tô Việt Nam bằng cách tham gia mạng sản xuất ơ tơ
tồn cầu.
6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm bốn chương với nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về Sự tham gia của Thái Lan
vào mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Mục đích Chương 1 nhằm rà sốt các nghiên cứu hiện có liên quan đến chủ
đề luận án, các điểm đã thống nhất về mặt lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó NCS tìm
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 2: Cơ sở lý luận về tham gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu
Mục đích Chương 2 hướng tới mục tiêu đưa ra khung phân tích chung cho
luận án. Để làm được điều đó, Luận án sẽ trình bày các lý luận về mạng sản xuất
toàn cầu và tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Ngoài ra, chương này cũng sẽ chỉ ra
vì sao tham gia mạng sản xuất tồn cầu là một lựa chọn thơng minh để phát triển
công nghiệp ô tô trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Thực tiễn tham gia mạng sản xuất tồn cầu để phát triển cơng
nghiệp ơ tơ của Thái Lan
Chương 3 tập trung phân tích và thảo luận về cách Thái Lan phát triển công
nghiệp ô tô bằng cách tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Các chính sách để thu hút
các cơng ty đa quốc gia trong công nghiệp ô tô đặt các phân đoạn sản xuất của mình
ở Thái Lan, các chính sách tạo thuận lợi cho các phân đoạn sản xuất này giảm chi
phí sản xuất cũng như giảm chi phí liên kết quốc tế, các chính sách để các cơng ty
đa quốc gia tản quyền cho doanh nghiệp địa phương (doanh nghiệp của Thái Lan)
và thuê doanh nghiệp địa phương làm thầu phụ cung ứng phụ tùng, v.v... sẽ được
xem xét.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam tham gia vào mạng sản
xuất ơ tơ tồn cầu trong tương lai
Chương 4 mục đích tổng kết bài học kinh nghiệm của Thái Lan và rút ra hàm
ý cho Việt Nam.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA CỦA THÁI
LAN VÀO MẠNG SẢN XUẤT Ơ TƠ TỒN CẦU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
CHO VIỆT NAM
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Về mặt lý thuyết, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến
các khái niệm, nội dung và bản chất của mạng sản xuất tồn cầu. Khái niệm mạng
sản xuất cịn được tiếp cận dưới nhiều lý thuyết khác nhau như: Lý thuyết về phân
đoạn sản xuất1; Lý thuyết về mơ hình đàn nhạn bay2; Lý thuyết không gian kinh
tế3...Các cách tiếp cận trên sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả mạng sản xuất
như một hệ thống các giá trị, dòng giá trị (Womack và Joné, 1996), chuỗi giá trị
(Kaplinsky, 1998); chuỗi giá trị toàn cầu (Campbell, 1995); Gereffi, G. and O.
Memedovic (2003); Paul Krugman (1991); Akmatsu Kaname (1962).
Ngoài ra, cách tiếp cận mạng sản xuất được phát triển bởi Henderson và các
cộng sự (2002); Ernst và Kim (2001); Dunning, John (1981). Nghiên cứu của tác giả
cũng đưa ra khái niệm mạng sản xuất, mạng sản xuất toàn cầu. Theo các tác giả mạng
sản xuất được định nghĩa là một mạng lưới các doanh nghiệp tham gia vào quá trình
nghiên cứu và phái triển, thiết kế, sản xuất và marketing một sản phẩm cụ thể. Mạng
sản xuất toàn cầu là một hình thức tổ chức cơng nghiệp mới, bao gồm sự phân tán tập
trung chuỗi giá trị giữa các công ty và giữa các nước song song với quá trình hội nhập

Sự phân đoạn và hội tụ trong sản xuất xuất hiện khi chi phí vận chuyển, liên kết trở nên đắt đỏ. Do vậy,
một vài công đoạn của quá trình sản xuất sau khi được chia tách sẽ sản xuất tập trung tại một nơi có những
thuận lợi nhất định, đặc biệt các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu phải giao hàng đúng hạn, đúng hẹn và quá cồng
kềnh, quá trình tập trung sản xuất tại một địa điểm nhất định được gọi là sự hội tụ trong sản xuất
2
Mơ hình đàn nhạn bay được Akamatsu dùng để phân tích vai trị của Nhật Bản trong q trình hội nhập
Đơng Á. Hình đàn nhạn bay được Akamatsu lần đầu tiên sử dụng vào năm 1943, đây là một mô hình phát
triển cơng nghiệp mơ tả sự hình thành các luồng thương mại nội ngành, sản xuất và tăng trưởng của từng
quốc gia. Kojima năm 1973 đã sử dụng tên mới đó là mơ hình chu kỳ rượt đuổi sản phẩm (catching- up
product cycle) sau khi phối hợp mơ hình đàn nhạn bay với phân tích chu kỳ rượt đuổi sản phẩm (catching

– up Product cycle) của Vernon năm 1964)
3
Kinh tế học khơng gian hay cịn gọi là địa lý kinh tế mới (new economy geography) được hình thành khi
nhà kinh tế học hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Với các phương pháp tiếp cận khác nhau,
các lý thuyết không gian kinh tế quan tâm đến các vấn đề như vị trí địa lý của các ngành cơng nghiệp, lợi
ích kinh tế của việc hội tụ các hoạt động sản xuất như các cụm kinh tế hay cụm cơng nghiệp, chi phí giao
thơng vận tải, thương mại quốc tế và sự phát triển...
1

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhiều tầng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Đồng thời tác giả cũng phân tích
mạng sản xuất toàn cầu theo ba liên kết (1) liên kết hoạt động trong nội bộ công tyliên kết dọc; (2) Liên kết giữa các cơng ty, các nhóm cơng ty trong một chuỗi giá trị
toàn cầu để sản xuất, phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng- liên kết ngang; (3) Liên
kết giữa các nhóm cơng ty nằm tại các quốc gia khác nhau- liên kết đa quốc gia. Như
vậy, trên thực tế, mạng sản xuất toàn cầu là một tổ hợp các doanh nghiệp thuộc nhiều
quốc gia trên các lục địa hay khu vực mậu dịch tự do khác nhau cùng phối hợp, phân
công các công việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, phân phối sản phẩm dưới sự dẫn dắt
của công ty xuyên quốc gia co tiềm lực về tài chính, cơng nghệ…
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cụm cơng nghiệp và mạng sản xuất có các tác
giả Athukorala, P. C. and A. Kohpaiboon (2009); Yeung, H.W (2008). Có nhiều
ngun nhân dẫn tới hình thành mạng sản xuất Đơng Á, khi chi phí vận chuyển gia
tăng và chu kỳ sống của sản phẩm đã giảm xuống thì các cơng ty đứng đầu buộc phải
tìm ra hướng sản xuất, phân phối sản phẩm một cách nhanh nhất. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, dù công ty đứng đầu là công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp trong nước
thì tham gia mạng sản xuất cũng giúp cho ngành công nghiệp trong nước phát triển,
đặc biệt các ngành có hàm lượng công nghệ cao.

Nghiên cứu về sự cần thiết phải tham gia mạng sản xuất tồn cầu cịn có tác
giả EL-Agraa, Ali M (1999). Thứ nhất, vai trò của mạng sản xuất đối với hội nhập
kinh tế, mạng lưới sản xuất toàn cầu là nền tảng quan trọng tạo ra mối liên kết kinh
tế tự nhiên. Mạng sản xuất khu vực và toàn cầu đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp
các nước trong mạng sát gần nhau hơn. Để tạo điều kiện cho thương mại nội ngành,
nội vùng, các nước trong khu vực tích cực ký kết các cam kết thương mại cũng như
đầu tư. Do đó, hội nhập kinh tế diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nhờ có mạng sản
xuât khu vực và toàn cầu; Thứ hai, mạng sản xuất đối với sự phát triển của doanh
nghiệp. Tham gia vào mạng sản xuất tồn cầu cả cơng ty đa quốc gia và các doanh
nghiệp trong nước đều được hưởng lợi. Đối với công ty đa quốc gia, họ có nhiều cơ
hội tiếp cận các nguồn lực, khả năng từ bên ngoài và tận dụng lợi thế cạnh tranh của
các địa phương để củng cố, tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Do đó, lợi

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhuận cao hơn và vị trí cũng như quyền lực trên trường quốc tế cũng vững chắc hơn.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, năng suất lao động cao hơn nhờ sự chuyển giao
công nghệ từ các công ty đa quốc gia. Đây được coi là một trong những ảnh hưởng
của lan tỏa tri thức cũng như công nghệ, dẫn tới sản xuất được hiện đại hóa, kỹ năng
được nâng cao, hiệu quả sản xuất tăng, lợi nhuận tăng cao; Thứ ba, mạng sản suất đối
với lợi ích quốc gia có doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất tồn cầu. Tham gia
mạng sản xuất tồn cầu các quốc gia có cơ hội gia tăng vốn đầu tư nước ngoài; Gia
tăng nguồn lợi từ các hoạt động xuất khẩu; Tăng nguồn thu của chính phủ; Kỹ năng,
đời sống và ý thức của người dân cũng được tăng cao; Tạo việc làm, nâng cao thu
nhập và chất lượng nguồn nhân lực.
Về mặt thực tiễn, cũng đã có nhiều cơng trình trình bày về các nội dung liên
quan đến mạng sản xuất ô tơ tồn cầu của Thái Lan. Theo nghiên cứu của Viện

nghiên cứu ô tô Thái Lan (2012), công nghiệp ô tô là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn của Thái Lan. Ngành này đã đóng góp 10% vào GDP Thái Lan và
giải quyết hơn 500.000 lao động có tay nghề. Năm 2020, Thái Lan hiện là trung tâm
sản xuất ô tô lớn nhất Châu Á và là nước sản xuất ô tô lớn thứ 11 trên thế giới. Hiện
nay, Thái Lan đang hướng tới trở thành nhà sản xuất ô tô xanh lớn trên thế giới với
chuỗi cung ứng nội địa phát triển.
Nghiên cứu về thực trạng công nghiệp ô tô Thái Lan và định vị công nghiệp
ô tô Thái Lan trong khu vực có các nghiên cứu như: Farrel và Findlay (2001), Natsuda
và Thoburn (2011), Abdulsomad (1999). Các tác giả nghiên cứu quá trình Thái Lan
bắt đầu phát triển công nghiệp ô tô từ những năm 1960. Mục tiêu ban đầu của Chính
phủ là sản xuất để thay thế nhập khẩu, để đạt được mục tiêu đó thì hàng loạt chính
sách thu hút đầu tư hợp lý của Chính phủ. Đồng thời các tác giả cũng phân tích các
thách thức, triển vọng và chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan. Để phát
triển ngành công nghiệp này, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng rất nhiều chính sách
theo từng giai đoạn như: mơ hình thay thế nhập khẩu (1960-1970), rồi chuyển sang
nội địa hóa việc sản xuất (1971-1977), tăng cường năng lực nội địa hóa (1978-1990),
các giai đoạn tự do hóa (1991-1999) và tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế (2000-

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2010). Việc thành lập Hội các nhà Sản xuất phụ tùng ô tô Thái Lan (TAPMA) năm
1972 là bước khởi phát cho việc nội địa hóa mạnh mẽ cơng nghiệp hỗ trợ ơ tơ. Chính
phủ buộc các nhà lắp ráp phải nội địa hóa sản xuất các bộ phận cụ thể bằng cách “xóa
bắt buộc” việc nhập khẩu đối với các linh kiện, phụ tùng cụ thể như trống phanh, hệ
thống 17 ống xả, … đến nội địa hóa cả động cơ diesel. Nhờ đó, đã thiết lập một tỷ lệ
nội địa hóa 20% ban đầu cho các bộ phận động cơ vào cuối những năm 1970, tăng
lên đến 60% cho các dự án do Cục Đầu tư phê duyệt và 80% cho các dự án do Bộ

Công nghiệp phê duyệt vào năm 2010.
Ngồi ra có một số nghiên cứu bàn về việc phát triển và gia nhập mạng sản
xuất tồn cầu của cơng nghiệp ơ tơ Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích
khối tư nhân và các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào phát triển cơng nghiệp ơ tơ
(khơng có sự tham gia của khối doanh nghiệp nhà nước). Chính phủ Thái Lan hợp
tác với các cơng ty đa quốc gia và khuyến khích họ xây dựng cơ sở sản xuất tại Thái
Lan. Trong giai đoạn này có hàng loạt chính sách về thuế và tự do chuyển vốn và
công nghệ vào Thái Lan. Nghiên cứu về vấn đề này có Fujita (1998), Terdudomtham
(2004), Postigo (2013), Doner (2009), Natsuda và Thoburn (2011).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu phân tích chính sách nâng cấp ngành giúp Thái
Lan tham gia mạng sản xuất toàn cầu và đạt được thành cơng có tác giả Natsuda và
Thoburn (2011), Wad (2009), tác giả Terdudomtham (2004), Komura (2000),
Techakanont (2008), Kohpaiboon và cộng sự (2010). Điểm nổi bật của chính sách
này là Thái Lan đã xây dựng được một khung phân tích rõ ràng và thúc đẩy được sự
tham gia của nhóm lợi ích vào xây dựng quy hoạch. Xuất phát từ chuỗi giá trị trong
công nghiệp ô tô, Thái Lan đã sử dụng mơ hình Michael Porter để đánh giá ngành.
Các vấn đề được đánh giá bao gồm: năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng yêu cầu của
các nhà cung cấp và khẳ năng về công nghê, năng lực sản xuất. Để phát triển cơng
nghiệp ơ tơ, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nội địa như tăng kinh phí đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo
kỹ sư, đào tạo đội ngũ điều hành, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp, dữ liệu nhà
sản xuất, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu linh kiện, phụ kiện…

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nghiên cứu của Kohpaiboon và Yamashita (2011), Doner (2009), Humphrey
và Oeter (2000), Jongwanich và Kohpaiboon (2007), Kohpaiboon (2009);

Kohpaiboon và cộng sự (2010) cung cấp tổng quan về chính sách phát triển cơng
nghiệp ơ tơ Thái Lan và vai trị của hiệp định thương mại tự do đối với sự phát triển
mạng sản xuất và chuỗi cung ứng ô tô ở Thái Lan. Sau khi trở thành thành viên chính
thức WTO vào năm 2000, Thái Lan bỏ hoàn toàn các quy định về nguồn gốc xuất xứ
sản phẩm và linh kiện nhập khẩu, đồng thời cũng cho phép công ty đa quốc gia thành
lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Thái Lan. Kết quả, các doanh nghiệp đa
quốc gia trở thành nhà lắp ráp và sản xuất ơ tơ cịn các doanh nghiệp trong nước trở
thành các nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu trong chuỗi giá trị sản xuất ơ tơ
Thái Lan.
Trong khi đó Nag và De (2008) lại tập trung phân tích vai trị của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong việc tham gia mạng sản xuất ô tô của châu Á. Nghiên cứu
cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham
gia mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia sản
xuất các linh phụ kiện, nguyên vật liệu trong mạng sản xuất ô tô Thái Lan. Bộ Công
nghiệp Thái Lan cũng đưa ra lộ trình 20 năm phát triển 2017-2036, trong đó, cơng
nghiệp ơ tơ vẫn là lĩnh vực công nghiệp chủ đạo tại quốc gia này.
Cũng nghiên cứu về chính sách, song Kohpaiboon và Poapongsakorn (2011),
Otsuka (2006), Warr (2000) lại đưa ra tổng quan về công nghiệp ô tơ và ổ cứng của
Thái Lan, qua đó nêu lên các kinh nghiệm trong việc phát triển công nghiệp ô tơ và
ơ cứng trong mạng sản xuất tồn cầu. Đặc biệt là đưa ra một số gợi ý chính sách phát
triển ngành này trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Một số nghiên cứu khác về chính sách của tác giả Komolavanij và cộng sự
(2011), Amano (2009), Asawachintachit (2009), Hart-rawung (2008), Kaosa-ard
(1993), Praisuwan (2006), Rush và cộng sự (2007), Tiasiri (2010), lại phân tích tầm
quan trọng của các cơng ty địa phương trong vấn đề chuyển giao công nghệ ảnh
hưởng đến sự phát triển của mạng sản xuất ô tô tồn cầu của Thái Lan thơng qua
bảy trường hợp cụ thể. Qua đó mỗi cơng ty địa phương đều có năng lực khác nhau và
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



nhiệm vụ của Chính phủ là đưa ra các chính sách khác nhau cho từng nhóm cơng ty
địa phương đó.
Về chính sách nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận cơng nghệ có các nghiên
cứu của các tác giả như: Intarakumnerd (2014), Techakanont (2001), Terdudomtham
(2004). Các nghiên cứu chỉ ra điểm mấu chốt thành công trong công nghiệp ô tô Thái
Lan là do chính sách kịp thời của chính phủ theo từng giai đoạn nhằm thu hút chuyển
giao công nghệ. Các tác giả chỉ ra rằng, trong thời gian đầu, các công ty Thái Lan
từng bước nỗ lực giải quyết vấn đề về hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm
kém, họ ít có cơ hội tìm hiểu các cơng nghệ mới, do đó, chính sách phù hợp theo từng
giai đoạn của Chính phủ đã khuyến khích các cơng ty đa quốc gia chuyển giao công
nghệ cho các nhà cung ứng địa phương, nhờ đó, Thái Lan từng bước tham gia vào
mạng sản xuất ơ tơ tồn cầu.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, chuyển giao công nghệ và năng suất
sản xuất được rất nhiều các nhà học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu
của tác giả Ng (2006) nhấn mạnh tầm quan trọng của FDI trong quá trình phát triển
của một số quốc gia. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng chỉ rõ, các công ty đa
quốc gia không những cung cấp cả vốn mà quan trọng hơn cịn chuyển giao cơng
nghệ cho quốc gia đang phát triển qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế. Ngồi ra cịn có các báo cáo, nghiên cứu của Viện nghiên cứu ô tơ xe máy
Thái Lan cũng chỉ rõ vai trị của các cơng ty đa quốc gia ngồi đối với cơng nghiệp ô
tô Thái Lan đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản.
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu của Karibe và các cộng sự (2009). Các tác giả
nghiên cứu về vai trò của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với việc hình thành các cụm
liên kết ngành ơ tơ ở Thái Lan. Nhờ đó Thái Lan trở thành một trong những nước sản
xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất Châu Á. Trong nghiên cứu của Monaco và công sự
(2019), tác giả đặc biệt quan tâm đến chuyển giao công nghệ trong ngành nhựa khi
tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ô tô đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong nghiên cứu của mình,

tác giả cũng giải thích các nhân tố chính tạo nên thành công khi ngành nhựa tham gia
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×