TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
HOÀNG NGỌC TIN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA UBND
HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Hà Nội – 03/202
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện
: Hoàng Ngọc Tin
Lớp
: Quản lý công 60
Ngành
: Quản lý công
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Hà Nội – 03/2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề thực tập “Phát triển du lịch cộng đồng
của UBND huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ” là do bản thân thực hiện, khơng có sự
sao chép của người khác. Đề tài là sản phẩm mà tôi đã nghiên cứu trong quá trình
học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như thực tập tại UBND huyện
Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài đều có
nguồn gốc rõ ràng và dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Minh.
Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này
nếu có bất kì sự khơng trung thực nào trong thông tin sử dụng trong chuyên đề
thực tập này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Hoàng Ngọc Tin
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này trước tiên em xin gửi đến các quý
thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất. Đặc biệt, em xin gửi đến cô TS. Nguyễn Hồng Minh, người cô đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành chun đề thực tập này lời cảm ơn sâu sắc
nhất. Em xin chân thành cảm ơn phịng Văn hóa và Thơng tin và phòng Lao động
Thương binh và Xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Trong q trình
thực tập tại đây, em đã có cơ hội tìm hiểu thêm những gì đã học. Bên cạnh đó, sự
giúp đỡ của mọi người trong cơ quan đã giúp em học hỏi được nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu cho bản thân để em tự tin bước vào đời.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài đề tài này
khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các q thầy cơ để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình, phục vụ tốt hơn cơng tác thực tế sau này.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Sinh viên
Hoàng Ngọc Tin
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SỬ DỤNG
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài....................................................................................1
2.
Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4.
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
5.
Kết cấu của đề tài...................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG CỦA UBND HUYỆN..............................................................................4
1.1. Du lịch cộng đồng...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng.............................................................4
1.1.2. Tác động của du lịch cộng đồng........................................................5
1.2. Phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện...................................6
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng của UBND
huyện ...........................................................................................................6
1.2.2. Bộ máy phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện.....................7
1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng của UBND huyện....8
1.2.4. Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho du lịch cộng đồng của UBND huyện.....9
1.2.5. Thu hút đầu tư cho du lịch cộng đồng của UBND huyện.................10
1.2.6. Xúc tiến và quảng bá du lịch cộng đồng của UBND huyện..............12
1.2.7. Bảo vệ tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch cộng đồng của
UBND huyện...............................................................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...................13
1.3.1. Các yếu tố thuộc về UBND huyện....................................................13
1.3.2. Các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi.......................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA
UBND HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ..................................................16
2.1. Khái quát chung về huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ............................16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.......................16
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ...............17
2.2. Thực trạng du lịch cộng đồng tại huyện huyện Tân Sơn tỉnh Phú
Thọ ...............................................................................................................17
2.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện Tân Sơn
tỉnh Phú Thọ..................................................................................................18
2.3.1. Thực trạng bộ máy phát triển du lịch cộng đồng.............................18
2.3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng.........20
2.3.3. Thực trạng đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng
21
2.3.4. Thực trạng thu hút đầu tư cho du lịch cộng đồng............................22
2.3.5. Thực trạng xúc tiến quảng bá du lịch cho du lịch cộng đồng...........23
2.3.6. Thực trạng bảo vệ môi trường tài nguyên trong du lịch cộng đồng. 24
2.4. Đánh giá phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện Tân Sơn
tỉnh Phú Thọ..................................................................................................25
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển du lịch cộng đồngcủa UBND
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.........................................................................25
2.4.2. Những điểm mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng của UBND
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.......................................................................26
2.4.3. Những hạn chế trong phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
Tân Sơn tỉnh Phú Thọ..................................................................................27
2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế................................................................28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA UBND HUYỆN TÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
ĐẾN NĂM 2025.................................................................................................30
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện phát trỉển du lịch cộng đồng
của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.................................................................30
3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ..........30
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện phát triển du lịch của huyện Tân Sơn tỉnh
Phú Thọ.......................................................................................................31
3.2. Giải pháp hoàn thiện phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
Tân Sơn tỉnh Phú Thọ...................................................................................31
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy cho phát triển du lịch cộng đồng.......31
3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng...........32
3.2.3. Giải pháp đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng. ..34
3.2.4. Giải pháp về thú hút đầu tư cho du lịch cộng đồng..........................35
3.2.5. Giải pháp về xúc tiền quảng bá du lịch cho phát triển du lịch cộng
đồng .........................................................................................................36
3.2.6. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch
cộng đồng....................................................................................................37
3.2.7. Một số giải phát khác.......................................................................38
3.3. Một số kiến nghị...................................................................................38
3.3.1. Kiến nghị với chính quyền tỉnh........................................................38
3.3.2. Khuyến nghị đối với các tổ chức cá nhân........................................39
KẾT LUẬN........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................41
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ
1
DLCĐ
Du lịch cộng đồng
2
DTTS
Dân tộc thiểu số
3
QLNN
Quản lý nhà nước
4
VQG
Vườn quốc gia
5
TNDL
Tài ngun du lịch
6
UBND
Ủy ban nhân dân
7
ĐVT
Đơn vị tính
8
TNMT
Tài ngun mơi trường
9
CSHT
Cơ sở hạ tầng
10
NNL
Nguồn nhân lực
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG SỬ DỤNG
Sơ đồ 1.1. Quy trình đào tạo NNL....................................................................... 8
Sơ đồ 2.1. Bộ máy phát triển du lịch của UBND huyện Tân Sơn .......................19
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến VQG qua các năm ..................................17
Bảng 2.2: Số lượng khóa đào tạo và số lượng học viên tham gia các lớp tập huấn
về DLCĐ tại huyện Tân Sơn từ năm 2018 đến năm 2021.................................. 20
Bảng 2.3: Số lượng các homestay tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................22
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua lĩnh vực du lịch của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
đang ngày càng có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Chính vì vậy trong thời gian tới, việc phát triển ngành du lịch vẫn sẽ là
một trong những định hướng chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Việc lựa
chọn một mơ hình phát triển du lịch phù hợp để nhằm khai thác được hết những
tiềm năng và lợi thế về du lịch của địa phương là vấn đề hết sức cần thiết đối với
chính quyền huyện.
Hiện nay, DLCĐ là loại hình du lịch đang được địa phương tại các vùng
miến núi phía Bắc quan tâm đầu tư phát triển do đem lại nhiều lợi ích về kinh tế
xã hội cho địa phương, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân đia
phương. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch khá mới và được du khách
rất quan tâm. Trong một xã hội hiện đại như hiện này thì việc tìm tới nhưng bản,
làng xa xơi để được tìm hiểu những phong tục tập qn, văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc thiểu số là một điều rất thu hút đối với du khách, đặc biệt là
đối với du khách nước ngoài.
Tân Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, đây là nơi sinh sống của
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan
đặc sắc, những bản làng đậm nét hoang sơ. Du lịch cộng đồng hiện nay đang
được UBND huyện Tân Sơn đầu tư phát triển nhằm khai thác những lợi ích mà
du lịch cộng đồng mang lại. Tuy nhiên hiện nay phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, còn gặp nhiều
khó khăn và chưa khai thái được những lợi ích tưng xứng với tiềm năng về loại
hình du lịch này của địa phương. Do đó em chọn đề tài: “ Phát triển du lịch cộng
động của UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm nghiên cứu và đề xuất một
số giáp pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước của UBND huyện Tân Sơn
1
về hoạt động du lịch giúp quá trình phát triển du lịch cộng đồng của địa phương
được hiệu quả hơn từ đó đem lại nhiều lợi ịch về kinh tế - xã hội cho địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề phát triển du lịch cộng đồng của UBND
cấp huyện.
Phân tích đánh giá thực trạng về phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua.
Đề xuất những phương hướng và giải pháp cho UBND huyện Tân Sơn phát
triển DLCĐ của địa phương được hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động quản lý nhà nước nhằm phát triển DLCĐ của UBND huyện Tân
Sơn tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Các hoạt động phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện
Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.
+ Phạm vi về thời gian: Hoạt động phát triển DLCĐ của UBND huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu cấp báo cáo
kết quả hoạt động của UBND huyện Tân Sơn và một số cơ quan khác của huyện
Tân Sơn, các số liệu về tình hình du lịch tại huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ nhằm
phân tích đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp đến một số điểm du lịch đang có
những hoạt động phát triển DLCĐ huyện Tân Sơn để quan sát về điều kiện cơ sở
2
vật, điều kiện tự nhiên mơi trường,… để có những đánh giá thực tế nhất về tình
hình phát DLCĐ tại huyện Tân Sơn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện Tân Sơn
tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số giải phát hoàn thiện phát triển du lịch cộng đồng của UBND
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
3
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG CỦA UBND HUYỆN
1.1. Du lịch cộng đồng
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng
Có nhiều khái niệm về du lịch cộng đồng, sau đây là một số khái niệm được hiểu
phổ biến:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc
kết hợp với các mục đích hợp pháp khác”. (Luật Du lịch (2017)
Theo Nicole Hausler và Wolffgang Strasdas: “Du lịch cộng đồng là một hình thái
du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý.
Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.
Đối với du lịch cộng đồng theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017
(có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát
triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý,
tổ chức khai thác và hưởng lợi”.
Từ những khái niệm trên, to có thể kết luận là: Du lịch cộng đồng là một
hình thức kinh doanh dựa trên các giá trị văn hóa của cộng đồng và được thực
hiện bởi chính cộng đồng dân cư địa phương. Cộng đồng địa phương tham gia
vào chuỗi cung ứng, quản lý và tổ chức khai thác các dịch vụ du lịch và được
hưởng lợi từ các hoạt động đó.
Du lịch cộng đồng có một số đặc điểm sau:
- DLCĐ là sự khai thác những giá trị truyền thống, văn hóa của địa phương.
5
- Điểm đến của loại hình DLCĐ thường ở những vùng xa xôi hẻo lánh nơi mà
chưa bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của cuộc sống hiện đại, đời sống của người
dân cịn nhiều khó khăn, nhận thức xã hội của họ cịn chưa cao.
- Hình thức cung cấp dịch vụ là do chính cộng đồng địa phương cung cấp. Chính
những phong tục tập qn, văn hóa ẩm thực của người dân là điều mà du khách
muốn được trải nghiệm khám phá. Vì vậy, lao động của DLCĐ phải là người dân
bản địa bởi họ mới là những người am hiểu nhất về văn hóa của đồng bào mình.
- Các dịch vụ của DLCĐ được cung cấp bởi chính người dân bản địa dựa trên
những điều kiện sẵn có cộng đồng mình. Ví dụ như nhà ở của họ sử dụ làm nơi
lưu trú, các công cụ lao động hàng ngày, các trang phục dân tộc.
- Về khách hàng thì yêu cầu về các yếu tố tiện nghi của loại hình du lịch này
khơng cao.
1.1.2. Tác động của du lịch cộng đồng
a) Tác động tích cực
- DLCĐ giúp tao ra việc làm cho người dân địa phương từ đó giúp cải thiện đời
sống vật chất.
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương theo hướng bền vững.
- DLCĐ giúp gìn giữ và phát huy những văn hóa truyền thống đặc sắc của địa
phương.
- Giúp nâng cao ý thức của khách du lịch và người dân về bảo vệ môi trường.
b) Tác động tiêu cực
- Làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ dân. Do khác biệt về nhận thức
và các nguồn lực dẫn đến một số hộ có thể giàu lên nhanh chóng cịn một số do
6
không biết tận dụng đuợc những cơ hội từ việc phát triển DLCĐ nên khơng đuợc
huởng những lợi ích của DLCĐ.
- Gia tăng các tệ nạn xã hội tại các điểm du lịch như: các tội phạm về trộm cắp,
cướp giật, lừa đảo... Bởi vì tại những địa điểm du lịch thường tập trung đông
người và khi đi du lịch thì các du khách sẽ đem theo nhiều tiền nên là thường bị
các đối tượng tội phạm nhắm tới.
- Phát triển DLCĐ có thể làm ảnh hưởng tiêu cực của đến môi trường tự nhiên ở
những nơi khách đến do du khách xả rác bừa bãi, bẻ hái thực vật, mua bán động
vật quý hiếm… hoặc do xây dựng CSHT. Phát triển DLCĐ làm ảnh hưởng xấu
đến mơi trường.
- Ngồi ra, phát triển DLCĐ cịn có thể dẫn tới một tác động tiêu cực nữa là có
thể làm các mối quan hệ cộng đồng của người dân khơng cịn được gắn kết như
khi làm nông nghiệp nữa.
1.2. Phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng của UBND
huyện
Khái niệm về phát triển:
Trong triết học Mác – Lenin, phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó. Khuynh hướng của sự
phát triển là sự vận động không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong xã hội, từ
đó dẫn đến sự thay đổi dần dần. Đến một thời điểm nào đó, cái mới ra đời sẽ thay
thế cái cũ. Quá trình vận đồng này sẽ được lặp lại khi đạt đến một giới hạn phát
triển nhất định nhưng ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn.
Từ khái những khái niệm về du lịch cộng đồng và khái niệm về sự phát triển,
có thể kết luận về phát triển du lịch cộng đồng của UBND là: Sự tác động của
UBND huyện tới các hoạt động du lịch dựa trên các giá trị văn hóa của cộng
đồng theo chiều hướng vận động từ thấp tới cao. Phát triển du lịch cộng đồng của
UBND huyện nhằm khai thác, phân bổ, sử dụng hiệu quả, duy trì được trong dài
7
hạn các nguồn lực. Phát triển du lịch cộng đồng là một quá trình vận động diễn ra
rất lâu dài.
Theo Luật Du lịch 2017 thì UBND cấp huyện đã có thẩm quyền trong việc
quản lý nhà nước về du lịch. Cụ thể UBND cấp huyện được thực hiện các nhiệm
vụ về phát triển DLCĐ như là: ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế
mạnh về du lịch của địa phương ; Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm
du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân
thiện, lành mạnh và văn minh; Bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội, mơi
trường, an tồn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều
khách du lịch;...
Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
-
Tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân dựa trên phát triển DLCĐ
-
Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của huyện
-
Gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân
địa phương.
-
Bảo vệ các giá trị TNMT.
-
Phát triển nguồn nhân lực cho DLCĐ
1.2.2. Bộ máy phát triển du lịch cộng đồng của UBND huyện
Bộ máy phát triển DLCĐ của UBND bao gồm các phịng ban chính như sau:
- Phịng Tài ngun và Mơi trường: Tham mưu giúp UBND huyện về vấn đề
bảo vệ tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch cộng đồng.
8
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu UBND huyện thực hiện quản lý nhà
nước về những vấn đề đảm bảo CSHT, thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch
cộng đồng.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Thực hiện các hoạt động tuyên
truyền, hoạt động xúc tiến quảng bá DLCĐ.
- Phịng Văn hóa và Thơng tin là phịng ban chính thực hiện các hoạt động quản
quản lý về phát triển du lịch cộng đồng. Về vai trị của phịng Văn hóa và Thơng
tin trong phát triền DLCĐ: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về
du lịch, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia làm du lịch; Thực hiện điều tra,
khảo sát, đánh giá tình hình tài nguyên du lịch của đia phương nhằm xây dựng
quy hoạch du lịch của huyện; Đào tạo đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch; Ứng
dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch cho lực lượng quản lý và cung
cấp dịch vụ du lịch.
1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng của UBND huyện
a) Đào tạo nhân lực cho DLCĐ:
Trong đào tạo NNL cho phát du lịch chính quyền huyện cần quan tâm đào
tạo đến 2 nhóm chính:
+ Nhóm nhân lực trong thực hiện quản lý nhà nước về du lịch: Là những
người làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước vệ du lịch của huyên. Nhóm này
chiếm tỷ trong ít trong nguồn nhân lực du lịch nhưng có vai trò quan trọng đến
sự phát triển du lịch của địa phương.
+ Nhóm nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho du khách. Đối với loại hình
du lịch cộng đồng thì nhóm này chính là người dân địa phương thực. Đây là
nhóm nhân lực quyết định đến sự thành công của phát triển DLCĐ.
9
Nội dung đào tạo đối với nhóm nhân lực tiếp cung cấp dịch vụ hay chính là cộng
đồng địa phương bao gồm: các kĩ năng về phục vụ lưu trú ăn uống, kĩ năng giao
tiếp với khách du lịch, chế biến món ăn đảm bảo an tồn thực phẩm,…
Quy trình đào tạo đối với nhóm NNL làm hoạt động QLNN về du lịch:
Xác định nhu cầu đạo
Lập kế hoạch đào tạo
Tổ chức thực hiện
Đánh giá kết quả đào tạo
Bố trí nhân sự sau đào tạo
Đánh giá sau đào tạo
Sơ đồ 1.1. Quy trình đào tạo NNL
10
Đánh giá
lại nếu
cần thiết
b) Huy động sử dụng nguồn nhân lực:
Đối với DLCĐ thì sự tham gia của cộng đồng địa có vai trị đến sự thành
cơng trọng sự phát triển của loại hình du lịch này. Vì trong DLCĐ thì người dân
địa phương chính là chủ thể trực tiếp thực hiện cung cấp các dịch vụ du lịch cho
du khách.
Để có thể huy động được cộng đồng địa phương tham gia thì trước hết cần
để cho nhận thấy được những lợi ích mà DLCĐ có thể đem lại cho họ như là tạo
ra thu nhập, cải thiện đời sống vật chất bằng các biện pháp tuyên truyền vận
động. Ngoài ra cũng cần trang bị cho người dân những kiến thức, kỹ năng cần
thiết về DLCĐ.
1.2.4. Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho du lịch cộng đồng của UBND huyện
a) Xây dựng, bảo trì cơ sở hạ tầng:
Xây dựng cơ sở hạ tầng vừa có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã
hội của huyện mà cịn có thể tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Tuy nhiên việc
xây dựng cơ sở hạ tầng lại đòi hỏi nguồn vốn lớn chính vì vậy chỉ có thể dựa vào
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. UBND huyện cần có những quy hoạch cơ sở
hạ tầng và các cơng trình phụ trợ phù hợp với điều kiện và văn hóa của địa
phương.
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trị quan trọng trong việc thu hút khách du lịch
và thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp vào DLCĐ của địa phương. Chính vì vậy
nên đề du lịch phát triển thì trước hết chính quyền huyện cần chú trọng đến việc
phát triển CSHT cần thiết cho du lịch, đặc biệt là đảm bảo hệ thống giao thông đi
lại thuận tiện giữa các điểm du lịch với nhau.
Trong xây dựng CSHT cho du lịch thì trước hết cần chú trọng đến việc phát
triển hệ thống giao thơng đi lại để du khách có thể đi lại thuận tiện.
11
Ngồi đảm bảo hệ thống giao thơng thì cũng cần đảm bảo các cơng trình
cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý rác thải…
b) Cung cấp dịch vụ về cơ sở hạ tầng:
Do đối tượng khách du lịch của loại hình DLCĐ là đối tượng mà có nhu cầu
về các yếu tố tiện nghi không cao nên các dịch vụ về cở hạ tầng của DLCĐ được
cung cấp bởi chính các cở sở vật chất sẵn có của người dân địa phương.
Các dịch vụ về cơ sở hạ tầng của du lịch cộng đồng như:
+ Về lưu trú: Người dân địa phương sử dụng chính nhà ở của mình làm cơ sở
lưu trú cho du khách (điển hình như là mơ hình homestay).
+ Về ăn uống: Các dịch vụ ăn uống cũng do chính người dân bản địa cung cấp
theo các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc mình.
+ Các cơng cụ lao động sinh hoạt hàng ngày của người dân, các trang phục dân
tộc.
1.2.5. Thu hút đầu tư cho du lịch cộng đồng của UBND huyện
a) Thu hút đầu tư từ ngân sách nhà nước:
Hoạt động thu hút vốn đầu tư của chính quyền cấp huyện bao gồm:
- Xây dựng các quy hoạch của huyện về phát triển du lịch của huyện trong dài
hạn để có cơ sở, căn cứ xin vốn đầu tư công.
- Xây dựng danh mục các dự án du lịch cần thu hút vốn đầu tư.
12
- Gửi các chiến lược, quy hoạch và danh mục dự án cần thu hút vốn đầu tư lên
chính quyền cấp tỉnh xin chủ trương đầu tư
b) Thu hút đầu tư từ doanh nghiệp:
Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào phát triển du lịch
là việc chính quyền huyện ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào lĩnh vực du lịch của huyện. Nhằm
khai thác các tiềm năng lợi thế về du lịch vốn có của huyện, giúp đóng góp và sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp chủ yếu nhằm đầu đầu tư vào các dịch
vụ và các cơng trình phụ trợ nhằm phát triển của du lịch cộng đồng. Ví dụ như là
các doanh nghiệp đầu tư thiết kế các tour du lịch kết nối các điểm du lịch lại với,
hoặc thu hút nhằm mục đích truyền thơng quảng bá du lịch; Xây dựng các cơng
trình phụ trợ như: cầu, đường trong các thơn bản, các tiểu cảnh để du khách chụp
ảnh…
Những nhân tố thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đối với phát triển du
lịch của một địa phương bao gồm:
Tài sản và kết cấu hạ tầng.
+ Về tài sản du lịch, đó là các cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa của đồng
bào dân tộc thiểu số.
+ Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm: hệ thống giao thông đi, các cơ sở
lưu trú ăn uống. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thơng có đáp ứng thì các doanh
nghiệp mới dám mạnh dạn đầu tư do cơ sở hạ tầng giao thông có vai trị quan
trọng trong việc thu hút khách du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương.
13