PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ PHƯƠNG PHÁP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT TRONG VIỆC DẠY
VÀ HỌC MÔN TIẾNG PHÁP CHO HỌC VIÊN,
SINH VIÊN HỌC NGOẠI NGỮ 2
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
NGUYỄN KHÁNH HIỆP*
*
Học viện Khoa học Quân sự, ✉
Ngày nhận bài: 30/10/2017; ngày hoàn thiện: 10/11/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
TÓM TẮT
Viết là một hoạt động truyền tín hiệu thông tin và luôn giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt
động giao tiếp. Trong việc dạy và học ngoại ngữ, viết được coi là thước đo đánh giá tính tự lập và
sáng tạo của người học, đồng thời giúp người dạy kiểm soát được mức độ tiếp thu của người học.
Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết cho người học ngoại ngữ nói chung và cho học viên, sinh viên
học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự nói riêng là cần thiết.
Từ khóa: kỹ năng viết, Học viện Khoa học Quân sự, tiếng Pháp
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá nghiên cứu tiếp thu một ngoại ngữ,
cả giảng viên và học viên, sinh viên đều nhận thấy
rằng, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng
khó. Sở dĩ như vậy vì đây là một hoạt động mang
tính chủ quan, chứa đựng rất nhiều nhân tố có ảnh
hưởng tới việc diễn đạt viết như kinh nghiệm thực
tiễn, môi trường phát triển, quá trình tích lũy kiến
thức của người học và sự chỉ dẫn hợp lý của người
dạy. Do đó, để nâng cao được khả năng viết thì
cần sự nỗ lực rất lớn của cả người dạy cũng như
người học.
2. VIẾT VÀ KỸ NĂNG VIẾT
Theo từ điển Larousse Savoir rédiger (1997):
“Viết, đó là sử dụng bút chì hoặc bút mực, hay
bất cứ một phương tiện nào, đánh dấu lên một vật
trung gian (thường là giấy) những ký hiệu, những
từ của một ngôn ngữ nào đó, được cấu thành hoàn
chỉnh nhằm truyền tải một thông điệp cụ thể”.
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017
35
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Theo Danielle Bailly trong bài viết “Viết là gì
và để làm gì?”, những điều kiện cần thiết để viết,
đó là có cái gì để viết, biết người viết đang muốn
hướng tới ai và vì sao. Đối với hoạt động viết,
người viết và người nhận thông điệp không đối
diện trực tiếp với nhau mà thông quan vật trung
gian là giấy hay màn hình, nhưng đó luôn được coi
là một hoạt động giao tiếp.
Trong bài báo “Những khó khăn trong việc
học viết”, Godelieve Debeurme đã nêu quan điểm
về Viết như sau: “Viết là một hoạt động mà mục
tiêu hàng đầu đó là tạo nghĩa. Đó là một quá trình
mang tính tổng quan và đầy phức tạp, không chỉ
dừng lại ở viết chính tả mà còn là tập hợp những
kiến thức thuộc các trình độ khác nhau thành một
thể thống nhất, từ đó đạt đến được mục đích giải
quyết được một vấn đề”.
Từ những định nghĩa trên, có thể đưa ra khái
niệm: Viết là quá trình sử dụng các ký hiệu, chữ cái
của bảng chữ cái, các dấu câu để trình bày những
suy nghĩ và ý tưởng thành một dạng văn bản có
thể đọc được.
3. VIẾT VÀ KỸ NĂNG VIẾT TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
Viết là một trong số những kỹ năng quan trọng
trong việc dạy và học ngoại ngữ, viết giúp người
học nâng cao được về khả năng dùng từ. Ví dụ
như, trong quá trình viết một bài văn bằng tiếng
Pháp, người viết sẽ vừa phải tỉ mỉ lựa chọn từng
từ ngữ cho đúng nghĩa vừa phải cân nhắc xem từ
ngữ đó có bảo toàn được tính chính xác mà chúng
ta cần truyền đạt hay không. Trong quá trình đó
người học đã tự giúp bản thân mình nâng cao thêm
kỹ năng viết bài. Mặt khác viết là cách mở rộng
vốn từ vựng người dạy và học ngoại ngữ. Các bài
viết theo chủ đề khác nhau sẽ đòi hỏi lượng từ
vựng khác nhau. Vì thế, viết càng nhiều thì càng
nắm bắt được nhiều từ vựng. Đồng thời việc này
cũng có lợi cho người dạy và học ngoại ngữ trong
kỹ năng đọc hiểu; có khả năng chọn lọc từ vựng
phù hợp nhất với nội dung bài viết.
36
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017
Đối với việc học ngoại ngữ viết có nhiều lợi
ích. Với một học viên, sinh viên nhút nhát, hình
thức viết là một cách và cơ hội để bày tỏ khi bản
thân học viên, sinh viên đó cảm thấy khó khăn
trong việc biểu đạt trực tiếp bằng lời, cũng như
thuận lợi hơn với giảng viên trong việc có được
những thông tin mang tính cá nhân, tế nhị từ phía
học viên, sinh viên. Thông qua một bài viết giảng
viên có thể hiểu sâu hơn quan điểm, tâm tư, tình
cảm của học viên, sinh viên. Ngoài ra, viết cũng
là một thước đo cho tính tự lập và cho phép giảng
viên kiểm soát được mức độ tiếp thu của học viên,
sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện.
4. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN NGOẠI NGỮ 2
TIẾNG PHÁP TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC
QUÂN SỰ
Theo quy định về khung chương trình, trên
lớp, đối với học viên, sinh viên ngoại ngữ 2 môn
Tiếng Pháp sẽ học 375 tiết trong 3 học kỳ mỗi học
kỳ 125 tiết tương đương với 5 tín chỉ và được chia
đều cho 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các kỹ
năng được giảng dạy, thực hành xen kẽ, bổ sung
linh hoạt trong quá trình học tập. Đối với kỹ năng
viết, các chủ đề viết bám sát theo nội dung của
chủ đề từng chương của giáo trình Initial 1. Thông
thường, với mỗi chương, học viên, sinh viên sẽ có
một chủ đề rèn luyện kỹ năng viết.
Trong học phần 1, học viên, sinh viên phải có
khả năng viết bài luận đơn giản, đó là khả năng
giới thiệu bản thân, giới thiệu các thành viên trong
gia đình hoặc giới thiệu một người bạn thân. Học
viên, sinh viên sẽ vận dụng mọi kiến thức từ vựng,
ngữ pháp đã được tiếp thu qua ngữ cảnh giao tiếp
của bài học trong giáo trình chính để có thể diễn
đạt được ý tưởng của mình theo đề bài đặt ra.
Trong học phần 2, 3 và các học phần khác cao
hơn chủ đề các bài luận ở mức độ khó hơn như
kể về kỳ nghỉ, về bộ phim yêu thích hoặc những
bài nghị luận đơn giản như sống ở thành thị hay
nông thôn, làm thế nào để có sức khỏe tốt... Để
viết tốt trong giai đoạn này đòi hỏi học viên, sinh
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
viên phải có vốn kiến thức tương đối về từ vựng
và ngữ pháp, phải có ý thức tự rèn luyện kỹ năng
viết nhiều hơn.
Tuy nhiên thực tế cho thấy học viên, sinh viên
ngại học môn viết, không đầu tư nhiều thời gian
vào bài viết, có thói quen tìm bài sẵn trên mạng để
đối phó trong kỳ thi.... Điểm thi viết thường không
cao, mắc nhiều lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ, tìm
ý, diễn đạt ý.
Qua khảo sát 100 đối tượng là học viên, sinh
viên năm thứ 3 khoa tiếng Anh và tiếng Trung đang
học ngoại ngữ 2 tiếng Pháp tại Học viện Khoa học
Quân sự. Kết quả thu được như sau:
61% học viên, sinh viên cho rằng, tiếng Pháp
là môn ngoại ngữ khó; 23% cho rằng, tiếng Pháp
bình thường; 6% cho rằng, tiếng Pháp dễ học. Như
vậy, có thể thấy tiếng Pháp là một ngôn ngữ khó
đối với đa số học viên, sinh viên tại Học viện Khoa
học Quân sự.
Trong 4 kỹ năng, 90% học viên, sinh viên cho
rằng, kỹ năng viết là kỹ năng khó chỉ sau kỹ năng
nghe; 10% cho rằng, kỹ năng viết là kỹ năng khó
nhất. Với kỹ năng viết, học viên, sinh viên gặp khó
khăn nhất trong việc diễn đạt vì chưa có đủ kiến
thức về ngữ pháp, từ vựng, văn hóa Pháp và bị ảnh
hưởng nhiều từ ngoại ngữ đang học.
Trong một bài viết tiếng Pháp, 67% học viên,
sinh viên cho rằng, mở bài là phần khó khăn nhất
vì phải nêu vấn đề một cách ngắn gọn, hấp dẫn,
gây hứng thú cho người đọc; 30% học viên, sinh
viên cho rằng, kết luận là phần khó nhất vì kết luận
phải tổng kết được các ý chính được nêu trong
phần thân bài đồng thời nên lên quan điểm, cảm
nghĩ của bản thân đối với vấn đề trong bài viết.
Chỉ có 3% học viên, sinh viên cho rằng thân bài là
phần khó viết nhất vì khi lập dàn ý phần thân bài
là quan trọng nhất.
Diễn đạt viết được tiến hành theo các bước như
sau: phân tích đề bài, tìm ý, huy động từ vựng,
gắn kết các ý thành bài viết mạch lạc, hoàn chỉnh;
45% học viên, sinh viên cho rằng bước huy động
từ vựng là khó nhất; 26% cho rằng, bước gắn kết
các ý thành bài viết mạch lạc, hoàn chỉnh là khó
nhất; 20% cho rằng, bước tìm ý là khó nhất; 9%
cho rằng, phân tích đề bài là khó nhất. Như vậy,
số lượng lớn học viên, sinh viên gặp khó khăn vì
thiếu vốn từ vựng và cũng khó khăn trong việc sử
dụng đúng các từ ngữ, gắn kết các câu lại với nhau
để bài viết có sự liên kết và mạch lạc.
5. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ PHƯƠNG
PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT TRONG
VIỆC DẠY HỌC MÔN NGOẠI NGỮ TIẾNG
PHÁP TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
5.1. Đề xuất về phía giảng viên
5.1.1. Hoạt động trên lớp học
Thông qua chủ đề viết hoặc một bài viết mẫu,
giảng viên đưa ra những câu hỏi gợi mở có liên
quan tới chủ đề bài sắp viết để dẫn dắt học viên,
sinh viên vào nội dung bài viết. Giảng viên thường
yêu cầu hoạt động theo nhóm, liệt kê các ý có liên
quan tới chủ đề viết, sau đó sẽ tổng hợp lại lên
bảng để học viên, sinh viên tham khảo, bổ sung,
vận dụng vào bài viết của mình. Bên cạnh đó,
giảng viên còn đưa ra một số dạng bài tập liên
quan đến kỹ năng viết như dựng câu, sắp xếp trật
tự bài văn, điền từ thích hợp. Từ đó học viên, sinh
viên tiếp cận tốt hơn với chủ đề sẽ viết. Đối với
dạng văn miêu tả, giảng viên còn sử dụng các giáo
cụ trực quan sinh động như tranh, ảnh để học viên,
sinh viên được quan sát các hình ảnh có liên quan
tới chủ đề viết, sau đó yêu cầu mỗi cá nhân sẽ tự
miêu tả về bức tranh đó để tự xây dựng bài viết
của mình.
Khi đã có dàn ý cụ thể và tiến hành viết bài,
giảng viên bao quát lớp và tiếp cận tới từng học
viên, sinh viên để cung cấp từ vựng và cấu trúc
khi cần thiết trong quá trình thực hành viết của họ.
Sau khi đã hoàn thành bài viết theo thời gian quy
định, giảng viên kiểm tra bài bằng nhiều cách khác
nhau, tùy vào chủ đề và thời lượng chương trình:
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017
37
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giảng viên thường thu bài của học viên, sinh
viên về nhà và chữa bài cho từng người, sau đó trả
bài trong buổi học viết tiếp theo.
Giảng viên thu bài của một số học viên, sinh
viên tại lớp và chữa bài để làm mẫu cho cả lớp tự
sửa bài của mình.
Giảng viên yêu cầu từ 1 - 2 học viên, sinh viên
đọc bài của mình trước lớp, cả lớp sẽ cùng thảo luận
theo hướng dẫn của giảng viên để sửa bài cho người
đó và rút ra kinh nghiệm cho bài viết của mình.
Giảng viên yêu cầu chữa bài theo nhóm, từ 2 3 người. Các nhóm trao đổi bài và sửa bài cho nhau
dưới sự hướng dẫn và điều hành của giảng viên.
5.1.2. Phương pháp ngoài giờ học
Ngoài những tiết học viết được quy định trong
chương trình, giảng viên thường xuyên tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp để nâng cao kỹ năng
viết cho học viên, sinh viên.
Học viên, sinh viên được chia thành các nhóm,
dựa theo chủ đề và gợi ý mà giảng viên đã đưa
ra, sinh viên thảo luận, thống nhất ý kiến và bắt
đầu xây dựng dàn ý, từ dàn ý khái quát đến dàn
ý chi tiết. Sau đó, giảng viên sẽ yêu cầu đại diện
mỗi nhóm lên trình bày nội dung bài viết của mình
trước lớp thông qua bản dàn ý đã lập. Từ đó, các
nhóm khác sẽ cùng thảo luận và sửa bài cho nhau.
Hoạt động này không những nâng cao được kỹ
năng viết mà còn nâng cao được khả năng lập dàn
ý logic cũng như thuyết trình trước tập thể.
Ngoài ra, giảng viên còn cung cấp trước nội
dung chủ đề viết để học viên, sinh viên về nhà
chuẩn bị, thiết kế dàn ý và viết hoàn chỉnh bằng
cách trình chiếu slide, kết hợp hiệu quả giữa nội
dung bài viết với những hình ảnh mình họa có liên
quan. Với phương pháp này, một mặt học viên,
sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú học viết hơn và bài
viết sẽ trở lên sinh động, không bị nhàm chán, mặt
khác, phương pháp giúp học viên, sinh viên rèn
luyện tổng hợp được nhiều kỹ năng, hiểu bài một
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
38
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017
Giảng viên còn kết hợp nội dung bài viết với
các hoạt động ngoài giờ bằng việc kết hợp với các
trò chơi tập thể, giải trí. Mỗi cá nhân sẽ nói một
câu có liên quan tới chủ đề viết, việc làm này giúp
học viên, sinh viên cảm thấy thoải mái, phát huy
được tính sáng tạo, ứng dụng nhanh kiến thức mà
mình vừa được học.
5.1.3. Một số biện pháp khác cần chú ý
Giảng viên cần nắm vững đối tượng người
học: Giảng viên cần hiểu rõ trình độ, năng lực
ngôn ngữ, tâm lý, tính cách, sở thích, phong cách
học của từng học viên, sinh viên. Nhờ đó, giảng
viên mới đưa ra được những quyết định sáng suốt
về phương pháp giảng dạy và sử dụng tài liệu phù
hợp với từng đối tượng người học cụ thể.
Giảng viên nên áp dụng các cách sửa lỗi khác
nhau vào dạy kỹ năng viết: Giảng viên tìm ra
phương án sửa lỗi tương đối, linh hoạt, phù hợp
thì sẽ giúp học viên, sinh viên tìm ra lỗi của mình
và biết cách sửa lỗi.
Giảng viên nên thiết kế nhiều dạng bài tập thực
hành viết và các hoạt động phục vụ cho việc dạy kỹ
năng viết: Căn cứ vào mục tiêu từng bài giảng, nội
dung trọng tâm, trọng điểm của mỗi bài, các trang
thiết bị dạy học, trình độ, thời lượng dành cho mỗi
bài viết, đặc điểm tâm sinh lý của học viên, sinh
viên để thiết kế những hoạt động học kỹ năng viết,
những bài tập dành cho từng bài cụ thể một cách
phù hợp.
5.2. Đề xuất về phía học viên, sinh viên
5.2.1. Trước khi viết bài
Trước khi viết một chủ đề nào đó, học viên,
sinh viên thường phải suy nghĩ lấy ý tưởng cho
chủ đề, sau đó ghi nhanh những ý tưởng đó ra giấy
nháp, các ý tưởng đó được viết lại một cách nhanh
chóng, ngắn gọn dưới dạng từ khóa hoặc cấu trúc
ngữ pháp quan trọng và không nhất thiết phải theo
một trật tự nào cả. Ví dụ: với chủ đề: “Hãy giới
thiệu các thành viên trong gia đình của bạn”, học
viên, sinh viên thường ghi nhanh các từ, cụm từ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
liên quan đến danh từ chỉ thành viên trong gia đình
như: ma mère, mon père, mon frère...; Tính từ chỉ
tính cách: sympathique, généroux…; Động từ chỉ
hoạt động yêu thích: chanter, faire, du camping…;
Sau đó, lựa chọn ra những từ, cụm từ, ý tưởng có
thể sử dụng được và phù hợp với chủ đề. Đây là
một cách rất phổ biến và hiệu quả giúp học viên,
sinh viên không bị bỏ sót nội dung nào khi viết và
làm cho nội dung của bài viết sát với chủ đề.
Bước thứ hai là xác định yêu cầu đề bài, đây
là một bước rất quan trọng, bởi nó giúp bài viết đi
đúng hướng, mạch lạc và thống nhất Trong bước
này, học viên, sinh viên phải xác định dạng hình
thức bài viết: bài giới thiệu hay bài viết thư; phạm
vi đối tượng được đề cập, giới hạn độ dài bài viết,
lượng từ vựng được yêu cầu…. Nếu không xác
định luận đề ngay trong bước đầu tiên thì bài viết
sẽ rơi vào tình trạng viết lan man hoặc lạc đề.
Từ bước xác định luận đề ở trên, tiếp tục thực
hiện việc lập dàn ý. Mở bài bao gồm câu dẫn nhập,
luận đề. Thân bài bao gồm 2 - 3 đoạn văn, trong
mỗi đoạn văn sẽ chứa câu chủ đề nhằm củng cố
luận đề và một số lý lẽ chứng minh. Để làm tốt
phần thân bài cần thực hiện các bước như: phân
tích đề bài; tìm ý; huy động từ vựng, cấu trúc;
gắn kết các ý thành bài viết mạch lạc, hoàn chỉnh.
Thực chất việc lập dàn ý là chỉ đưa ra câu chủ đề
cho mỗi đoạn và viết dưới dạng câu danh từ chứ
không phải câu hoàn chỉnh và chỉ lập dàn ý cho
phần thân bài, từ dàn ý trên mới viết mở bài và kết
luận trước. Kết bài thường nhắc lại luận đề và 1, 2
ý chính đã nêu ra ở phần trước đó và đưa ra nhận
xét, cảm nghĩ của bản thân. Việc lập dàn bài giúp
học viên, sinh viên tổng hợp được đầy đủ các ý,
nội dung cần viết. Bài viết sẽ chặt chẽ, logic, các ý
không bị lặp lại hoặc đảo lộn mà hướng theo một
thể thống nhất.
5.2.2. Trong khi viết bài
Dựa trên phần đã lập dàn ý ở trên, học viên,
sinh viên bắt đầu viết bài. Trong quá trình viết, học
viên, sinh viên sẽ kết hợp với việc tra từ điển, sử
dụng các từ cụm từ có liên quan, cấu trúc ngữ pháp
của câu. Trong khi viết, học viên, sinh viên có thể
sử dụng từ nối để đảm bảo liên kết giữa các đoạn.
Ngoài ra, để bài viết thêm sinh động và mang tính
thuyết phục cao, mỗi học viên, sinh viên có thể
tham khảo một số bài viết mẫu, mẫu câu do giảng
viên cung cấp hoặc tra cứu trên mạng internet. Khi
gặp vấn đề trong lựa chọn nghĩa của các từ vựng,
đặc biệt là các từ mới cũng như cấu trúc câu, họ có
thể trao đổi với bạn bè trong lớp và có thể hỏi trực
tiếp giảng viên để hạn chế những lỗi sai trong bài.
5.2.3. Sau khi viết bài
Khi đọc lại bài viết, bên cạnh việc sửa lỗi chính
tả, ngữ pháp, học viên, sinh viên cần chú ý viết
trau chuốt hơn tới câu chủ đề ở mỗi đoạn và câu
kết để tạo được sự quan tâm và sự đồng cảm từ
người đọc.
Sau khi đã đọc lại và tự sửa bài của mình, học
viên, sinh viên thường trao đổi bài cho bạn cùng
học để trao đổi, kiểm tra lại và sửa lỗi đã mắc, từ
đó rút ra bài học, những lưu ý để tránh mắc phải
trong những bài viết tiếp theo.
5.2.4. Một số biện pháp khác cần chú ý
Học viên, sinh viên luyện đọc nhiều hơn:
Luyện đọc thường xuyên để tích lũy thêm nhiều
từ vựng và cấu trúc mới. Những quyển sách luôn
chứa đựng rất nhiều kiến thức và cách hành văn
hay. Trong khi đọc, nên đặt một quyển sổ nhỏ bên
cạnh dùng để ghi chép lại những ý hay khi cần.
Cách học này rất chủ động và tự nhiên, giúp cho
học viên, sinh viên tránh được cảm giác nhàm
chán khi ngồi học.
Học viên, sinh viên cần xác định mục đích
bài viết: Phân tích rõ đối tượng và mục đích bài
viết lựa chọn được cách hành văn thật phù hợp và
chính xác.
Học viên, sinh viên sử dụng ngay những từ vừa
học: Một đặc điểm dễ nhận thấy là mỗi người chỉ
thường sử dụng 2/3 trên tổng số vốn từ bản thân
biết. Do đó, trong quá trình luyện viết, cố gắng áp
dụng những từ vừa học vào câu. Một cuốn sổ tay
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017
39
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ghi chú từ mới và cấu trúc là cần thiết. Điều này
sẽ giúp dễ nhớ từ mới và cấu trúc làm văn phong
phong phú hơn và tránh lặp từ.
phải biết thực hiện một cách khoa học và người
dạy phải biết sử dụng các phương pháp phù hợp để
đạt được hiệu quả cao nhất.
Học viên, sinh viên viết những điều mình thích:
Động cơ học tập chính là yếu tố quan trọng trong
học tập, không nên miễn cưỡng viết các vấn đề quá
khó hoặc không thân thuộc với bản thân. Trước hết,
học viên, sinh viên hãy tập trình bày những chủ đề
bản thân thật sự yêu thích và cố gắng hoàn thiện
bài viết tốt nhất có thể; sau đó, nhờ giảng viên góp
ý; như vậy, sẽ có thêm nhiều động lực viết tiếp sau
khi nhận được phản hồi. Không phải ngẫu nhiên
khi có nhận định rằngkỹ năng viết chính là một
trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp người
học thành công trong công việc và học tập.
Tóm lại, viết là một kỹ năng quan trọng. Việc
rèn luyện kỹ năng viết thường xuyên sẽ giúp ích
rất nhiều cho tư duy lôgic và năng lực phân tích
của mỗi người, giúp người viết giải quyết tốt các
vấn đề trong quá trình thu thập và sắp xếp tài liệu
viết theo một trình tự khoa học. Viết còn có ý nghĩa
và tác dụng quan trọng trong việc biểu đạt tình
cảm, giao lưu tư tưởng, truyền bá tin tức. Trong xã
hội hiện đại ngày nay, con người càng phải nâng
cao kỹ năng viết cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng
viết bằng ngoại ngữ, có như vậy con người mới
dễ dàng đáp ứng được yêu cầu trong công việc và
trong cuộc sống hàng ngày./.
6. KẾT LUẬN
Để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Pháp,
học viên, sinh viên cần có nhận thức chung về kỹ
năng viết, tầm quan trọng của kỹ năng viết. Vì đây
là một kỹ năng đòi hỏi người viết phải có trình độ
ngôn ngữ nhất định, qua đó có thể diễn đạt được ý
kiến, quan điểm thể hiện trong quá trình sử dụng
ngôn ngữ. Kỹ năng viết là một kỹ năng khó nên
việc nâng cao và rèn luyện không dễ dàng, nó yêu
cầu sự kiên trì bền bỉ, lâu dài, đòi hỏi người học
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Chí Công (2016), “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng dạy kỹ năng viết cho học viên
và sinh viên năm thứ ba khoa tiếng Anh, Học viện
Khoa học Quân sự”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ
Quân sự, số 02, tr.89-96.
2. Nguyễn Thanh Hà (2016), Tài liệu Viết tiếng
Pháp, Học viện Khoa học Quân sự, Hà Nội.
SOME SUGESTIONS FOR METHODS TO PRACTISE WRITING SKILLS IN
TEACHING AND LEARNING FRENCH FOR LEARNERS OF FRENCH AS A
SECOND FOREIGN LANGUAGE AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN KHANH HIEP
Abstract: Writing is a kind of information transmission and of great importance in communication
activity. In language teaching and studying, writing functions as the benchmark to assess learners’
independence and creativeness as well as enables teacher to monitor the learners’ level of
acquisition.Thus, the practice of wording skill in French writing skills for learners of French as a
second language at Military Science Academy is necessary.
Keywords: writing skill, Military Science Academy, French
Received: 30/10/2017; Revised: 06/11/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
40
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Số 10 - 11/2017