Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Áp dụng bài giảng điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho môn công nghệ 10 tại trường Trung học phổ thông Trịnh Hoài Đức tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.31 MB, 195 trang )

Lời cam đoan

Luận văn thạc sĩ

LỜI CAM ðOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2012

Nguyễn Thị Trang Anh

ii


Lời cảm ơn

Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn phòng Quản lý khoa học – Quan hệ Quốc tế - Sau ñại
học, khoa Sư phạm kỹ thuật và trường ðại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện cho tơi được học tập và có một mơi trường học tập lý tưởng ñể
học tập và trưởng thành, ñặc biệt là quý Thầy, Cơ trực tiếp giảng dạy lớp cao học
khóa 18B đã tận tình dạy dỗ và truyền lại cho chúng tơi những kinh nghiệm, lịng say
mê khoa học để cho tơi có niềm tin vào tri thức và hành trang bước vào cuộc sống.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc tới cơ hướng dẫn TS. ðặng Thị Phương
Phi đã tận tình chỉ bảo, động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình nghiên cứu
để hồn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Sư Phạm Kỹ Thuật;
TS. Võ Thị Xuân cố vấn học tập đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy và chỉ bảo để tơi hồn


thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng trường Cao ñẳng
Nghề Tp.HCM; TS. Dương Thị Kim Oanh giảng viên khoa Sư Phạm Kỹ Thuật là
người ñã phản biện cho ñề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các ñồng nghiệp tại các trường trung học phổ
thơng tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi có được những thơng tin q
báu để hồn thành ñề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các em học sinh trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình
Dương đã giúp tơi thực hiện điều tra khảo sát và thực nghiệm.
Cảm ơn tất cả các thành viên trong lớp Giáo dục học 18B đã tạo điều kiện cho
tơi những cơ hội học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi đến gia đình tơi lịng biết ơn vơ hạn đã sinh thành và nuôi
dưỡng giáo dục tôi nên người.
Trân trọng!

iii


Tóm tắt đề tài nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ

TĨM TẮT ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiện nay, phương pháp dạy học ở các trường học nói chung và các trường trung
học phổ thơng nói riêng được đổi mới theo hướng tích cực hóa cho người học, giúp
học sinh học tập một cách tích cực, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, hiện nay vì điều
kiện về phương tiện dạy học như máy chiếu, máy vi tính và các phương tiện truyền
thơng đa phương tiện khác ở các trường học nhất là khối trung học phổ thơng cịn
thiếu nhiều. ðặc biệt, đối với mơn cơng nghệ lớp 10 thì hầu như ở các trường trung
học phổ thơng đều khơng có phịng máy chiếu riêng và phải đăng ký dùng chung với

các bộ mơn khác, như hóa, sinh, lý...
Riêng một điều đáng mừng là ở trường trung học phổ thơng Trịnh Hồi ðức
vào đầu năm học 2011-2012 có một số lớp học khối 10 được trang bị 1 máy chiếu và
một máy vi tính và ñến ñầu năm 2012-2013 cả khối ñều ñược trang bị. Do đó, việc ứng
dụng cơng nghệ thơng tin theo sự chỉ ñạo của bộ giáo dục và ñào tạo cũng như của sở
giáo dục và ñào tạo tỉnh BD và của nhà trường được thực hiện. vì vậy, người nghiên
cứu ñã tiến hành thiết kế một số bài giảng ñiện tử , cụ thể là “Áp dụng bài giảng ñiện
tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho môn Công nghệ 10 tại trường THPT
Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương”.
Nội dung đề tài được triển khai trên ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài, trình bày những vấn ñề cơ bản, các khái
niệm cơ bản liên quan ñến thiết kế bài giảng ñiện tử, phương pháp dạy học của giáo
viên. Trên cơ sở đó, định hướng vận dụng cách thiết kế bài giảng ñiện tử trong dạy học
môn Công nghệ lớp 10.
Chương 2: Khảo sát và phân tích thực trạng mơn Cơng nghệ 10 tại một số
trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và trường THPT Trịnh Hồi
ðức nói riêng.
Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử mơn Cơng nghệ lớp 10 và tiến hành thực
nghiệm trên các bài giảng biên soạn.
Cuối cùng, kết luận và kiến nghị, người nghiên cứu ñiểm lại một số kết quả ñã
ñạt ñược, ñưa ra một số kiến nghị cần thiết thơng qua q trình thực hiện ñề tài và
hướng phát triển ñề tài.
iv


Research Summary

Luận văn thạc sĩ

RESEARCH SUMMARY

Current, teaching methods in the schools in general and secondary education in
particular is in the direction of positive innovation to the school, to help students learn
in a positive, dynamic and creative. However, this is because the conditions of
teaching facilities such as projectors, computers and other multimedia media in
schools especially secondary schools lack many blocks. Special for technologies
grades 10, almost in the middle schools do not have separate projector and register
used in conjunction with other disciplines, such as chemistry, biology, physics...
Private school is a good thing high school Trinh Hoai ðuc at the beginning of
the 2011-2012 school year with a class of block 10 is equipped with one computer and
a projector, and to the beginning of the year 2012-2013 are the mass equipped.
Therefore, the application of information technology under the direction of education
and training as well as education and training Binh Duong province and the school is
done. Therefore, the study was carried out to design a number of e-lectures.
Content subject to be deployed on three main chapters:
Chapter 1: Rationale of the project, presented the basics, the basic concepts
related to electronic design lectures, teaching methods of teachers. On that basis, useoriented design of electronic lectures by Microsoft office frontpage software in
teaching subjects in grade 10 high school technology.
Chapter 2: Survey and analysis of the situation Technology 10 subjects at some
high schools in the area of Binh Duong provides schools generally and in particular
Trinh Hoai Duc.
Chapter 3: Designing electronic lecture subjects in Year 10 Technology
Software Microsoft office Lecture Maker and conduct experiments on a compilation of
lectures
Finally, conclusions and recommendations, the research review some results
have been achieved, give some necessary proposals through the process of
implementing the financial and development topics.

v



Mục lục

Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ...............................................................................................................i
Lời cam đoan .................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt đề tài nghiên cứu ...............................................................................................iv
Mục lục ...........................................................................................................................vi
Những từ viết tắt dùng trong luận văn .............................................................................x
Danh mục các bảng.........................................................................................................xi
Danh mục các biều ñồ .................................................................................................. xii
PHẦN MỞ ðẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn ñề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................2
3. ðối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ......................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
5. Giới hạn ñề tài .........................................................................................................2
6. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
8. Giá trị đóng góp của luận văn..................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................5
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................5
1.1. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu ..........................................................................5
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................5
1.1.2. Tại Việt Nam .................................................................................................6
1.2. Một số khái niệm ..................................................................................................7
1.2.1. Bài giảng ñiện tử ...........................................................................................7
1.2.2. Giáo án ñiện tử ..............................................................................................8

1.2.3. Giáo trình ñiện tử...........................................................................................8
1.2.4. ðịnh nghĩa biên soạn bài giảng ñiện tử .........................................................9
1.2.5. Phương pháp dạy học sử dụng bài giảng ñiện tử ..........................................9
1.3. Phương tiện dạy học ...........................................................................................10
1.3.1. Khái niệm về phương tiện dạy học ..............................................................10
vi


Mục lục

Luận văn thạc sĩ

1.3.2 Phân loại phương tiện dạy học .....................................................................10
1.3.3. Vai trò của phương tiện dạy học ................................................................11
1.3.4. Lựa chọn phương tiện dạy học ...................................................................12
1.3.5. Thiết kế phương tiện dạy học ......................................................................14
1.3.6. Sử dụng phương tiện dạy học ......................................................................15
1.4. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học .........................16
1.4.1. Các hình thức ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học ......................16
1.4.2. Phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng cho bài giảng
trên lớp ...................................................................................................................17
1.4.3. Thiết kế bài giảng ñiện tử theo hướng tích cực ...........................................18
1.5. Quy trình cơ bản xây dựng một bài giảng ..........................................................21
1.6. Quy trình thiết kế bài giảng ñiện tử ....................................................................21
1.6.1. Xác ñịnh mục tiêu bài học ...........................................................................21
1.6.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác ñịnh ñúng những nội dung trọng tâm .......22
1.6.3. Multimedia hoá kiến thức ............................................................................22
1.6.4. Xây dựng các thư viện tư liệu .....................................................................23
1.6.5. Lựa chọn ngơn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình
dạy học thơng qua các hoạt động cụ thể ................................................................23

1.6.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện ..........................................24
1.7. Cơ sở lý luận thiết kế bài giảng ñiện tử trên Lecture Maker ..............................24
1.7.1. Giới thiệu .....................................................................................................24
1.7.2. Một số khái niệm .........................................................................................24
1.7.3. Ưu ñiểm của phần mềm LectureMaker .......................................................25
1.8. Quy trình áp dụng bài giảng điện tử được tổ chức trên lớp ...............................25
1.9. ðặc ñiểm của sự phát triển trí tuệ ở học sinh THPT ..........................................27
Kết luận chương 1 .........................................................................................................29
Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC MƠN CƠNG NGHỆ
10 TẠI TRƯỜNG THPT TRỊNH HỒI ðỨC TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................30
2.1. Mục đích, u cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT ...................30
2.1.1. Mục ñích ñổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT ...........................30
2.1.2. Yêu cầu ñổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT .............................30

vii


Mục lục

Luận văn thạc sĩ

2.2. Mục tiêu chương trình mơn Công nghệ 10.........................................................32
2.3. Yêu cầu chung khi giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 .......................................38
2.3.1. ðối với mục tiêu dạy học ............................................................................38
2.3.2. ðối với nội dung, chương trình học ............................................................38
2.3.3. ðối với hoạt ñộng giảng dạy .......................................................................39
2.3.4. ðối với việc kiểm tra, ñánh giá kết quả học tập ..........................................39
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa môn công nghệ lớp 10 .................................................39
2.5. Giới thiệu nội dung chương trình mơn cơng nghệ 10 ........................................40
2.6. Thực trạng về dạy học môn Công nghệ 10 ở các trường Trung học phổ thơng

trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....................................................................................40
2.6.1. Về nội dung .................................................................................................40
2.6.2. Về phương pháp dạy học .............................................................................42
2.6.3. Về phương tiện dạy học...............................................................................43
2.7. Thực trạng về việc học môn Công nghệ 10 tại trường THPT Trịnh Hồi ðức,
Bình Dương ...............................................................................................................45
2.7.1. Về mức độ tiếp thu của học sinh .................................................................45
2.7.2. Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập tại nhà trường ..........47
Kết luận chương 2 .....................................................................................................48
Chương III. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG ðIỆN TỬ CHO MÔN CÔNG
NGHỆ 10 ......................................................................................................................50
3.1. Các nguyên tắc khi thiết kế bài giảng ñiện tử ....................................................51
3.2. Các nguyên tắc sư phạm khi thiết kế bài giảng ñiện tử ......................................52
3.3. Sử dụng phần mềm Lecture Maker thiết kế bài giảng điện tử mơn Cơng nghệ 10.52
3.3.1. Giới thiệu .....................................................................................................52
3.3.2. Tổng quan về Lecture Maker ......................................................................53
3.3.3. Các bước thiết kế bài giảng ñiện tử bằng phần mềm Lecture Maker..........56
3.4. Giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ và thiết kế bài giảng ñiện tử ......................68
3.5. Biên soạn một số giáo án cho bài giảng điện tử mơn Cơng nghệ 10 .................68
3.5.1. Giáo án bài 6 ................................................................................................68
3.5.2. Giáo án bài 7 ................................................................................................73
3.5.2. Giáo án bài 24 .............................................................................................77

viii


Mục lục

Luận văn thạc sĩ


3.5.2. Giáo án bài 36 .............................................................................................77
3.6. Xây dựng thư viện tư liệu ...................................................................................77
3.7. Một số sản phẩm bài giảng ñiện tử .....................................................................78
3.7.1. Sản phẩm 1 ..................................................................................................79
3.7.2. Sản phẩm 2 ..................................................................................................79
3.7.3. Sản phẩm 3 ..................................................................................................79
3.7.4. Sản phẩm 4 ..................................................................................................79
3.8. Quy trình áp dụng bài giảng điện tử ñể dạy bài 6 và bài 7 .................................79
3.8.1. Quy trình áp dụng bài giảng ñiện tử ñể dạy bài 6 .......................................79
3.8.2. Quy trình áp dụng bài giảng điện tử để dạy bài 7 .......................................80
3.9. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................82
3.9.1. Mục ñích thực nghiệm .................................................................................82
3.9.2. Phương pháp thực nghiệm ...........................................................................82
3.9.3. ðối tượng thực nghiệm................................................................................82
3.9.4. Kế hoạch thực nghiệm .................................................................................82
3.9.5. Nội dung thực nghiệm .................................................................................82
3.9.6. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................83
Kết luận chương 3 .....................................................................................................94
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................95
1. Kết luận..................................................................................................................95
2. Kiến nghị ...............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................100
PHỤ LỤC .......................................................................................................................1

ix


Những từ viết tắt dùng trong luận văn

Giáo dục học


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ðược viết là

Từ viết tắt
BGðT

Bài giảng điện tử

CN

Cơng nghệ

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

ðG

ðánh giá

GT

Giáo án ñiện tử

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

KT

Kiểm tra

LT

Lý thuyết

ÔT

Ôn tập

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

SGK

Sách giáo khoa


TH

Thực hành

THPT

Trung học phổ thông

TK

Thống kê

TC

Tiêu chí

TS

Tổng số

x


Danh mục các bảng

Giáo dục học

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 10 Nông, Lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh

nghiệp .......................................................................................................................... 33
Bảng 2.2. Bảng số liệu thống kê về mức độ phù hợp mơn Cơng nghệ với trình độ và
lứa tuổi học sinh 37 ..................................................................................................... 40
Bảng 2.3. Bảng số liệu thống kê về mức ñộ ứng dụng môn Công nghệ 10 vào thực tiễn
..................................................................................................................................... 41
Bảng 2.4. Bảng thống kê về mức ñộ sử dụng các PPDH. ........................................... 42
Bảng 2.5. Mức ñộ sử dụng các phương tiện dạy học của GV khi giảng dạy môn Công
nghệ 10 ........................................................................................................................ 43
Bảng 2.6. Bảng thống kê về sự ñáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị ................................. 44
Bảng 2.7. Bảng số liệu thống kê mức độ khó khăn khi học mơn Cơng nghệ ............. 45
Bảng 2.8. Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10 với các phương tiện
dạy học khác nhau ....................................................................................................... 46
Bảng 3.1. Mức ñộ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10 ñược tổ chức dạy học
với các bài giảng ñược thiết kế bằng Lecture Maker so với phấn bảng ...................... 85
Bảng 3.2. Những năng lực học sinh ñạt ñược sau khi học môn Công nghệ 10 .......... 86
Bảng 3.3. Thống kê ñiểm số kiểm tra lần 1 ................................................................ 87
Bảng 3.4. Tần suất ñiểm kiểm tra lần 1 ...................................................................... 88
Bảng 3.5. Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn lần 1 .......... 88
Bảng 3.6. Thống kê ñiểm số kiểm tra lần 2 ................................................................ 89
Bảng 3.7. Tần suất ñiểm kiểm tra lần 2 ..................................................................... 90
Bảng 3.8. Thống kê ñiểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn lần 2 .......... 90

xi


Danh mục các biểu ñồ

Giáo dục học

DANH MỤC CÁC BIỀU ðỒ

Biểu ñồ 2.1. Biểu ñồ tỉ lệ % về mức ñộ ứng dung môn CN 10 vào thực tiễn. ........... 41
Biểu ñồ 2.2. Biểu ñồ thống kê mức ñộ sử dụng các PPDH ........................................ 42
Biểu ñồ 2.3. Biểu ñồ tỉ lệ % về sự ñáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị ........................... 44
Biểu ñồ 2.4. Biểu ñồ thống kê mức độ khó khăn khi học mơn Cơng nghệ 10 ........... 45
Biểu ñồ 2.5. Mức ñộ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 10 với các phương tiện
dạy học khác nhau ....................................................................................................... 46
Biểu ñồ 3.1 Mức ñộ hứng thú của HS khi học mơn Cơng nghệ 10 được tổ chức dạy
học với các bài giảng ñược thiết kế bằng Lecture Maker so với phấn bảng. .............. 85
Biểu ñồ 3.2 Biểu ñồ phân phối tần suất ñiểm kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và
ñối chứng ..................................................................................................................... 88
Biểu ñồ 3.3. Biểu ñồ phân phối tần suất ñiểm kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và
ñối chứng ..................................................................................................................... 90

xii


Phần mở ñầu

Luận văn thạc sĩ

PHẦN MỞ ðẦU
1. LÝ DO CHỌN ðỀ TÀI
Trên thế giới việc phát triển và ứng dụng cơng nghệ dạy học vào trong giảng
dạy đã từ rất lâu và đã giúp ích rất nhiều cho người dạy lẫn người học với mục đích
cuối cùng là tối ưu hóa việc dạy và học.
Từ năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và ðào tạo ñã quyết ñịnh thực hiện chủ đề
năm học là: “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin ñể nâng cao chất lượng giảng dạy” ñồng
thời chủ trương chấm dứt việc “ñọc - chép” trong dạy học.
ðồng thời ñể góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDðT
ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc tăng cường giảng dạy, ñào tạo và ứng dụng CNTT

trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2010 và Cơng văn số 61/BGDðT-CNTT ngày 19
tháng 3 năm 2010 về việc tổ chức tập huấn thiết kế bài giảng E_Learning của Bộ Giáo
dục và ðào tạo.
Bên cạnh đó việc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông
tin trong dạy học là rất cần thiết bởi vì phương tiện dạy học có vai trị quan trọng trong
việc đổi mới phương pháp dạy học; phương tiện day học giúp tăng cường tính trực
quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học và phương tiện dạy học tự thiết kế của
giáo viên luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần được phát huy và sử dụng.
Ngồi ra, chương trình mơn Cơng nghệ 10 là một môn học ứng dụng về những
kiến thức nông, lâm, ngư nghiệp và những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh
vào cuộc sống; ñồng thời chương trình mơn Cơng nghệ 10 cịn giúp trang bị những
kiến thức cơ bản nhất nhằm giúp cho các em ñịnh hướng ñược nghề nghiệp trong các
lĩnh vực liên quan ñến mơn học về sau này. Vì vậy, nếu được hỗ trợ về cơ sở vật chất
cũng như những phương tiện dạy học phù hợp cho môn học sẽ giúp cho việc định
hướng nghề nghiệp được chính xác hơn và hiệu quả học tập của các em sẽ ñược nâng
cao hơn.
Tuy nhiên, hiện nay bài giảng ñiện tử phục vụ cho mơn Cơng nghệ 10 thì chưa
được đầy đủ và chưa thật sự phù hợp với môn học.

1


Phần mở đầu

Luận văn thạc sĩ

Vì vậy, việc “Áp dụng bài giảng ñiện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học
cho mơn Cơng nghệ 10 tại trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương” là hết
sức cần thiết với mơn học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học của thầy và trò.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và áp dụng bài bài giảng ñiện tử nhằm nâng
cao chất lượng dạy học cho môn Công nghệ 10 tại trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh
Bình Dương.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về bài giảng điện tử.
Tìm hiểu, khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ 10 tại trường THPT
Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương trong thời gian từ năm 2010 ñến năm 2012.
Thiết kế 4 bài giảng ñiện tử cho môn Công nghệ 10.
Dạy thử nghiệm 2 bài giảng điện tử mơn Cơng nghệ 10 tại trường THPT Trịnh
Hồi ðức tỉnh Bình Dương.
Nhận xét và kết luận.
3. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
ðối tượng nghiên cứu: Bài giảng điện tử mơn Cơng nghệ 10.
Khách thể nghiên cứu: Hệ thống phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, mục tiêu,
chương trình, tài liệu giảng dạy mơn Cơng nghệ 10 tại trường Trịnh Hồi ðức tỉnh
Bình Dương.
Khách thể ñiều tra: Giáo viên ñang giảng dạy trực tiếp môn Công nghệ 10 và
học sinh khối 10 tại một số trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Kỹ thuật thiết kế BGðT môn Công nghệ 10 THPT trên phần mềm Lecture
Maker.
Khả năng áp dụng ñề tài vào việc giảng dạy môn Công nghệ 10 tại trường
THPT Trịnh Hồi ðức và một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương.
5. GIỚI HẠN ðỀ TÀI
Thiết kế 4 bài giảng điện tử cho mơn Cơng nghệ 10 và thực nghiệm 2 bài tại
trường THPT Trịnh Hoài ðức tỉnh Bình Dương.

2



Phần mở ñầu

Luận văn thạc sĩ

6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng bài giảng điện tử để giảng dạy mơn Cơng nghệ 10 thì hiệu quả
dạy và học sẽ được nâng cao.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Gồm có nghiên các tài liệu chun mơn như bộ sách giáo khoa và sách giáo
viên môn Công nghệ 10, tài liệu hỗ trợ giảng dạy môn Công nghệ 10 cùng với phân
tích, tổng hợp các tài liệu sư phạm như lý luận dạy học, phương tiện dạy học, phương
pháp dạy học, tạp chí phát triển giáo dục, các lý thuyết xây dựng bài giảng ñiện tử…
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp ñiều tra khảo sát: Dùng phiếu điều tra khảo sát tại trường THPT
Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương nhằm thu thập các số liệu về thực trạng dạy và học
môn Công nghệ 10 tại trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương. Phương pháp
điều tra khảo sát làm cơ sở thiết kế các bài giảng ñiện tử cho môn Công nghệ 10 phù
hợp với ñiều kiện chung của trường.
Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia về việc thiết kế các bài giảng
ñiện tử môn Công nghệ 10 phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình của mơn học.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm ñể xác ñịnh tính khả thi, khoa
học, chính xác của các sản phẩm phương tiện dạy học ñược thiết kế.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê xử lý các thơng tin khảo sát để mơ tả và kết quả thực
nghiệm.
8. GIÁ TRỊ ðĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
8.1. Tính thực tiễn
Hệ thống hóa về cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy

học môn Công nghệ 10
Xây dựng quy trình thiết kế một số bài giảng điện tử bằng Lecture Maker mơn
Cơng nghệ lớp 10.
Nâng cao được tính chủ động học tập cho học sinh trong q trình học tập
khơng chỉ ở mơn Cơng nghệ 10 mà cịn ở các mơn học khác.

3


Phần mở đầu

Luận văn thạc sĩ

Góp phần thay đổi quan ñiểm học tập thụ ñộng ñể hòa vào xu thế ñổi mới
phương pháp dạy học trong giai ñoạn hiện nay.
Góp một phần nhỏ trong sự chuyển biến ñổi mới từ phương pháp dạy học
truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại, có thể giảng dạy trực tiếp, học tập
qua mạng, học tập tại nhà bằng ñĩa CD, người học tự học, tự nghiên cứu,…
Nâng cao chất lượng dạy học cho môn Công nghệ 10.
8.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Giúp cho trường THPT Trịnh Hồi ðức tỉnh Bình Dương nói riêng và các
trường THPT nói chung có đầy đủ hơn các bài giảng điện tử cho mơn Cơng nghệ 10.
Góp phần vào việc thực hiện Chính sách của Bộ Giáo dục về vấn ñề thiết kế bài
giảng ñiện tử cho môn Công nghệ 10.

4


Chương I


Luận văn thạc sĩ

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về vấn ñề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
ðầu thế kỉ XX phương tiện dạy học ñã phát triển song song với việc thiết kế bài
học. Lúc này việc dạy học chỉ dựa vào lời nói và chữ viết. Vào năm 1905, trung tâm
Media ñầu tiên ở Mỹ sưu tầm ñồ dung dạy học bao gồm các ñồ vật, mô hình, bản đồ;
cũng vào thời điểm này, ở Mỹ bắt ñầu dạy học bằng hình ảnh (visual); âm thanh
(audio) ñược ñưa vào sau ñó tức vào thập niên 1920 và 1930; về sau, nhiều phim ảnh
ñược ñưa vào lớp học.
Năm 1946, kế hoạch dạy học nghe nhìn được thực hiện ở trường ñại học
Indiana - Hoa Kỳ và thật sự phim huấn luyện ñược dùng nhiều hơn trong Giáo dục
quân sự trong thế chiến thứ hai.
Rồi sau đó, từ đầu thập kỷ 40 ñến thập kỷ 50, nhiều phương tiện cơng nghệ
trình bày thơng tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh,..) như đèn chiếu (phương tiện nghe
nhìn), phim ảnh ngày ñược sử dụng rộng rãi trong giáo dục, ñào tạo ở châu Âu, ñặc
biệt là Mỹ.
Từ năm 1950 ñến 1960, phương tiện dạy học như truyền hình ngày càng có
nhiều kênh ñài phục vụ cho việc học tập. 1960 - 1980, phương tiện truyền thơng trong
dạy học có nhiều thay ñổi, phát triển mạnh hơn, sử dụng nhiều dạng Media khác nhau,
Media trở thành một phần quan trọng cho việc thiết kế bài giảng. Ơng B.P. Skinner
(1968) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ công nghệ giảng dạy (teachnology of
teaching) tạo ra sự phát triển máy dạy học có sự hỗ trợ bằng máy tính.
Từ năm 1980 đến 1990, phương tiện truyền thơng dạy học có thêm nhiều dạng
thơng tin mới như hình ảnh động, hoạt hình trở nên phổ biến hơn băng ñĩa nhạc, video.
Từ 1990 ñến nay thì phương tiện dạy học như Media kỹ thuật số phát triển
nhanh, tích hợp vào máy tính, Multimedia, đồ họa, hình ảnh âm thanh CD, video đều

được kỹ thuật số hóa.

5


Chương I

Luận văn thạc sĩ

1.1.2. Tại Việt Nam
Năm học 2007 - 2008 Bộ Giáo dục và ðào tạo ñã quyết ñịnh thực hiện chủ ñề
năm học là: “Ứng dụng công nghệ thơng tin để nâng cao chất lượng giảng dạy” ñồng
thời chủ trương chấm dứt việc “ñọc - chép” trong dạy học.
Theo số tư liệu 4718/BGDðT – GDTrH, ngày ban hành 11/08/2010 của Bộ
Giáo dục và ðào tạo ñã ra quyết ñịnh về việc “ñổi mới phương pháp dạy học” trong
đó người giáo viên phải phát huy vai trị sáng tạo của mình nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học.
Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier thì việc tăng cường sử
dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học là rất cần thiết bởi vì:
“Phương tiện dạy học (PTDH) có vai trị quan trọng trong việc ñổi mới phương pháp
dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học”.
Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier cũng cho rằng phương tiện dạy học tự tạo (tự
thiết kế) của giáo viên ln có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần được phát huy. ðồng
thời việc sử dụng phương tiện dạy học mới sẽ hỗ trợ cho việc tìm ra và sử dụng các
phương pháp dạy học mới.
Vì vậy, đã có rất nhiều bài báo và cơng trình nghiên cứu về việc thiết kế và sử
dụng phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy.
Riêng về môn Công nghệ thì đã có một số đề tài luận văn viết về việc thiết kế
một số phương tiện dạy học như:
1. Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu các ñiều kiện dạy học môn Công nghệ

trong các trường THPT khu vực miền ðông Nam Bộ và thiết kế một số phương tiện
dạy học môn Công nghệ” (2008), người thực hiện Nguyễn Thị Thúy. ðề tài ñã thực
hiện ñược những vấn ñề sau:
Khảo sát, ñánh giá ñiều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Công
nghệ tại 112/223 trường THPT ở 6/8 tỉnh khu vực miền ðông Nam Bộ.
Thiết kế và tiến hành dạy thực nghiệm một số bài giảng ñiện tử (phân mơn
ðộng cơ đố trong), qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng của phương tiện dạy học trong
quá trình dạy và học.
* Nhận xét: Tác già đã đưa ra một bức tranh khá trung thực về trang bị cơ sở
vật chất, phương tiện dạy học ở một số trường THPT khu vực miền ðông Nam Bộ.

6


Chương I

Luận văn thạc sĩ

Tuy nhiên, việc thiết kế phương tiện dạy học tác giả chỉ giới hạn trong phân mơn ðộng
cớ đốt trong của chương trình Cơng nghệ lớp 11 và 12.
2. Luận văn tốt nghiệp: “Thiết kế một số phương tiện dạy học môn Công
nghệ 6” (2010), người thực hiện Phạm Thùy Trang. ðề tài ñã thực hiện ñược những
vấn ñề sau:
Khảo sát, ñánh giá ñiều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Công
nghệ 6 tại 9/9 trường THCS ở Quận 12, TP.HCM.
Thiết kế và tiến hành dạy thực nghiệm một số bài giảng ñiện tử, qua đó đánh
giá hiệu quả sử dụng của phương tiện dạy học trong quá trình dạy và học.
* Nhận xét: Tác giả ñã ñưa ra một bức tranh khá trung thực về trang bị cơ sở
vật chất, phương tiện dạy học ở một số trường THCS ở Quận 12, TP.HCM. Tuy nhiên,
các phương tiện dạy học cần thiết kế giống mơ hình thật hơn nữa nhằm tăng khả năng

nhận thức của học sinh.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Bài giảng ñiện tử
Khái niệm
Hiện nay, khái niệm về bài giảng ñiện tử vẫn cịn đang tranh cãi và vẫn chưa có
một khái niệm chính thức từ phía ngành giáo dục. Tuy nhiên, theo cách hiểu tổng qt
thì: Bài giảng điện tử là một bài soạn đã được số hóa và kết hợp cơng nghệ đa phương
tiện từ một bài soạn giấy; là một hình thức tổ chức nội dung bài học lên lớp mà ở đó
tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thơng qua mơi trường multimedia
do máy tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, ña môi trường, ña truyền thông. Trong
môi trường multimedia, thông tin ñược truyền dưới dạng: văn bản (text), ñồ họa
(graphics), ảnh ñộng (animation), ảnh tĩnh (image) , âm thanh (audio) và phim video
(video clip).
ðặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là tồn bộ kiến thức của bài học;
mọi hoạt ñộng ñiều khiển của giáo viên ñều ñược multimedia hóa.
Cấu trúc một bài giảng điện tử
Một bài giảng ñiện tử ñúng nghĩa phải có cấu trúc như sau:

7


Chương I

Luận văn thạc sĩ

Tên bài học
Mục 1

Mục 1.1


Lý thuyết

Mục 2

Mục 1.2

Minh họa
Bài tập

Tóm tắt ghi nhớ
1.2.2. Giáo án điện tử
Giáo án điện tử là bảng thiết kế tồn bộ kế hoạch hoạt ñộng dạy học của giáo
viên trên lớp học, tồn bộ hoạt động đó đã được multimedia hóa một cách chi tiết, có
cấu trúc chặt chẽ và logic ñược quy ñịnh bởi cấu trúc bài học; hay từ một giáo án giấy
với ñầy ñủ các bước lên lớp và giảng dạy được số hóa để trình chiếu được gọi là giáo
án ñiện tử.
Giáo án ñiện tử (GAðT) ở một phương diện nào đó bao gồm cả bài giảng ñiện
tử (BGðT), nghĩa là bài giảng ñiện tử thể hiện phần nội dung bài học của GT. Cịn
GT là tồn bộ bản thiết kế hồ sơ bài dạy của giáo viên.
1.2.3. Giáo trình điện tử
Giáo trình điện tử là một giáo trình được số hóa từ một giáo trình mơn học và
có thể xem trên màn hình của máy tính. Mỗi mơn học chỉ có một giáo trình và được
trình qua hội đồng bộ mơn, sử dụng chung cho tất cả giáo viên. Giáo trình điện tử là sự
tích hợp các công nghệ phần mềm dạy học (như công nghệ WEB, cơng nghệ đa
phương tiện…) để thể hiện các tính năng mơ phỏng, tương tác, tích hợp hình ảnh, có
khả năng thể hiện và truyền tải tri thức nhanh chóng và hiệu quả hơn bài giảng ñiện tử.
Nếu BGðT cần thầy dạy để giúp người học chủ động học, thì giáo trình điện tử phải
có chức năng thay người thầy dạy nhằm khuyến khích và giúp người học có khả năng
chủ ñộng học và ñặc câu hỏi nhờ trợ giúp. Giáo trình điện tử có thể lưu trữ trên các

đĩa CD-ROM hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử
dụng học tập bất cứ lúc nào và bất cứ ở ñâu.

8


Chương I

Luận văn thạc sĩ

1.2.4. ðịnh nghĩa biên soạn bài giảng điện tử
Biên soạn bài giảng điện tử là trình bày lên tài liệu điện tử tồn bộ kế hoạch
hoạt ñộng dạy học . Kế hoạch ñó ñã ñược multimedia hóa một cách chi tiết giúp giáo
viên thuận lợi trong việc truy xuất các tài liệu liên quan trong khi tham khảo, có cấu
trúc chặt chẽ và logic được quy ñịnh bởi cấu trúc của bài học.
Việc biên soạn bài giảng điện tử nhằm giúp hỗ trợ giáo viên tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh. Trong q trình thiết kế bài giảng điện tử cần linh hoạt
thiết kế các hoạt ñộng khám phá nhằm giúp học sinh có nhiều hứng thú khi bắt đầu
học bài mới. Các hoạt ñộng khám phá cần ñược thiết kế sao cho học sinh có thể tự làm
được, từ đó có thể trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra.
1.2.5. Phương pháp dạy học sử dụng bài giảng ñiện tử
Là phương pháp dạy học trực quan1, ứng dụng công nghệ thơng tin hiện đại với
tồn bộ nội dung của bài giảng đã được multimedia hóa với những slide trình chiếu có
kèm theo hình ảnh, mơ hình mơ phỏng hoặc những đoạn phim ngắn và được trình
chiếu qua cơng cụ hỗ trợ như: máy vi tính, máy chiếu, projector…
Phương pháp dạy học sử dụng bài giảng ñiện tử là phương pháp dạy học tích
cực nhằm giúp học sinh tiếp cận kiến thức bằng nhiều con đường qua đó gây hứng thú
học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
*Ưu ñiểm của phương pháp dạy học bằng bài giảng điệu tử
- Sử dụng mơi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera…

với âm thanh, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy vi tính theo kịch bản vạch
sẵn nhằm đạt hiệu quả tối ña qua một quá trình học ña giác quan. Học sinh được tiếp
cận với thơng tin trực quan và hiệu quả hơn. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp
bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động cho học sinh dễ thấy, dễ
tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đốn về các tính chất,
những quy luật mới.
- Kỹ thuật đồ họa nâng cao có thể mơ phỏng nhiều q trình, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội trong con người mà khơng thể hoặc khơng nên xảy ra trong điều kiện
nhà trường.

1

Bộ Giáo dục và ðào tạo (1998). Tổ chức hoạt ñộng dạy học ở các trường trung học. NXB Hà Nội. Trang 37.

9


Chương I

Luận văn thạc sĩ

- Ưu ñiểm lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng BGðT chính là một lượng kiến thức
lớn được chuyển tải cho học sinh thơng qua các hình ảnh, đoạn phim mơ phỏng… một
cách trực quan sinh ñộng. Bài giảng ñiện tử còn giúp tiết học sinh ñộng hơn, thu hút
học sinh và hạn chế việc cháy giáo vì thời gian được kiểm sốt bằng máy thay vì như
trong mỗi tiết học thơng thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để vẽ hình,
treo tranh ảnh, các thao tác hoạt động thí nghiệm…
1.3. Phương tiện dạy học
1.3.1. Khái niệm về phương tiện dạy học
Theo nghĩa rộng:

- Phương tiện dạy học là “tất cả nội dung, chương trình dạy học và thiết bị đặc
biệt của dạy học”.2
- Phương tiện dạy học bao gồm các vật liệu dạy học, các cơng cụ dạy học, máy
móc ngun vật liệu; kể cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo có sẵn của giáo viên và
học sinh cũng như chế ñộ học tập.
Theo nghĩa hẹp: phương tiện dạy học là những phương tiện mà bản thân nó
mang nội dung dạy học ñược sử dụng trực tiếp vào quá trình dạy học.3
1.3.2 Phân loại phương tiện dạy học4
Phân loại theo tính chất tổng quát thì các nhà giáo dục chia phương tiện dạy học
thành hai phần: Phần cứng (hardware) và phần mềm (software).
Phần cứng (hardware): Là cơ sở ñể thực hiện các nguyên lý thiết kế, phát triển
các loại thiết bị cơ, ñiện tử… theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các
phương tiện thuộc phần cứng bao gồm các phương tiện chiếu, radio cassette, máy thu
hình, máy dạy học, máy tính, camera,…
Phần mềm (software): Là sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kĩ
thuật ñể cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng sử cho
học sinh. Phần mềm bao gồm chương trình mơn học, bóa chí, sác vở, tạp chí, tài liệu
giáo khoa.

2

Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). 2009. Giáo trình Giáo dục học (Tập 1). Nhà xuất bản ðại học Sư phạm,
tr234.
3
Nguyễn Văn Tuấn.2009. Tài liệu bài giảng môn Lý luận dạy học. Trường ðại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM,
tr44.
4
Tô Xuân Giáp.2000. Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản giáo dục, tr11 ñến 16.

10



Chương I

Luận văn thạc sĩ

Nếu ñi sâu vào các loại phương tiện dạy học cụ thể thì có thể chia ra nhiều loại
tùy theo tính chất, cấu tạo, mức độ phức tạp chế tạo…
Phân loại theo tính chất gồm có hai nhóm:
-Nhóm truyền tin: cung cấp cho các giác quan của học sinh nguồn thông tin
dưới dạng tiếng hay dưới dạng hình ảnh hoặc cả hai. Những phương tiện truyền tin đó
là: Máy chiếu, máy ghi âm, máy thu hình, computer, camera…
- Nhóm mang tin: nghĩa là mỗi phương tiện tự nó đều chứa đựng một khối
lượng thơng tin nhất ñịnh. Những phương tiện mang tin bao gồm các tài liệu in, các
phương tiện mang tin thính giác.
Phân loại theo cấu tạo thì có hai nhóm phương tiện dạy học ñó là:
- Nhóm các phương tiện dạy học truyền thống là những phương tiện ñã ñược sử
dụng từ lâu ñời và cho ñến nay một số loại phương tiện này vẫn cịn được sử dụng
trong dạy học.
- Nhóm các phương tiện nghe nhìn được hình thành do sự phát triển của kỹ
thuật đặc biệt là điện tử; vì nó mang lại hiệu quả dạy học cao nên ñược sử dụng ngày
càng nhiều trong giảng dạy.
1.3.3. Vai trò của phương tiện dạy học 5
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác.
- Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn từ đó làm tăng khả năng tiếp thu
những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh khó nắm
vững được.
- Thời gian giảng dạy được rút ngắn ñồng thời việc lĩnh hội kiến thức của học
sinh lại nhanh hơn.
- Giải phóng thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các cơng việc tay chân, do đó

làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.
- Có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thụ kiến thức cũng như sự
hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
- Làm tăng sự chú ý và gây được cảm tình của học sinh.

5

Tơ Xn Giáp.2000. Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản giáo dục, tr35.

11


Chương I

Luận văn thạc sĩ

1.3.4. Lựa chọn phương tiện dạy học 6
1.3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc lựa chọn phương tiện dạy học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến việc lựa chọn phương tiện dạy học ñó là:
phương pháp dạy học; nhiệm vụ học tập; đặc tính của người học; sự cản trở của thực
tế; thái ñộ và kỹ năng của thầy giáo; không gian, ánh sáng và cơ sở vật chất của lớp
học. Sau đây là hình 1.1 trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện
dạy học.

Vấn đề và các
cơng việc u cầu
ñối với học sinh

Kiểu nhiệm vụ học
tập

(các mục tiêu)

Người học
- nơi ở
- số lượng …

Các phương pháp
lựa chọn

ðặc tính học sinh
- phong cách học tập
- kĩ năng

Các cản trở thực tế
- tiền, thời gian
- cái gì sẵn có

Chọn phương tiện
quyết ñịnh cuối cùng

Thái ñộ, kĩ năng của
thầy giáo

Không gian dạy
học, ánh sang, cơ
sở vật chất

Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện dạy học.

6


Tơ Xn Giáp.2000. Phương tiện dạy học. Nhà xuất bản giáo dục, tr47.

12


Chương I

Luận văn thạc sĩ

1.3.4.2. Các yêu cầu ñối với việc lựa chọn phương tiện dạy học
a. Tính khoa học sư phạm
Phương tiện dạy học phải ñảm bảo:
+ Học sinh tiếp thụ ñược các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương
xứng với chương trình học, giúp cho thầy giáo truyền ñạt cho học sinh các kiến thức
phức tạp, kỹ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng nhận
thức và tư duy logic.
+ Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải ñảm bảo các ñặc trưng của
viêc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.
+ Phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc ñẩy khả năng
tiếp thụ của học sinh.
+ Tập hợp thành bộ phận phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và
hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có vai trị, chỗ ñứng riêng.
+ Thúc ñẩy sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thái tổ chức
dạy học tiên tiến.
b. Tính nhân trắc học
Phương tiện dạy học phải ñảm bảo:
+ ðủ lớn ñể học sinh ngồi ở hàng ghế cuối lớp cũng nhìn thấy.
+ Khơng chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
+ Phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và thầy giáo.

+ Màu sắc của phương tiện phải hài hịa, khơng làm chói mắt, làm cho học sinh
khó phân biệt; tốt nhất là màu sắc phương tiện phải gần giống như thật.
+ Tất cả các yêu cầu kỹ thuật an tồn và khi sử dụng khơng ñược gây ñộc hại
hay nguy hiểm cho thầy và trò.
c. Tính thẩm mỹ
- Phương tiện dạy học phải có tỉ lệ các đường nét, hình khối phải cân xứng, hài
hịa giống như các cơng trình nghệ thuật.
- Phải đảm bảo cho thầy giáo và học sinh thích thú khi sử dụng, kích thích tính
u nghề, u mơn học, tạo cho họ nâng cao sự cảm thụ chân, thiện, mỹ.
d. Tính khoa kĩ thuật

13


Chương I

Luận văn thạc sĩ

- Chất lượng vật liệu dùng ñể chế tạo phương tiện dạy học phải ñảm bảo tuổi
thọ cao và ñộ bền chắc.
- Phương tiện dạy học phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kĩ
thuật và phải có kết cấu thuận lợi cho việc bảo quản và chuyên chở.
e. Tính kinh tế
- Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải sao cho số lượng
ít, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn ñảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.
- Phương tiện dạy học phải bền chắc, chi phí bảo quản thấp.
1.3.5. Thiết kế phương tiện dạy học
1.3.5.1. Cơ sở thiết kế phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học ñược thiết kế dựa trên cơ sở của các lý thuyết học tập và
các mơ hình dạy học. Các lý thuyết học tập như thuyết hành vi của B.F. Skinner;

thuyết nhận thức của Lev Vygotsky, Jean Piaget, Jerome Bruner); Các thuyết kiến tạo
ñược chọn ñể làm cơ sở cho việc thiết kế phương tiện dạy học bởi vì:
- Vận dụng thuyết hành vi sẽ ñạt hiệu quả cao khi muốn cho người học thông
thạo nội dung cụ thể.
- Với dạy học giải quyết vấn đề thì thuyết nhận thức rất hữu ích, nó làm cơ sở
cho việc học là ñồng hóa kiến thức mới vào cấu trúc nhận thức có sẵn.
- Thuyết kiến tạo thích hợp cho việc tích cực hóa người học, khuyến khích
người học tự tìm kiếm và tự hình thành kiến thức cho mình.
Với xu hướng dạy học tích cực hóa cũng như trong việc thiết kế phương tiện
dạy học thì chủ yếu dựa trên cơ sở thuyết kiến tạo, và ñồng thời thực chất cũng có cả
sự kết hợp giữa thuyết hành vi và thuyết nhận thức, bởi vì bất kì hoạt động nào cũng
bắt ñầu từ hành vi và nhận thức của con người.
Các mơ hình học tập như: mơ hình học tập thơng thạo, học tập hợp tác, học tập
khám phá, mơ hình học tập ñối thoại. ðặc biệt với phương tiện dạy học là bài giảng
điện tử thì đựa trên cơ sở mơ hình học tập đối thoại và mơ hình học tập ñối thoại ñã
ñược Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chun nghiệp điều chỉnh.
1.3.5.2. Thiết kế và đánh gía phương tiện dạy học
Có rất nhiều mơ hình được dùng để thiết kế phương tiện dạy học. Ở đây mơ
hình lý thuyết hệ thống ñược lựa chọn sử dụng ñể thiết kế phương tiện dạy học. Mô

14


×