Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo thực tế Quản lý lãnh đạo cấp phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 26 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
LỚP BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHỊNG VÀ
TƯƠNG ĐƯƠNG
(KHĨA 5/2022)

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHỊNG
TẠI KHOA TRUYỀN THƠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT BẮC NINH

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị:

Bắc Ninh, tháng 11 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại lớp Bồi dưỡng, quản lý lãnh
đạo cấp phòng, được sự tạo điều kiện của Lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng cán
bộ Kinh tế - Kế hoạch thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, các thầy cơ giáo đã tận
tình giảng dạy, trang bị, bổ sung cho tôi kiến thức để phục vụ tốt hơn nữa cho
công tác chuyên môn của mình đó là vận dụng những kiến thức, lý luận đã học
để làm bài tiểu luận cuối khóa, nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức, lý luận
của mình vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý tại cơ quan. Qua đó, thể
hiện vai trị là người lãnh đạo quản lý cấp phòng tham mưu, xây dựng kế hoạch
và tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý hiệu quả hơn.
Một lần nữa, xin gửi lời Cảm ơn đến các Thầy/Cô giáo, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm trong suốt q trình làm
tiểu luận. Cảm ơn Thầy/Cơ vì ngồi những kiến thức chun mơn tơi cịn được
dạy phương pháp học tập, làm việc hiệu quả, khoa học./.


Trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2022
Học viên


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................3
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...................................................................3
1.1 Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0............................................3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTKSBT Bắc Ninh và khoa TT
GDSK....................................................................................................................6
1.3 Kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2022...............9
1.4 Một số tồn tại, hạn chế..........................................................................11
2. Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe...........................................................................12
PHẦN 3.......................................................................................................14
VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN CÔNG VIỆC
.............................................................................................................................14
3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả nghiên cứu.....................14
3.2 Vận dụng kết quả nghiên cứu vào các hoạt động thực tiễn tại khoa
SKMT-YTTH......................................................................................................15
3.2.1. Sức khỏe mơi trường...................................................................................15
3.2.2. Chương trình YTTH...................................................................................17
3.3.3 Tổ chức bộ máy và nhân lực........................................................................19
3.3.4. Nhiệm vụ, giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo19
KẾT LUẬN................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................22



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SKMT

Sức khỏe môi trường

YTTH

Y tế trường học

TT GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

CNTT

Công nghệ thông tin

TT KSBT

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

CCHN

Chứng chỉ hành nghề

TYT

Trạm Y tế


TTYT

Trung tâm Y tế

TTBYT

Trang thiết bị Y tế

CCMT

Chương trình mục tiêu

RHM TW

Răng hàm mặt trung ương

KH&CN

Khoa học và công nghệ

CMCN

Cách mạng công nghệ


1

LỜI NĨI ĐẦU
Sau khi kết thúc “Chương trình học bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý

cấp phòng và tương đương - K5”, thì việc đi nghiên cứu thực tế là hết sức quan
trọng để củng cố những kiến thức trong bài giảng của giáo viên. Bên cạnh đó
việc đi nghiên cứu thực tế tại các đơn vị chuyên môn sẽ giúp trau dồi các kỹ
năng làm việc của các cơng chức/viên chức, kỹ năng làm việc nhóm và những
kiến thức thực tế khác.
Nghiên cứu thực tế là một trong những hoạt động cơ bản và cần thiết sau
mỗi chương trình học tập, nó giúp học viên biết cách áp dụng lý thuyết vào thực
tế, giúp nâng cao chất lượng chun mơn, là q trình khơng thể thiếu để rèn
luyện cho các cán bộ viên chức tích lũy thêm các kỹ năng hoạt động nghề
nghiệp; thông qua việc nghiên cứu thực tế có thể trau dồi kiến thức về trình độ,
chuyên môn tại đơn vị nghiên cứu cả về khả năng làm việc nhóm và phân cơng
cơng việc.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) đang diễn ra với tốc
độ nhanh chóng làm thay đổi bối cảnh tồn cầu và có tác động khơng nhỏ tới
Việt Nam nói chung và cơng tác truyền thơng nói riêng: Sự tiến bộ của giao tiếp
thơng tin số đã đơn giản hóa thông tin thành các đoạn phân lập mà thống nhất
với nhau, dẫn đến dễ dàng truyền tải hơn; sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số
và internet đã cho ra đời những thiết bị điện tử đa chức năng; sự xuất hiện của
nhiều hình thức truyền thơng mới mẻ ….
Bên cạnh những tác động tích cực thì điều này cũng mang lại khơng ít các
tác động tiêu cực. Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải từng giây
từng phút qua mạng internet khiến con người khó khăn trong thơng tin. Hiện
tượng thiếu trung thực, bóp méo sự thật, tuyền tải thông tin theo những ý đồ xấu
xuất hiện khắp nơi. Sự phát tán thông tin một cách hỗn độn và sai lệch làm cho
nhiều người mất niềm tin, dẫn đến hậu quả là những thông tin tốt đẹp cũng có
thể bị loại trừ, tẩy chay theo …
Đứng trước thực trạng trên, việc nghiên cứu “Tác động của cách mạng
công nghiệp 4.0 đến công tác lãnh đạo, quản lý cấp phịng tại khoa truyền
thơng giáo dục sức khỏe trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh” là một
hoạt động cần thiết góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của khoa Truyền

thông giáo dục sức khỏe (TT GDSK) nói riêng và hoạt động chung của tồn
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh (TTKSBT).


2
Sau chuyến đi nghiên cứu thực tế tại khoa TT GDSK, thông qua việc
nghiên cứu thực tế bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều bài học kinh nghiệm; từ
đó tôi sẽ chắt lọc và áp dụng những kinh nghiệm đó để xử lý cơng việc của bản
thân giúp nâng cao trình độ chun mơn trong q trình cơng tác tại đơn vị
mình.
Ngày thực hiện nghiên cứu: 01 ngày, ngày 17 tháng 11 năm 2022.


3

PHẦN I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1.1 Đặc điểm cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cịn gọi là Cơng nghiệp 4.0. Cơng nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ
thuật số từ những thập kỷ gần đây với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet
of Things (IoT), quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực và giới thiệu
các hệ thống mạng thực.
Công nghiệp 4.0 cung cấp phương pháp tổng thể, liên kết và toàn diện hơn
cho ngành sản xuất, hỗ trợ các chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm sốt và hiểu rõ
hơn mọi khía cạnh của hoạt động, cho phép họ sử dụng dữ liệu tức thời để tăng
năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
Bốn đặc trưng chính của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư:
1. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện tốn
đám mây và kết nối internet vạn vật là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy
móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.

2. Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ
nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất khơng phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết
bị phụ trợ
3. Công nghệ nano và vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh
vực.
4. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm sốt từ xa,
khơng giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn, chính xác hơn.
Cơng nghệ 4.0 là sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật; sản xuất kinh
trong doanh trở nên tiện lợi, tốn ít thời gian, cơng sức con người hơn.
Do có sự góp sức của cơng nghệ, những sản phẩm sử dụng trong cuộc
sống… đều có chất lượng tốt hơn.
Bên cạnh đó, do xã hội có sự phát triển và tiêu chuẩn sống cũng dần dần
nâng cao nên chất lượng sống của con người được cải thiện hơn.
Trong thời đại 4.0, nhận thức lẫn tư tưởng con người ngày càng tiến bộ,
phóng khống hơn, khơng cịn nặng tư tưởng bảo thủ mà có sự mở rộng, giao
lưu với văn hóa phương Tây.
Tuy nhiên thời đại 4.0 vẫn tồn tại những thay đổi tiêu cực.
- Khả năng thất nghiệp tăng cao bởi sự lên ngôi của công nghệ và máy móc
có thể thay thế con người trong nhiều công việc.
- Thời đại 4.0 cũng mở ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp kinh
doanh, doanh nghiệp không ngừng cập nhật, phát triển và vận dụng công nghệ
để có thể cạnh tranh trên thị trường.…


4
Trong bối cảnh mới khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã chi
phối mạnh mẽ tới mọi ngành sản xuất, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp
phù hợp nhằm tái cơ cấu ngành công nghiệp một cách thực chất, hiệu quả hơn
trong thời gian tới. Hoạt động công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đã đạt những kết
quả đáng khích lệ. Quy mơ cơng nghiệp tăng lên từng năm, cụ thể: Năm 2014

giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh (giá so sánh năm 2010) mới đạt 569,6
nghìn tỷ đồng, đến năm 2019 ước đạt 1.179,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần; bình
quân mỗi năm từ 2015-2019 tăng 15,7%. Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp luôn chiếm hơn 70% trong GRDP của tỉnh, góp phần đưa Bắc Ninh trở
thành một trong những tỉnh thuộc Top đầu cả nước về phát triển công nghiệp,
khẳng định vững chắc vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế và tạo ra kỳ tích
đối với ngành cơng nghiệp điện điện tử công nghệ cao, ứng dụng thành tựu cách
mạng công nghiệp 4.0.
Với 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, trong đó 10 khu đã đi vào hoạt động, hơn 1.400 dự án FDI còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đạt
hơn 18,8 tỷ USD. Bắc Ninh đã thu hút được các nhà đầu tư từ các thị trường lớn
là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc theo hướng có chọn lọc, lựa chọn các nhà đầu
tư, dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, sử dụng
lao động và đóng góp lớn cho sự phát triển chung của tồn tỉnh. Trong đó có các
doanh nghiệp, tập đồn có thương hiệu nổi tiếng tồn cầu như Samsung, Canon,
Pepsico, Foxconn, Hanwha Techwin.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới sự
phát triển của xã hội hiện đại, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cuộc cách mạng này cũng có nhiều tác
động.
Trí thơng minh nhân tạo và robot đang tái phát minh lực lượng lao động.
Máy bay và xe ôtô không người lái đang chuyển đổi chuỗi cung ứng và hậu cần,
đồng thời thay đổi sở thích và kỳ vọng của con người. Đáng chú ý hơn cả là sự
thay đổi mơ hình tiêu dùng và nhu cầu từ xe hơi sang bất động sản và chăm sóc
sức khỏe.
Trong một cuộc khảo sát gần đây tiến hành cùng The Economist, người ta
đã tiết lộ thế hệ “baby-boomer” (thế hệ những người sinh ra sau Thế chiến Thứ
hai – thập niên 50 của thế kỷ trước) sẽ tạo nên thị trường rộng lớn tiêu thụ các
sản phẩm ứng dụng công nghệ mới trong việc chăm sóc sức khỏe và là những

người đầu tiên chấp nhận một hoặc nhiều sản phẩm công nghệ cao, khác hẳn với
những người sinh ra trước đó luôn dè dặt và không thoải mái hoặc không quen
sử dụng cơng nghệ mới trong ứng dụng chăm sóc sức khỏe. Những người ở độ
tuổi 40, 50 hoặc 60 ngày nay đa phần thoải mái với công nghệ và tiếp nhận nó


5
một cách linh hoạt.
Căn nguyên của các xu hướng biến đổi này là sự ảnh hưởng tích cực của
cơng nghệ, tồn cầu hóa và những thay đổi về nhân khẩu học. Đây là những xu
hướng lớn, những biến đổi và định hình tương lai đối với các doanh nghiệp, nền
kinh tế, công nghiệp, xã hội và đời sống cá nhân.
Với nhu cầu sức khỏe ngày càng tăng, việc chăm sóc sức khỏe đang được
tái tạo. Kết quả y tế đòi hỏi phải chính xác hơn, đáp ứng đa dạng mặt bệnh hơn
và vì thế để triển khai các phương pháp tiếp cận mới kết hợp chẩn đốn, can
thiệp chăm sóc sức khỏe và lưu trữ bệnh sử được kích hoạt bởi cơng nghệ kỹ
thuật số.
Ngành cơng nghiệp chăm sóc sức khỏe trở thành một cơ hội kinh doanh
độc đáo. Khách hàng được trao quyền. Bệnh nhân, bác sĩ và người trả tiền mong
muốn được hiểu và tiếp cận với công nghệ đáng tin cậy cho kết quả sức khỏe tốt
hơn, có các ứng dụng lâm sàng hiệu quả hơn. Cơng nghệ thông minh sẽ cho
phép cung cấp kết quả y tế với hiệu quả cao hơn và ngày càng giảm các chi phí
phụ tốn kém khác.
Khi máy móc trở thành cơng nhân, trí tuệ nhân tạo và robot sẽ cho phép
nhân viên y tế tập trung vào lĩnh vực chuyên môn cần thiết khác, đồng thời cho
phép họ dựa vào máy móc để tăng hiệu quả phân loại bệnh và đưa ra quyết định
lâm sàng đúng đắn nhất.
Các thành phố sẽ đầu tư xây dựng năng lực chăm sóc sức khỏe. Để giải
quyết sự khan hiếm tài nguyên, người ta sẽ nhanh chóng chấp nhận sự ra đời của
các ngơi nhà thơng minh và chính điều này sẽ tăng cường kết nối cho kết quả

sức khỏe tốt hơn. Bằng cách xây dựng các hệ sinh thái hữu ích và đáp ứng tốt
cho sức khoẻ cộng đồng, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của bệnh
nhân, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người tiêu dùng.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển dựa trên nền tảng
tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá
của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo (AI) làm thay đổi căn bản nền sản xuất
của thế giới. Với ngành y tế, cuộc cách mạng công nghiệp này đang gõ cửa,
mang lại nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Tại các bệnh viện và cơ sở y tế ngày nay cơ bản đã ứng dụng công nghệ
thông tin trong việc vận hành dữ liệu y tế cho hoạt động khám chữa bệnh, theo
dõi hồ sơ, tình trạng, tiền sử bệnh của bệnh nhân, lắp đặt và sử dụng các hệ
thống điện tử trong việc lập và theo dõi phác đồ điều trị có thể giúp hỗ trợ giải
quyết thực trạng đang còn tồn động; giúp cho bệnh nhân được điều trị nhanh
chóng, nhất quán ngay tại địa phương cũng như giảm tải rất nhiều cho đội ngũ y
bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh.
Trong tương lai gần, công nghệ 4.0 đang dần có những thay đổi to lớn


6
trong việc chẩn đốn, điều trị, phịng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe nhân dân
bằng những thuật tốn hiện đại, bằng trí tuệ nhân tạo và bằng cơng nghệ số kết
nối vạn vật… Với những quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, ngành y tế Bắc
Ninh nói chung, TTKSBT Bắc Ninh nói riêng cũng đang tìm cách sớm tiếp cận
với công nghệ 4.0 trong mọi khâu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTKSBT Bắc Ninh và khoa TT
GDSK
Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bắc Ninh có chức năng tổ chức quản lý
và cơng bố chính thức các thông tin trong lĩnh vực y tế, sức khỏe với chức năng
nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của

UBND tỉnh Bắc Ninh với những nội dung cụ thể sau:
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra, giám sát phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh do ký sinh
trùng, bệnh truyền qua côn trùng, bệnh truyền qua thực phẩm, bệnh lây truyền từ
động vật sang người, bệnh mới nổi; theo dõi diễn biến, dự báo tình hình dịch,
bệnh; đáp ứng tình trạng khẩn cấp về dịch, bệnh và các sự kiện y tế công cộng;
quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
2. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra, giám sát phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm (các bệnh ung thư, tim
mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tâm thần và các
bệnh khơng lây nhiễm khác), bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh nghề nghiệp;
sức khỏe trường học, bệnh, tật học đường; tác động của các yếu tố nguy cơ và
tình trạng tiền bệnh; tầm soát, sàng lọc, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại
cộng đồng.
3 Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra giám sát phòng, chống rối loạn dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng
tiết chế, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh khơng lây nhiễm; cải thiện tình
trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng cộng đồng; phối hợp thực hiện các
hoạt động nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam.
4. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra giám sát phịng, chống các yếu tố mơi trường, biến đổi khí hậu tác động tới
sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường
điều kiện vệ sinh lao động, môi trường điều kiện vệ sinh trường học; chất lượng
nước ăn uống và nước sinh hoạt; vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; tham gia các hoạt
động phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích; phối hợp hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng.
5. Thực hiện các hoạt động kiểm dịch y tế; thu thập thông tin, giám sát,


7

kiểm tra, xử lý y tế và cấp chứng nhận cho các đối tượng kiểm dịch y tế.
6. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra, giám sát các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản; chăm sóc
sức khỏe phụ nữ, bà mẹ; sức khỏe trẻ sơ sinh, trẻ em; sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên, nam giới và người cao tuổi; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; phá
thai an tồn theo phạm vi chun mơn kỹ thuật được phê duyệt; phòng, chống
nhiễm khuẩn và ung thư đường sinh sản; phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
7. Thực hiện các hoạt động chun mơn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, kiểm
tra, giám sát quản lý sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe
người lao động; thực hiện các hoạt động quản lý sức khỏe hộ gia đình theo phân
cơng, phân cấp.
8. Phối hợp thực hiện các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm;
tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tham gia
thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống
trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện
các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp và quy định
của pháp luật.
9. Thực hiện khám sàng lọc, phát hiện bệnh và điều trị dự phòng theo quy
định; tư vấn dự phòng điều trị bệnh; dự phịng, điều trị vơ sinh; điều trị nghiện
theo quy định của pháp luật; sơ cứu, cấp cứu, chuyển tuyến và thực hiện các kỹ
thuật, thủ thuật chuyên môn; khám sức khỏe định kỳ, cấp giấy chứng nhận sức
khỏe theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật; ký
hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế phù
hợp với lĩnh vực chuyên môn theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện kiểm nghiệm an tồn thực phẩm; xét nghiệm, chẩn đốn hình
ảnh thăm dị chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức
năng, nhiệm vụ của Trung tâm và thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn sinh
học phịng xét nghiệm theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý,

kiểm tra, giám sát truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo
hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thông vận động và nâng cao sức khỏe nhân
dân; xây dựng tài liệu truyền thông; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế.
12. Thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng, cung ứng, bảo quản, cấp phát và chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất,
trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động chun mơn; hóa chất và
chế phẩm diệt cơn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo


8
phân công, phân cấp của Sở Y tế và theo quy định của pháp luật.
13. Là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với
dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy mại
dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế
liên quan đến y tế theo phân công, phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp
luật.
14. Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm
quyền quản lý theo quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo phân công, phân cấp của Sở Y tế;
cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp
luật.
15. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện công
tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực phụ trách
theo phân công, phân cấp của Sở Y tế.
16. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cơng, phân cấp và theo

quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao và
theo quy định của pháp luật.
Đối với khoa TT GSDK thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đầu mối xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động:
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ,
truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe, truyền thơng vận
động và truyền thông nâng cao sức khỏe nhân dân; các hoạt động cung cấp
thông tin, xây dựng các tài liệu truyền thông và phối hợp với các cơ quan thơng
tin đại chúng, các tổ chức chính trị, xã hội tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước về công tác y tế;
b) Phối hợp giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ; điều trị dự phòng
và quản lý sức khỏe cộng đồng; nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học,
ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan; tập huấn nâng cao năng lực
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe;
c) Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm giao.
Cơ cấu tổ chức của khoa TT GDSK:
- Hiện tại khoa có 01 trưởng khoa, 01 phó trưởng khoa và 08 cán bộ
- Khoa có 10 biên chế trong đó: 03 thạc sĩ, 07 cán bộ có trình độ Đại học


9
- Trong năm khoa có 01 cán bộ đăng ký đào tạo về kỹ thuật chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Hiện tại khoa có 04 phịng, trong đó có 01 phịng trưởng khoa, 02 phòng
làm việc và 01 phòng kho.
Hiện tại khoa truyền thông đang quản lý trên 30 loại TTB chuyên dùng,
trong đó đã có máy hết khấu hao như; Máy Flying Cam, máy quay phim, micro
dùng cho phỏng vấn; TTB hết khấu hao gồm: Loa BOSE 301, Amly Jarguar, Bộ
máy dựng phi tuyến tính...

1.3 Kết quả hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe năm 2022
1.3.1. Duy trì cổng Thơng tin điện tử Sở Y tế
Khoa thực hiện nhiệm vụ quản lý Cổng thông tin điện tử Sở Y tế. Tính đến
tháng 31/8/2022 đã thực hiện quản lý và đăng tải các nội dung cụ thể như sau:
- Cập nhật văn bản: 945 văn vản
- Đăng tải tin, bài, ảnh, hoạt động: 773 tin bài ảnh.
1.3.2. Tuyên truyền trên Báo Bắc Ninh:
- Chuyên mục: 24 chuyên mục
- Tin, bài, ảnh: 527
1.3.3. Tuyên truyền trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh:
- Tin, thơng điệp: 101
- Phóng sự/ chương trình khoa giáo: 64
- Chuyên mục: 03
1.3.4. tuyên truyền tại các huyện/ thị xã/ thành phố:
- Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng: 76.143 lượt
- Truyền thông trực tiếp: 7.847 buổi
- Tập huấn: 25 buổi
1.3.5. Sản xuất tài liệu truyền thông:
- Bản tin Y tế Bắc Ninh: Triển khai thực hiện in và cấp phát 7 số BTYT với
1.050 quyển.
1.3.6.Các ngày, sự kiện liên quan đến y tế, sức khỏe được tuyên truyền:
Tổ chức các đợt tuyên truyền 26 ngày, sự kiện liên quan đến y tế như: Kỷ
niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Tuyên truyền Ngày Thế giới phịng
chống Lao; Tun truyền Tháng An tồn vệ sinh thực phẩm; Ngày Sức khỏe Thế


10
giới, Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) … đều được tuyên truyền trên Cổng
thông tin điện tử của ngành, các phương tiện thông tin đại chúng.
1.3.7. Hoạt động truyền thông:

- Tuyên truyền thành tựu của ngành trên trang báo xuân Bắc Ninh: ½ trang
báo màu.
- Tổ chức đợt tuyên truyền Ngày thầy thuốc Việt Nam: 01 trang Báo bắc
Ninh, 1 phóng sự trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh.
- SX và phát sóng phóng sự tuyên truyền Ngày sức khỏe Thế giới (7 /4)
- 100% các dự án, hoạt động CTMT Y tế Dân số được tuyên truyền trên
Cổng Thông tin điện tử
-Tổ chức đợt truyền thông hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước 2/7
- Phối hợp với khoa Sức khỏe môi trường bệnh nghề nghiệp, y tế trường
học tuyên truyền trình vệ sinh yêu nước
- Thực hiện tuyên truyền phịng, chống bệnh covid-19.
- Thực hiện truyền thơng tiêm chủng phòng, chống dịch Covid-19..
1.3.8. Hoạt động giám sát:
- Thực hiện giám sát tại 112 TYT tại các huyện, thành phố: Thành phố Bắc
Ninh, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia bình, Lương Tài, n Phong, Quế Võ
1.3.9. Chương trình phịng, chơng tác hại của thuốc lá:
- Thực hiện tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên Báo Bắc
Ninh.
- Thực hiện tuyên truyền trên về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên Tạp
chí Người làm báo, Cổng thơng tin điện tử của tỉnh.
- Sản xuất và cấp phát 3.000 biển mica nội dung cấm hút thuốc cấp cho các
cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện truyền thơng về phịng, chống tác hại của thuốc lá trên Đài Phát
thanh – Truyền hình tỉnh.
1.3.10. Ứng dụng CNTT và chế độ thông tin, báo cáo
- Hiện tại đơn vị đang ứng dụng một số phần mềm công nghệ thơng tin như
kế tốn hành chính sự nghiệp, phần mềm quản lý tài chính, phần mềm kế tốn
MISA, phần mềm quản lý Phịng khám đa khoa......, chưa có phần mềm triển
khai thống nhất từ Trung ương xuống địa phương
- Phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa hiện đang được sử dụng có các

chức năng như: Quản lý tiếp đón, thăm khám chỉ định cận lâm sàng, thanh toán


11
và các loại biểu báo cáo thống kê…..Các Module chức năng chưa có sự liên kết
dữ liệu với nhau.Tình trạng liên thông dữ liệu của các phần mềm trong đơn vị
với các khoa phịng ngồi đơn vị chưa có. 100% hồ sơ thanh tốn chí phí KCB
của phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa đã thực hiện gửi liên thông dữ liệu
đầy đủ 5 bảng XML(XML1,XML2,XML3,XML4,XML5) theo quy định tại
Quyết định 4210/QĐ-BYT với cổng BHXH.
- Phần mềm quản lý Phịng khám đa khoa đang thực hiện tiếp đón bệnh
nhân bằng thẻ CCCD qua quét mã QR nhưng phần mềm chưa được tối ưu, vẫn
đang mất rất nhiều bước để thực hiện chức năng này.
- Phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa chưa có chức năng: kê đơn thuốc
điện tử, liên thông đơn thuốc với phần mềm hệ thống đơn thuốc Quốc gia, chưa
có phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án.
- Phần mềm quản lý tiêm chủng chưa liên thông được với phần mềm tiêm
chủng quốc gia. Phần mềm quản lý quầy thuốc chưa liên thông được với hệ
thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia.
- Các loại thống kê, mẫu biểu báo cáo theo đúng quy định của bảo hiểm
nhưng phần mềm chưa tối ưu nên việc lấy kết quả báo cáo từ phần mềm rất
chậm, lấy báo cáo trong khoảng thời gian dài thì lỗi khơng lấy được báo cáo,
hiện tại các báo cáo chỉ lấy được trong khoảng thời gian ngắn. nhiều lúc kết quả
báo cáo chưa chính xác.so sánh các loại báo cáo với nhau không khớp.
- Phần mềm quản lý xét nghiệm covid-19 đã được triển khai, đang hoạt
động ổn định và đã được thực hiện tại 7 huyện, 126 xã và 5 bệnh viện tuyến
tỉnh. Nhưng cần nâng cấp máy chủ vì máy chủ hiện tại không đảm bảo được tốc
độ truy xuất,cập nhật dữ liệu cho nhiều đơn vị đồng loạt cùng truy cập vào phần
mềm.
- Các hệ thống phần mềm cho việc dựng phim, kỹ xảo phim ảnh, đồ họa

hình ảnh được sử dụng thành thạo trong công tác chuyên môn của khoa.
- Cổng thông tin điện tử ngành Y tế và Trang thông tin điện tử đơn vị tiếp
tục cập nhập, duy trì đầy đủ các thơng tin.
- Các báo cáo đảm bảo đúng thời gian qui định.
1.4 Một số tồn tại, hạn chế
- Nhân lực hiện có chưa đủ số lượng đáp ứng yêu cầu công việc, hiện thiếu
vị trí quay phim, dựng hình.
- Hạ tầng CNTT cịn nhiều yếu kém; đơn vị hiện tách thành 2 trụ sở hoạt
động. Các máy tính làm việc tại đơn vị rất nhiều máy đã qua sử dụng trên 5 năm


12
chưa được cấp máy mới, ảnh hưởng tới năng suất làm việc của cán bộ, không
đáp ứng được nhu cầu sử dụng CNTT 4.0 hiện nay.
- Vốn đầu tư cho cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế.
- Một khó khăn không nhỏ là lãnh đạo, quản lý chưa nắm bắt kịp khoa học
công nghệ mới, chưa đủ kinh nghiệm điều hành, làm hạn chế vai trò lãnh đạo,
ảnh hưởng tốc độ phát triển nền kinh tế.
2. Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe
Để giải quyết những thách thức đặt ra đối với lĩnh vực truyền thông giáo
dục sức khỏe trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời gian tới Khoa
TT GDSK thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nhà quản lý phải có tâm lý “đối thoại khơng đối đầu” đối với các
hình thức truyền thông phi truyền thống, đặc biệt là mạng xã hội. Cần tận dụng
điểm mạnh của truyền thông truyền thống với lợi thế trong phân tích, bình luận,
lí giải, bóc tách bản chất thông tin, vấn đề một cách đa chiều kết hợp với điểm
mạnh của những nhà sản xuất sản phẩm truyền thông phi truyền thống là số
lượng người theo dõi lớn, tốc độ truyền tải thơng tin nhanh chóng để đưa tin tức
chính thống tới người đọc một cách nhanh nhất. Như vậy các trang báo cần có

chiến lược xây dựng hệ thống người đọc trung thành, thường xuyên theo dõi tin
tức; áp dụng công nghệ đánh giá, phân tích phản hồi của xã hội đối với các bài
viết để nâng cao chất lượng bài viết; tăng tính tương tác đối với người đọc thông
qua việc phản hồi lại các bài viết, lượt bình luận... Nếu làm được điều đó, báo
chí phi truyền thống nói chung và mạng xã hội nói riêng sẽ là cánh tay nối dài
của báo chí truyền thống.
Hai là, chủ động nắm bắt thơng tin, dự đoán và đưa ra các kịch bản tránh
xảy ra các hiện tượng về khủng hoảng truyền thông. Để chủ động nắm bắt thông
tin trên biển tin tức khổng lồ hiện nay, nhà quản lý cần ứng dụng công nghệ
thông tin xây dựng công cụ quản lý theo dõi thông tin trên internet, đặc biệt là
các trang mạng xã hội. Khi đó sẽ nắm bắt được các chủ đề nóng, nguồn gốc phát
tán thông tin đang xuất hiện trên mạng internet nói chung, mạng xã hội
nói riêng. Từ đó xây dựng các kịch bản, biện pháp xử lý, phản bác lại các thông
tin xuyên tạc, hiểu sai vấn đề. Tránh làm cho những nội dung tưởng như đơn
giản thành trở thành hiện tượng khủng hoảng truyền thông.
Ba là, phát huy sức mạnh đám đông, sức mạnh tập thể trong việc xử lý các
vấn đề truyền thơng. Khi có sự cố truyền thông xảy ra, bên cạnh việc xử lý
nguồn gốc phát tán thông tin, cần tuyên truyền cho từng cán bộ Đảng viên hiểu
và tích cực tham gia các diễn đàn, các mạng xã hội. Mỗi cán bộ Đảng viên sẽ là


13
một nhà báo, trực tiếp bình luận, phản bác lại các luận điểm sai trái trên mạng
internet đồng thời tăng cường các bài viết, phân tích, đưa thơng tin đúng sự thật
trên các trang báo chính thống.
Bốn là, những nhà sản xuất sản phẩm truyền thông cần dần thay đổi về
phương thức làm truyền thông bằng cách sử dụng hỗ trợ của khoa học kỹ thuật.
Cụ thể là sử dụng các trí tuệ nhân tạo trong việc tạo ra tin bài và con người sẽ
kiểm soát lại nội dung.Với những thành tựu về trí tuệ nhân tạo, các thuật tốn về
xử lý dữ liệu lớn hiện nay.

Năm là, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ làm truyền thông nhằm giữ
vững được tơn chỉ, mục đích, đạo đức nghề nghiệp của người làm truyền thông
thông qua việc khai thác tài nguyên (các bài viết, phóng sự) của ngành trên
mạng internet. Bên cạnh những mơ hình kinh doanh truyền thống của lĩnh vực
báo chí, một xu hướng kinh doanh mới hiện nay của báo chí là kiếm tiền từ số
lượt truy cập vào link, xem quảng cáo xuất hiện ngẫu nhiên tại các bài viết của
người đọc. Bằng việc khai thác số lượng lớn các bài viết, phóng sự được thực
hiện hàng ngày bởi các phóng viên, đây là nội dung tiềm năng đối với các đơn vị
chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo trên internet như Google, Facebook,…
Sáu là, Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển hàng năm vào theo
giai đoạn của khoa phòng. Cụ thể gồm một số nội dung: tuyển dụng các vị trí cử
nhân y tế cơng cộng và quay phim, dựng hình năm 2023; Đầu tư mua mới máy
tính làm việc cho cán bộ, nâng cấp các máy cấu hình yếu kém để làm việc. Mua
mới 2 máy chủ để triển khai bênh án điện tử EMR (1 máy chủ để lưu trữ dữ liệu,
1 máy để lưu trữ hình ảnh PACS ) và 01 laptop cấp cho cán bộ công nghệ thông
tin để chủ động làm việc; Tham mưu cho đơn vị ban hành các văn bản hướng
dẫn các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe; Tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn; Khuyến khích cán bộ,
viên chức trong khoa làm nghiên cứu khoa học; Đăng ký phong trào thi đua cho
cán bộ. ..


14

PHẦN 3
VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN CÔNG VIỆC
3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến công tác lãnh
đạo, quản lý tại Khoa TT GSDK tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bất cứ cuộc cách mạng nào thì con người là nhân tố quyết định, lĩnh vực

khoa học địi hỏi phải có tư duy, tư chất thực sự. Chuyển sang thời kỳ mới với
áp lực càng cao về khoa học cơng nghệ địi hỏi đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo
phải nhanh chóng tiếp nhận nền tri thức tiên tiến nhằm đủ khả năng đáp ứng yêu
cầu.
- Nhanh chóng đổi mới cách thức tuyển dụng cán bộ, đào tạo, bổ nhiệm
lãnh đạo, quản lý. Không thể chỉ đánh giá cán bộ dựa vào bằng cấp mà phải
kiểm chứng từ thực tế, tiếp thu tiến bộ khoa học. Lãnh đạo cần công tâm tiếp
cận cán bộ cấp dưới để giao việc nhằm phát hiện được nhân tài, bồi dưỡng và sử
dụng những người có năng lực. Tập hợp được người có tài, đủ đức là cách tốt
nhất để phát huy khả năng làm chủ khoa học cơng nghệ thời kỳ CMCN 4.0. Đó
cũng chính là một tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo biết tiếp thu, khơng bảo thủ,
trân trọng nhữngnhà khoa học vì lợi ích chung.
- Cần thiết phải đề ra chiến lược khoa học đối với cán bộ, cán bộ lãnh đạo,
quản lý theo lộ trình từng năm, từng giai đoạn. Phấn đấu để đào tạo đội ngũ cán
bộ trước mắt và cán bộ chuyển tiếp, kế thừa có trình độ cao ngang tầm với các
nước tiên tiến. Quan trọng là phải tạo ra được đội ngũ có trình độ thực chất, làm
chủ được khoa học cao. Chọn người thực tài và chính sách ưu tiên thu hút nguồn
nhân lực có đủ chất xám trong các ngành mũi nhọn cho tăng trưởng. Đồng thời,
chấp nhận hy sinh đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý khơng có đủ
tư duy chiều hướng phát triển lâu dài.
- Xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu cần tập trung, chọn lọc, tránh dàn trải
và phù hợp với khả năng cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện. Chủ động đi
trước xây dựng các mục tiêu cao hơn để phấn đấu thực hiện. Tăng cường kiểm
tra, đôn đốc, kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp.
- Việc ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 có khả năng mở ra cơ hội
mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của cơng tác truyền thơng giáo dục sức
khỏe nói riêng và cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.


15

- Cần chủ động trau dồi kiến thức về KH&CN, đặc biệt là khả năng ngoại
ngữ, kỹ năng tìm từ khóa liên quan đến CMCN 4.0; chú trọng xây dựng và củng
cố mạng lưới cộng tác viên để phát triển hệ thống truyền thông cả ngành Y tế.
3.2 Vận dụng kết quả nghiên cứu vào các hoạt động thực tiễn tại khoa
SKMT-YTTH
3.2.1. Sức khỏe môi trường
a) Công tác tham mưu, văn bản chỉ đạo
- Ban hành kế hoạch, công văn hướng dẫn triển khai các hoạt động liên
quan đến công tác Sức khỏe môi trường: nước sạch, nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh
mơi trường...
b) Thơng tin-truyền thơng: Phối hợp với khoa Truyền thông thực hiện một
số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các phóng sự, tin bài hưởng ứng phịng trào Vệ sinh yêu nước
nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của ngành, trên website của
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trong các đợt chiến dịch như tuần lễ Quốc gia
Nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng hành động về môi trường, ngày vệ sinh
yêu nước, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn...
- Khoa SKMT-YTTH phối hợp với khoa Truyền thông - GDSK viết và
đăng tải các tin bài, thông điệp cung cấp những thông tin để giảm thiểu chất thải
nhựa, những thông tin liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường; các bài
viết, thông điệp hưởng ứng Tuần lễ quốc gia NS&VSMT, tháng hành động về
môi trường, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn....
c) Kiểm tra, giám sát
* Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
Phối hợp với khoa Xét nghiệm: khoa xét nghiệm phối hợp với đoàn giám
sát cử cán bộ đi lấy mẫu và về phân tích kết quả xét nghiệm.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát vệ sinh, chất lượng nước đối
với các cơ sở cung cấp nước có cơng suất >1000m 3/ngày đêm, chung cư và một
số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

- TTYT tuyến huyện, thành phố, thị xã giám sát vệ sinh, chất lượng nước
đối với các cơ sở cung cấp nước có công suất <1000m3/ngày đêm.
- Nội dung kiểm tra, giám sát


16
+ Việc thực hiện chế độ nội kiểm của đơn vị: Hồ sơ theo dõi, quản lý chất
lượng nước, tần suất thực hiện nội kiểm, tình hình chất lượng nước, thực hiện
chế độ công khai thông tin và báo cáo chất lượng nước.
+ Lấy ít nhất 03 mẫu nước về xét nghiệm các chỉ tiêu A, B theo quy định
(01 mẫu tại bể của của cơ sở, 01 mẫu giữa nguồn cấp, 01 mẫu cuối nguồn cấp và
bổ sung thêm mẫu nếu công suất lớn, cung cấp cho nhiều hộ dân).
+ Các chỉ tiêu xét nghiệm: theo quy định tại Quy chuẩn địa phương.
* Vệ sinh môi trường và nhà tiêu hộ gia đình
- Phối hợp với tuyến huyện, lồng ghép trong các đợt giám sát, hướng dẫn
tuyến xã: đánh giá số liệu báo cáo về nhà tiêu, tỷ lệ rửa tay với xà phòng...
d) Ngoại kiểm thử nghiệm thành thạo công tác xét nghiệm chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
Phối hợp với khoa Xét nghiệm thực hiện
e ) Công tác bảo vệ môi trường ngành y tế
* Tại các cơ sở y tế
- Rà soát thủ tục môi trường và báo cáo chất thải y tế tại các đơn vị y tế
trong ngành.
- Tổ chức giám sát, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường đối với một số
cơ sở y tế.
* Tại đơn vị
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường
nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng lồng ghép trong các buổi giao ban,
tập huấn.
- Rà soát lại số lượng, thành phần chất thải y tế phát sinh tại đơn vị, phối

hợp với Tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát việc tuân thủ các quy định về quản
lý chất thải y tế.
- Thực hiện báo cáo quản lý chất thải y tế theo quy định và đột xuất khi có
yêu cầu.
f) Giám sát vệ sinh mơi trường tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm
- Nội dung: xác định, lập danh sách các khu vực, cơ sở sản suất có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi
trường.
- Giám sát và đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe người dân tại
các vừng có nguy cơ ơ nhiễm môi trường.


17
g) Công tác thống kê, báo cáo:
- Báo cáo nước sạch theo TT41/2018/TT-BYT, theo QCĐP.
- Báo cáo nhà tiêu theo TT15/2006/TT-BYT.
- Các loại báo cáo khác theo yêu cầu: tuần lễ quốc gia NS&VSMT, tháng
hành động về môi trường, phong trào vệ sinh yêu nước, chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn.....
3.2.2. Chương trình YTTH
a. Cơng tác tham mưu, chỉ đạo
- Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động năm học 2022-2023 sau khi có
kế hoạch liên ngành giữa Sở Y tế, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động –
Thương binh & Xã hội và Ban An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa Y tế Giáo dục cụ thể về công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh,
sinh viên trên địa bàn;
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kế hoạch, đề án RHM,
nha học đường ...
b. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tổ chức 01 buổi giao ban chuyên môn vào đầu năm học về công tác

Y tế trường học với các cán bộ chuyên trách Y tế trường học tuyến huyện, xã
(dự kiến tổ chức tháng 9/2023);
c. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin
đại chúng qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo dục thể chất, cung cấp cho
học sinh kiến thức về phòng chống các bệnh tật học đường (cận thị, gù, vẹo cột
sống, thừa cân béo phì...), chăm sóc răng miệng, các biện pháp phịng, chống
dịch, bệnh lây nhiễm, phịng chống tai nạn thương tích...
- Tổ chức truyền thông trực tiếp: lồng ghép y tế trường học với phịng,
chống tai nạn thương tích, phịng chống tác hại của thuốc lá.
+ Nội dung: giáo dục sức khỏe, phòng tránh bệnh học đường, phịng chống
tai nạn thương tích và phòng, chống tác hại của thuốc lá.
+ Đối tượng: Giáo viên, học sinh các trường tiểu học, giáo viên và học sinh
các trường Trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Số lượng: 40 buổi (200 đối tượng/ buổi)
+ Thời gian thực hiện: tháng 1- 12/2023


18
+ Phương thức triển khai thực hiện: TTYT tuyến huyện phối hợp với các
nhà trường triển khai thực hiện.
- Viết tin, bài ảnh đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ngành
- Dự kiến phối hợp với Bệnh viện RHM TW tổ chức mơ hình điểm về góc
truyền thơng nha học đường.
d. Hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh
- Ban hành văn bản chỉ đạo tuyến dưới nâng cao công tác kiểm tra sức khỏe
đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố bố trí sắp xếp lại cơng việc cho
phù hợp đảm bảo nguồn nhân lực kiểm tra sức khỏe để đáp ứng được yêu cầu
chất lượng khám.
- Phối hợp với tâm Y tế tuyến huyện đo, kiểm tra các yếu tố mơi trường

như: vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, qui cách bàn ghế, bảng, phòng học... trong
trường học trên địa bàn tồn tỉnh để đảm bảo vệ sinh mơi trường học tập cho học
sinh theo quy định của Bộ Y tế.
e. Hoạt động kiểm tra, giám sát
- Thực hiện phối hợp với các khoa phòng trong trung tâm thực hiện việc
giám sát triển khai các hoạt động chuyên môn tại tuyến huyện, xã trên địa bàn
toàn tỉnh;
- Phối hợp với Sở Giáo dục, Sở Lao động-Thương binh & Xã hội, Ban An
toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện kiểm tra, giám sát về các đều kiện vệ sinh
trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm…tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp theo Thông tư số 33/2021/TT- BYT quy định về công tác
Y tế trường học;
- Phối hợp với Phòng y tế, Trung tâm y tế tuyến huyện tăng cường tổ chức
kiểm tra, giám sát về các điều kiện vệ sinh trường học: vệ sinh mơi trường trong
trường học, an tồn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay tại tất cả
các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng ít nhất 1
lần/năm.
f. Hoạt động triển khai, lồng ghép các chương trình Y tế cho học sinh
- Phối hợp với khoa PCBTN-KST-CT triển khai hướng dẫn phòng, chống dịch
bệnh COVID -19 tại các trường học trong trạng thái bình thường mới ban
hành kèm theo Quyết định số 3888/QĐ - BYT ngày 08/9/2021 của Bộ y tế.
- Phối hợp với khoa Dinh dưỡng tổ chức hoạt động cải thiện tình trạng dinh
dưỡng trẻ em triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em và học sinh
mầm non trong độ tuổi.


19
- Phối hợp với khoa SKSS tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ
chức các buổi tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trong
độ tuổi vị thành niên.

- Phối hợp với các chương trình Y tế khác để tư vấn kiến thức cho học sinh về
phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống tác hại thuốc lá, chống lạm
dụng rượu bia…
- Phối hợp với khoa dinh dưỡng triển khai thực hiện thực đơn tiêu chuẩn cho
trẻ em và học sinh đã được ban hành hướng dẫn.
g. Đảm bảo công tác Y tế cho các kỳ thi trong năm
Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để đảm bảo côn tác Y tế cho giáo viên và học sinh tại các kỳ thi trong năm.
h. Thống kê, báo cáo, đánh giá về công tác Y tế trường học
Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động Y tế học đường: Tháng, quý, năm
theo quy định.
3.3.3 Tổ chức bộ máy và nhân lực
- Bổ sung thêm nhân lực 01 CN/Kỹ sư môi trường để phụ trách công tác
quản lý chất thải y tế và ứng phó biến đổi khí hậu và tham gia công tác quan trắc
môi trường xung quanh và 01 BS YHDP tham gia công tác quản lý YTTH.
- Cử cán bộ tham dự đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ do BYT, Cục Quản lý môi trường Y tế … tổ chức.
- Cục Quản lý môi trường Y tế tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho cán
bộ phụ trách y tế trường học ở các tuyến.
3.3.4. Nhiệm vụ, giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo
cáo
- Tổng hợp báo cáo chất thải nhựa của các đơn vị trong ngành
- Báo cáo nước sạch theo TT41/2018/TT-BYT, theo QCĐP
- Báo cáo nhà tiêu theo TT15/2006/TT-BYT
- Các loại báo cáo khác theo yêu cầu: tuần lễ quốc gia NS&VSMT, tháng
hành động về môi trường, phong trào vệ sinh yêu nước, chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn.....
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động Y tế học đường trong năm học
chậm nhất vào ngày 30 tháng 5 hàng năm theo qui định.



20
- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp các báo cáo của
các Trạm Y tế báo cáo ban chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật hàng tháng, năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
- Trạm Y tế tổng hợp báo cáo gửi số liệu cho Trung tâm Y tế huyện hàng
tháng, báo cáo đột xuất và báo cáo năm theo quy định.


21

KẾT LUẬN
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả cả lĩnh vực
trong đời sống, từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến các lĩnh vực về Y tế, trong
đó thì hoạt động truyền thơng giáo dục sức khỏe cũng là một hoạt động chịu ảnh
hưởng rõ ràng từ cuộc cách mạng này. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đối
với lĩnh vực này, tận dụng tốt các lợi thế từ cuộc CMCN 4.0 sẽ góp phần khơng
nhỏ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động này nói riêng và hoạt động
chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.
Việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bổ sung trang thiết bị,
cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu KHKT hiện tại góp phần khơng nhỏ vào việc
nâng cao hiệu quả hoạt động không chỉ riêng đối với lĩnh vực truyền thơng giáo
dục sức khỏe. Trong q trình triển khai, người lãnh đạo cũng cần có đánh giá,
xem xét để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi
khoa phòng, đơn vị.
Người lãnh đạo các khoa/phòng khi nắm vững các kiến thức chung về
lãnh đạo, quản lý có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực hoạt động của cơ
quan, đơn vị. Tuy nhiên, người lãnh đạo cũng cần phải không ngừng học hỏi về
trình độ chun mơn, đặc biệt về KHCN, để có thể sẵn sàng ứng phó với trước
những thay đổi do CMCN 4.0 mang lại, kịp thời áp dụng những công nghệ mới

và đưa ra các phương án triển khai nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tế.
Trong bài báo cáo nghiên cứu thực tế, trình độ nghiên cứu cịn hạn chế,
bài báo cáo sẽ còn nhiều điểm chưa được đầy đủ do vậy kính mong sự đóng góp
ý kiến quý báu của các thầy cô để nội dung được hồn thiện hơn .
Tơi xin chân thành cảm ơn !


×