Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tổng quan về quyền lợi bảo hiểm y tế đối với học viên sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.73 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trang bìa

VŨ ÁNH VÂN

TỔNG QUAN VỀ QUYỀN LỢI BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI
VỚI HỌC VIÊN - SINH VIÊN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2020 - 2022

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

VŨ ÁNH VÂN

TỔNG QUAN VỀ QUYỀN LỢI BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI
VỚI HỌC VIÊN - SINH VIÊN
Ngành đào tạo:

Cử nhân Điều dưỡng



Mã ngành:

7720301

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2020 - 2022

Người hướng dẫn :
TS: Trương Quang Trung

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận tốt nghiệp cử nhân y khoa với đề tài“Tổng quan về quyền lợi
bảo hiểm y tế đối với học viên - sinh viên” đã được hoàn thành vào năm 2022
tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn
TS. Trương Quang Trung đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong
suốt thời gian từ việc lên ý tưởng, nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Học viện
Kỹ thuật Mật mã đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ em trong quá trình thu
thập số liệu sử dụng trong tiểu luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo Khoa Điều dưỡng Hộ sinh,
Phịng Quản lý đào tạo đại học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình tham gia học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên


Vũ Ánh Vân

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Các khái niệm về bảo hiểm y tế...........................................................3
1.2. Bảo hiểm y tế xã hội............................................................................5
1.3. Bảo hiểm y tế thương mại....................................................................6
1.3. Vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm y tế............................................6
1.4. Nội dung về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.....................................8
1.4.1 Đối tượng................................................................................8
1.4.2 Mức đóng................................................................................8
1.4.3 Mức hỗ trợ và mức đóng phí....................................................9
1.4.4 Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế.................10
1.4.5. Quyền lợi của các bên tham gia BHYT học sinh, sinh viên.. .12
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên trong việc thực
hiện quyền lợi BHYT...................................................................................18
1.5.1.Triển khai..............................................................................18
1.5.2. Tham gia...............................................................................18
1.5.3. Sử dụng................................................................................18
1.6. Các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế cho học sinh-sinh viên........19
1.7. Một số nghiên cứu trước đây về bảo hiểm y tế học viên - sinh viên. . .21
1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................21
1.7.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu..........................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26



2.1. Thời gian nghiên cứu.........................................................................26
2.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................26
2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ các tài liệu tổng quan........................26
2.4.

Từ khóa:.........................................................................................26

2.5.

Nguồn tìm kiếm tài liệu..................................................................26

2.6.

Kết quả tìm kiếm............................................................................26

2.7.

Chiến lược tìm kiếm và lựa chọn tài liệu tham khảo.......................27

2.8.

Cơng cụ thu thập số liệu.................................................................27

2.9.

Quản lý, phân tích tổng hợp, trích dẫn tài liệu.................................27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................29
3.1. Số lượng học viên-sinh viên tham gia BHYT.....................................29
3.2. Sinh viên- học viên biết về quyền lợi và sử dụng thẻ BHYT..............30

Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................32
4.1. Số lượng học viên-sinh viên tham gia BHYT.....................................32
4.2. Sinh viên- học viên biết về quyền lợi và sử dụng thẻ BHYT..............32
4.3. Một số giải pháp đã được thực hiện trong thời gian vừa qua..............33
4.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................35
KẾT LUẬN....................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

HSSV

Học sinh sinh viên

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTM

Bảo hiểm thương mại

KCB


Khám chữa bệnh

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour
Organization)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Development and Cooperation)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

YTHĐ

Y tế học đường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3. 1. Số lượng học sinh - sinh viên tham gia BHYT tại trường
Học viện Kỹ thuật Mật mã...........................................................................29
Bảng 3. 2. Bảng thu BHYT học viên - sinh viên Trường Học viện
Kỹ thuật Mật mã...........................................................................................30


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ sinh viên- học viên biết về quyền lợi tham gia
BHYT..............................................................................................................30
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ sinh viên- học viên có sử dụng thẻ BHYT.........31
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ nhận định của sinh viên- học viên về mức đóng
BHYT..............................................................................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một xã hội phát triển trước hết phải có những con người khoẻ mạnh.
Có sức khoẻ con người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho
chính bản thân mình và cho cộng đồng. Nhưng không phải lúc nào con người
cũng khoẻ mạnh và không phải ai cũng có khả năng chi trả chi phí khám chữa
bệnh khi không may gặp rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật… Chính vì vậy,
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai BHYT nhằm giúp đỡ và tạo
ra sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ đối với người bệnh [1], [2].
Ở nước ta, BHYT được thực hiện từ năm 1992. BHYT là một chính
sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng
sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Tại Hội nghị Trung
ương 6, khóa XII đã nêu các quan điểm “Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ
sở (YTCS) là nền tảng”, “Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và
BHYT tồn dân”. Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu tới năm 2025, tỷ lệ tham

gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số [3].
Tính đến 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,96 triệu
người đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số [4]. Đến hết 2021, cả nước có hơn 88,8
triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số. Năm
2022, phấn đấu đạt tỷ lệ 92% dân số tham gia BHYT [5].
Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi các điểm mới quan trọng quy định
“BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc” do nhà nước tổ chức, nhằm nâng cao
chất lượng y tế cộng đồng, đảm bảo cho người dân được chăm sóc y tế tốt
hơn. Trong lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc tồn dân, nhóm đối tượng học
sinh, sinh viên được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối
tượng cần sớm được bao phủ BHYT.


2
Tuy được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của
chính quyền các cấp đã giúp cho BHYT đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, công tác BHYT nói chung cũng như BHYT học viên, sinh viên
vẫn còn nhiều bất cập như thủ tục còn rườm rà, người tham gia BHYT chưa
được dùng thuốc tốt nhất nên nhiều người có BHYT vẫn phải bỏ thêm chi phí
để chữa bệnh, BHYT cho những đối tượng yếu thế như người nghèo, người
khuyết tật, người vô gia cư, trẻ em lang thang cơ nhỡ còn chưa được quan tâm
tới [6].
Là thế hệ trẻ của đất nước, học viên, sinh viên cần được quan tâm chăm
sóc sức khoẻ của cả cộng đồng để sẵn sàng gánh vác trách nhiệm lớn lao
trong tương lai. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Tổng quan về quyền lợi
bảo hiểm y tế đối với học viên - sinh viên” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa
cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn với mục tiêu: Mô tả một số quyền lợi
BHYT của học viên – sinh viên tại trường Học viện Kỹ thuật Mật mã qua
tổng quan một số chính sách liên quan.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các khái niệm về bảo hiểm y tế
Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng
trong đời người những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật… có
thể xảy ra. Các chi phí khám và chữa bệnh này khơng được xác định trước,
mang tính “đột xuất”, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ, đều gây khó khăn cho ngân
quỹ mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp.
Khơng những thế, những rủi ro này nếu tái phát, biến chứng… vừa làm suy
giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động, vừa kéo dài thời gian không
tham gia lao động sẽ làm khó khăn trong cuộc sống tăng lên.
Để khắc phục những khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi
ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã xử dụng nhiều biện pháp khác nhau
như tích lũy, bán tài sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay… Mỗi biện
pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, không thể áp dụng
trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian và lặp đi lặp lại. Vì thế, cuối thế
kỷ XIX, BHYT ra đời nhằm giúp đỡ người lao động và gia đình khi gặp rủi ro
về sức khỏe để ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an tồn xã hội [7].
Nước Đức có bộ Luật BHYT lâu đời nhất trên thế giới, trong đó khái
niệm:“BHYT trước hết là một tổ chức cộng đồng đồn kết, tương trợ lẫn
nhau, có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe, khơi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện
tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT.
Theo Tổ chức y tế thế giới, BHYT là một trong những cơ chế tổ chức
tài chính y tế từ nguồn đóng góp của người tham gia bảo hiểm để đầu tư cho
các dịch vụ y tế.



4
Theo quan điểm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organisation for Economic Development and Cooperation - OECD), thì
BHYT có thể được định nghĩa như là một cách để phân phối các rủi ro tài
chính liên quan tới chi phí chăm sóc sức khỏe khác nhau của mỗi cá nhân
bằng cách cộng gộp các chi phí [8].
Ở Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
số 46/2014/QH13, ban hành ngày 13/6/2014 nêu rõ: “Bảo hiểm y tế là hình
thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của
Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ
chức thực hiện”[9].
Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp
của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức
khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích
lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện [7].
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi
trả một phần hoặc tồn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,…
nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm
y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc
đối với các đối tượng là cán bộ, cơng nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ
mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đồn
thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong



5
nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn
(khoảng 2/3).
1.2. Bảo hiểm y tế xã hội
BHYT xã hội là chương trình BHYT trong đó mức chi phí bảo hiểm
thường được tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động, trong khi quyền lợi
KCB được hưởng khơng theo mức đóng góp mà theo nhu cầu khám, chữa
bệnh. Quỹ BHYT xã hội được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao
động, chủ sử dụng lao động và Chính phủ. Chương trình BHYT xã hội được
thực hiện theo luật định, nên còn gọi là BHYT bắt buộc. Nguồn tài chính từ
quỹ BHYT xã hội được coi là nguồn tài chính cơng, có vai trị đặc biệt quan
trọng để bảo đảm cơng bằng trong đóng góp tài chính y tế thơng qua cơ chế
chia sẻ rủi ro.
Nguyên tắc của BHYT xã hội
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
- Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, tiền lương
hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
- Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm
vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT.
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do Quỹ BHYT và người tham
gia BHYT cùng chi trả.
- Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch,
bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.


6
1.3. Bảo hiểm y tế thương mại

BHYT thương mại là chương trình kinh doanh BHYT vì lợi nhuận;
mức phí BHYT được xác định theo xác suất rủi ro mắc bệnh của người hoặc
nhóm người tham gia BHYT. Khác với BHYT xã hội, quyền lợi của người
tham gia BHYT thương mại tùy thuộc vào mức phí BHYT đã đóng. Nhà nước
thường khơng tổ chức kinh doanh loại hình BHYT thương mại mà để cho tư
nhân kinh doanh nên còn gọi là BHYT tư nhân.
BHYT thương mại là loại hình BHYT tự nguyện, nên ở một số nước
BHYT thương mại còn được gọi là BHYT tự nguyện
1.3. Vai trò, tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội
của quốc gia để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhờ có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều trường hợp không may bị tai
nạn, ốm đau đã vượt qua được giai đoạn khó khăn khi có Quỹ BHYT chi trả
các chi phí khám, chữa bệnh. Cùng với chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),
chính sách BHYT đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trong
những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; là cơ chế tài chính y tế quan
trọng giúp người dân khi ốm đau.
Việc tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người
dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm. Tham
gia BHYT thì tùy theo các nhóm đối tượng, được quỹ BHYT thanh toán
100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí khám chữa bệnh nội và ngoại trú với các
danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
Quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được đảm bảo. Hàng
năm, ngành Bảo hiểm Xã hội và Y tế đã có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời từ
việc triển khai hợp đồng đến việc tổ chức khám chữa bệnh tại các cơ sở, giải


7
quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho
người bệnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải ai cũng hiểu hết được giá trị
của tấm thẻ BHYT. Chỉ tới khi bị bệnh tật, tai nạn, nhất là khi không may bị
bệnh nặng, chi phí vượt ngồi khả năng chi trả thì lúc bấy giờ người bệnh mới
nghĩ đến giá trị của việc tham gia BHYT. Qua đó cho thấy, nhiều người cịn
chưa ý thức được quyền lợi được hưởng từ BHYT, hiểu được tầm quan trọng
của việc tham gia BHYT.
BHYT là một chính sách quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, tham
gia vào chống đói nghèo do bệnh tật gây ra. BHYT cũng là một nguồn tài
chính rất quan trọng dành cho chăm sóc sức khỏe nhất là khi tình hình ngân
sách của Nhà nước khơng đủ để bao cấp hồn tồn cho chăm sóc sức khỏe.
BHYT là sự chia sẻ, cưu mang hữu hiệu nhất giữa người có điều kiện và
người khó khăn. BHYT là một giải pháp ưu việt trong một hệ thống chăm sóc
sức khỏe cộng đồng, là biện pháp để xóa đi sự bất cơng giữa người giàu và
người nghèo, để người có bệnh được hưởng chế độ khám chữa bệnh (KCB)
như nhau khi tham gia BHYT.
Với ý nghĩa đó, mọi người dân, đặc biệt là các bạn đồn viên thanh
niên hãy tích cực đi đầu trong việc tham gia BHYT vì sức khỏe, vì an sinh xã
hội, vì hạnh phúc mọi người.
- Giúp người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về tài
chính khi khơng may gặp phải rủi ro, ốm đau.
- Góp phần giáo dục cho người dân về tính nhân đạo theo phương châm
“ Lá lành đùm lá rách”.
- Làm tăng chất lượng KCB và quản lý y tế thông qua quỹ BHYT.
- Tác dụng giảm nhẹ ngân sách Nhà nước.


8
- Là một công cụ vĩ mô để thực hiện phúc lợi xã hội.
- Giúp hạn chế các bệnh hiểm nghèo theo phương châm “ Phịng bệnh
hơn chữa bệnh”.

- Thơng qua BHYT mạng lưới KCB sẽ được sắp xếp lại, khơng cịn
phân theo địa giới hành chính một cách máy móc [10].
1.4. Nội dung về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
1.4.1 Đối tượng
BHYT HS-SV là loại hình BHYT bắt buộc có đối tượng tham gia là tất
cả học sinh từ bậc tiểu học trở lên đang theo học tại các trường quốc lập, bán
công, dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên trừ các trường hợp thuộc
đối tượng chính sách ưu đãi xã hội của Nhà nước đã được Nhà nước cấp thẻ
BHYT.
Về quy định của Luật, theo Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ
sung năm 2014, HSSV là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và sẽ được ngân
sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy
thuộc nhóm đối tượng ưu tiên) [9].
1.4.2 Mức đóng
Trong năm học 2021-2022, khơng có sự thay đổi về mức đóng BHYT
của HSSV. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ
sở (tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh tháng và 1
năm là 804.600 đồng). Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng,
HSSV chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi HSSV sẽ đóng là
46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm.
Phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng
BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở
giáo dục, nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học.


9
Đối với nhóm HSSV thuộc diện đặc biệt, Nhà nước sẽ có hỗ trợ nhiều
hơn về mức đóng:
Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo
đang sống ở các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/200/NQ-CP và các huyện

được áp dụng theo cơ chế chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP .
Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo cịn
lại, 30% mức đóng cho HSSV khác [9].
1.4.3 Mức hỗ trợ và mức đóng phí
Theo đó, mức hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên từ ngân sách
nhà nước được quy định như sau:
- Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ
gia đình cận nghèo đang sinh sống ở các huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/200/NQ-CP ngày 27/12/2008 và các huyện được áp dụng cơ chế chính
sách theo Nghị quyết 30a/2008//NQ-CP.
- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên
thuộc hộ cận nghèo hoặc hộ gia đình nghèo đa chiều theo quy định tại khoản
1, 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên
khác.
Phần cịn lại của mức đóng quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư
143/2020/TT-BQP do học sinh, sinh viên tự đóng.
Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng được ngân sách
nhà nước hỗ trợ đóng trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối
tượng có mức hỗ trợ cao nhất.


10
Cũng theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP, mức đóng
BHYT hàng tháng đối với học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Theo Nghị quyết 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2021 giữ
nguyên so với năm 2020 (tức bằng 1.490.000 đồng/tháng) [9].
1.4.4 Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế
Nhóm HSSV cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi tham gia BHYT:
Cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH; chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường

hoặc cơ sở y tế theo quy định; chi trả chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi
quyền lợi và mức hưởng; lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý; được cơ quan BHXH tư vấn,
hỗ trợ, giải đáp về BHYT cũng như: Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật về BHYT.
Khi HSSV đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa
bệnh BHYT, trường hợp đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, HSSV có thẻ
BHYT mã quyền lợi là 4 thì được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.
Trường hợp khơng đúng tuyến, khơng có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy
đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, vẫn sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong
phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ quy định (100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
bệnh viện tuyến huyện; 100% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến
huyện, tỉnh; 40% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến Trung ương).
Nếu không xuất trình đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại nơi đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu, hoặc đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khơng có hợp
đồng khám chữa bệnh BHYT được cơ quan BHXH thanh tốn trực tiếp chi
phí khám chữa bệnh BHYT, nhóm học sinh sinh viên sẽ được cơ quan BHXH
thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phạm vi, mức hưởng
và tỷ lệ quy định cụ thể theo từng trường hợp được quy định trong Luật
BHYT. Riêng trường hợp cấp cứu, học sinh sinh viên được khám chữa bệnh


11
tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào, và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy
tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy
định.
Khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến, đúng thủ tục, HSSV sẽ được quỹ
BHYT thanh tốn 100% chi phí KCB khi:
KCB tại tuyến xã hoặc tổng chi phí của một lần KCB thấp hơn 15%
mức lương cơ sở ở mọi tuyến điều trị;

HSSV là con của liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc
thiểu số đang sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
HSSV đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; sống tại xã đảo, huyện đảo;
Tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi
phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp KCB trái
tuyến). Người bệnh lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ
để cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.
Hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh đối với HSSV thuộc hộ cận
nghèo;
Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh đối với HSSV còn lại.
Khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến nhưng xuất trình đúng và đủ
thủ tục thì được hưởng:
100% chi phí khám chữa bệnh khi thực hiện KCB tại tuyến huyện.
60% chi phí điều trị nội trú tại các cơ sở tuyến tỉnh (Từ ngày 1/1/2021
trở đi sẽ là 100%) 40% chi phí điều trị nội trú khi KCB tại tuyến trung ương.


12
1.4.5. Quyền lợi của các bên tham gia BHYT học sinh, sinh viên.
1.4.5.1. Đối với học sinh - sinh viên
a. Quyền lợi.
- Được cấp thẻ theo mẫu qui định thống nhất toàn quốc
- Được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB gần nơi cư trú theo hướng
dẫn của cơ quan BHYT
- Được bảo hiểm 24/24 giờ trong ngày theo thời hạn sử dụng thẻ
- Trong trường hợp cấp cứu tại bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước
cũng đều được hưởng chế độ BHYT.
- Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sơ cứu tế y tế trường học
- Được KCB ngoại trú (đựơc chi trả các chi phí dịch vụ y tế như tiền

cơng khám, xét nghiệm, X - quang, thủ thuật. Riêng tiền thuốc học sinh - sinh
viên tự túc)
- Được chi trả trong trường hợp tai nạn ốm đau, nội trú tại các cơ sở
của Nhà nước theo quy định chuyên môn và các quy định BHYT
- Các chi phí KCB được cơ quan BHYT thanh toán với bệnh viện nếu
học sinh - sinh viên đi KCB có trình thẻ tại:
Bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu;
Bệnh viện đã đăng ký trên phiếu KCB BHYT của học sinh - sinh viên;
Bệnh viện theo giấy chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ
thuật của Bộ Y tế;
Trường hợp KCB không đúng quy định, KCB theo yêu cầu riêng, học
sinh - sinh viên sẽ phải tự trả các chi phí cho bệnh viện. Sau đó trên cơ sở hoá
đơn, chứng từ hợp lệ được cơ quan BHYT thanh tốn lại một phần chi phí


13
KCB theo giá viện tại viện phí tại tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo
quy định của Bộ Y tếtrường hợp không may bị tử vong được cơ quan BHYT
chi trả trợ cấp mai táng phí 1.000.000 đồng/học sinh.
Theo Thông tư 77/2003/TTLT – BTC – BYT quyền lợi của học sinh sinh viên khi đi KCB BHYT như sau:
- Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại phịng y tế trường học. Trường
hợp khơng có phịng y tế tại trường thì cơ quan BHXH có trách nhiệm hợp
đồng với cơ sở y tế gần nhất đảm bảo việc chăm sóc thuận tiện và phù hợp
học sinh - sinh viên khi đi KCB BHYT đúng tuyến theo quy định, điều trị
ngoại trú và nội trú được hưởng các quyền lợi sau:
+ Khám và làm các xét nghiệm, chiếu chụp X quang, các thăm dò chức
năng phục vụ cho việc chuẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
+ Cấp thuốc trong danh mục quy định của Bộ Y tế, truyền máu, truyền
dịch theo chỉ định của bác sỹ điều trị, sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng,
thiết bị y tế phục vụ KCB.

+ Làm thủ thuật, phẫu thuật.
+ Sử dụng giường bệnh.
Chi phí một lần KCB từ 20.000đ trở lên thì người có thẻ phải nộp 20%
- Học sinh - sinh viên tham gia BHYT liên tục từ 24 tháng trở lên được
cơ quan BHXH thanh tốn chi phí KCB đối với một số trường hợp đặc biệt
như sau:
+ Phẫu thuật tim: không quá 10 triệu đồng/ người/ năm
+ Chạy thận nhân tạo: không quá 10 triệu đồng/ người/ năm
+ Tiêm phòng uốn ván, súc vật cắn tối đa là 300.000 đồng/ người/ năm
+ Trợ cấp tử vong: theo mức 1 triệu đồng/ trường hợp


14
* Cơ quan BHYT khơng thanh tốn cho các trường hợp sau:
- Các bệnh được Nhà nước đài thọ, sử dụng thuốc đặc trị như: phong,
lao phổi, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh
- Phòng và chữa bệnh dại, xét nghiệm HIV, lậu, giang mai
- Tiêm chủng mở rộng, điều trị, an dưỡng
- Các bệnh bẩm sinh, dị tật bẩm sinh
- Chỉnh hình, thẩm mỹ như: mắt giả, răng giả, chan tay giả …
- Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình
- Tai nạn chiến tranh, thiên tai
- KCB cấp cứu do tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện chất ma tuý, vi
phạm pháp luật
Theo Thông tư 77/2003/TTLT-BTC-BYT của Bộ Tài chính - Bộ Y tế
hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện ngày 07 tháng 08 năm 2003 thì
các trường hợp khơng thuộc trách nhiệm chi trả của Quỹ KCB tự nguyện
được quy định bổ sung như sau [11]:
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Ghép cơ quan nội tạng

Điều trị phục hồi chức năng ngoài danh mục Bộ Y tế quy định
Bệnh nghề nghiệp
Tai nạn giao thông, kể cả di chứng tai nạn giao thông
Xét nghiệm, chuẩn đốn thai sớm, điều trị vơ sinh
Chi phí vận chuyển người bệnh, khẩu phần ăn trong thời gian điều trị


15
b.Trách nhiệm.
- Đóng phí BHYT đầy đủ theo quy định
- Tự túc tiền ảnh và tiền sổ KCB
- Xuất trình ngay thẻ hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh hợp lệ và phiếu khán
chữa bệnh khi KCB nội và ngoại trú, nếu nhập viện thì phải xuất trình trong
vịng 48 giờ kể từ khi nhập viện.
- Không cho người khác mượn thẻ
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn của cơ quan
BHYT.
1.4.5.2. Đối với nhà trường
a. Quyền lợi.
Nhà trường được trích một khoản kinh phí từ tổng thu BHYT để sử
dụng cho công tác YTHĐ.
b. Trách nhiệm.
- Trách nhiệm chính đối với cơng tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục sức
khoẻ cho học sinh trong thời gian ở trường thuộc về lãnh đạo nhà trường.
- Mỗi trường hoặc cụm trường bố trí y tế trường học theo qui định và
đảm bảo các điều kiện cho YTHĐ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ qui
định của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo – Bộ Y tế về cơng tác YTHĐ
- Nhà trường có trách nhiệm: tổ chức tuyên truyền, thực hiện đăng ký,
kê khai, thu tiền đóng BHYT của học sinh và sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả nguồn kinh phí BHYT HS - SV để lại nhà trường.



16
1.4.5.3. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh
a. Quyền lợi
- Được cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí để tổ chức khám chữa bệnh
cho học sinh – sinh viên có thẻ BHYT.
- Được thanh tốn mỗi q một lần các chi phí KCB cho học sinh –
sinh viên tham gia BHYT.
b. Trách nhiệm
- Thực hiện KCB đúng hợp đồng với cơ quan BHXH cho học sinh –
sinh viên tham gia BHYT, đảm bảo chữa bệnh hợp lý, an toàn theo đúng qui
định của Bộ Y tế.
- Thực hiện việc ghi chép và cung cấp các tài liệu liên quan đến KCB
BHYT HS - SV để làm cơ sở thanh quyết tốn tài chính.
- Kiểm tra thẻ và phiếu KCB BHYT, phát hiện kịp thời những trường
hợp vi phạm và lạm dụng việc sử dụng thẻ, phiếu KCB BHYT, thông báo
ngay cho cơ quan BHYT để giải quyết.
- Các bệnh viện cùng cơ quan BHXH ký kết hợp đồng trách nhiệm, tạm
ứng kinh phí và định kỳ quyết tốn chi phí KCB theo qui định và hợp đồng
KCB đã được ký.
- Tổ chức tiếp đón học sinh - sinh viên khi đến KCB, có thái độ phục
vụ tốt tránh phiền hà.
- Giới thiệu học sinh - sinh viên lên đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật để
điều trị bệnh nếu vượt quá khả năng của tuyến mình.


17
1.4.5.4. Đối với cơ quan BHXH
a. Quyền lợi

- Được trích lập và sử dụng quỹ BHYT HS - SV theo đúng qui định.
- Kiểm tra, giám sát thu hồi thẻ trong trường hợp phát hiện ra việc lạm
dụng thẻ, cho người khác mượn thẻ …
- Điều tiết, cân đối quỹ KCB BHYT HS - SV, sử dụng quỹ kết dư theo
qui định.
- Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và thực hiện chế độ BHYT HS - SV
tại các bệnh viện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh tham gia BHYT,
từ chối chi trả trợ cấp BHYT đối với những trường hợp KCB không đúng
theo qui định của pháp luật.
b.Trách nhiệm
- Ký kết hợp đồng trách nhiệm với nhà trường để tổ chức thu BHYT
của học sinh - sinh viên.
- Ký hợp đồng KCB với các bệnh viện để đảm bảo việc tiếp nhận và
KCB cho học sinh - sinh viên tham gia BHYT được thuận tiện, hợp lý.
- Tổ chức phát hành thẻ và phiếu KCB BHYT HS - SV. Chi phí in và
phát hành thẻ, phiếu bằng kinh phí quản lý của cơ quan BHXH.
- Cơ quan BHXH nào phát hành thẻ và phiếu KCB BHYT HS - SV thì
cơ quan đó có trách nhiệm tạm ứng kinh phí và thanh tốn chi phí theo qui
định. Việc thanh toán được thực hiện theo các phương thức:
+ Chi trả cho cơ sở KCB theo hợp đồng đã ký.
+ Chi trả qua thanh tốn đa tuyến ngồi địa bàn được giao quản lý.


18
+ Chi trả trực tiếp cho người bệnh BHYT trong các trường hợp cụ thể
khác.
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên trong việc thực
hiện quyền lợi BHYT
1.5.1.Triển khai
- Nhà trường vì thiếu chun mơn trong việc triển khai thực hiện gây ra

tình trạng lo lắng và hoang mang nhất là đối với Sinh viên
- Chính sách BHYT chịu sự quản lý nhà nước, có sự phối hợp của
nhiều bộ, ngành vì thế một số văn bản chỉ đạo đôi khi chưa ăn khớp với nhau
làm ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện
1.5.2. Tham gia
Việc tham gia BHYT còn phụ thuộc đặc thù của ngành học, những sinh
viên ngành sức khỏe sẽ được tiếp cận và hiểu rõ hơn về lợi ích của BHYT
- Đa số sinh viên cho rằng việc tham gia BHYT là khơng cần thiết vì họ
đang khỏe mạnh
- Đối tượng sinh viên cá biệt (khơng tham gia BHYT vì những lý do cá
nhân tiêu cực) vẫn chưa có những quy định và hướng giải quyết tốt
- Theo quy định đóng BHYT, cá nhân khơng tham gia bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000. Còn thực tế tại trường nếu sinh viên
không tham gia chỉ bị cảnh cáo, khiển trách.
1.5.3. Sử dụng
Cơng tác KCB cho HSSV có nơi chưa đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia
- Thủ tục KCB còn rườm rà, phải chờ đợi lâu (Tạp chí BHXH Việt
Nam, 2017)


×