Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

tiểu luận lịch sử đảng đề tài SÁCH lược NGOẠI GIAO của VIỆT NAM với QUÂN PHÁP và QUÂN TƯỞNG GIAI đoạn 1945 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.57 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
���

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ
ĐẢNG
ĐỀ TÀI: SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM VỚI QUÂN
PHÁP VÀ QUÂN TƯỞNG GIAI ĐOẠN 1945-1946

Sinh viên thực hiện:

Đỗ Thị Hồng Uyên-19050286
Nguyễn Thị Thu Hiền19050081 Vương Khánh Chi19050033 Hà Thị Hồng Ngân19050183

Nhóm:

2

Lớp:

QH 2019E Kinh tế clc

6 Giảng viên hướng dẫn:Thầy Lê Tiến Dũng

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

5. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI

3

NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1: SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
1945-1946
1.1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THỜI KỲ 1945 – 1946


4
4

1.1.1. Bối cảnh quốc tế thời kỳ 1945 – 1946

4

1.1.2.Bối cảnh trong nước thời kỳ 1945 – 1946

5

1.2. SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1945-1946

6

1.2.1. Giai đoạn hòa Tưởng để đánh Pháp

6

1.2.2. Giai đoạn hòa Pháp để đuổi Tưởng

8

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO 1945-1947

14

2.1. SỰ KHÉO LÉO, LINH HOẠT CỦA SÁCH LƯỢC

14


2.1.1. Hòa Tưởng để đánh Pháp

14

2.1.2. Hịa Pháp để đuổi Tưởng

15

2.2 THÀNH CƠNG CỦA SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO TRONG GIAI
ĐOẠN 1945-1946
16
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO TRONG GIAI
ĐOẠN
1945-1946

18


3.1 Ý NGHĨA LỊCH SỬ

18


3.2 Ý NGHĨA HIỆN THỰC
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
4.1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ LẠI

21
23

23

4.1.1. Giai đoạn hòa Tưởng để đánh Pháp

23

4.1.2. Giai đoạn hòa Pháp để đuổi Tưởng

23

4.2. BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI HIỆN NAY

24

KẾT LUẬN

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đối ngoại là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong quan hệ chính trị quốc tế,
nó đồng hành cùng dân tộc trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…của
mỗi quốc gia. Nếu khơng đưa ra chính sách hợp lý sẽ khiến cho khơng có sự
hợp tác giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới, nó có thể khiến một
quốc gia tụt hậu và ngược lại, nếu một quốc gia có chính sách ngoại giao hợp

lý điều đó sẽ thúc đẩy được mọi mặt đời sống xã hội phát triển, hợp tác, giao
lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia
nào cũng đều nhằm ba mục tiêu cơ bản, đó là góp phần bảo vệ độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốc tế
thuận lợi nhất để phát triển đất nước và nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng
trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là một ví dụ điển
hình. Trong 70 năm dựng nước và giữ nước, ngoại giao ln có mặt và đóng
vai trị quan trong trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như đời
sống của nhân dân.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ln thể hiện được bản lĩnh, trí
tuệ của mình trong việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại phù
hợp với từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt khi đất nước đang ở trong hồn cảnh
vơ cùng khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” ở giai đoạn 1945-1946, khi mà đất
nước ta mới thành lập, bằng những chính sách ngoại giao khôn khéo, linh
hoạt, sáng tạo, Đảng ta đã tập trung tinh thần và lực lượng giải quyết từng
khó khăn, đưa đất nước thốt khỏi vịng vây của kẻ thù. Với những lý do trên
tác giả chọn đề tài “Sách lược ngoại giao của Việt Nam với quân Pháp và
Quân tưởng giai đoạn 1945-1946” làm đề tài tiểu luận.


2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài ““Sách lược ngoại giao của Việt Nam với quân Pháp và Quân tưởng
giai đoạn 1945-1946” đã nêu ra những diễn biến, lý do lựa chọn sách lược
của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng ta trong thời kỳ “thù trong giặc
ngoài” của nước ta. Qua đó nhóm tác giả đã đánh giá sự khéo léo, linh hoạt,
đúng đắn của sách lược ngoại giao trong giai đoạn 1945-1946 cũng như kết
quả đã đạt được của sách lược đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống quân Pháp và quân Tưởng, bảo vệ vững chắc nền độc lập
dân tộc mà nhân dân ta đã giành được. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cũng như bài học trong công tác ngoại giao hiện nay cho nước ta.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Chính sách ngoại giao
- Phạm vi thời gian: 1945-1946
- Phạm vi không gian: Việt Nam
4. Tổng quan tài liệu
Phạm Minh Triều (2021) đã viết bài “Sách lược hịa hỗn, nhân nhượng với
kẻ thù trong giai đoạn (1945 - 1946) - Một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến
lược, quyết định của cách mạng Việt Nam” . Bài viết đã nêu ra một số tình
hình đất nước và diễn biến của nước ta lúc bấy giờ; Đánh giá sách lược hịa
hỗn, nhân nhượng với kẻ thù thời kỳ 1945 – 1946 cũng như sự lãnh đạo tài
tình của Đảng và Bác. Chính nhờ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận
dụng sách lược linh hoạt hịa hỗn, nhân nhượng với kẻ thù, giữ vững
nguyên tắc chiến lược mà cách mạng đã vượt qua những thử thách hiểm
nghèo, giành thắng lợi từng bước, đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững
chắc đi tới thắng lợi hoàn toàn.


Phịng Lý luận chính trị lịch sử Đảng (2021) đã xuất bản “Hiệp định Sơ bộ
(6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) - Nước cờ ngoại giao Xuất sắc của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh” trên trang thơng tin điện tử. Bài viết đã nêu
cho đọc giả cái nhìn khái quát về Hiệp định sơ bộ và Tạm ước cũng như
đánh giá về hiệp định này. Đây có thể coi là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng,
là nước cờ đúng đắn phát huy sức mạnh của chính quyền nhân dân, bài học
về phân hóa và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, biết tận dụng
đúng thời cơ cách mạng, biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có
nguyên tắc, ln đặt lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia lên trên hết.
“Ngoại giao trước Toàn quốc kháng chiến và bài học về công tác đối ngoại
hiện nay” của Đặng Đình Quý (2016). Bài viết đã nhấn mạnh về tầm quan
trọng của vấn đề ngoại giao, nêu rõ bài học từ chính sách ngoại giao giai
đoạn 1945-1945 cũng như cơng tác ngoại giao trong bối cảnh hiện nay.

Ngày nay, mặt trận ngoại giao đang được hưởng các điều kiện bên trong và
bên ngồi rất thuận lợi. Đó là cơ sở để chúng ta có niềm tin rằng ngoại giao
tiếp tục phát huy vai trò và sứ mệnh là một trong những mặt trận hàng đầu
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Từ những
bài học về chiến lược đi trước, Đảng ngày càng phát huy được vai trị của
bản thân trong cơng tác đối ngoại cũng như bảo vệ đất nước trong bối cảnh
hiện nay.
5. Cấu trúc dự kiến của đề tài
Chương 1: Sách lược ngoại giao của nước ta giai đoạn 1945-1946
Chương 2: Đánh giá sách lược ngoại giao 1945-1946
Chương 3: Ý nghĩa sách lược ngoại giao trong giai đoạn 1945-1946
Chương 4: Bài học và liên hệ thực tiễn


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
1945-1946
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ 1945 – 1946
1.1.1. Bối cảnh quốc tế thời kỳ 1945 – 1946
Tháng 5/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thắng lợi thuộc về phe
Đồng minh, khiến cho tình hình thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ. Các nước
lớn bắt đầu điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình. Ở phe Đồng Minh, từ
mối quan hệ hợp tác trong chiến tranh, các nước dần chuyển sang đối đầu trong
hịa bình. Trật tự thế giới thay đổi, từ trật tự một cực chuyển thành trật tự hai
cực Ianta, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô.
Sau chiến tranh, nhờ có ưu thế là mạnh nhất về kinh tế, quân sự, độc quyền vũ
khí nguyên tử, chủ nợ chính của phần lớn các quốc gia Âu, Á, Mỹ Latinh, Mỹ
có mưu đồ làm bá chủ thế giới. Để thực hiện mưu đồ của mình, trong ngoại
giao, Mỹ bắt đầu chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới, chống
những diễn biến tích cực của phong trào giải phóng thuộc địa của chủ nghĩa

thực dân.
Về Liên xô, tuy bị thiệt hại về người và của, nhưng cũng nhanh chóng trở thành
cường quốc hàng đầu Châu Âu. Mặc dù so với Mỹ, tiềm lực kinh tế và vũ khí
hạt nhân khơng bằng nhưng Liên Xơ vẫn cùng Mỹ đóng một vai trò quyết định
trong việc giải quyết những vấn đề lớn về hịa bình, an ninh trong khu vực và
trên thế giới.
Cùng thời điểm, các nước lớn trong phe Đồng Minh cũng nhanh chóng củng cố
lại hệ thống thuộc địa. Tuy Anh và Pháp là hai cường quốc thắng trận, nhưng lại
trong thế suy yếu, tình hình chính trị khơng ổn định. Để duy trì vai trị cường


quốc sau chiến tranh, hai nước ra sức khôi phục lại nền kinh tế, ổn định chính
trị.


Trong khi đó, ở Châu Á và Châu Phi, phong trào đấu tranh chống chiến tranh
xâm lược và sự thống trị, đô hộ của thực dân phương Tây trở nên vơ cùng mạnh
mẽ. Hình thức đấu tranh ở các nước diễn ra khác nhau nhưng đều hướng tới lật
đổ ách thống trị, giải phóng đất nước. Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở
các nước này dần lan sang Châu Âu và lan rộng toàn thế giới.
1.1.2.Bối cảnh trong nước thời kỳ 1945 – 1946
Trong bối cảnh các cuộc chiến tranh thế giới diễn ra mạnh mẽ, năm 1942, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra thời cơ và tiên đốn thời điểm cách mạng nước ta
thành cơng “1945 – Việt Nam độc lập”. Người kêu gọi đồng bào cả nước: “Phe
xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự
thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc
năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải làm nhanh!”. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Đảng Cộng sản Đông Dương do lãnh tụ Hồ Chí Minh đứng đầu, tháng
8/1945 – cuộc cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi. Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời. Sự kiện này đã mở ra một kỳ nguyên mới, độc lập, tự do

cho nhân dân Việt Nam.
Sau khi đất nước được thành lập, thời gian đầu, do tàn dư của chiến tranh, chính
quyền nhân dân phải đối mặt với đời sống kinh tế - xã hội rối loạn, lương thực
khan hiếm đã để lại hậu quả là nạn đói trong những năm 1945, có hơn hai triệu
người bị chết đói; mọi hoạt động sản xuất, kinh tế, tài chính, thương mại khó
khăn, hỗn loạn, rơi vào đình đốn. Khơng những thế, tư bản Pháp vẫn nắm trong
tay hệ thống ngân hàng Đông Dương, Quân Tưởng thì cho lưu hành đồng tiền
mất giá của Trung Quốc, tự ý quy định tỷ giá tiền quan kim và tiền Đông
Dương, làm lũng đoạn thị trường ở miền Bắc; chính sách ngu dân của thực dân
Pháp làm cho 95% dân ta mù chữ.
Cùng thời điểm đó, nước ta gặp phải một thách thức lớn, phải đối phó với nhiều
thế lực quân sự đối địch của các nước lớn cùng một lúc. Ở phía Bắc, gần 2000


quân Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến
16 trở ra, mang theo các nhóm người Việt sống lưu vong ở Trung Quốc. Ở phía
Nam Việt Nam lúc này cũng có khoảng 26 nghìn quân Anh - Ấn vào giải giáp
quân đội Nhật.
Tháng 10/1945, Anh đã kí với Pháp hiệp định chính thức công nhận quyền dân
sự của Pháp tại Đông Dương. Ngày 1/1/1946, Anh ký hiệp định trao quyền cho
Pháp giải giáp quân đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Đổi lại, Pháp nhân
nhượng cho Anh một số quyền lợi ở Xyri và Libăng. Thêm vào đó, trong
khoảng thời gian Nhật Bản chiếm đóng Đơng Dương, Pháp có khoảng 50 nghìn
lính gồm tù binh đang bị Nhật giam giữ và tân binh nằm rải rác ở các miền phụ
cận Đông Dương. Sau chiến tranh, 1500 lính Pháp bị Nhật giam giữ ở miền
Nam Việt Nam trong cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 được thả và vũ trang trở lại.
Quân viễn chinh mới của Pháp được gấp rút đưa vào miền Nam. Ngày
23/9/1945, Pháp mở cuộc xâm lược Việt Nam lần 2. Ngoài ra, cịn khoảng 60
nghìn qn Nhật ở Việt Nam chờ giải giáp lúc này.
Như vậy, cùng một lúc, nước ta phải đối diện với bốn thế lực quân sự lớn đang

chiếm đóng (là Nhật, Anh, Pháp và lực lượng Tưởng Giới Thạch) với mục tiêu
là tìm cách xóa chính quyền cách mạng, lập lại trật tự của thực dân phương Tây.
Nhìn tổng thể, giữa ta và các thế lực thù địch từ bên ngồi, xét về mặt lực lượng
có sự chênh lệch rất lớn. Lúc này, chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao cùng Thường vụ Trung ương Đảng đã sớm thấy rằng việc dùng vũ
lực là khơng khả thi, và ngoại giao chính là thứ vũ khí sắc bén có thể tham gia
vào q trình bảo vệ thành quả cách mạng, chia rẽ, cô lập kẻ thù.
1.2. Sách lược ngoại giao của nước ta giai đoạn 1945-1946
1.2.1. Giai đoạn hòa Tưởng để đánh Pháp
a) Lý do hòa Tưởng để đánh Pháp


Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, với danh nghĩa đồng minh đến tước vũ khí của
phát xít Nhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và
khuyến khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền
độc lập và chia cắt nước ta, bao gồm: 20 vạn quân Tưởng, quân đội Anh. Cùng
thời điểm đó tại Nam Bộ, chúng ta cũng phải đối phó với dã tâm xâm lược trở
lại của Thực dân Pháp. Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh
trường hợp phải một mình đối phó với nhiều lực lượng kẻ thù cùng một lúc, từ
đó chủ trương tạm thời hịa hỗn tránh xung đột với qn Tưởng. Ngun nhân
ta hịa hỗn với Tưởng vì Pháp mới là kẻ thù chủ yếu trước mắt của cách mạng,
Tưởng vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đồng minh chưa tuyên bố
xâm lược như Pháp nếu đánh Tưởng thì sẽ rất khó khăn cho ta, hơn nữa nhằm
tránh được phe đồng mình câu kết chống Việt Nam, lực lượng cách mạng còn
non yếu, quân Tưởng thì đơng và nhằm lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đồn
Mỹ,
Tưởng- Anh, Pháp vào Đơng Dương
b) Diễn biến
Lênin đã từng dạy những người cách mạng rằng: “Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng
có lợi cho kẻ thù chứ khơng có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác;

và những nhà chính trị nào của giai cấp cách mạng, không biết “lựa chiêu, liên
minh và thỏa hiệp” để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi rõ rệt thì đó là những
người vơ dụng”. Sau Cách mạng Tháng Tám là thời kỳ cách mạng nước ta gặp
rất nhiều khó khăn và thách thức với nhiều kẻ thù nguy hiểm, thù trong giặc
ngoài. Để ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ” của quân
Tưởng và tay sai, Đảng, Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện sách
lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hịa hỗn, nhân nhượng có ngun tắc”
với qn Tưởng; đề ra nhiều đối sách khơn khéo đối phó có hiệu quả với các
hoạt động khiêu khích, gây xung đột vũ trang của quân Tưởng; thực hiện giao
thiệp thân thiện, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt với các yêu sách của quân Tưởng


và các tổ chức đảng phái chính trị tay sai thân Tưởng, nhất là số cầm đầu Việt
Quốc, Việt Cách.


Ngày 11/11/1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, để tránh mũi nhọn tấn công của
kẻ thù, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trị lãnh đạo chính
quyền và nhân dân. Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên
cứu chủ nghĩa Mác Đơng Dương, để phối hợp hoạt động bí mật với cơng khai
Trước hành động khiêu khích của qn đội Tưởng và tay sai, để tránh xảy ra
xung đột về quân sự, chúng ta quyết định nhân nhượng. Đồng ý việc đảm bảo
cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng khi ở Việt Nam và nhân
nhượng cho quân Tưởng được sử dụng đồng tiền Quan kim, Quốc tệ song hành
cùng đồng bạc Đông Dương. Sau khi bầu cử thành cơng, Hồ Chí Minh chấp nhận
mở rộng thành phần đại biểu Quốc hội, đồng ý bổ sung thêm 70 ghế cho Việt
quốc, Việt cách không qua bầu cử; cải tổ, mở rộng thành phần Chính phủ liên
hiệp với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, người không đảng phái và cả một
số phần tử cầm đầu tổ chức phản động tay sai của quân Tưởng, trong đó có nhiều
ghế Bộ trưởng quan trọng.

1.2.2. Giai đoạn hòa Pháp để đuổi Tưởng
a) Lý do hòa Pháp để đuổi Tưởng
Sau khi Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp (28-21946) đã đăt nước ta đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu
chống thực dân Pháp hoặc hịa hỗn, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng
phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù. Chính vì thế, Đảng ta đã chọn biện pháp
hòa Pháp để đuổi Tưởng
b) Diễn biến
Đầu năm 1946, phe đế quốc đã dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để thực
dân pháp đưa quân ra miền bắc Việt Nam thay cho quân đội Tưởng. Ngày
28/2/1946, hiệp ước Hoa- Pháp được ký kết. Trong đó có nội dung thỏa thuận
để Pháp đưa quân đội ra Bắc vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật


thay thế 20 vạn quân Tưởng rút về nước, hạn cuối cùng là ngày 31/3/1946. Và
đổi lại, Pháp sẽ


nhân nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng ở Trung Quốc và Việt
Nam. Theo Hiệp ước, Tưởng được Pháp nhường cho một số quyền lợi về kinh
tế, chính trị, như hủy bỏ cai trị của Pháp trên đất Trung Quốc, nhượng cho
Tưởng một “khu đặc biệt” để tự do bn bán và có quyền kiểm sốt thuế quan ở
cảng Hải Phòng, bán cho Tưởng một đoạn đường sắt từ Hồ Kiều đến Côn Minh
(thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam), những kiều dân Trung Quốc ở
Đông Dương được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt. Đây thực chất là một bản
hiệp ước bán rẻ lợi ích dân tộc, chà đạp lên nền độc lập của Việt Nam, hợp pháp
hóa hành động xâm lược của thực dân Pháp ra miền Bắc. Việc này được Đảng
dự đoán sớm, Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25/11/1945) vạch rõ:
“Trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lịng cho Đơng Dương trở về tay Pháp, miễn
là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng”.
Thế nhưng vào sáng 6/3/1946, quân Tưởng đã chủ động nổ súng vào tàu chiến

Pháp tiến vào cảng Hải Phòng ở miền Bắc. Quân Pháp phản pháo ngay lập tức.
Giao tranh kéo dài đến trưa hơm đó, với thương vong và thiệt hại cho cả hai
bên. Sự kiện đấu súng này rõ ràng khơng có lợi cho phe Trung Hoa Dân quốc
xét về mặt tồn cục. Nó cũng cho thấy nhiều tầng mâu thuẫn đang tồn tại trong
phe Tưởng. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa Bộ tư lệnh quân Tưởng ở Việt Nam với
Bộ Tổng tham mưu quân Tưởng ở Trùng Khánh. Thứ hai là mâu thuẫn trong nội
bộ quân Tưởng ở Việt Nam, gồm phe muốn rút về nước theo lệnh của Trung
ương Trung Hoa Dân quốc, và phe muốn ở lại để ủng hộ nhóm phản động Việt
và “kiếm chác” thêm về mặt kinh tế. Trong nội bộ giới cầm quyền Pháp cũng có
ít nhất 2 phe là chủ chiến và chủ trương thương lượng. Ta nắm rõ nhóm chủ
trương thương lượng này của Pháp và đã chuẩn bị kỹ cho một kịch bản ký kết
thỏa thuận hòa hỗn. Trước đó vào ngày 25/2/1946, chính phủ Pháp do Giăng
Xanhtơni làm đại diện đã xúc tiến việc đàm phán với chính phủ Việt Nam để
được đưa quân ra Bắc an tồn, tránh tình trạng bị kháng cự mãnh liệt như ở
miền Nam. Tuy nhiên đàm phán bế tắc quanh vấn đề độc lập của Việt Nam. Phía
ta khơng chấp nhận “tự trị” cịn phía Pháp khơng chấp nhận “độc lập”.


Trong tình thế đó, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn giải pháp đánh hay hịa. Phân
tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhận
định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng, đưa ra bản Chỉ thị
Tình hình và chủ trương, ngày 3/3/1946 nêu rõ: “Vấn đề lúc này, không phải là
muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận một cách
khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho
đúng.” Trong bối cảnh xảy ra vụ bắn nhau Pháp- Hoa, đồng thời thực hiện chủ
trương đề ra trước đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với đại
diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, 6/3/1946, dưới sự chứng kiến của
nhiều quốc gia khác như Mĩ, Anh, Trung Hoa,…. Hiệp định quy định: Chính phủ
Pháp cơng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có nghị viện, chính phủ, qn
đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đơng Dương và trong Khối liên hiệp

Pháp. Việc thống nhất ba kỳ của nước ta do nhân dân ta quyết định. Việt Nam
đồng ý cho
15.000 quân Pháp vào miền bắc thay thế 20 vạn quân Tưởng, sau 5 năm phải rút
về nước, hai bên đình chỉ xung đột ở miền nam và mở cuộc đàm phán để đi đến
ký hiệp định chính thức.
Như vậy ở đây Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã nhân nhượng vào đúng thời điểm
Pháp chịu sức ép từ quân Tưởng nổ súng. Đảng ta không thể nhân nhượng sớm
hơn, khi Pháp còn chưa sứt đầu mẻ trán vì qn Tưởng, cũng khơng thể muộn
hơn vì có nguy cơ lớn Pháp và Tưởng sau vụ nổ súng đánh nhau sẽ bình tĩnh lại
và cấu kết với nhau cùng chống Việt Nam Dân chủ Cộng hịa - khi đó tình hình
sẽ vơ cùng khó khăn cho ta. Tất nhiên sự nhân nhượng ở đây là có nguyên tắc.
Việc lựa chọn giải pháp hịa hỗn với Pháp, mục đích của Đảng ta là: buộc quân
Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù,
bảo tồn thực lực, tranh thủ thời gian hịa hỗn để chuẩn bị cho một cuộc chiến
mới. Lập trường của Đảng ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường
vụ Trung ương xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa


nhận quyền dân tộc tự quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính,
ngoại giao và


cả sự thống nhất quốc gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong cuộc đàm phán ta
phải: “ không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng
chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và
nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến
của dân tộc ta.”
Sau khi ký hiệp định sơ bộ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hịa để
tiến (9/3/1946), phân tích, đánh giá chủ trương hịa hỗn và khả năng phát triển
của tình hình. Chỉ thị nêu rõ: Cần phải tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác cách

mạng, không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ
lúc nào và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần
quyết chiến của dân tộc ta, nhất là đối với đồng bào Nam Bộ và các chiến sĩ
ngồi mặt trận, cần đẩy mạnh cơng tác xây dựng Đảng, đặc biệt đào tạo cán bộ
chính trị và quân sự….
Để giữ vững nền độc lập, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, Đảng, Chính phủ tiếp
tục cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó khăn, phức tạp trong
suốt năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngoài nước. Từ ngày 19/4 đến
10/5/1946, đại diện Chính phủ Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Hội nghị trù bị ở
Đà Lạt, tuy nhiên hội nghị thất bại do sự thiếu thiện chí của Pháp
Từ ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đồn của Chính phủ Việt
nam thăm chính thức nước cộng hịa Pháp, chuyến thăm kéo dài hơn 4 tháng.
Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các đảng phái
Chính trị, các tổ chức quần chúng ở Pháp và đại diện nhiều tổ chức quốc tế.
Người đã nói rõ lập trường hịa bình hữu nghị, nguyện vọng thiết tha độc lập tự
do của nhân dân và Chính phủ Việt Nam, đồng thời đã thu được nhiều thành
công về mặt đối ngoại, làm cho dư luận Pháp, nhân dân Pháp và giới chính trị
Pháp tiến bộ hiểu thêm cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì nền độc lập thực sự của
Việt Nam. Cũng trong thời gian này, phái đồn Quốc hội Việt Nam do ơng
Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi thăm thân thiện và tham dự đàm phán chính thức
giữa hai bên Việt-Pháp


tại Hội nghị Fontainebleau, (Phongtenoblo, Paris- Pháp) từ ngày 6-7 đến ngày
10/9/1946, song khơng thành cơng vì vấp phải lập trường hiếu chiến và dã tâm
xâm lược của thực dân Pháp. Với thiện chí hữu nghị, hịa bình, nhân nhượng,
ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Marius Moutet đại diện Chính
phủ Pháp một bản Tạm ước 14/9 tại Marseill ( Mácxây, Pháp), đồng ý nhân
nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam; hai bên
cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán… Thiện chí và những

hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đồn đàm phán của Chính phủ ta
tuy khơng đạt mục đích ký hiệp định chính thức, nhưng đã làm cho nhân dân
Pháp hiểu và ủng hộ ta, làm cho dư luận quốc tế chú ý đến Việt Nam và hiểu
nguyện vọng tha thiết hịa bình của dân tộc Việt Nam. Cũng nhờ đó, chúng ta đã
duy trì một khoảng thời gian hồ bình hiếm có để tiếp tục xây dựng và phát triển
lực lượng về mọi mặt.
Trong khi đó ở Việt nam, thời hạn quân đội Tưởng phải rút về nước đã hết
(trước ngày 31/3/1946), nhưng quân Tưởng vẫn trì hoãn kéo dài; các thế lực
thực dân hiếu chiến Pháp ở Hà Nội móc nối, câu kết với tay sai phản động Đại
Việt- Quốc dân đảng, ráo riết chuẩn bị âm mưu thâm độc đảo chính lật đổ Chính
phủ Việt Nam, dự định vào ngày 14/7/1946. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên
quyết, sáng suốt của Đảng và Chính phủ do cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền Chủ
tịch chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ lãnh đạo, rạng sáng ngày 12/7/1946, lực
lượng cơng an đã khơn khéo, sáng tạo, quyết đốn tổ chức một cuộc đột nhập,
tấn công bất ngờ vào trụ sở của bọn Đại Việt- Quốc dân đảng, nhanh chóng
khống chế bọn phản động vũ trang, tổ chức khám xét và tịch thu được nhiều tài
liệu phản động, trong đó có bản Kế hoạch tổ chức làm đảo chính lật đổ chính
phủ Hồ Chí Minh. Với thắng lợi quan trọng này ta đã dập tan hoàn toàn mưu đồ
thâm độc lật đổ chính quyền cách mạng của bọn tay sai phản động câu kết với
thực dân Pháp, giữ vững chính quyền cách mạng.


Ngày 20/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đồn Việt Nam về đến cảng
Hải Phịng an tồn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: Cơng việc khẩn cấp bây
giờ,


nêu rõ thêm những nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết phải làm về mặt quân sự, chính
trị, và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, của đảng viên cán bộ đối với cuộc
kháng chiến kiến quốc và dự đoán đúng về khả năng một cuộc đối đầu quân sự

giữa Việt Nam và Pháp. Kịp thời chỉ đạo từng bước chuyển sang tình trạng
chiến tranh và chuẩn bị kháng chiến lâu dài; tiếp tục cuộc chiến đấu giam chân
địch ở Nam Bộ và trong các thành phố, thị xã ở miền Bắc, khẩn trương tiến
hành cuộc tổng di chuyển các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội
và các cán bộ, ngành, quân đội, …..
Từ cuối tháng 10/1946, tình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng căng thẳng do
nguy cơ một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp tăng dần. Đảng, Chính
phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam tiếp tục kiềm chế, kiên trì thực hiện chủ
trương hịa hỗn và bày tỏ thiện chí hịa bình, nhân nhượng nhằm tìm kiếm con
đường hịa bình, giữ gìn tồn vẹn độc lập, tự do của Việt Nam, đồng thời cố
gắng cứu vãn mối quan hệ Việt- Pháp đang ngày càng xấu đi và ngăn chặn một
cuộc chiến tranh nổ ra quá sớm và không cân sức với Pháp. Nhiều lần, chủ tịch
Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ Việt Nam, đã gửi điện văn, thư từ cho Chính
phủ Pháp, cho Thủ Tướng Pháp song đều khơng được hồi đáp; con đường ngoại
giao với đại diện Pháp tại Hà Nội cũng đều không đưa đến kết quả tích cực vì
phía Pháp chỉ muốn “dùng biện pháp qn sự để giải quyết mối quan hệ ViệtPháp”. Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Việt Nam đã bộc lộ rõ thái độ bội ước, tiếp
tục đẩy mạnh tăng cường bình định ở các tỉnh Nam Bộ, xúc tiến tái lập Nam Kỳ
tự trị; gây hấn’ khiêu khích, gây xung đột qn sự, lấn chiếm nhiều vị trí ở nơi
đóng quân ở Bắc Bộ Việt nam, đặt lại nền thống trị ở Campuchia và Lào, chia rẽ
ba nước Đông Dương.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SÁCH LƯỢC NGOẠI GIAO 1945-1947
2.1. Sự khéo léo, linh hoạt của sách lược

2.1.1. Hòa Tưởng để đánh Pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những bất đồng và xung đột quyền lực
cục bộ khá gay gắt ngay trong nội bộ tướng lĩnh của Tưởng và các nhóm tay sai,
do đó đã có ứng xử khơn khéo trong quan hệ, vừa đấu tranh chính trị, ngoại
giao, vừa khai thác mặt hám lợi vật chất của các tướng lĩnh Tưởng để hạn chế

sự chống phá của chúng. Lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để
phân hố chúng, tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Miền
Bắc nước ta đã có một thời kỳ tương đối ổn định để thực hiện chủ chương
kháng chiến kiến quốc, xây dựng củng cố chính quyền nhân dân; làm chậm trễ
việc quân đội viễn chinh Pháp ra Bắc và tạo điều kiện để chi viện cho kháng
chiến ở đồng bào miền Nam, nhờ những biện pháp, chính sách hồ hỗn, vơ
hiệu hóa các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật
đổ chính quyền cách mạng của Tưởng. Đồng thời, cũng tranh thủ thời gian xây
dựng chế độ mới: tăng gia sản xuất tiết kiệm, khắc phục nạn đói do chế độ cũ để
lại, mở mang văn hóa giáo dục, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng Đảng và
xây dựng củng cố Chính quyền Nhà nước
Sự khéo léo, linh hoạt trong sách lược hòa Tưởng để đánh Pháp, là đánh giá
đúng tình hình địch- ta để định ra đối sách phù hợp, đồng thời mềm dẻo về thực
hiện sách lược nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có giới hạn, nhân nhượng
có nguyên tắc. Tuy nhân nhượng nhưng ta vẫn có những hoạt động rõ ràng, ln
khẳng định đường lối độc lập tự chủ. Xây dựng Đảng vững mạnh: đồn kết
thống nhất, có đường lối chiến lược, sách lược đúng, tổ chức phù hợp là nhân tố
quyết định thắng lợi sách lược hịa hỗn với kẻ thù. Sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc được phát huy mạnh mẽ, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng. Đồng thời, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn
tay sai của


Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng
chứng.
2.1.2. Hịa Pháp để đuổi Tưởng
Với việc Hiệp định Sơ bộ được ký kết, đó là một thắng lợi lớn của Đảng ta và
ngành ngoại giao Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 là văn bản pháp lý
quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Chính phủ Pháp. Nó
là một sự kiện quốc tế vượt xa khn khổ quan hệ Việt - Pháp. Việc thương

lượng với Pháp và ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, đã “mở ra con đường làm cho
quốc tế thừa nhận ta, sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường
quốc tế”. Thông qua hiệp định, ta cũng bày tỏ cho thế giới thấy Việt Nam là
luôn luôn theo đuổi một giải pháp hịa bình, bằng mọi cách tránh bạo lực, đổ
máu khơng đáng có với qn Pháp. Làm cho nhân dân Pháp và nhân dân u
chuộng hịa bình thế giới qua đó hiểu biết sâu hơn về tình hình Việt Nam, về
Chính phủ Hồ Chí Minh
Hiệp ước Sơ bộ đã tỏ rõ tầm nhìn, tư duy chiến lược sắc bén của Đảng ta về vận
dụng điều kiện thực tiễn khách quan để chuyển hóa tình thế cách mạng. Trước
mắt, với bản Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa từ chỗ bị
gạt ra ngồi thỏa thuận Pháp - Hoa, trở thành một bên chủ thể quyết định đến
việc thực hiện các điều khoản thay quân trong Hiệp ước Trùng Khánh, để kết
thúc về mặt pháp lý vai trò của quân Tưởng tại Việt Nam, theo quy định của Hội
nghị Pốt-xđam. Đây là quyết định “nhất cử lưỡng tiện”, vừa tránh phải đối đầu
với Pháp trong điều kiện bất lợi cả về thế và lực, vừa mượn tay Pháp đuổi 20
vạn quân Tưởng ra khỏi bờ cõi. Đó là địn tiến cơng ngoại giao hết sức chủ
động, sáng tạo, nhằm phân hóa kẻ thù, thúc đẩy chúng tự loại trừ lẫn nhau, tạo
thuận lợi để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.


Sự mềm dẻo trong Hiệp định Sơ bộ, chính là nhân nhượng nhưng vẫn dựa trên
nguyên tắc. Hiệp định là bước đi cần thiết, chúng ta đánh đổi không gian để có
thời gian và biến nó thành lực lượng vật chất, củng cố thực lực một cách toàn


×