Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 133 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bạc Liêu, ngày

tháng

năm 2012

Ngƣời nghiên cứu lớp

Cao Nhƣ Phúc

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Ninh Văn Bình đã hƣớng
dẫn, theo dõi, định hƣớng khoa học và tạo mọi điều kiện để ngƣời nghiên
cứu hồn thành tốt luận văn,
Tơi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy đã truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về
nghề nghiệp, về cuộc sống,
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy, Cô các trƣờng
THPT Bạc Liêu, Hiệp Thành, Phan Ngọc Hiển, Chuyên Bạc Liêu đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp,
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể học sinh ở các trƣờng THPT đã
tham gia thực hiện điều tra, góp ý kiến nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng
nghiệp,
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, các Anh, Chị, Em lớp Cao


học Giáo dục học Khóa 2011-2013 đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong những lúc khó
khăn, động viên tơi trong suốt thời gian học và hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, rất mong đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, cô
giáo và bạn bè đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn

Cao Nhƣ Phúc

iii


TÓM TẮT
Từ những năm đầu tiên của cuộc sống của chúng ta, chúng ta đƣợc yêu cầu
xem xét những gì chúng ta muốn làm khi lớn lên. Phụ huynh cẩn thận lập kế
hoạch và quản lý, giáo dục con cái của họ với hy vọng chuẩn bị cho họ một nghề
nghiệp thành công.
Giáo dục hƣớng nghiệp sẽ giúp bạn khám phá cách có thể giúp thanh thiếu
niên có quyết định về kế hoạch nghề nghiệp và đạt đƣợc các kỹ năng và kiến thức
họ cần để thành công trong thị trƣờng việc làm trong tƣơng lai. Giáo dục hƣớng
nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục cho học sinh, đặc biệt là
học sinh THPT. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều trƣờng THPT quan tâm chƣa thực
sự đúng mức đến hoạt động hƣớng nghiệp của học sinh, chất lƣợng chƣa phản ánh
đƣợc sự phân luồng đúng đắn sau khi học sinh tốt nghiệp THPT để đảm bảo cung
cấp nguồn nhân lực phù hợp cho xã hội.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng hƣớng nghiệp tại địa phƣơng, ngƣời
nghiên cứu đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng
nghiệp cho học sinh THPT tại thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu”. Đề tài đi sâu

nghiên cứu các vấn đề sau :
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDHN nhƣ : mục tiêu, nội dung , hình thức,
các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDHN, nguyên nhân chọn nghề sai của HS
THPT, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT…
2. Khảo sát thực trạng hoạt động GDHN của HS THPT ở thành phố Bạc Liêu
tỉnh Bạc Liêu
3. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng GDHN cho HS các trƣờng
THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu
4. Tổ chức khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
5. Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp này có thể thực hiện đƣợc và phù
hợp với điều kiện thực tế của các trƣờng THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu

iv


ABSTRACT
From the earliest years of our lives, we are asked to consider what we want
to be when growing up. Parents carefully plan and manage their children’s
educational experiences in the hope of preparing them for successful careers.
Vocational guidance will help you to explore ways can help youth to decide on a
career plan and gain the skill and knowledge they need to be successful in the job
market in the future. Vocational education is an important stage in the process of
education training for students. However, many high schools have paid little
attention to the graduate students; the quality did not meet the goals and practical
needs.
To contribute to improve the Vocational education quality at high school where
author is working, the author has chosen topic “Measures to improve the quality of
vocational

education


for

high

school

in

Bac

Lieu

town,

Bac

Lieu

Province”.Research the following issues:
1. Research rationale for Vocational education: objectives, content, form, factors
affecting the quality of Vocational education, the cause chosen the wrong
profession of high-school students, physiological characteristics of high-school
students...
2. It presented research findings on the status of Vocational education of High
school in Bac Lieu town, Bac Lieu Province.
3. Propose measures to improve the quality of Vocational education for High school
in Bac Lieu town, Bac Lieu Province.
4. Organization surveyed the need and feasibility of the proposed measures.
5. Survey results show that these measures can be implemented and accordance

with the actual conditions of High schools in Bac Lieu town, Bac Lieu Province.

v


MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ....................................................................................................... i
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iv
Abstract ................................................................................................................... v
Mục lục .................................................................................................................. vi
Danh mục các bảng ................................................................................................. x
Danh mục các hình, biểu đồ.................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài : ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 4
6. Phạm vi giới hạn của đề tài .................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Những đóng góp của đề tài .................................................................................. 5
9. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP............ 6
1.1. Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và

ngồi nƣớc đã cơng bố : ....................................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới: .......................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam: ........................................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản đề tài: ....................................................................... 12
1.3. Cơ sở lý luận về GDHN: ............................................................................. 15
1.3.1. Cơ sở tâm lý học ................................................................................... 15
1.3.1.1. Cấu trúc nhân cách: ........................................................................ 15

vi


1.3.1.2 Đặc điểm tâm lí và nhân cách của học sinh THPT: .......................... 17
1.3.2. Giáo dục hƣớng nghiệp học sinh THPT ................................................ 21
1.3.2.1. Vị trí, vai trị của hoạt động hƣớng nghiệp ..................................... 21
1.3.2.2. Những tính chất của hƣớng nghiệp ................................................. 22
1.3.2.3. Những nhiệm vụ chung của giáo dục hƣớng nghiệp ở THPT.......... 22
1.3.2.4. Qui trình giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT ..................... 24
1.3.2.5. Các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT ............ 26
1.3.2.6. Các giai đoạn hƣớng nghiệp cơ bản cho học sinh ........................... 26
1.3.2.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp: . 28
1.3.3. Nghề nghiệp ......................................................................................... 29
1.3.3.1. Xu hƣớng nghề nghiệp ................................................................... 29
1.3.3.2. Năng lực nghề nghiệp: ................................................................... 32
1.3.3.3. Sự phù hợp nghề: ........................................................................... 33
1.3.3.4 Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó: ........................... 34
1.3.3.5. Một vài ngun nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề: ..................... 36
Chƣơng 2 :THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU ................... 40
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 40
2.2. Thực trạng GDHN cho HS THPT ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ...... 41

2.2.1 Nội dung khảo sát, đánh giá ................................................................... 41
2.2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................. 42
2.2.2.1 Nhận thức về GDHN của các đối tƣợng tham gia vào quá trình HN.
................................................................................................................... 42
2.2.2.2 Nội dung chƣơng trình hƣớng nghiệp .............................................. 49
2.2.2.3 Chất lƣợng nguồn nhân lực- cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN: ..... 50
2.2.2.4 Thực trạng các hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT tại thành phố
Bạc Liêu, tỉnh BL ....................................................................................... 55
2.2.2.5. Đánh giá về mức độ hiệu quả GDHN cho HS THPT của thành phố
Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu .............................................................................. 58

vii


Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 63
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ........ 64
3.1 Cơ sở pháp lý để xây dựng các biện pháp:.................................................... 65
3.2. Những cơ sở có tính ngun tắc để xây dựng các biện pháp ........................ 66
3.3. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng GDHN cho HS .................................... 68
3.3.1. Xây dựng bài học có nội dung về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể ... 68
3.3.2. Đa dạng các hình thức tổ chức GDHN .................................................. 70
3.3.3. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tƣơng
lai của con em họ............................................................................................ 73
3.3.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực GDHN – Giáo viên HN kiêm
nhiệm GVCN ................................................................................................. 75
3.3.5. Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS ........................................ 78
3.3.6 Tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục cho cơng tác GDHN............................ 79
3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lƣơng
GDHN cho HS THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu ................................ 81

Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 92

viii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

GD

:

Giáo dục

GDHN

:

Giáo dục hƣớng nghiệp

GD-ĐT

:


Giáo dục đào tạo

GV

:

Giáo viên

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm



:

Hoạt động

HN

:

Hƣớng nghiệp

HS

:


Học sinh

HSPT

:

Học sinh phổ thông

KTTH-HN

:

Kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp

PHHS

:

Phụ huynh học sinh

THPT

:

Trung học phổ thông

ĐH

:


Đại học



:

Cao đẳng

THCN

:

Trung học chuyên nghiệp

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nhận thức về mục đích giáo dục hƣớng nghiệp

42

Bảng 2.2


Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN ở THPT

44

Bảng 2.3

Nhận thức về tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề ở
THPT

Bảng 2.4

45

Thái độ và hành vi của HS khi tham gia các giờ học
hƣớng nghiêp

46

Bảng 2.5

Mục đích của học sinh khi tham gia GDHN

48

Bảng 2.6

Tìm hiểu nội dung và thời lƣợng GDH

49


Bảng 2.7

Chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ GDHN

50

Bảng 2.8

Nhận định của CBQL về nhân lực phục vụ GDHN

51

Bảng 2.9

Những khó khăn trong quá trình GDHN cho HS THPT

52

Bảng 2.10

Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao và nội dung bồi dƣỡng của
giáo viên thƣc hiện GDHN

53

Bảng 2.11

Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ GDHN


54

Bảng 2.12
Bảng 2.13

Thực trạng các hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT
thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp thông qua GDHN

Bảng 2.14

Hiệu quả của GDHN qua nhận xét của giáo viên

60

Bảng 2.15

Nguyên nhân dẫn tới GDHN chƣa hiệu quả

61

Bảng 3.1

Đánh giá của chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN

Bảng 3.2

Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN


Bảng 3.3

Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDHD

x

55
58

82
83
84


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình / Biểu đồ

Trang

Hình 1.1

Tam giác hƣớng nghiệp

24

Hình 1.2

Các giai đoạn hƣớng nghiệp


26

Biểu đồ 2.1

Nhận thức mục đích giáo dục hƣớng nghiệp ở bậc THPT

42

Biểu đồ 2.2

Nhận thức về mức độ cần thiết của GDHN ở THPT

44

Biểu đồ 2.3

Nhận thức về tầm quan trọng của việc định hƣớng nghề ở
THPT

45

Biểu đồ 2.4

Thái độ và hành vi học sinh khi học HN

46

Biểu đồ 2.5


Mục đích của học sinh khi tham gia GDHN

48

Biểu đồ 2.6

Nội dung và thời lƣợng GDHN

49

Biểu đồ 2.7

Chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ GDHN

50

Biểu đồ 2.8

Những khó khăn trong q trình GDHN cho HS THPT

52

Biểu đồ 2.9

Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao và nội dung bồi dƣỡng của
giáo viên thƣc hiện GDHN

Biểu đồ 2.10

Thực trạng các hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT

thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu qua khảo sát ý kiến HS

Biểu đồ 2.11

54
56

Thực trạng các hình thức tổ chức GDHN cho HS THPT
thành phố Bạc Liêu qua khảo sát ý kiến giáo viên

57

Biểu đồ 2.12

Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp thông qua GDHN

58

Biểu đồ 2.13

Hiệu quả của GDHN qua nhận xét của giáo viên

61

Biểu đồ 2.14

Nguyên nhân dẫn tới GDHN chƣa hiệu quả

62


xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Thế kỷ XXI sẽ đánh dấu sự ra đời của nền văn minh mới trong lịch sử loài
ngƣời. Về tên gọi của nền văn minh đang phơi thai này thì cịn có nhiều ý kiến khác
nhau, có ngƣời gọi là "nền văn minh hậu cơng nghiệp", "nền văn minh trí tuệ", "xã
hội tri thức", "nền kinh tế tri thức", "xã hội thông tin" ... Thế giới đang hƣớng tới
một nền kinh tế tri thức trong chiến lƣợc phát triển bền vững. Trong hoàn cảnh đó,
đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện then chốt, là chiến lƣợc phát triển và cạnh tranh
giữa các nƣớc với nhau.
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ Cơng nghiệp hố- Hiện đại hố (CNH HĐH) với nền kinh tế mở, năng động bao gồm nhiều thành phần kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Sự phát triển nhanh chóng của
nền kinh tế trong những năm qua cùng với sự hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế
giới đã có những tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đƣa đến cho đất
nƣớc những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén trong việc
nắm bắt và tiếp thu các tri thức tiên tiến, các thành tựu khoa học công nghệ từ các
nƣớc phát triển. Đồng thời, vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
CNH- HĐH đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và
xã hội quan tâm hàng đầu. Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành
Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi
phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con ngƣời- yếu tố cơ
bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều đó có nghĩa là coi yếu tố con ngƣời
là trọng tâm của sự phát triển, quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH- HĐH.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm nƣớc ta có hơn 5 triệu học sinh
THCS và gần 3 triệu học sinh THPT ra trƣờng tạo cho nƣớc ta một nguồn lao động
dự trữ dồi dào, có văn hoá và là nguồn tuyển sinh lớn cho các trƣờng Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề. Sự dồi dào của lực lƣợng này thực sự
đang tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển xã hội. Vì vậy, việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ

có đƣợc những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp vững chắc phù hợp với nhu cầu

1


của các hoạt động kinh tế- xã hội, khoa học, cơng nghệ là một vấn đề có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng mang tính chiến lƣợc. Trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nƣớc,
xây dựng nền văn hoá và con ngƣời Việt Nam.”.
Với ý nghĩa trên, hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trong nhà
trƣờng phổ thơng giữ một vị trí, vai trị và nhiệm vụ rất quan trọng. Đây là một
trong những mặt giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. GDHN
nhằm mục đích giúp cho học sinh THPT có đƣợc sự hiểu biết cơ bản về các ngành
nghề trong xã hội, hình thành hứng thú và năng lực nghề từ đó lựa chọn cho mình
một nghề nghiệp cụ thể trên cơ sở cân nhắc kỹ lƣỡng phù hợp với nhu cầu, hứng
thú, khả năng, năng lực sở trƣờng, sức khoẻ của bản thân, sự lựa chọn nghề nghiệp
một cách có ý thức, có cơ sở khoa học
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế ở nƣớc ta cùng với các quy luật của nó
đang phát triển rất mạnh và đang trên đà hoàn thiện, dẫn đến sự phát triển biến đổi
quá nhanh và “nóng” của khoa học công nghệ và nhiều lĩnh vực khác của đời sống
xã hội. Xu hƣớng tồn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng
tin, sự giao lƣu của các nền văn hóa khác nhau, cùng với sự ảnh hƣởng từ mặt trái
của kinh tế thị trƣờng đã làm cho định hƣớng giá trị của giới trẻ có nhiều thay đổi.
Điều này đã tác động trực tiếp đến động cơ, xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của
họ.Tất cả những điều đó đã khiến phần lớn học sinh phổ thơng khơng tự đánh giá
đƣợc năng lực, hứng thú, sở trƣờng của mình để lựa chọn nghề nghiệp một cách
đúng đắn hoặc khơng biết chọn nghề gì. Rất nhiều học sinh khi đã đƣợc vào học
các trƣờng chuyên nghiệp, đại học mới nhận ra rằng mình khơng phù hợp với
nghề đã chọn, dẫn đến tình trạng chán nản, học tập khơng tiến bộ, bỏ học để tiếp

tục thi vào các trƣờng khác. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội
nhƣ: chất lƣợng học tập kém, rèn luyện kém dẫn đến chất lƣợng nguồn nhân lực
yếu, làm lãng phí của cải, thời gian, cơng sức cho cả cá nhân học sinh, gia đình
học sinh và cho xã hội.

2


Tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chất lƣợng hoạt động giáo dục hƣớng
nghiệp còn nhiều yếu kém chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của địa phƣơng, giáo
dục hƣớng nghiệp đƣợc coi là hoạt động hƣớng dẫn học sinh lớp 12 làm hồ sơ thi
ĐH, nên khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ hầu hết HS còn rất bỡ ngỡ, lúng túng
trong việc định hƣớng nghề, chọn nghề, HS khơng có những hiểu biết tối thiểu về
thế giới NN nói chung. Do đó rất khó khăn để chọn trƣờng, chọn ngành để thi.
Những HS cũng biết rằng kỳ thi đại học ít có khả năng đỗ song vẫn đi thi theo
phong trào, theo chúng bạn hoặc vì sĩ diện của bản thân và gia đình. Mặt khác,
mong muốn của gia đình, cha mẹ HS cũng ảnh hƣởng và chi phối việc lựa chọn
nghề của các em. Đa số cha mẹ HS quan niệm rằng : vào ĐH là con đƣờng duy nhất
để thốt nghèo, dễ có vị thế cao trong XH, mang lại vinh dự cho gia đình. Xuất phát
từ những lý do trên, ngƣời nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Biện pháp nâng cao
chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT tại thành phố Bạc Liêu
tỉnh Bạc Liêu” với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng GDHN cho học sinh
THPT thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp cho
học sinh THPT thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDHN cho học sinh THPT
 Khảo sát thực trạng GDHN cho học sinh THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh
Bạc Liêu

 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN cho học sinh
THPT ở thành phố Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu
 Khảo nghiệm tính hợp lí, tính khả thi của các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến
chuyên gia.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động GDHN cho học sinh THPT ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

3


Đối tƣợng nghiên cứu:
Biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN cho học sinh THPT ở thành
phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể
nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT thành phố Bạc Liêu
tỉnh Bạc Liêu
6. Phạm vi giới hạn của đề tài
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lƣợng
hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông ở thành phố Bạc Liêu tỉnh
Bạc Liêu và chỉ giới hạn trong phạm vi khảo sát trên học sinh, giáo viên và phụ
huynh, cán bộ quản lí của các trƣờng có học sinh tham gia học nghề tại trung tâm
hƣớng nghiệp Bạc Liêu
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống
hố và khái quát hoá lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết từ đó rút
ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và đề
xuất các biện pháp của đề tài.

Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phƣơng pháp điều tra:Dùng phiếu điều tra (Ankét) khảo sát thực
trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh phổ thông, giáo viên và cha mẹ học
sinh, cán bộ quản lí về hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thơng
hiện nay.
* Phƣơng pháp trao đổi, trị chuyện :Sử dụng phƣơng pháp này
nhằm hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra. Qua trao đổi, trị chuyện với HS và GV để
tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến điều tra nhƣ: tâm tƣ, tình cảm, quan
điểm, hồn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình HS, từ đó chính xác hố những vấn đề
đã điều tra.

4


* Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ trực tiếp các bộ quản
lý giáo dục và những giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác GDHN để điều tra,
trao đổi, xin ý kiến về những vấn đề có liên quan đến đề tài, đặc biệt là về thực
trạng, đánh giá thực trạng, xây dựng, đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các
biện pháp của đề tài.
Các phƣơng pháp thống kê toán học:
Sử dụng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, là cơ sở để
đánh giá thực trạng và xây dựng các biện pháp của đề tài
8. Những đóng góp của đề tài
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động GDHN
 Làm sáng tỏ thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của thành phố Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay
 Đề xuất biện pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN,
đáp ứng nhu cầu về định hƣớng nghề nghiệp của HS trên địa bàn, định
hƣớng phân luồng HS theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.
 Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho các trƣờng phổ

thông, các trung tâm HN, trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị ; Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động hƣớng nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ
thông tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Chƣơng 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học
sinh trong điều kiện hiện nay

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG

HƢỚNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan chung về lĩnh vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và
ngồi nƣớc đã cơng bố :
1.1.1. Trên thế giới:
Những tƣ tƣởng về định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên đã có từ thời Hy
Lạp cổ đại, Platon (427-347 TCN ) đã cổ động trong dân chúng tƣ tƣởng : ông trời
khi tạo ra con ngƣời đã nhào nặn họ với vàng, bạc, đồng.Những con ngƣời "vàng"
lẽ tự nhiên sẽ là những ngƣời làm khoa học, nghệ thuật, hoặc quản lý nhà nƣớc,
những ngƣời "bạc" sẽ là những chiến binh bảo vệ nhà nƣớc, còn những ngƣời
"đồng" bao gồm những thợ thủ công, nông dân và nô lệ - họ là những ngƣời gánh
vác trên vai tất cả sự nặng nhọc của lao động cơ bắp.1
Ở phƣơng đông, Khổng Tử (551-479 TCN) khuyên rằng, chọn nghề nghiệp
nên theo sở thích và bạn thực sự đam mê, bởi chỉ có tình u cơng việc mới giúp
bạn thành cơng trên con đƣờng sự nghiệpvới câu nói “Chọn cơng việc mà bạn u

thích, đam mê sẽ giúp bạn có đƣợc bƣớc phát triển xứng đáng” 2
Tƣ tƣởng Jean Jacques Rousseau (1712-1794) thể hiện trong tác phẩm
“Émile hay là về giáo dục” quan niệm con ngƣời sống cần làm việc nên phải học
nghề và phải giáo dục cho trẻ hiểu vị trí các nghề nghiệp trong đời sống xã hội.Ơng
chủ trƣơng trẻ em từ 12-15 phải học nghề một cách nghiêm chỉnh.
Vào năm 1849, ở Pháp đã xuất hiện cuốn sách dƣới nhan đề “Hƣớng dẫn lựa
chọn nghề”. Năm 1883 ở Mỹ, nhà tâm lý học Ph. Ganton đã trình bày cơng trình thử
nghiệm (Test) với mục đích lựa chọn nghề.
Vào đầu thế kỷ XX Ở Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch
vụ hƣớng nghiệp. Bản thân thuật ngữ "Hƣớng nghiệp” là do giáo sƣ Frank Parson
1

Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hƣớng nghiệp và giảng dạy kỹ
thuật trong trƣờng Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 1
2
/>
6


thuộc đại học tổng hợp Garvared (Mỹ) vào năm 1908 đã tổ chức ở Boston lần đầu
tiên ở Mỹ hội đồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho ngƣời lao động 3
Ở Pháp, năm 1922 Bộ Công nghiệp và thƣơng nghiệp ban hành nghị định về
công tác hƣớng nghiệp và thành lập Sở hƣớng nghiệp cho thanh niên dƣới 18 tuổi.
Năm 1938 cơng tác hƣớng nghiệp mang tính pháp lý thông qua quyết định ban hành
chứng chỉ hƣớng nghiệp bắt buột đối với tất cả thanh niên dƣới 17 tuổi.
Ở Đức, năm 1925 – 1926 đã có 567 phịng tƣ vấn nghề nghiệp đặc biệt, đã
nghiên cứu gần 400.000 thanh niên trong một năm.Vào thời kỳ này, ở Anh đã thành
lập đƣợc một hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên cứu về vấn đề này 4
Ở Nga, cuốn sách về hƣớng nghiệp "Lựa chọn khoa và điểm qua chƣơng
trình đại học tổng hợp", trong đó nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghề khi thi vào trƣờng

đại học đƣợc xuất bản lần đầu tiên vào năm 1897 (tác giả là giáo sƣ trƣờng đại học
tổng hợp Pêtecbua B.F. Kapeev)
Từ những năm 20, 30 của thế kỷ XX, công tác hƣớng nghiệp đã đƣợc triển
khai trên đất nƣớc Liên Xô. Vào năm 1930 ở Matxcơva đã thành lập phịng thí
nghiệm Trung ƣơng về tƣ vấn nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ƣơng đoàn
thanh niên Cộng sản Lênin, trong đó phịng thí nghiệm đóng vai trị quan trọng
trong việc nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiêu biểu của các cơ
quan tƣ vấn nghề, đặc biệt là việc lựa chọn nghề của tuổi trẻ trong các trƣờng phổ
thông kỹ thuật5
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiện cứu và thừa
nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp. Đó là một số nghề
nghiệp mà cá nhân có thể chọn để có đƣợc kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này
của J.L Holland đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hƣớng nghiệp trên
thế giới6

3

Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hƣớng nghiệp và giảng dạy kỹ
thuật trong trƣờng Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 4
4
Phạm Mạnh Hùng, Giáo trình chuyên đề tâm lý học nghề nghiệp, NXB Hà Nội, 2006.
5
Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hƣớng nghiệp và giảng dạy kỹ
thuật trong trƣờng Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 8
6
/>
7


Các trắc nghiệm của nhà tâm lý ngƣời Đức Hans Jürgen Eysenck nhằm xác

định sự phù hợp giữa khí chất của cá nhân với những nghề nghiệp. Tác giả xây
dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 57 câu, qua đó xác định sự phù hợp giữa khí chất
cá nhân và nghề nghiệp lựa chọn 7
Bảng hứng thú nghề nghiệp QIP đƣợc xây dựng bởi S. Larcebeau vào năm
1967 dựa trên mơ hình hứng thú của Kuder. Cho phép đánh giá hứng thú với 9
nhóm nghề, với mỗi nhóm chọn 10 nghề tiêu biểu8
Giai đoạn hiện nay, các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
hƣớng nghiệp, mở các trung tâm tƣ vấn hƣớng nghiệp và đào tạo giáo viên, chuyên
gia tƣ vấn hƣớng nghiệp
Hoa Kỳ:
Bƣớc vào thế kỷ XXI, Hoa kỳ đang có nhiều nổ lực để nâng cao hơn nữa
chất lƣợng giáo dục, tăng cƣờng kết quả học tập của HS nhằm đảo bảo cung cấp
một lực lƣợng lao động có trình độ, có khả năng cạnh tranh và thích ứng linh hoạt
trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu… Ngƣời ta đã đƣa ra nhiều hƣớng giải quyết
và đƣa ra các nội dung cần tăng cƣờng với chiến lƣợc quan trọng, trong đó tăng
cƣờng mối liên hệ giữa các trƣờng trung học với các doanh nghiệp theo hƣớng
chuyển dần thành trƣờng đào tạo nghề chuyên nghiệp. Một phần của chiến lƣợc này
là tạo điều kiện cho HS tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp9
Pháp: Là một trong những nƣớc rất đề cao công tác hƣớng nghiệp cho học sinh
phổ thông và công việc này do những nhà tâm lý tƣ vấn hƣớng nghiệp đảm nhiệm,
thuộc biên chế của Bộ giáo dục và làm việc tại các trung tâm độc lập với các
trƣờng phổ thông. Tại Pháp phân biệt rõ 2 loại: định hƣớng học đƣờng (orientation
scolaire) thƣờng dành cho học sinh phổ thông và thanh thiếu niên (dƣới 25 tuổi)
và định hƣớng nghề cho dành cho ngƣời trƣởng thành đã đi làm. Pháp có 2 các
đơn vị chuyên trách hƣớng nghiệp là trung tâm INETOP (Viện nghiên cứu quốc
7

/>Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010), Định hướng và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh trung học cơ sở, Hà Nội 2010
9

Phạm Minh Hạc, Trần Kiều. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002,
trang 356
8

8


gia về lao động và hƣớng nghiệp), CNAM (Học viện quốc gia về nghệ thuật và
nghề nghiệp).10
1.1.2. Ở Việt Nam:
Đầu thế kỉ XX, phong trào Đơng Kinh Nghĩa Thục có những ý tƣởng về
nghề nghiệp với quan niệm "Học là học có nghề có nghiệp" 11
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Học sinh phổ thông và lao động”
(1957) đã quan tâm đến công tác hƣớng nghiệp. Bác viết: “Thi đỗ tiểu học rồi thì
muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học.Riêng về mỗi cá nhân của
ngƣời học sinh phổ thơng thì ý muốn ấy khơng có gì lạ.Nhƣng đối với nhà nƣớc thì
ý muốn ấy thành vơ lý.Vì ở bất kỳ nƣớc nào số trƣờng trung học cũng ít hơn trƣờng
tiểu học, trƣờng đại học lại càng ít hơn trƣờng trung học.Thế thì những học trị tiểu
học và trung học khơng đƣợc chuyển cấp sẽ làm gì”? Câu hỏi này của Bác thực sự
trở thành một vấn đề khoa học và mang tính thời sự cho đến ngày nay 12
Năm 1956, với sự giúp đỡ của Pháp, thành lập Trung tâm Thông tin - Tƣ
vấn hƣớng nghiệp (CIO) đầu tiên đặt tại Sài Gòn năm 1956 và một số phát triển
khác chƣa thành tính hệ thống thực lớn ở miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975 (nhƣ
ở Sài Gòn, Cần Thơ...),
Giai đoạn 1977 - 1987 là một giai đoạn phát triển vàng của giáo dục hƣớng
nghiệp ở Việt Nam với sự thống nhất, quan tâm và đồng thuận của các giới, sự tạo
điều kiện phát triển khá lớn từ các bộ ngành liên quan và chính phủ cho hƣớng
nghiệp. Những tên tuổi lớn của hƣớng nghiệp Việt Nam giai đoạn này ít nhất phải
kể đến GS. Đặng Danh Ánh, GS. Phạm Tất Dong, Gs. Nguyễn Văn Hộ... là những
ngƣời tiên phong, và có nhiều đóng góp cho giáo dục hƣớng nghiệp Việt Nam.

Quyết định số 126-CP, năm 1981 về công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ
thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông các cấp phổ thông cơ sở và phổ

10

Đặng Hồng Minh, Cơng tác hướng nghiệp ở Pháp Cập nhật: 28/11/2008
/>11
/>12
/>
9


thông trung học tốt nghiệp ra trƣờng do Hội đồng Chính phủ ban hành, mang lại
tính pháp lí cho hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp tại Việt Nam
Các nghiên cứu về lĩnh vực HN, theo danh mục các đề tài luận văn thạc sĩ
Giáo dục học của trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh từ 1993 đến
năm 2010 đã có những đề tài sau :
 Nguyễn Tồn, Hiện trạng và định hƣớng cơng tác tƣ vấn cho học sinh tại
các Trung tâm Kỹ thuật Hƣớng nghiệp dạy nghề ở thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1997.
 Nguyễn Thị Bạch Phƣợng, Nghiên cứu hƣớng chọn nghề của học sinh
THPT, năm 1998.
 Trịnh Xuân Thu, Nghiên cứu sự thích ứng nghề của sinh viên Khoa Kỹ thuật
Công ngiệp - Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.
 Phạm Đức Khiêm, Nghiên cứu về định hƣớng NN học sinh THPT nhằm
phân luồng học sinh vào các trƣờng THCN tại thành phố Hồ Chí Minh, năm
2005.
Bên cạnh các luận văn thạc sỹ trên, về lĩnh vực hoạt động HN cũng đƣợc
nghiều nhà khoa học nghiên cứu nhƣ :
-


Nguyễn Toàn và cộng tác viên, Nghiên cứu một số biện pháp khả thi trong

việc ứng dụng triển khai công tác hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2 -3 ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học Cơng nghệ - Môi trƣờng và Sở Giáo dục đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.
-

Lý Ngọc Sáng, Đề xuất biện pháp tăng cƣờng công tác tƣ vấn giáo dục

truyền thơng về hƣớng nghiệp, triển khai ứng dụng và hồn thiện một số trắc
nghiệm nghề cho học sinh phổ thông theo yêu cầu thị trƣờng lao động Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2003.
Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học, các Hội thảo chuyên đề mang tính
quốc gia quốc tế về HN cũng đƣợc tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà chuyên
môn, các nhà giáo dục. Cụ thể :

10


Vào năm 2002, tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo: “Giáo dục phổ thông và
Hƣớng nghiệp - Nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa đất nƣớc”.
Trong Hội thảo: “Đối ngoại Pháp - Á về các vấn đề và hƣớng đi cho giáo dục
hƣớng nghiệp tại Việt Nam” (2005), nhiều tham luận của các nhà khoa học trong và
ngồi nƣớc đã trình bày sâu sắc các nội dung, hƣớng đi cần thiết để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ GDHN tại Việt Nam.
Các chƣơng trình phần mềm máy tính đƣợc xây dựng nhằm mục đích nâng
cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp:
- Bộ test trắc nghiệm hƣớng nghiệp cho học sinh, PGS-TS Lý Ngọc Sáng,

Giám đốc Trung tâm Tƣ vấn Giáo dục Tâm lý thể chất TPHCM, năm 2003
- Phần mềm hổ trợ tƣ vấn hƣớng nghiệp, hƣớng học, Trung tâm KTTH-HN
Nghệ An năm 2005
- Võ Hƣng, Tổ chức đƣa kết quả nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ công cụ
trắc nghiệm vào phục vụ công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thơng ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học CN-MT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.
- Hồ Thiệu Tùng, Lê Thị Thanh Mai, Xây dựng website định hƣớng chọn
ngành, trƣờng đại học, cao đẳng dự thi phù hợp với sở thích và năng lực,năm 2007.
Nhƣ vậy hƣớng nghiệp đã đƣợc đề cập từ thời cổ đại, nhƣng chỉ để phục vụ
cho tầng lớp quý tộc, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, chỉ từ cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX khoa học hƣớng nghiệp mới thực sự đƣợc quan tâm và nghiên cứu
thành hệ thống
Ở Việt Nam, hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thơng nhằm mục tiêu
giáo dục tồn diện, góp phần vào việc phân luồng học sinh phổ thông, là bƣớc khởi
đầu quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho xã hội
Qua đây chúng ta thấy đƣợc gần nền giáo dục Việt Nam đang hòa nhập với
nền giáo dục các nƣớc trên thế giới. Nhiều trƣờng học, các trung tâm KTTH-HN,
các tổ chức xã hội đã và đang nỗ lƣc GDHN cho học sinh phổ thông nhằm đạt đƣợc
mục tiêu giáo dục con ngƣời toàn diện.

11


Các đề tài nghiên cứu trên đã đƣa ra một số biện pháp về định hƣớng NN,
HN cho HS tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Nhƣng tại các tỉnh
miền núi, cao nguyên, những tỉnh có điều kiện giáo dục học tập của học sinh cịn
nhiều khó khăn thì cơng tác HN cho HS chƣa đƣợc đề cập nhiều trong các cơng
trình nghiên cứu, do đó mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hƣởng
trực tiếp đến chất lƣợng hƣớng nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể, tích cực
hóa các đối tƣợng tham gia vào q trình hƣớng nghiệp

1.2. Các khái niệm cơ bản đề tài:
1.2.1. Biện pháp:
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp :
Hồ Ngọc Đức,(1997-2004) The Free Vietnamese Dictionary Project định
nghĩa biện pháp: Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. 13
Hồng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt thơng dụng, NXB Đà Nẵng định nghĩa
biện pháp là cách thức xử lý công việc hoặc giải quyết vấn đề
Nguyễn Như Ý (2011), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại Học Quốc Gia
TPHCM định nghĩa biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết 1 vấn đề
cụ thể
Nhƣ vậy, có thể hiểu biện pháp là cách thức, cách làm, cách xử lý để giải
quyết 1 công việc hoặc 1 vấn đề cụ thể.
1.2.2. Chất lƣợng giáo dục:
Chất lƣợng giáo dục: theo từ điển Giáo dục học là tổng hòa những phẩm chất
và năng lực đƣợc tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng cho ngƣời
học so với thang chuẩn giá trị của nhà nƣớc hoặc xã hội nhất định. 14
Có chất lƣợng giáo dục tồn diện và từng mặt tùy theo góc độ đánh giá. Chất
lƣợng giáo dục có tính lịch sử cụ thể và ln ln tùy thuộc vào các điều kiện xã hội
đƣơng thời, trong đó có các thiết chế, chính sách và lực lƣợng tham gia giáo dục.
Chất lƣợng giáo dục không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện đƣợc đánh

13
14

/>Nhóm tác giả, Từ điển Giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2001

12


giá bằng những điểm số các môn thi, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực

tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt
động thực tiễn ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
1.2.3. Hƣớng nghiệp:
Thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm sự phân bố tối ƣu (có chú ý tới
năng khiếu, năng lực, thể lực) ngƣời dân theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa
chọn hợp lí ngành nghề15
Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sƣ phạm, y học
giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản
thân. Các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho
mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đƣa họ vào một
lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với việc phân bố lực lƣợng lao động xã hội.
K.K. Platônốp - một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng của Nhà nƣớc Xô
Viết cho rằng : "Hƣớng nghiệp, đó là một hệ thống các biện pháp tâm lý - giáo dục,
y học, Nhà nƣớc nhằm giúp cho con ngƣời đi vào cuộc sống thông qua việc lựa
chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp với
hứng thú năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa
quyền lợi của xã hội với quyền lợi của cá nhân" hoặc nhƣ viện sĩ C.Ia.Batƣsép xác
định: “ Hƣớng nghiệp là một hoạt động hợp lý gắn với sự hình thành ở thế hệ trẻ
hứng thú và sở thích nghề nghiệp vừa phù hợp với những năng lực cá nhân, vừa đáp
ứng đòi hỏi của xã hội đối với nghề này hay nghề khác ...” 16
Theo Phạm Tất Dong khái niệm hƣớng nghiệp đƣợc hiểu trên hai góc độ:
* Trên góc độ xã hội: hƣớng nghiệp nhƣ là một hệ thống tác động của xã hội về
giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học... nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn đƣợc nghề
vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trƣờng của cá nhân, vừa đáp
ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.

15

16


/>
Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hƣớng nghiệp và
giảng dạy kỹ thuật trong trƣờng Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 5

13


* Trên góc độ trƣờng phổ thơng: Hƣớng nghiệp đƣợc coi là công việc của tập thể
giáo viên, tập thể sƣ phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề,
giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tƣơng lai trên cơ sở phân tích khoa học về
năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong
xã hội. 17
Hội nghị lần thứ IX những ngƣời đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp
các nƣớc xã hội chủ nghĩa họp tại La Habana - Cu ba (Tháng 10/1980) đã thống
nhất về khái niệm hƣớng nghiệp nhƣ sau: “Hƣớng nghiệp là hệ thống những biện
pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp
đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa
nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trƣờng và tâm, sinh lý cá nhân,
nhằm mục đích phân bố hợp lí và sử dụng có hiệu quả lực lƣợng lao động dự trữ có
sẵn của đất nƣớc”18
Quan niệm mới về hƣớng nghiệp: “Hƣớng nghiệp là một quá trình liên tục
giúp đỡ mọi ngƣời suốt cả cuộc đời để họ thực hiện đƣợc dự án cá nhân cũng nhƣ
nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của mình
thơng qua thơng tin và tƣ vấn về thực tế thế giới công việc, sự phát triển của nghề
nghiệp, thị trƣờng lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu đào tạo”19
Qua các khái niệm trên, có thể thấy quá trình hƣớng nghiệp là quá trình dài
lâu, phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nó trong chỉ diễn ra ở một thời
điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời ngƣời, tuy nhiên giai đoạn quan trọng
nhất quyết định thành cơng của cả q trình là giai đoạn cá nhân còn đang đi học,
chúng ta có thể cho rằng hƣớng nghiệp là hoạt động sƣ phạm về mặt phƣơng pháp,

xã hội, về mặt nội dung, kinh tế, về mặt kết quả và Nhà nƣớc, về mặt tổ chức.

17

Phạm Tất Dong Nguyễn Nhƣ Ất ( 2000), Sự lựa chọn tƣơng lai, NXB thanh niên, trang 29
Nguyễn Văn Hộ (chủ biên ), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hƣớng nghiệp và giảng dạy kỹ
thuật trong trƣờng Trung học phổ thông, NXB Giáo Dục, trang 5
19
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2010), Định hƣớng và đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục hƣớng nghiệp
cho học sinh trung học cơ sở, Hà Nội 2010, trang 57
18

14


1.2.4. Chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp:
Qua nghiên cứu các khái niệm về hƣớng nghiệp, hoạt động giáo dục, chất
lƣợng giáo dục, ngƣời nghiên cứu nhận thấy:
Chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp: là mức độ đạt đƣợc sau khi thực hiện
hoạt động giáo dục này so với mục tiêu giáo dục đề ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của
học sinh là định hƣớng đƣợc nghề nghiệp tƣơng lai của bản thân và đáp ứng đƣợc
nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội hiện tại và tƣơng lai.
1.2.5. Nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp
Khi đánh giá chất lƣợng phải dựa vào các chuẩn chất lƣợng của cả hệ thống
nói chung và từng thành tố của hệ thống nói riêng. Nhƣ vậy chất lƣợng có nhiều
mức khác nhau. Nâng cao chất lƣợng HĐHN là tìm các biện pháp đƣa chất lƣợng
HĐHN lên một mức cao hơn mức hiện tại.
Nhìn chung, giáo dục hƣớng ngiệp là một bộ phận của quá trình giáo dục phổ
thơng, là q trình tìm hiểu và xác định nghề nghiệp của học sinh. Quá trình này
phải đƣợc tổ chức có hệ thống, có kế hoạch và đƣợc kiểm soát nhằm giúp HS biết

đƣợc yêu cầu về nghề nghiệp, năng lực bản thân và nhu cầu thị trƣờng trong giai
đoạn sắp tới. Chất lƣợng giáo dục hƣớng ngiệp là mức độ đáp ứng các mục tiêu của
giáo dục hƣớng nghiệp và nhu cầu học sinh. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục
hƣớng ngiệp trƣớc hết cần phải đánh giá xem chất lƣợng hiện tại đang ở mức nào,
tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động giáo dục hƣớng ngiệp, từ
đó đề xuất các biện pháp nâng chất lƣợng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp lên một
mức độ cao hơn.
1.3. Cơ sở lý luận về GDHN:
1.3.1. Cơ sở tâm lý học
1.3.1.1. Cấu trúc nhân cách:
Trong tâm lý học, nhân cách cá nhân có cấu trúc gồm 4 thành phần:
- Xu hƣớng cá nhân
- Năng lực cá nhân
- Tính cách cá nhân
- Khí chất cá nhân

15


×