Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đề tài tư tưởng hồ chí minh về đạo đức là một sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo thấm gương đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.45 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|20482277

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KHXH&NV
TIỂU LUẬN
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một sinh viên,
em cần làm gì để học tập và làm theo thấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
LỚP: POS 361 N.
Nhóm sinh viên thực hiện:
Vũ Thúy Hiền
MSSV: 27203724435
Nguyễn Ngọc Hưng
MSSV: 27212121719
Nguyễn Bùi Trọng Khanh MSSV: 27213701146
Trần Nguyên Khoa
MSSV: 27212137672
Đỗ Thanh Nga
MSSV:27213745208
Lê Diệu Thúy
MSSV: 27203700578
Nguyễn Đôn Vinh
MSSV: 27217031287

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 05 năm 2022.


lOMoARcPSD|20482277

MỤC LỤC
Trang


LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………
3
CHƯƠNG I: VAI TRỊ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH …...…………………………………………………
4
1. VAI TRỊ, VỊ TRÍ ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ………………… 4
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ……… 5
CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH ……………………………………………………
8
1. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN HIỆN NAY… 8
2. PHƯƠNG PHÁP, ĐỊNH HƯỚNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ……………………………………………..
11
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….

15


lOMoARcPSD|20482277

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 (có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung)
trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nơng dân, ở làng Hồng Trù, xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị
của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu

sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho
Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.Với tinh thần yêu nước nồng
nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những
nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm
con đường để cứu dân, cứu nước. Đặc biệt, Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm
1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Về hôn nhân của Bác, cho tới nay chưa có một tài liệu chính thức từ phía nhà nước
Việt Nam nhắc đến việc Hồ Chí Minh đã từng kết hơn. Bản thân Hồ Chí Minh cũng nhiều
lần khẳng định ơng chưa từng có vợ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số sử gia tại
Hoa Kỳ, Pháp, và Trung Quốc, trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một
thiếu nữ Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh vào ngày 18 tháng 10 năm 1926 và sống với
nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó hai
người khơng bao giờ cịn gặp lại nhau.
Tóm tắt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác:
 Thời Thơ Ấu và thanh niên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1911)
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ Nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con
đường Cách Mạng Việt Nam (1911 – 1920);
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của
V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt
Nam (1924 – 1930);
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám
thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa (1930 – 1945);
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững
chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược

(1946 – 1954);
 Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc
và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước
(1954 – 1969).
3


lOMoARcPSD|20482277

Đến 9h47ph ngày 2/9/1969, Hồ Chí Minh ra đi để lại nỗi tiếc thương vơ hạn
trong lịng người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1- Vai trị, vị trí đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với
tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đơng với phương Tây, được hình thành và
phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam..
Nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
trang đầu của tác phẩm Đường cách mạng viết năm 1927 Hồ Chí Minh đã dành để viết về
Tư cách người cách mạng. Người yêu cầu người cách mạng phải biết hy sinh ít lịng ham
muốn về vật chất, khơng ngại gian khổ khó khăn, thậm chí có thể phải hy sinh tính mạng
của mình cho sự nghiệp chung. Người cách mạng phải rất khiêm tốn, không hiếu danh,
không kiêu ngạo, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà khơng nhút nhát, nếu thấy việc đúng
thì phải quyết tâm làm và phải chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Quần chúng tin và
theo cách mạng trước hết họ tâm phục đạo đức, gương hy sinh của người cách mạng. Họ
thống nhất trong ý thức đạo đức sẽ tạo sức mạnh vô địch trong hành vi đạo đức, có thể
lấy nhân nghĩa mà thắng hung tàn, đem trí nhân mà chế ước cường bạo.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí
Minh thì đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách

mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người từng viết:
“Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có
gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc xây
dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con
người, xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hồ Chí Minh
là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng, Người là hiện thân của đạo đức
cách mạng, nêu gương cho tồn Đảng, tồn dân ta.
Đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét tồn diện bao gồm đạo đức cơng dân, cán bộ,
đảng viên, người đứng đầu, chủ chốt. Đạo đức được nhận diện từ mơi trường gia đình,
cơng sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đạo đức Hồ Chí
Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai. Tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và tồn diện về đạo đức, bao
gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; những phẩm chất đạo đức cơ bản và những
nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới; yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách
mạng.
4


lOMoARcPSD|20482277

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Trong
tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách
mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan
hệ: với mình, với người và với việc. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ
thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng
nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sơng thì
có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
khơng lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử
thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại khơng rụt
rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác,
khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt
chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu
ngạo, không hủ hóa”.
Với u cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ
gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vơ luận trong hồn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vơ luận trong hồn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hịa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng
nghe ý kiến của quần chúng.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong
sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I. Lênin:
Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách tồn diện. Người nêu yêu cầu
đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động,
trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối
với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng
trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm
quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi

đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí cơng vơ tư”.
2- Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

5


lOMoARcPSD|20482277

Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong
sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng
Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trở thành tài sản tinh thần vơ giá đối với Đảng, với
nhân dân đó là bởi tấm gương đạo đức cao đẹp của Người. Tấm gương đó được thể hiện
qua hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con người, với công việc,
trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Ở đâu, lúc nào, với mọi đối tượng khác nhau, Người
cũng là hiện thân sinh động của tính nhất quán giữa nói và làm, tính trung thực và sự
khiêm tốn; tính kiên định về yêu cầu và niềm tin gắn liền với tính linh hoạt và uyển
chuyển trong phương pháp đối nhân xử thế; lòng dũng cảm, sự sáng suốt, đức hy sinh và
nghị lực phi thường vượt lên mọi khó khăn, thử thách; sự ân cần, chu đáo, lòng khoan
dung độ lượng đầy tính nhân ái, vị tha đối với mỗi con người. Đạo đức cách mạng Hồ
Chí Minh là tình người mênh mơng, nâng niu giá trị con người, là tình nghĩa thủy chung
son sắt. Suốt đời Người sống một cuộc sống đạm bạc mà tao nhã vô cùng. Người chỉ viết
và nói những lời, những chữ mộc mạc bình dị khơng màu mè tơ vẽ nhưng đi thẳng vào
lịng người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cốt ở thực hành đạo đức, nêu gương đạo
đức trong lao động, trong đấu tranh cho tình thương và lẽ phải, cho cái hay, cái tốt. Đó là
niềm tin vào chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một nhà tư tưởng lớn mang tầm vóc thời đại,
danh nhân văn hóa thế giới, cốt cách hiền triết Á Đông, tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Di
chúc, phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện cả ở tư tưởng, đạo đức và ngôn ngữ biểu
cảm của Người. Có thể nói, “phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ Chí
Minh”. Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một lãnh tụ chính trị, thấm nhuần
chủ nghĩa nhân văn cao cả và triết lý hành động vì con người của một nhà văn hóa lớn.
Đó cũng là phong cách một vĩ nhân, của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng nhưng khơng xa
lạ, khác thường mà gần gũi, chân tình, thấu hiểu mọi người, hóa thân vào nhân dân và
tốt lên một kiểu mẫu văn hóa làm người trong thời đại mới.
Với ý nghĩa là nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực hành theo
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là giải pháp quan trọng nhất, giúp xác lập lại vị
trí, vai trị của đạo đức - yếu tố gốc rễ, nền tảng tinh thần của mỗi con người. Chủ tịch Hồ
Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là các cán bộ, đảng viên,
khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, cũng giống như
gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo
được nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố
quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, phẩm chất, uy tín của mỗi con người. Người
cho rằng, mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức
6


lOMoARcPSD|20482277

cách mạng hay không và “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người
làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao
thượng”.Đạo đức cách mạng giúp người cách mạng đứng vững trong mọi hồn cảnh, dù
khó khăn hay thuận lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặp
khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước..., khi gặp thuận lợi và
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không
kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó
khơng phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của lồi
người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người
Việt Nam hiện tại và tương lai. Mỗi một mơ hình xã hội mới địi hỏi phải có những con
người mới cụ thể, với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội
đó. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải
trải qua một q trình khó khăn, gian khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là
những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Riêng về khía cạnh
đạo đức, đó trước hết là những người có tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của
đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đó là những người ln ln gắn bó với
nhân dân, u thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng,
được dân tin, dân phục, dân yêu. Đó phải là những con người có ý thức trách nhiệm với
cơng việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng
cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Đó đồng thời phải là những con người có tinh thần
tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian cho đất nước và nhân dân.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại.Nhiều lý thuyết đạo đức, bài học đạo đức
đã được tuyên truyền, nhưng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” trong những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả, chưa đáp
ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân.Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm, một
chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một q trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó
chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trị của đạo đức, sự cần thiết
phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ thể của quá trình tự giáo dục
đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những chuẩn mực chung của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá
trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gương thực hành

những nguyên tắc đó trong q trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới, nền đạo đức mới
của Việt Nam. Đó là các ngun tắc nói đi đơi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu
dưỡng đạo đức suốt đời.
Đạo đức không phải là cái nhất thành bất biến, không phải là điểm đến, chỉ cần phấn đấu
vươn tới một lần là xong xi, mà là q trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Một nền đạo
đức mới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.Chủ
7


lOMoARcPSD|20482277

tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của
Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hơm nay và mai sau, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là nền tảng tinh thần cho
xây dựng nền đạo đức mới ở trong hiện tại và tương lai ở Viê ̣t Nam.

CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
1- Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay.
1.1 Thực trạng lối sống của sinh viên:
Việc xây dựng phong cách sống, lối sống văn hóa lành mạnh hiện đang là vấn đề
được quan tâm trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta
hiện nay. Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước,
chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức cần thiết.
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng
tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội
nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực
lượng không nhỏ.Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và
đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học…chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các trường,

khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên ta có thể phân chia lối sống của sinh viên theo hai hướng:
tích cực và tiêu cực. Lối sống tích cực là lối sống văn hóa, lành mạnh, phù hợp với sự
phát triển xã hội, có tác dụng thúc đẩy sự hồn thiện cá nhân nói riêng và thúc đẩy tiến bộ
xã hội nói chung. Lối sống tiêu cực, ngược lại, là lối sống khơng lành mạnh, có tác động
xấu đến sự phát triển con người nói riêng và kìm hãm sự đi lên của đất nước nói chung.
Trước hết chúng ta sẽ nói về những mặt tích cực trong lối sống của sinh viên
hiện nay:
- Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động
và sáng tạo. là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế,
giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi
cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. .Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng
phát minh , sáng chế; và khơng ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến
thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự
đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa (đọc sách, nghiên
cứu, lấy thông tin, tài liệu từ nhiều nguồn…).

8


lOMoARcPSD|20482277

Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống
và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay
luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân
loại,sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như
văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên cịn được thể hiện ở việc tích cực tham
gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên tuyên truyền
hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi
nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình

phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
- Thứ hai, sinh viên Việt Nam là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám
nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ
mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành cơng hoặc thất bại, song họ không
hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn.
Tự tin nhưng khơng kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam. Khi quyết định một điều gì,
sinh viên khơng bao giờ qn tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Và khi đã
nhận được sự ủng hộ, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song sinh viên
khơng hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ ln tính tốn, xem xét vấn đề
một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử
nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc
mà họ khơng biết tỉ lệ thành cơng của mình. Và quan trọng là họ dám nhìn thẳng vào thất
bại và vượt qua nó.
- Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp
phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam.Sinh viên ngày nay đã biết
thân tự lập thân, không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều
được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Ngồi giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm
tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không
chỉ lo được cho bản thân mà cịn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thịi hơn
mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong giảng đường đại học.
- Ngồi ra, sinh viên Việt Nam cịn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham
hiểu biết. Họ khao khát tìm tịi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều
mới lạ. Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên.
- Thêm vào đó, siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó của sinh viên Việt Nam
cũng là một đức tính cần được nói đến. Bạn bè quốc tế ln nói về đức tính siêng năng
cần cù của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và khâm phục chân thành. Với bạn bè
thế giới họ luôn thân thiện, chân thành, cởi mở với tinh thần quốc tế trong sáng. Đức tính
ấy cũng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát
huy bởi thanh niên Việt Nam.


9


lOMoARcPSD|20482277

- Một biểu hiện tích cực nữa trong lối sống của sinh viên Việt Nam là phong cách
tự khẳng định mình. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình.
Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, sinh viên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng
cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Họ
đã chứng minh cho chúng ta thấy được sức mạnh của họ,vai trò to lớn của họ trong công
cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội.
Bên cạnh những mặt đạt được thì sinh viên hiện nay vẫn còn tồn tại những
hạn chế cần phải khắc phục.
- Nét tiêu cực lớn nhất, đáng báo động nhất trong giới sinh viên hiện nay chính là
về vấn đề tư tưởng. Có thể nói chưa bao giờ sinh viên Việt Nam lại sống thiếu lý tưởng
như hiện nay. Nếu như ngày trước lý tưởng xã hội chủ nghĩa luôn sục sơi trong mỗi thanh
niên Việt Nam, thì ngày nay để tìm được một sinh viên như thế quả là khơng dễ. Thậm
chí có những người khơng hiểu lý tưởng ấy là gì !Họ sống và học tập chỉ để đạt được
mục đích cá nhân nào đó. Hoặc thậm chí có người chẳng có mục đích gì. Sống thiếu niềm
tin, mục đích là một điểm yếu của giới trẻ ngày nay.
- Hiện nay có một bộ phận khơng nhỏ sinh viên phai nhạt lý tưởng sống, khơng có
định hướng rõ ràng trong học tập, có suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và xã hội. Họ sống
hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm : “được đến đâu thì hay
đến đó”,“nước đến chân mới nhảy”; sống theo chủ nghĩa cá nhân, dễ bị cám dỗ bởi vật
chất, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua địi, chạy theo lối sống tiêu dùng, có những biểu
hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống…
- Điểm tiêu cực tiếp theo là việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống.
Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo
giá trị trong cuộc sống. Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay.

Nhiều người chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập
thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số
thanh niên cịn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè… Lối sống thực dụng trong
sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sùng
bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn
đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu khơng những khơng thể thiếu mà cịn rất
quan trọng và hữu ích trong việc đạt mục đích cá nhân. Cái nhìn thực tế khơng ảo tưởng
viển vơng, khơng mơ mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng thì lại là
chuyện khác.
- Một điểm nữa rất phổ biến trong lối sống của sinh viên là việc dễ dàng sa vào tệ
nạn xã hội (hút sách, nghiện game, trộm cướp,cờ bạc,…), ăn chơi sa đọa, hay việc thờ ơ
trước những vấn đề nhức nhối trong xã hội, gian lận trong thi cử…Đây chính là điều kiện
thuận lợi để các đối tượng xấu có thể mua chuộc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó để tuyên
truyền những luận điệu xuyên tạc, thực hiện diễn biến hòa bình.

10


lOMoARcPSD|20482277

- Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là sống thử trong sinh viên. Nhiều
sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu quá đơn giản.Nhiều người trong số họ quan hệ với
bạn trai, bạn gái mà không biết rõ quá khứ của nhau. Học thức cao nhưng khơng ít đơi
thiếu nghiêm trọng những kiến thức sinh sản, giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai
ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới. Bên cạnh đó cịn kéo theo những bệnh lây
truyền qua đường tình dục mà nguy hiểm nhất là căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS.
1.2 Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Giới trẻ thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, khơng vững vàng tư tưởng chính trị.
- Do sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhà trường → hiểu biết của
giới trẻ về các giá trị đạo đức khơng được đầy đủ thậm chí bị hiểu sai.

- Tình trạng giáo dục trong gia đình bị bng lỏng, được nng chiều q mức, sống
trong gia đình khơng hồn thiện, bị sự thờ ơ thiếu quan tâm…
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn các giá trị đạo đức,lối sống…tác động
đến tâm tư, tình cảm, niềm tin vào XHCN của sinh viên hiện nay.
- Các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hịa bình, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn
hóa. Một bộ phận sinh viên do nhận thức hạn chế đã chịu sự tác động ở những mức độ
nhất định của những luận điệu chống phá nói trên.
2- Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Phương pháp khi học tập mơn tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nắm vững những quan
điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận, biết vận dụng thấu đáo và nhuần nhuyễn
nhưng nguyên tắc phương pháp luận chung của khoa học xã hội. Vì vậy, khi học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt những nguyên tắc sau:
*Thứ nhất, bảo đảm sự thống nhất tính Đảng và tính khoa học
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy, quản lý các cấp trong hệ
thống các nhà trường, học viện, nhằm phát huy vai trị, trách nhiệm phối hợp giữa phịng
cơng tác sinh viên với các khoa, bộ môn giảng dạy về luận chính trị, cố vấn học tập. Tính
đảng là phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin;
quán triệt cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhận thức
và phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh.
Tính khoa học là phải đảm bảo tính khách quan, khoa học của các luận đề nêu ra. Sự
thống nhất chặt chẽ giữa tính đảng và tính khoa học là một nguyên tắc rất cơ bản trong
phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Tránh việc phủ định hoặc cường điệu
hóa tư tưởng của Người. Đồng thời, phối hợp, chủ động tổ chức hội thảo, các buổi giao
lưu, trao đổi, tọa đàm về đạo đức cách mạng trong giáo dục lý luận chính trị với sự tham
11

Downloaded by thoa Nguyen van ()



lOMoARcPSD|20482277

gia của các chun gia có uy tín trong lĩnh vực này, tăng cường bản lĩnh chính trị, năng
lực đấu tranh của sinh viên trước các quan điểm sai trái, mang tính phản động.
*Thứ hai, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn
Chủ Nghĩa Mác-Lenin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận
thức, là cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý.
Hồ Chí Minh là người ln xuất phát từ thực tiễn; đồng thời rất coi trọng sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn. Cần vận dụng cơ sở phương pháp luận này của Hồ Chí Minh
khi nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người.
Học tập, nghiêng cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luận gắn
liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.
*Thứ ba, quan điểm lịch sử cụ thể
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kì lịch sử, phản ánh hiện thực
lịch sử và do đó, chịu sự chi phối, tác động của điều kiện lịch sử. Khi nghiêng cứu, học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh phải đặt những quan điểm của người trong hoàn cảnh lịch sử
cụ thể. Xem các quan điểm của Người trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc
sống, nghĩa là phải đặt những quan điểm đó trong q trình vận động và phát triển khơng
ngừng, trong q trình tương tác với hồn cảnh nhất định.
*Thứ tư, quan điểm toàn diện và hệ thống
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách
mạng Việt Nam. Khi nghiêng cứu và học tập phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại
của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó
xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu
tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ thống sẽ hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận cơ bản, khơng thể
thiếu trong các tài liệu, giáo trình, bài giảng lý luận chính trị.
*Thứ năm, quan điểm kế thừa và phát triển
Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi khơng chỉ biết kế thừa, vận
dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện lịch sử mới,

trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
của Người để tiếp tục nhận thức và vận dụng đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới
do cuộc sống đặt ra.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác giảng dạy các môn khoa
học Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy các
mơn lý luận chính trị, tư tưởng cần trau dồi kỹ năng, kiến thức để khơi dậu, kích thích
nhu cầu nhận thức, tiếp nhận thông tinh, hứng thú, ham thích, say mê nhận thức và dặc
biệt là vận dụng kiến thức chính trị tư tưởng đã học được vào thực tiễn cuộc sống. Đối
với giảng viên, trong giảng dạy, truyền đạt kiến thức, cần định hướng giá trị sống có lý
tưởng cách mạng, hun đúc ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống; điều chỉnh phương
pháp giảng dạy, giảm thuyết trình, tăng cường trao đổi, gợi mở vấn đề cho sinh viên thảo
12

Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

luận và tăng cường khả năng tự nghiên cứu. Giảng viên cần giới thiệu những vấn đề căn
bản, mang tính nguyên lý về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; áp dụng những phương pháp giảng dạy tích cực để
định hướng sinh viên biết tìm đọc tài liệu tham khảo, tự học, tự nghiên cứu để thu nhận
và mở mang tri thức. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các phương pháp như đóng vai, thảo
luận nhóm, tổ chức các trị chơi có liên quan đến nội dung học tập, tạo nên khơng khí học
tập sơi nổi hấp dẫn sinh viên.
Định hướng cho sinh viên khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh: mỗi sinh viên cần nhận
thức rằng khơng ai khác, chính mình là những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước
đang trông chờ rất nhiều ở việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc học tập các môn
chuyên ngành là điều cần thiết, song nếu chỉ có kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ bị
lạc hậu về mặt lý luận, vì việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí

Minh giúp họ nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kết hợp với việc liên hệ thực tiễn, từ
đó có tư duy độc lập, đúng đắn, hành động phù hợp trong cuộc sống, qua đó sinh viên có
được phương pháp tiếp cận, nắm bắt thông tin, kiến thức một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm,
trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài
sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh
những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi
người Việt Nam. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện
mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người
đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”
cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát
huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tư
tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần u nước nồng nàn,
hết lịng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tồn tâm, tồn ý cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn
đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “
sánh vai với cường quốc năm châu”.
2. Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ
13

Downloaded by thoa Nguyen van ()



lOMoARcPSD|20482277

Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng,
trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực
về "cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư".
3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục
vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là một mẫu
mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn
quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người ln ln phê phán "óc lãnh tụ",
phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần
chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn
bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.
4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa
yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các
dân tộc trong điều kiện tồn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đồn kết quốc tế bắt nguồn từ tình u thương đối với con
người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp
bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu
nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới
kính u Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng
giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế
cao cả, Người đã xây dựng nên tình đồn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân
tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và
phong trào cách mạng thế giới.

14


Downloaded by thoa Nguyen van ()


lOMoARcPSD|20482277

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />ItemID=9760&l=TinTuc&fbclid=IwAR0OHuXnTSwgsqjr474a_jmQh9d3m7arBpcHPW9
Z0WGxcuiPVVhFh4P2AMA
/>PmVHrpsILOn_U48IyO5NyTSkOjlxHdBYPDZ6I3dTOvsMdoQGg

15

Downloaded by thoa Nguyen van ()



×