Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giai kinh te va phap luat 10 bai 13 dac diem nguyen tac to chuc va hoat dong cua bo may nha nuoc cong hoa xa hoi chu nghia viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.66 KB, 7 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Giải Kinh tế và Pháp luật 10 bài 13: Đặc điểm, nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mở đầu trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy nêu những cơ quan trong bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trung ương tới địa phương.
Lời giải:
- Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành
pháp và cơ quan tư pháp.
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính
phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban
+ Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.
1. Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10: Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thơng tin trên?
Lời giải:
- Tính thống nhất của bộ máy nhà nước
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung
ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Những cơ quan nhà nước tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo
quy định của pháp luật.
Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10: Để thực hiện chủ trương của Đảng về xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện như thế nào?
Lời giải:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188




Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

+ Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về
kinh tế.
+ Thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã
hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất,
bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương
thích với thơng lệ của các nước.
+ Kiến tạo được môi trường vĩ mô.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội.
+ Ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo
hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Bảo đảm được vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước, hồn thiện các công cụ quản lý
kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ,
sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của
các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Trình bày biểu hiện của tính nhân dân trong
bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
- Biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy nhà nước
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên,
được nhân dân ủy quyền để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước
đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của
nhân dân.
- Ví dụ:
+ Tất cả mọi cơng dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình

đẳng, quyền tự do ngơn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao
động,…
+ Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi
người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản
thân mình.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

+ Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
- Biểu hiện của tính quyền lực
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực.
+ Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ riêng biệt.
+ Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ,
quyết định của cấp trên.
Câu hỏi trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Tại sao các cơ quan trong bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau.
Lời giải:
- Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối
hợp, giám sát lẫn nhau vì:
+ Quyền lực Nhà nước được phân chia thực hiện thành ba quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp; mỗi cơ quan sẽ đại diện thực thi cho một quyền, mỗi quyền sẽ có một chức năng
nhiệm vụ riêng và hoạt động một cách độc lập.
+ Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc thì buộc các

cơ quan trong bộ máy Nhà nước phải phối hợp và giám sát lẫn nhau.
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Vì sao Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật?
Lời giải:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật vì Hiến pháp và pháp luật chính là cơng cụ giúp Nhà nước quản lí mọi
mặt của đời sống và xã hội.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như
thế nào?
Lời giải:
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng đề ra đường lối, chính sách, thơng qua đó, Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và
giới thiệu các Đảng viên ưu tú, các quần chúng tiêu biểu vào các cương vị chủ chốt của
cơ quan nhà nước ở trung ương,…
Câu hỏi trang 80 Kinh tế và Pháp luật 10: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy
Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua những nội dung nào?
Lời giải:
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua những nội dung:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới
thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử
dân chủ.
+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng.
+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng.
Câu hỏi trang 81 Kinh tế và Pháp luật 10: Cho biết cách hiểu của em về nguyên tắc
quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt.
Từ Thơng cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, em hãy cho biết Quốc hội
thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam như thế nào?
Lời giải:

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân cơng, phối hợp, kiểm
sốt:
+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và
tối cao của quyền lực là Nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và
được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp,
kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung
phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

- Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà
nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
+ Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.
Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân được thể hiện như thế nào trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm
2015?
Lời giải:
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động
của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ
quan nhà nước.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Câu hỏi trang 82 Kinh tế và Pháp luật 10: Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện
như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?

Lời giải:
- Tập trung dân chủ: Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Nó là sự
kết hợp hài hịa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ
cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được lập ra theo cơ chế bầu cử, thực hiện tập thể lãnh
đạo và cá nhân tự chịu trách nhiệm.
+ Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, ở mỗi cấp là đại hội đại biểu,
đại hội đảng viên. Thời điểm giữa các kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp
hành trung ương, ở cơ sở là ban chấp hành Đảng bộ (cấp ủy).
+ Cấp ủy các cấp báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình trước các kỳ
đại hội cùng cấp, cấp trên và cấp dưới; phải định kỳ thơng báo tình hình hoạt động của
mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số
phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức
trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+ Tổ chức đảng được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng
khơng được trái với những ngun tắc, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước
Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ
pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.
Câu hỏi trang 83 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ
pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×