1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hố ứng xử của người việt đã được hình thành từ rất sớm trong
quá trình giao tiếp qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp
trong văn hoá ứng xử được cha ông ta lưu giữ và truyền lại từ đời này sang
đời khác. Ngày nay, xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử
vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp đẽ có văn
hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, tình yêu, trong gia
đình, nhà trường... Giao tiếp ứng xử có văn hố, là cơ sở để có những mối
quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, đơn
vị…là cơ sở để tạo ra mơi trường văn hóa xã hội lành mạnh, phong phú.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở
nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Nền kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế thế giới đã đem lại cho đất nước ta những đổi
thay "kỳ diệu", tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy khả năng và thế mạnh
của mình, trong đó có lực lượng học sinh, sinh viên (HSSV), là lớp người có
trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Tuy
nhiên, trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạo đức,
văn hóa ứng xử của con người cũng đang có nhiều biến đổi theo cả hai hướng
tích cực và tiêu cực. Làm nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu,
những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ thẩm thấu, làm băng hoại
những giá trị đạo đức, nhân cách, phá vỡ nhiều nét đẹp trong văn hóa ứng xử
truyền thống của dân tộc.
Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội (ĐHVHNTQĐ) là trung
tâm lớn đào tạo cán bộ, diễn viên, nhân viên hoạt động trên lĩnh vực văn hoá
nghệ thuật (VHNT) của quân đội. Những năm qua nhà trường đã đào tạo hàng
nghàn nghệ sỹ - chiến sỹ (NSCS) cho quân đội, cho đất nước và quân đội các
2
nước bạn Lào, Camphuchia. Bên cạnh chú trọng về đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ cho HVSV, nhà trường đã thường xun quan tâm đến xây dựng
mơi trường văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử cho
HSSV, nâng cao chất lượng môi trường sống và học tập, coi đây là nhân tố
bên trong của quá trình phát triển nhân cách và đào tạo "chiến sĩ - nghệ sĩ",
xây đắp nên tình đồng chí, đồng đội cao cả, cổ vũ động viên cán bộ, giáo
viên, học viên tích cực phấn đấu hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, HVSV của nhà trường vẫn
tồn còn tại nhiều hành vi ứng xử, lời nói “xơ bồ”, thiếu văn hóa, nhất là số
HVSV trẻ. Một bộ phận HVSV không hiểu và chưa tôn trọng những giá trị
đạo đức truyền thống và cách mạng. Cách thức ứng xử với cán bộ, giáo viên,
cơng nhân viên và chính HVSV với nhau chưa được coi trọng, chư hòa quyện
thành một thể thống nhất, mà đây lại là một trong những tiêu chí cơ bản của
văn hóa ứng xử.
Cơng cuộc đổi mới giáo dục toàn diện đang đặt ra cho nhà trường
những yêu cầu mới cao hơn đối với việc phát triển nhân cách văn hóa và xây
dựng nhân cách “chiến sỹ - nghệ sỹ”, văn minh - thanh lịch - hiện đại – chính
qui, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới. Do đó, yêu cầu mới cao hơn đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử của
HVSV Trường ĐHVHNTQĐ, càng được đặt ra một cách cấp bách, rõ ràng
hơn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng văn
hóa ứng xử của học viên, sinh viên Trường Đại học văn hóa Nghệ thuật
Quân đội hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa
khóa học 2014-2016.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa,
đặc biệt là văn hóa ứng xử và vai trị của nó đối với việc phát triển nhân cách
3
con người, nên ở nước ta đã có những cơng trình nghiên cứu đề cập tới các
khía cạnh khác nhau của văn hóa và văn hóa ứng xử, như :
- Nhiều tác giả (1993), Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Các tác giả tập trung làm rõ nhân cách văn hóa
biểu đạt cho những giá trị cơ bản trong bảng giá trị Việt Nam và cũng góp phần
tích cực vào việc hình thành bảng giá trị Việt Nam. Trong nhân cách văn hóa, tính
cách, hành động văn hóa, mơi trường văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện
chứng.
- Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội. Cho đến nay cơng trình đã được tái bản lần thứ hai. Trong đó tác giả
dành hai chương để bàn về văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và mơi
trường xã hội. Văn hóa ứng xử được tác giả quan niệm gồm hai hàm nghĩa:
tận dụng và ứng phó thơng qua giao lưu và tiếp biến văn hóa.
- Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện
Văn hóa và Nxb Văn hố - Thông tin, Hà Nội. Tập thể các tác giả làm rõ khái
niệm nếp sống, đánh giá khái quát quá trình phát triển của nếp sống người
Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử và dự báo biến đổi nếp sống
trong thời kỳ CNH, HĐH. Từ phân tích thực trạng nếp sống hiện nay các tác
giả đã chỉ ra những vấn đề tồn tại và đề xuất kiến nghị xâydựng nếp sống
người Hà Nội trong thời gian tới.
- Phạm Minh Hạc (chủ biên), (2001), Về phát triển tồn diện con người
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây
là một cơng trình khoa học thể hiện sự nghiên cứu cơng phu của các tác giả về
vấn đề phát triển con người Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các
tác giả đưa ra mơ hình nhân cách con người Việt Nam, đó là “con người có lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có năng lực
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có ý chí kiên cường, có hồi bão lớn lao,
có ý thức cộng đồng, có tư duy sáng tạo và có óc thực nghiệm, có tính tổ chức
4
và kỷ luật, có lịng nhân ái… có tinh thần pháp luật, ý thức công dân, ý thức
bảo vệ môi sinh, biết yêu cái đẹp.
- Trần Khái Vinh (chủ biên), (2001), “Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn giá trị xã hội”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã
đề cập đến vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội; mối
quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hóa và con người; tìm
hiểu thực trạng, đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối
sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội
với mơi trường thiên nhiên, Viện Văn hóa và Nxb Văn hố - Thông tin, Hà Nội.
Các tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa môi trường thiên nhiên và văn hóa
ứng xử đối với mơi trường thiên nhiên ở người Hà Nội, từ truyền thống đến hiện
đại. Trước thách thức của tồn cầu hóa trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH các
tác giả đã đề xuất một số phương hướng, quan điểm, giải pháp và điều kiện xây
dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên.
- Lê Thị Thùy Dung (2023), “Vai trò của VHTM đối với sự phát triển nhân
cách sing viên Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác
giả đã chỉ rõ vai trò của VHTM với việc hình thành nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay. VHTM với chức năng đặc thù của mình là thỏa mãn nhu cầu của con
người. Tố chất thẩm mỹ ẩn chứa trong tất cả các hoạt động của con người, thỏa
mãn nhu cầu thẩm mỹ chính là góp phần cải tạo bản thân con người theo qui luật
của cái đẹp.
Từ mục đích và phương pháp tiếp cận khác nhau, các cơng trình khoa
học nêu trên tuy khơng bàn trực tiếp đến văn hóa ứng xử của học viên, sinh
viên Trường ĐHVHNTQĐ, nhưng đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử. Đây là những tư liệu bổ ích để tác giả
tham khảo và kế thừa trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. Tuy nhiên,
5
đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về văn hóa ứng xử của học
viên, sinh viên Trường ĐHVHNTQĐ hiện nay. Vì vậy, đề tài này có ý sẽ có
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò và thực trạng văn hóa
ứng xử của học viên, sinh viên Trường ĐHVHNTQĐ hiện nay; từ đó đề xuất
một số yêu cầu, giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh
viên nhà trường trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trị văn hóa ứng xử của
học viên, sinh viên Trường ĐHVHNTQĐ hiện nay.
+ Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ
đổi mới, chủ yếu là những năm gần đây.
+ Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng văn hóa
ứng xử của học viên, sinh viên Trường ĐHVHNTQĐ những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên Trường ĐHVHNTQĐ hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng văn hóa ứng xử học viên, sinh
viên khối cao đẳng, đại học của Trường ĐH VHNTQĐ. Thời gian nghiên cứu
khảo sát thực tế từ năm 2010 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối văn hóa của Đảng, đề tài chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu: lịch sử - logic, phân tích số liệu điều tra xã hội học,
phân tích so sánh và phân tích hệ thống trên cơ sở gắn lý luận với thực tiễn.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của đề tài
- Đề tài làm rõ đặc điểm văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên
Trường ĐHVHNTQĐ trong những năm qua và đề xuất một số yêu cầu, giải
6
pháp nhằm tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên nhà
trường những năm tiếp theo.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và học viên khi
nghiên cứu về văn hóa nói chung và ứng xử nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
3 chương, 6 tiết.
Chương 1
XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC VIÊN, SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI HIỆN
NAY
1.1. Văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên – những vấn đề lý luận
và thực tiễn
1.1.1. Quan niệm về văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử
1.1.1.1. Quan niệm về văn hóa ứng xử
1.1.1.2. Quan niệm văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên Trường Đại
học Văn hóa Nghệ thuật Qn đội
1.1.2. Vai trị và xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
1.2.2. Vai trị của văn hóa ứng xử
1.2.3. Xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên Trường Đại
học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong giai đoạn hiện nay
1.2. Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của học viên sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội hiện nay
1.2.1. Đặc điểm văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử của
học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
7
1.2.2. Kết quả và nguyên nhân đạt được trong xây dựng văn hóa ứng
xử của học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
trong những năm gần đây
1.2.2.1. Kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong những năm gần đây
1.2.2.2. Nguyên nhân kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của học viên,
sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong những năm
gần đây
1.2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong xây dựng văn hóa ứng
xử của học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
trong những năm gần đây
1.2.3.1. Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của của học viên,
sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong những năm
qua
1.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của
học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong
những qua
Tiểu kết chương 1
8
Chương 2
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA HỌC VIÊN SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
2.1. Yêu cầu tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của học viên sinh
viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
2.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế và mục tiêu xây dựng Quân
đội đặt ra yêu cầu mới đối với việc tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của
học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
2.1.2. Một số yêu cầu đối với việc tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của
học viên, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật
Quân đội hiện nay
3.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của học viên, sinh
viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
3.2.1. Tuyên truyền, vận động và giáo dục nhận thức về văn hóa ứng
xử trong tồn trường
3.2.2. Phối hợp các phong trào văn hóa trong cuộc vận động "xây dựng
mơi trường văn hố " trong qn đội, nhằm tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử
trong nhà trường
3.2.3. Tạo mơi trường văn hóa học đường lành mạnh, thúc đẩy việc
hình thành nếp ứng xử có văn hoá
3.2.4. Ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, để hạn chế sự lây lan các
hành vi ứng xử phi văn hoá
Tiểu kết chương2
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9