Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Để bé luôn khỏe mạnh Từ 10-12 tháng tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271 KB, 4 trang )

Để bé luôn khỏe mạnh -
Từ 10-12 tháng tuổi
Trong Năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt
quan tâm, vì đây chính là nền tảng để bé phát triển về thể chất và tâm
sinh lý toàn diện về lâu dài. Ngoài những mốc phát triển tâm sinh lý
quan trọng, đâu là các vấn để và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bé
trong năm đầu đời?
>> Phần 1: Bé từ 4-6 tháng tuổi
>> Phần 2: Bé từ 7-9 tháng tuổi
Phần 3: Bé từ 10-12 tháng tuổi
Thời điểm 10 tháng tuổi
 Em bé của bạn có thể biết đứng và trườn đi bằng chính đôi chân của
mình. Nhưng các chuyên gia nhi khoa khuyên bạn không nên vội vàng mua
giày cho bé tập đi. Đôi chân trần sẽ giúp bàn chân và mắt cá chân của bé
phát triển tốt hơn. Nếu bàn chân bé bị lạnh thì bạn nên nghĩ đến một đôi vớ
dày, vừa ôm sát vào chân bé, vừa mang lại cảm giác như mang giày, được
làm bằng những chất liệu co giãn và không bị trơn trượt (tốt nhất là làm
bằng da mềm).

Không nên cho bé bú ngoài quá sớm để ngăn ngừa thiếu sắt - Ảnh: Inmagine
Một cuộc khảo sát năm 2003 đã cho thấy 25% các phụ huynh người Anh
cho con họ uống sữa bò từ trước 1 tuổi; nhưng theo lời tư vấn của các
chuyên gia thì bạn chỉ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sữa công thức
sẽ được bổ sung thêm vào khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Bạn cũng có
thể trộn sữa bò với thực phẩm, nhưng nếu cho bé uống sữa ngoài quá sớm
thì bé sẽ dễ bị thiếu sắt, điển hình là sữa bò cung cấp rất ít chất sắt.
 Những em bé bú sữa mẹ có thể được hưởng những ích lợi từ các loại
vitamin bổ sung và chất sắt, vì vậy những bà mẹ đang cho con bú nên tham
khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thêm một lượng chất bổ sung cần thiết.
Bởi các bé ở thời kỳ này rất dễ mắc phải nguy cơ thiếu máu nhưng lại không
cho thấy bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu


để bạn nhận ra tình trạng thiếu máu của bé chẳng hạn như nhợt nhạt, mệt
mỏi, lơ đãng hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Thời điểm 11 tháng tuổi

Khói thuốc rất nguy hại với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ - Ảnh: Inmagine
Lúc này bé rất ưa di chuyển, và quá trình tăng cân của bé cũng bắt đầu chậm
lại. Đừng lo lắng về điều này – bởi chỉ vì bé đốt cháy calo nhanh hơn và tập
trung phát triển các cơ bắp hơn là tích lũy chất béo – và đây cũng là một sự
phát triển tốt. Bạn đừng nên quá lo lắng về việc bé ăn nhiều hay ít, đặc biệt
là những lúc bé tỏ ra thèm ăn hoặc mút tay giống như đang muốn bú mẹ.
Hãy cung cấp cho bé lượng thức ăn lành mạnh và phong phú.
 Cho dù bé đã tự ngồi vững vàng thì bạn cũng đừng bao giờ chủ quan
mà bỏ bé ngồi một mình trong bồn tắm để chạy ra ngoài. Nên nhớ, bé vẫn
chưa đủ lớn để có thể gượng dậy nếu bị ngã xuống, và trẻ sơ sinh hoặc trẻ
nhỏ đều có thể bị chết đuối ở mực nước chỉ cao đến 2 inch.
 Các nghiên cứu đều cho thấy việc bảo vệ em bé của bạn tránh khỏi
khói thuốc lá là vô cùng quan trọng. Hút thuốc thụ động là nguyên nhân
khiến khoảng 17.000 trẻ em phải nhập viện mỗi năm tại Anh, và đồng thời
cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp.

Thời điểm 12 tháng tuổi
 Các bé từ 12 đến 18 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin MMR.
 Nếu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai, hãy liên hệ với bác sĩ để được
chẩn đoán cụ thể và xác định xem bạn nên làm gì và liệu rằng thính giác của
bé có bị ảnh hưởng không. Nhiễm trùng tai thường gặp ở các bé trai, và các
nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những bé bị nhiễm trùng một bên tai thì sẽ
có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai còn lại.
 Bé bắt đầu khó chịu hơn trong khi được cho ăn hoặc cho bú. Hãy
khuyến khích những thói quen tốt của bé chẳng hạn như ngồi trên bàn ăn

cùng nhau. Tránh cho bé ăn các loại snack hoặc uống nước trái cây trong
bữa ăn – các loại nước và sữa nên cho bé uống vào thời điểm khác.

×