Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sổ tay quản lý an toàn hồ chứa nước Tả Trạch: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 109 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY LỢI

SỔ TAY
QUẢN LÝ AN TOÀN
HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI , NĂM 2021


2

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Vụ An toàn đập - Tổng cục Thủy lợi
- Địa chỉ: số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.733 5710
- Fax: 0243.733 5702
ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi
- Địa chỉ: số 54, ngõ 102, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.733 5700
- Fax: 0243.734 1101
DỰ ÁN
 Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập
(WB8)
 Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
Chủ đầu tư: Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi
(CPO)



3
LỜI NĨI ĐẦU
Hồ chứa nước Tả Trạch là cơng trình thủy lợi quan trọng đặc
biệt, liên quan đến an ninh quốc gia nằm cách Thành phố Huế khoảng
35km về hướng Nam, thuộc địa phận xã Dương Hòa, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hồ được khởi công xây dựng từ tháng
11/2005 đến đầu năm 2017 đưa vào khai thác sử dụng. Hồ có dung
tích 646 triệu m3 nước, với diện tích lưu vực là 717km2. Hồ Tả Trạch
đã phát huy hiệu quả phục vụ đa mục tiêu: cấp nước cho sinh hoạt,
công nghiệp, tạo nguồn tưới, kết hợp phát điện, đẩy mặn, cắt giảm lũ
phòng, chống ngập, lụt cho thành phố Huế - hạ du sông Hương, giải
quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt Thành phố Huế vào mùa mưa lũ
trong nhiều năm, bảo vệ tài sản, tính mạng và di sản văn hóa thế giới,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Biến đổi khí hậu làm cho mưa lũ diễn biến cực đoan, bất thường
ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa nước. Điển hình năm 2020, do
ảnh hưởng của hiện tượng Lanina, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đã diễn ra rất phức tạp. Từ ngày 06/10 đến ngày
15/11 (40 ngày), trên lưu vực hồ Tả Trạch đã liên tục xảy ra 8 trận lũ
rất lớn. Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp với Ban 5, các đơn vị liên quan
vận hành hợp lý hồ chứa nước Tả Trạch, đảm bảo an tồn tuyệt đối
cho cơng trình, đồng thời cắt lũ, giảm ngập lụt cho hạ du, như: trong
khoảng thời gian 18 ngày (từ 6-23/10), tổng lượng mưa khu vực hồ Tả
Trạch lên đến 2.332mm (mưa ngày lớn nhất đạt 719mm vào ngày
9/10); đã có 4 đợt lũ với tổng lượng nước về hồ là 1,094 tỷ m3; hồ đã
giữ lại được 435 triệu m3 (chiếm 40% tổng lượng lũ); giảm được mực
nước hạ lưu sông Hương (tại Kim Long) 0,85m, góp phần giảm ngập
cho Thành phố Huế và khu vực đồng bằng.
Do vậy, công tác quản lý an toàn hồ chứa nước Tả Trạch đặc
biệt quan trọng. Bằng nguồn lực của Dự án Sửa chữa và nâng cao an

toàn đập (WB8), Tổng cục Thủy lợi ban hành Sổ tay quản lý an toàn
hồ chứa nước Tả Trạch nhằm mục hướng dẫn Công ty TNHH MTV


4
Khai thác thủy lợi Tả Trạch thực hiện quản lý an toàn hồ Tả Trạch
theo Luật Thủy lợi và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình biên soạn, Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật
thủy lợi đã cố gắng thu thập kinh nghiệm thực tiễn, các tài liệu
trong và ngồi nước có liên quan, ý kiến của các chuyên gia và nhà
khoa học để nâng cao chất lượng Sổ tay. Tuy nhiên, trong quá trình
biên soạn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi mong
nhận được ý kiến góp ý của quý cơ quan, để tiếp thục hoàn thiện
nội dung cuốn Sổ tay. Chúng tơi mong nhận được các ý kiến góp ý
để tiếp tục hoàn thiện./.

TỔNG CỤC THỦY LỢI


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

a

Độ mở cửa cống

ATCT

An toàn cơng trình


MN

Mực nước

MNHL

Mực nước hạ lưu

MNTL

Mực nước thượng lưu

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PABV

Phương án bảo vệ

PAƯPTHKC

Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp

PAƯPTT

Phương án ứng phó thiên tai

PCTT và TKCN


Phịng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

QTBT

Quy trình bảo trì

QTVH

Quy trình vận hành

UBND

Ủy ban nhân dân

Z

Mực nước


6
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 9
1. MỤC TIÊU ...................................................................................................... 9
a) Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 9
b) Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 9
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ...................................................... 10

3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY ..................................................... 10
4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA ................................................................. 11

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC
TẢ TRẠCH .................................................................... 14
1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa................................................................................. 14
1.2. Cơng trình đầu mối và thông số cơ bản của hồ chứa nước ......................... 14
1.2.1. Các hạng mục thuộc cơng trình đầu mối hồ chứa nước
Tả Trạch .................................................................................. 14
1.2.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa ...................................... 16
1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa ............................................................ 17
1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa ...................................................... 17
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản
lý trực tiếp các hạng mục chính của cơng trình ......................... 17
1.3.3. u cầu điều kiện năng lực của Công ty Tả Trạch , cán
bộ, công nhân quản lý hồ Tả Trạch .......................................... 18
1.4. Lịch sử q trình sửa chữa, nâng cấp cơng trình......................................... 18
1.5. Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với hồ Tả Trạch ............. 20

Chương 2. VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH ............ 24
2.1. Lập, điều chỉnh, phê duyệt QTVH hồ chứa, QTVH cửa van ...................... 24
2.1.1. Lập, rà sốt, điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa
theo định kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ khơng cịn phù
hợp .......................................................................................... 24
2.1.2. Lập quy trình vận hành cửa van, quy trình vận hành thiết
bị đóng mở .............................................................................. 26
2.2. Tổ chức thực hiện QTVH hồ Tả Trạch ....................................................... 29


7

2.2.1. Nguyên tắc vận hành hồ chứa Tả Trạch và quy định thời
gian vận hành mùa lũ, mùa cạn ................................................ 29
2.2.2. Vận hành hồ trong mùa lũ ........................................................ 30
2.2.3. Vận hành hồ trong mùa cạn ...................................................... 35
2.2.3. Vận hành hồ đảm bảo an tồn cơng trình và khi hồ có sự
cố ............................................................................................ 37
2.2.4. Ghi chép nhật ký vận hành ....................................................... 39
2.3. Vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế .................................................... 39
2.3.1. Nguồn số liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác vận
hành hồ.................................................................................... 39
2.3.1. Thu thập số liệu khí tượng, thủy văn ........................................ 39
2.3.2. Lập phương án vận hành hồ Tả Trạch theo diễn biến
thực tế ..................................................................................... 46
2.4. Cơ sở dữ liệu hồ chứa ................................................................................. 51
2.4.1. Quy định về xây dựng và cập nhật hàng năm cơ sở dữ
liệu hồ chứa ............................................................................. 51
2.4.2. Nội dung cơ sở dữ liệu hồ chứa ................................................ 52

Chương 3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ AN TOÀN ĐẬP, HỒ
CHỨA NƯỚC ................................................................ 54
3.1. Quan trắc đập, hồ chứa nước....................................................................... 54
3.1.1. Quan trắc cơng trình ................................................................. 54
3.1.2. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng ............................... 65
3.2. Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước ............................................ 71
3.2.1. Kiểm tra các hạng mục thuộc cơng trình đầu mối ..................... 71
3.2.2. Đánh giá an toàn đập qua cơng tác kiểm tra .............................. 77
3.3. Kiểm định an tồn hồ chứa ....................................................................... 105
3.3.1. Chế độ kiểm định ................................................................... 105
3.3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định...................................... 105
3.3.3. Nội dung kiểm định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

11699:2016 - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Cơng trình
thủy lợi - Đánh giá an toàn đập .............................................. 106
3.3.4. Phương pháp kiểm định đập ................................................... 107
3.3.5 Yêu cầu kiểm định đập ............................................................ 107
3.3.6. Đánh giá tổng hợp an toàn đập ............................................... 107

Chương 4. BẢO TRÌ, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ
CHỨA NƯỚC .............................................................. 110
4.1. Lập, điều chỉnh quy trình bảo trì ............................................................... 110
4.1.1. Quy định về lập, điều chỉnh Quy trình bảo trì (QTBT) ............ 110
4.1.2. Định mức bảo trì .................................................................... 110


8
4.2. Tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình ......................................................... 111
4.2.1. Lập, trình phê duyệt kế hoạch bảo trì hàng năm ...................... 111
4.2.2. Tổ chức thực hiện bảo trì cơng trình ....................................... 111
4.3. Cơng tác sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa cơng trình ............................... 113
4.3.1. Lập, trình phê duyệt sửa chữa thường xuyên (Điều 14
Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT) .................................... 113
4.3.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa đột xuất, sửa
chữa định kỳ (Điều 15 Thông tư số 05/2019/TTBNNPTNT) ........................................................................... 114
4.3.3. Lập, trình phê duyệt kế hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hồ
chứa nước .............................................................................. 115

Chương 5. BẢO VỆ HỒ CHỨA NƯỚC ....................................... 116
5.1. Xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Tả
Trạch ................................................................................................................ 116
5.1.1. Xác định phạm vi bảo vệ ........................................................ 116
5.1.2. Lập và trình phê duyệt Phương án cắm mốc ........................... 117

5.1.3. Bàn giao, quản lý mốc giới ..................................................... 118
5.1.4. Phạm vi cắm mốc bảo vệ cơng trình ....................................... 119
5.2. Cơng tác bảo vệ đập, hồ chứa nước .......................................................... 119
5.2.1. Lập, trình phê duyệt phương án bảo vệ ................................... 119
5.2.2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ ...................................... 120
5.3. Quản lý các hoạt động trong phạm vi đập, hồ chứa nước ......................... 121

Chương 6. CƠNG TÁC ỨNG PHĨ THIÊN TAI VÀ ỨNG
PHĨ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .................... 123
6.1. Lập, cập nhật, phê duyệt hàng năm phương án ứng phó thiên tai
và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .............................................. 123
6.1.1. Phương án ứng phó thiên tai ................................................... 123
6.1.2. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp .......................... 124
6.2. Tổ chức thực hiện các phương án ứng phó ............................................... 126
6.2.1. Các cơng việc thực hiện trước mùa mưa lũ ............................. 126
6.2.3. Nội dung ứng phó ứng với các cấp báo động .......................... 128
6.3. Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du đập ...................... 132


9

MỞ ĐẦU

1. MỤC TIÊU
a) Mục tiêu tổng quát
Sổ tay là hướng dẫn quản lý hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt
Tả Trạch đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả cơng trình trong q
trình vận hành khai thác, gồm:
- Thực hiện cơng tác quản lý an tồn đập, hồ chứa nước và vùng
hạ du;

- Phát huy hiệu quả khai thác hồ chứa theo nhiệm vụ thiết kế,
phục vụ đa mục tiêu, chủ động ứng phó với thời tiết diễn biến cực
đoan do biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể
(1) Phổ biến đến Công ty Tả Trạch và các cán bộ quản lý trực
tiếp hồ đập các văn bản pháp luật, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ
thuật…liên quan đến đánh giá an tồn và cơng tác quản lý an toàn hồ
đập, hồ chứa nước.
(2) Hướng dẫn người quản lý trực tiếp và các đối tượng liên
quan thực hiện công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo quy
định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, gồm các nội dung sau:
- Cơng tác đánh giá an tồn đập, hồ chứa; công tác vận hành
điều tiết hồ chứa;
- Công tác bảo trì từng hạng mục cơng trình; cơng tác ứng phó
thiên tai và ứng phó tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước;
ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
bảo đảm an toàn cơng trình.


10
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Phạm vi áp dụng: Sổ tay áp dụng cho cơng trình đầu mối hồ
chứa Tả Trạch và vùng hạ du trong giai đoạn khai thác.
Đối tượng áp dụng: Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên kỹ thuật và cán
bộ trực tiếp vận hành công trình thuộc Cơng ty TNHH MTV Khai thác
thủy lợi Tả Trạch.
3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG SỔ TAY
- Các Luật: Thủy lợi năm 2017; Phòng, chống thiên tai năm
2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên
tai và Luật đê điều năm 2020;

- Các Nghị định của Chính phủ: số 114/2018/NĐ-CP ngày
4/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng
- Các Thơng tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều
của Luật Thủy lợi; số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 quy
định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- QTVH liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm
theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng
Chính phủ;
- QTVH hồ Tả Trạch ban hành theo Quyết định số 5478/QĐBNN-TCTL ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn.
- Quy trình bảo trì hồ chứa nước Tả Trạch ban hành kèm theo
Quyết định số 246/QĐ-BAN5-TĐ ngày 25/5/2021 của Giám đốc Ban
Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5.


11
- Các Tiêu chuẩn quốc gia:
TCVN 8414:2010, Cơng trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận
hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.
TCVN 11699, Cơng trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập
TCVN 8215:2009, Các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết
bị quan trắc cụm cơng trình đầu mối cơng trình thủy lợi
- Các tài liệu tham khảo:
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án WB8 (POM); Sổ tay An toàn
đập (Dự án WB3-VWRAP); Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhanh đập đất
(Dự án hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cơ quan phát triển

Hoa Kỳ USAID).
4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết
kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an tồn cho đập, hồ
chứa nước, các cơng trình có liên quan, an tồn cho người và tài sản
vùng hạ du đập.
Cơng trình thủy lợi đầu mối là cơng trình thủy lợi ở vị trí khởi
đầu của hệ thống tích trữ, điều hịa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết
nước hoặc cơng trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thốt nước.
Đập là cơng trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các
cơng trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
Hồ chứa nước là cơng trình được hình thành bởi đập dâng nước
và các cơng trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là
điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao
gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
Cơng trình có liên quan là cơng trình xả nước, cơng trình lấy nước,
tuyến năng lượng, cơng trình thơng thuyền và cơng trình cho cá đi...
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi là cơ quan, tổ chức được
Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với đập,


12
hồ chứa nước sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây
dựng (đập, hồ chứa nước); chủ sở hữu đập, hồ chứa, thủy điện là tổ
chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng hoặc được chuyển giao sở hữu
đập, hồ chứa nước.
Chủ quản lý đập, hồ chứa nước thủy lợi là cơ quan chuyên môn
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức

được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức
thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là tổ chức, cá
nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy
trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.
Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết
kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc
tác động khác gây mất an toàn cho đập.
Kiểm định an toàn đập là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của đập, hồ chứa
nước và các cơng trình có liên quan đến hồ chứa nước thơng qua đo
đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính tốn, phân tích.
Hệ thống giám sát vận hành là hệ thống bao gồm thiết bị để kết
nối số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, tình hình ngập
lụt hạ du đập; camera giám sát vận hành cơng trình và phần mềm hỗ
trợ điều hành đập, hồ chứa nước theo diễn biến thực tế.
Quan trắc là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi
về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thơng số kỹ thuật khác
của cơng trình, máy móc, thiết bị và môi trường xung quanh theo
thời gian.
Kiểm tra là việc xem xét bằng trực quan hoặc sử dụng thiết bị
chuyên dụng để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng nhằm đánh giá hiện
trạng của cơng trình, máy móc, thiết bị.


13
Kiểm định chất lượng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng
hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số

kỹ thuật khác của cơng trình, máy móc, thiết bị hoặc bộ phận cơng
trình thơng qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp tính tốn, phân tích.
Bảo dưỡng là hoạt động đơn giản, phải làm hàng ngày hoặc
thường xuyên, sử dụng lao động, vật liệu để duy trì sự hoạt động bình
thường của cơng trình và máy móc, thiết bị.
Sửa chữa thường xun là cơng việc có tính chất thường xun
hằng năm, khắc phục những hư hỏng cơng trình và máy móc, thiết bị
nhằm chống xuống cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt
động bình thường của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Sửa chữa định kỳ là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng
lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được
sửa chữa có khả năng gây mất an tồn, hạn chế năng lực phục vụ của
cơng trình và máy móc, thiết bị.
Sửa chữa đột xuất là hoạt động khẩn cấp khắc phục sự cố, hư
hỏng của cơng trình, máy móc, thiết bị do tác động của mưa, gió, bão,
lũ, ngập lụt, úng, động đất, va đập, cháy, nổ hoặc những tác động đột
xuất khác.
Quy trình bảo trì là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ
dẫn thực hiện các cơng việc bảo trì cho cơng trình và máy móc, thiết
bị. Quy trình bảo trì được xây dựng để thực hiện một, một số hoặc
tồn bộ các cơng việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.


14

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH
1.1. Nhiệm vụ của hồ chứa
a) Nhiệm vụ thiết kế

Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống
sông Hương.
Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng Q=2m3/s
Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782ha đất canh tác thuộc
vùng đồng bằng sông Hương.
Bổ sung nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện
môi trương đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phục vụ nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng Q=25m3/s
Phát điện với công suất lắp máy: N=21MW
b) Năng lực hiện tại.
Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống
sơng Hương.
Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782ha đất canh tác thuộc
vùng đồng bằng sông Hương.
Bổ sung nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện
môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, phục vụ nuôi trồng thủy
sản với lưu lượng Q=25m3/s
Phát điện với công suất lắp máy: N=21MW
1.2. Cơng trình đầu mối và thơng số cơ bản của hồ chứa nước
1.2.1. Các hạng mục thuộc cơng trình đầu mối hồ chứa nước
Tả Trạch
Cơng trình hồ chứa nước Tả Trạch có 1 đập chính và 4 đập phụ:


15
- Đập chính (đập đất đá hỗn hợp ba khối): Chiều dài mặt đập L đ
= 1.187,0 m chiều cao lớn nhất của đập Hmax = 60,0 m, cao trình đỉnh
đập là (+55,0) m, cao trình đỉnh tường chắn sóng (+56,0) m.
- Tràn xả lũ: Hình thức xả mặt kết hợp xả sâu, nối tiếp dốc nước
và tiêu năng bằng mũi phun, tiêu năng đáy bằng bể tiêu năng, kết cấu

BTCT, bao gồm: 05 cửa xả mặt, Btràn = nx(BxH) = 5x(9x10)m, cao
trình ngưỡng (+37,0) m và 05 cửa xả sâu kích thước: nx(BxH) =
5x(4x3,2) m, cao trình ngưỡng (+16,0) m.
- Cống lấy nước: chảy có áp, cống trịn đường kính: D = 1m, cao
trình ngưỡng: (+21,5) m.
- Tuynen: Tổng chiều dài tồn tuyến: 342,76m trong đó đoạn
cửa nhận nước dài 29 m, đoạn chuyển tiếp dài 47,76 m, đoạn thân dài
248m và đoạn cửa ra dài 18 m.
Hình thức kết cấu: Mặt cắt hình móng ngựa đường kính vịm
7m, gia cố áo hầm bằng BTCT. Đoạn cửa vào có 2 tầng, tầng dưới ở
cao trình +5,0 m để dẫn dịng thi cơng, sau đó được hồnh triệt khi kết
thúc dẫn dịng, tầng trên ở cao trình +12,0 m để lấy nước cho nhà máy
thủy điện và xả lũ khi vượt tần suất. Thượng lưu tuynen có cửa lấy
nước có bố trí hệ thống cửa van và gàu vớt rác, ở giữa thân tuynen có
tháp van, hạ lưu có bố trí hệ thống cửa van.
- Đập phụ: Có 04 đập phụ kết cấu là đập đất. Đỉnh đập bê tông át
phan dày 7cm, dưới là các lớp đá dăm cấp phối, gia cố bảo vệ mái
thượng lưu bằng BTCT, đá xây và đá lát khan, gia cố bảo vệ mái hạ
lưu bằng trồng cỏ và hệ thống rãnh tiêu nước mặt. Quy mơ kích thước
của 4 đập phụ, cụ thể:
+ Đập phụ số 1: L = 117,5 m, Hmax = 13,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.
+ Đập phụ số 2: L = 211,4 m, Hmax = 15,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.
+ Đập phụ số 3: L = 57,4 m, Hmax = 8,0 m, cao trình đỉnh đập
(+56,0) m.


16
+ Đập phụ số 4: L = 356,3 m, Hmax = 39,5 m, cao trình đỉnh đập

(+56,0) m.

1.2.2. Thơng số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa
a) Tên cơng trình: Hồ chứa nước Tả Trạch
b) Địa điểm xây dựng: Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
c) Cấp cơng trình: Cấp I (QCVN 04-05:2012)
d) Thơng số kỹ thuật chính:
- Tần suất lũ thiết kế cơng trình: P = 0,5 %.
- Tần suất lũ kiểm tra cơng trình: P = 0,1%.
- Dung tích hồ chứa ứng với MNDBT: 486,38 triệu m3;
- Dung tích hồ chứa ứng với MNLTK (P=0,5%): 693,17
triệu m3.
(Chi tiết thông số kỹ thuật của các hạng mục tại Phụ lục 1)

Hình 1.1: Mặt cắt ngang đập chính hồ Tả Trạch


17

Hình 1.2. Đập chính hồ
Tả Trạch

Hình 1.3 Đập phụ số 1 hồ
Tả Trạch

1.3. Tổ chức quản lý, khai thác hồ chứa

1.3.1. Tên đơn vị quản lý hồ chứa
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tả Trạch (gọi tắt là
Công ty Tả Trạch).


1.3.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự quản lý vận hành, bộ phận quản lý trực
tiếp các hạng mục chính của cơng trình
a) Hiện tại, hồ đang do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi
5 (Ban 5) quản lý. Công ty Tả Trạch đang trong quá trình kiện tồn
với nguồn nhân lực chủ yếu từ Ban 5.
b) Cơ cấu tổ chức
- Trụ sở chính: Nhà quản lý, vận hành Hồ Tả Trạch.
- Cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, Phòng quản lý nước,
Phòng quản lý cơng trình, Phịng quản lý kinh tế tổng hợp, Đội bảo vệ.
c) Đội bảo vệ:
- Gồm 2 tổ: Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính; tổ bảo vệ cụm
đập phụ .
+ Tổ bảo vệ cụm đầu mối đập chính: trạm gác tại cổng vào khu
vực cơng trình phía vai phải đập chính, trực 24/24 giờ chia làm 3 ca.
Cán bộ bảo vệ làm cơng tác tuần tra, kiểm sốt cơ động và bảo vệ trụ
sở nhà làm việc, trung tâm điều hành.


18
+ Tổ bảo vệ cụm đập phụ: Cán bộ bảo vệ trực 24/24 giờ chia
làm 3 ca.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơng trình theo quy định của pháp
luật, đảm an ninh, an tồn cho cơng trình trong mọi tình huống, hạn
chế tối đa thiệt hại.

1.3.3. Yêu cầu điều kiện năng lực của Công ty Tả Trạch , cán bộ, công
nhân quản lý hồ Tả Trạch
a) Đối với Công ty Tả Trạch
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo Khoản 1

Điều 6 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).
- Có các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ chuyên trách về quản lý
cơng trình; quản lý nước; quản lý kinh tế; bộ phận thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi. Các bộ phận phải bố trí 70% số
lượng cán bộ có trình độ đại học chun ngành phù hợp trở lên (theo
Điều 7 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).
b) Đối với cá nhân quản lý, vận hành hồ Tả Trạch
- Phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất
02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm
trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
quản lý đập (Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP).
1.4. Lịch sử quá trình sửa chữa, nâng cấp cơng trình
Đập, hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là hồ
Tả Trạch) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên
cứu khả thi tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 28/6/2001, được khởi
công xây dựng từ tháng 11 năm 2005 đến đầu năm 2017 bắt đầu đưa
vào khai thác sử dụng. Từ năm 2017 đến nay, cơng trình được bảo
dưỡng, sửa chữa thường xuyên và chưa phải sửa chữa lớn hay nâng
cấp cơng trình.
Trong giai đoạn quản lý, khai thác, hồ chứa đã bị một số hư
hỏng, điển hình là hư hỏng các cửa xả sâu của tràn xả lũ hồ Tả Trạch
năm 2021 như sau:


19
Từ ngày 06/10 đến ngày 15/11 (40 ngày), trên lưu vực hồ Tả
Trạch đã liên tục xảy ra 8 trận lũ rất lớn. Ban 5 đã vận hành hợp lý hồ
chứa nước Tả Trạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơng trình, đồng
thời cắt lũ, giảm ngập lụt cho hạ du, cụ thể: trong khoảng thời gian 18
ngày (từ 6-23/10), tổng lượng mưa khu vực hồ Tả Trạch lên đến

2.332mm (mưa ngày lớn nhất đạt 719mm vào ngày 9/10); đã có 4 đợt
lũ với tổng lượng nước về hồ là 1,094 tỷ m3; hồ đã giữ lại được 435
triệu m3 (chiếm 40% tổng lượng lũ); giảm được mực nước hạ lưu sơng
Hương (tại Kim Long) 0,85m, góp phần giảm ngập cho Thành phố
Huế và khu vực đồng bằng. Trong đợt vận hành cắt giảm lũ này, hồ
Tả Trạch đã phải vận hành cửa xả mặt kết hợp với cửa xả sâu để điều
tiết hồ chứa. Kết quả kiểm tra hiện trạng cơng trình sau mùa mưa lũ
cho thấy, cửa xả sâu của tràn bị hư hỏng, cần phải sửa chữa để đảm
bảo điều kiện làm việc bình thường.
a) Mơ tả hư hỏng
- Hệ thống vận hành của 4/5 khoang cống xả sâu khơng vận
hành được, thép lót từ sau cửa vận hành bị bong tróc một phần hai bên
thành và đáy, cong vênh; hệ thống các bánh xe cử của cửa van bị
bung, bị hỏng, không hoạt động được; xi lanh thủy lực cửa số 4 hoạt
động không đồng tốc; các tấm thép (bọc tường) chắn tường ngực trên
cửa van bị bung, cong vênh; hệ thống gioăng cao su củ tỏi (P60) đã bị
hư hỏng, khơng kín nước; Thép lót tường thân cống, tường chắn (để
bảo vệ bê tơng thân cống khơng bị khí thực ăn mịn) các cửa số 1, 2, 3,
5 bị bung toàn bộ.
- Trong quá trình vận hành: tốc độ mở cống chậm, thường xuyên
xảy ra tiếng nổ, nguyên nhân có thể do ống (cấp khí) phá chân khơng
(đường kính 200mm) là q nhỏ.
b) Ngun nhân hư hỏng:
- Sơ bộ có thể xác định nguyên nhân là do áp lực âm gây ra; việc
ống cấp khí nhỏ, vị trí đặt chưa hợp lý có thể tạo ra cả vùng chân


20
không ảnh hưởng đến cả khu vực khe van, do vậy, cần phải đánh giá
lại kích thước và vị trí ống cấp khí từ đó xem xét giải pháp bổ sung

ống cấp khí.
- Đối với phần cống, chưa đủ điều kiện để xử lý hư hỏng như
phương án trong hồ sơ. Cần phải tìm ra nguyên nhân làm bung các
thép bọc tường, phải xác định được lực cần liên kết giữa các tấm thép
và tường bê tông, cùng với điều kiện bề mặt thép bọc với dòng chảy.
- Tư vấn cần kiểm tra lại hồ sơ thiết kế, hồ sơ hồn cơng, quy
trình vận hành cửa van, hồ sơ vận hành cơng trình trong những năm
gần đây; đánh giá, so sánh quá trình vận hành thực tế với hồ sơ thiết
kế; kiểm tra lại chế độ dòng chảy đáy và dòng chảy mặt tại của ra tràn
xả lũ; đồng thời rà sốt, đánh giá, điều chỉnh lại quy trình vận hành
cửa van.
- Ở tràn xả sâu hồ Tả Trạch chưa xảy ra hiện tượng khí thực, tuy
nhiên, tốc độ dịng chảy sau cửa van có thể đạt tới khoảng 24-25m/s;
do vậy cần phải bọc lại thép lót thân cống xả sâu; có thể xem xét tăng
chiều dày thép lót bản đáy của đường hầm (ngay sau cửa van khoảng
7-10m) lên 20mm; cần nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để khơng tạo
thành các mố nhám trên bề mặt thép lót, tránh để xảy ra hiện tượng
khí thực. Ngồi ra, thép lót tường ngực có thể bỏ, khơng cần bọc lại vì
khơng cần thiết.
- Việc bọc lại thép lót thân cống xả sâu là cần thiết để bảo vệ bê
tông khỏi sự ăn mịn của khí thực.
Hiện tại, Ban 5 đang thuê đơn vị tư vấn đánh giá nguyên nhân và
giải pháp xử lý.
1.5. Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với hồ Tả
Trạch
Hồ chứa nước Tả Trạch là hồ chứa quan trọng đặc biệt theo phân
loại tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Do vậy, hồ chứa phải
được thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa
nước như tại Bảng 1.1.



21
Bảng 1.1: Quy định của pháp luật về quản lý an toàn hồ Tả Trạch
TT

Quy định tại
Nghị định số
114/2018/NĐ-CP

Thời gian
thực hiện

Cách
thức
thực hiện

1

Kê khai đăng
ký an toàn Điều
đập, hồ chứa 10
nước

- Đã thực hiện năm 2019;
- Thực hiện kê khai nếu có thay Tự thực
đổi quy mơ, nhiệm vụ, thơng số hiện
kỹ thuật.

2


Điều chỉnh bổ
Điều
sung quy trình
11, 12,
vận hành hồ
13
chứa nước

- Định kỳ 5 năm; đã điều chỉnh
năm 2020;
Tuyển
- Khi nhu cầu dùng nước hoặc chọn Tư
nguồn nước, quy mô, nhiệm vụ vấn
cơng trình thay đổi hoặc QTVH
khơng cịn phù hợp

3

Lập quy trình
Điều
vận hành cửa
11
van

- Thực hiện năm 2021;
Tuyển
- Điều chỉnh khi quy trình chọn Tư
vấn
khơng cịn phù hợp


4

Lập quy trình
bảo trì cơng
trình

- Đã thực hiện xong tháng
5/2021;
- Điều chỉnh khi quy trình
khơng cịn phù hợp

5

Lập và lưu trữ
hồ sơ đập, hồ
chứa nước

- Đã thực hiện;
- Cập nhật hàng năm
- Đã lắp đặt thiết bị;

6

Lắp đặt thiết bị
và quan trắc Điều
công trình đập, 14
hồ chứa nước

7


Lắp đặt thiết
bị quan trắc
Điều
khí tượng thuỷ
15
văn
chuyên
dùng

- Đã lắp đặt thiết bị trong giai
đoạn thi công và bổ sung trong
Tự thực
dự án WB8
hiện kiểm
- Thực hiện quan trắc thường tra
xuyên và bảo trì theo quy trình
bảo trì được duyệt

Tự thực
- Thực hiện quan trắc thường hiện kiểm
xuyên và bảo trì theo quy trình tra
bảo trì được duyệt


22

TT

Quy định tại
Nghị định số

114/2018/NĐ-CP

Thời gian
thực hiện

Cách
thức
thực hiện

- Kiểm tra thường xuyên, trước
lũ, sau lũ;
- Báo cáo hiện trạng an tồn hồ
chứa nước gửi Bộ Nơng nghiệp
và PTNT trước ngày 15/4 hàng
năm;
- Họp Hội đồng trước và sau lũ,
đột xuất (theo yêu cầu của Hội
đồng).

Phối hợp
với

vấn hỗ trợ
kỹ thuật
cho Hội
đồng

8

- Kiểm tra và

báo cáo hiện
trạng đập, hồ
chứa nước
- Thành lập, tổ
chức họp Hội
đồng Tư vấn
đánh giá an
toàn đập, hồ
chứa nước

9

- Năm kiểm định gần nhất là
2021.
Kiểm định an
Tuyển
Điều - Kiểm định định kỳ 5 năm,
toàn đập, hồ
chọn Tư
18, 19 kiểm định đột xuất khi có u
chứa nước
vấn
cầu của Bộ Nơng nghiệp và
PTNT

10

Bảo trì, sửa
chữa,
nâng

Điều
cấp, hiện đại
20
hóa đập, hồ
chứa nước

- Thực hiện theo kế hoạch bảo
Tuyển
trì được phê duyệt và kế hoạch
chọn tư
sản xuất kinh doanh được giao
vấn
hàng năm

11

- Lắp đặt hệ
thống giám sát
vận hành;
Điều
- Thiết bị thông 20
tin, cảnh báo an
toàn cho đập và
vùng hạ du đập

- Đã thực hiện lắp đặt hệ thống
giám sát vận hành;
Tuyển
- Đã có thiết bị cảnh báo ở khu chọn tư
đầu mối.

vấn
- Bảo trì theo quy định

12

Cắm
mốc
phạm vi bảo vệ Điều
đập, hồ chứa 24
nước

- Đã cắm mốc phạm vi bảo vệ
đập;
Tuyển
- Chưa cắm mốc bảo vệ hồ chứa; chọn

vấn
- Thực hiện công tác bảo trì mốc
hàng năm

Điều
16,
Điều
17


23

TT


Quy định tại
Nghị định số
114/2018/NĐ-CP

Thời gian
thực hiện

Cách
thức
thực hiện

13

- Bộ đã duyệt Phương án bảo
Lập và thực
Điều vệ;
hiện phương
Tự thực
21, 22, - Tổ chức thực hiện Phương án;
án bảo vệ đập,
hiện
23
- Điều chỉnh nếu Phương án
hồ chứa nước
khơng cịn phù hợp.

14

Lập và thực
hiện phương Điều

án ứng phó 25
thiên tai

15

Lập và thực
hiện phương Điều - Lập năm 2021;
Tự thực
án ứng phó 25, 26, - Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung
hiện
với tình huống 27
hằng năm.
khẩn cấp

16

Xây dựng hệ
thống cơ sở Điều
dữ liệu đập, 29
hồ chứa nước

- Đã có Phương án;

Tự thực
- Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung
hiện
hằng năm.

- Đã thực hiện lưu trữ hàng
Tự thực

năm.
hiện
- Cập nhật bổ sung hàng năm.


24

CHƯƠNG 2
VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC TẢ TRẠCH
2.1. Lập, điều chỉnh, phê duyệt QTVH hồ chứa, QTVH cửa van

2.1.1. Lập, rà sốt, điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa theo định
kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ khơng cịn phù hợp
a) Khái niệm quy trình vận hành
Quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa là tài liệu kỹ thuật quy
định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, nội dung và trình
tự vận hành để trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp
khác nhau của thời tiết hoặc khi yêu cầu cấp nước thay đổi; đảm bảo
cơng trình làm việc đúng năng lực thiết kế, an tồn cho cơng trình và
hạ du, hài hồ lợi ích giữa các nhu cầu dùng nước.
Quy trình vận hành hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của
Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, pháp luật có liên quan và phù
hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sơng được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt (Khoản 1 Điều 11 Nghị định số
114/2018/NĐ-CP).
b) Hồ Tả Trạch hiện tại đang được vận hành theo 2 Quy trình sau:
- QTVH liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm
theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng
Chính phủ;
- QTVH hồ Tả Trạch ban hành theo Quyết định số 5478/QĐBNN-TCTL ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nơng thơn.
c) Trách nhiệm, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh QTVH hồ Tả
Trạch
Công ty Tả Trạch có trách nhiệm lập, điều chỉnh QTVH hồ Tả
Trạch theo định kỳ 5 năm hoặc khi QTVH hồ khơng cịn phù hợp
(Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP)


25
Cơng ty Tả Trạch thực hiện trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh
QTVH hồ Tả Trạch như sau:
(1) Lập đề cương, dự toán nhiệm vụ điều chỉnh QTVH hồ
Tả Trạch.
(2) Trình Bộ phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo phân cấp thẩm
định, phê duyệt đề cương, dự toán, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các
nhiệm vụ từ nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và
nguồn vốn khấu hao tài sản cố định do Công ty quản lý.
(3) Tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc tự thực hiện theo đề cương, dự
toán đã được phê duyệt.
(4) Trình Bộ phê duyệt điều chỉnh QTVH, gồm các bước theo
quy định tại Điều 12 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như sau:
- Công ty nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
đến Tổng cục Thủy lợi, hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị phê duyệt QTVH;
dự thảo QTVH; Báo cáo thuyết minh kết quả tính tốn kỹ thuật; Bản
đồ hiện trạng cơng trình; Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị
liên quan; các tài liệu liên quan khác kèm theo;
- Trường hợp cần thiết, Bộ quyết định thành lập Hội đồng thẩm
định QTVH.
- Tổng cục Thủy lợi lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan và
chuyên gia; trình Bộ lấy ý kiến của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

có liên quan;
- Trình tự thẩm định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Thủy lợi xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ
sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy lợi thông báo bằng văn bản cho Công
ty Tả Trạch ; trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy lợi tổ chức thẩm định và trình Bộ xem xét
phê duyệt. Trường hợp khơng đủ điều kiện phê duyệt, Tổng cục Thủy
lợi thông báo bằng văn bản cho Công ty Tả Trạch để bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.


×