Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

giai kinh te va phap luat 10 bai 18 he thong phap luat va van ban phap luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.88 KB, 5 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật
1. Hệ thống pháp luật
Câu hỏi trang 123 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, hệ thống pháp luật là gì?
Lời giải:
- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các
quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các
chế định pháp luật và các ngành luật; được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã
hội mà nó điều chỉnh, được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định.
Câu hỏi trang 123 Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những
yếu tố nào? Cho ví dụ minh họa từng yếu tố.
Lời giải:
- Hệ thống pháp luật cấu thành từ ba yếu tố:
+ Quy phạm pháp luật
+ Chế định pháp luật
+ Ngành luật.
- Ví dụ:
+ Quy phạm pháp luật: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà khơng cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
(Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
+ Chế định pháp luật: ngành luật Dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế
định hợp đồng, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả... Ngành luật Hình sự có các chế
định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công
dân...
+ Ngành luật: Bộ luật Dân sự, bộ luật Kinh tế, bộ luật Hình sự,…
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188




Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu
ngành luật và đó là những ngành luật nào?
Lời giải:
- Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật, là: Luật Hiến pháp, luật Hành chính,
luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hơn nhân và gia
đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Lao động.
Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Em có những hiểu biết gì về một trong các
ngành luật?
Lời giải:
- Hiểu biết về luật Hình sự:
- Bộ luật hình sự là đạo luật hồn chỉnh bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật hình
sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các
khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó.
- Đối tượng của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người
phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
- Nhiệm vụ: bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống
xã hội. Đó là:
+ Bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa;
+ Là công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm;
+ Giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết văn bản quy phạm pháp

luật là gì? Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như
thế nào?
Lời giải:

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Theo em, các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lí.
Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ
để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong
phát biểu:
- Thưa cô, quy định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.
B trả lời:
- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính khơng phải là văn bản quy
phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy
tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện một lần trong thực hiện.
Cả hai tranh luận khá sơi nổi nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn

bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa
trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác
định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.
- Phân biệt:
Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Khái
niệm

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
quy định trong Luật này.

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa
đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng
một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện
bằng sự cưỡng chế Nhà nước.


Thẩm
quyền
ban
hành

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.

- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước
trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm
pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề
pháp lý cụ thể.

Nội dung
ban
hành

- Chứa đựng các quy tắc xử sự chung
được Nhà nước bảo đảm thực hiện và
được áp dụng nhiều lần trong thực tế
cuộc sống, được áp dụng trong tất cả
các trường hợp khi có các sự kiện
pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi
nó hết hiệu lực.

- Chứa quy tắc xử sự riêng.
- Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá
nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội

dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ
thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện
hành vi gì.
- Đảm bảo tính hợp pháp (tn thủ đúng các
văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với
thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính
cưỡng chế nhà nước cao.

Tên gọi

- Có quy định các hình thức.

- Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên
gọi và hình thức thể hiện.

Phạm vi
áp dụng

- Áp dụng là đối với tất cả các đối
tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong
phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành

- Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí


chính nhất định.

sở
ban
hành

- Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn
bản quy phạm pháp luật cao hơn với
văn bản quy phạm pháp luật là nguồn
của luật.

- Thường dựa vào một văn bản quy phạm
pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp
luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp
dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của
luật

Thời
gian có
hiệu lực

- Lâu dài.

- Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188




×