Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

64 đinh ngọc thiện msv 21820610424 d16 CKCTM mã đề 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.93 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

MÃ ĐỀ:04

TIỂU LUẬN MƠN
TRIẾT HỌC MAC -LÊNIN
Tên đề tài: Phân tích cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Vận dụng vào vấn đề
khởi nghiệp của sinh viên hiện nay

Họ và tên: ĐINH NGỌC THIỆN
Mã sinh viên:21810610424
Lớp: D16-CKCTM


Hà Nội, 1/2022


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận.............................................................................................................3
II. vận dụng..................................................................................................................8
a. Khái niệm khởi nghiệp......................................................................................8
b. Vai trị của khởi nghiệp đối với sinh viên hiện nay............................................8
c. Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam................................................8
d. Thuận lợi khi khởi nghiệp của sinh viên..........................................................11
- Vốn ít mà lợi nhuận cao....................................................................................11
-Chủ động về thời gian........................................................................................12
-Khơng bị gị bó với cơng việc gia đình...............................................................12
-Năng động, sáng tạo, đam mê và nhiệt huyết cháy bỏng....................................12


-Sức mạnh của mạng xã hội.................................................................................12
e. Khó khăn khi khởi nghiệp của sinh viên..........................................................12
-Nguồn vốn hỗ trợ...............................................................................................13
-Hạn chế trong khả năng giới thiệu và kiểm tốn cịn yếu...................................13
-Thiếu kiến thức và kinh nghiệm.........................................................................13
f. Một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trong các trường đại học
tại Việt Nam.........................................................................................................13
III. KẾT LUẬN................................................................................................................ 16
Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 17


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng - hiện thực
1. Khái niệm
-Khả năng là những cái chưa xuất hiện, còn đang tồn tại tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng
nhưng khi có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất hiện, sẽ trở thành hiện thực.Hiện thực là
những cải đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thực tế
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. Khả năng và hiện thực luôn tồn
tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,không tách rời, ln ln chuyển hố và thúc đẩy
lẫn nhau. Hiện thực chuẩn bị cho một khả năng mới sẽ xảy ra, cịn khả năng thì có xu
hướng trở thành hiện thực. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta, q trình phát triển
chính là q trình mà trong đó khả năng biến thành hiện thực, cịn hiện thực thì vì quá
trình phát triển mà nảy sinh những khả năng mới. Khả năng và hiện thực luôn song song
và phát triển cùng nhau theo một quy luật nhất định
.VD: Một sản phẩm trên thị trường với mẫu mã đẹp và chất lượng tốt thì sẽ bán được với
số lượng lớn khi có mặt trên thị trường.
Bên cạnh đó, cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật sẽ có thể tồn tại
một số khả năng khác nhau chứ khơng phải chỉ có một khả năng.
VD: Một sinh viên chăm chỉ học tập thì đi thi sẽ đạt kết quả cao nhưngcó thể vì một lí do
nào đó mà lại bị kết quả thấp - điều đó có thể xảy ra.

Ngồi một số khả năng vốn sẵn có sự vật trong những điều kiện đã có nào đó, khi có
thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. Với
những sự bổ sung điều kiện mới về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn xuất hiện
được sự tác động qua lại của hiện thực cũ với điều kiện vừa mới được bổ sung. Bên cạnh
đó thực chất ngay bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi nhưng tăng
hoặc giảm đi là tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể. Để
một khả năng nào đó biến thành hiện thực thì khơng chỉ cần một điều kiện mà cũng cần
có tập hợp những điều kiện nhất định và cần thiết.
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khởi nghiệp là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn tại Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập mạnh mẽ
với kinh tế thế giới. Trong đó, phong trào khởi nghiệp của sinh viên chính là cơ hội để
khai thác tốt nhất và tối đa mọi nguồn lực đổi mới và sáng tạo, được kỳ vọng là động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần tạo ra nhiều việc làm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Xuất phát từ
lí luận và thực tiễn trên em chọn đề tài: “Phân tích cặp phạm trù khả năng và hiện thực.
Vận dụng vào vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay” làm tiểu luận kết thúc mơn học
của mình.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Trong q trình nhận thức con người thâm nhập ngày càng sâu
hơn vào các đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm
2


những thuộc tính và mối liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Đó là vận
động, khơng gian, thời gian, nhân quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên,
giống nhau, khác nhau, mâu thuẫn… Chúng là những đặc trưng của các
đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật chất, còn
các khái niệm phản ánh chúng, là những phạm trù triết học.

Như vậy, phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến
của con người, là những mơ hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và
mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực. Chúng giúp con
người suy ngẫm những chất liệu cụ thể đã thu nhận được trong quá trình
nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của
khách thể. Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được
phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản. Tính cặp
đơi của các phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan. Các phạm trù
hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự
nhiên, cải tạo xã hội của con người. Trong phép biện chứng duy vật, các
cặp phạm trù có vai trị phương pháp luận khác nhau. Các cặp cái riêng,
cái chung; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng là cơ sở
phương pháp luận của các phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch
và quy nạp; khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức được tồn bộ các
mối liên hệ theo hệ thống. Các cặp nguyên nhân và kết quả; khả năng và
hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát
triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên. Cặp nội
dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận nắm bắt các hình thức tồn
tại hoặc biểu hiện của đối tượng trong sự phụ thuộc vào nội dung, phản
ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động thực tiễn.
* Khả năng và hiện thực
Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự
vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể phán đốn được sự vật, hiện
tượng đó, do sự phát triển của những mâu thuẫn bên trong nó quy định, sẽ
biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức được đồng thời cả
hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó. Biện chứng của
sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai được phản ánh
trong các phạm trù “hiện thực” và “khả năng”. Phạm trù khả năng phản
ánh thời kỳ hình thành đối tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề

hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là phạm trù phản ánh tổng
thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có
thể có, nhưng ngay lúc này chưa có; hiện thực là phạm trù phản ánh kết
quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để định hình những
khả năng mới.
Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái hiện chưa xẩy ra, nhưng
3


nhất định sẽ xẩy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có,
đang tồn tại gồm tất cả các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách
quan trong thực tế và các hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức,
là sự thống nhất biện chứng của bản chất và các hiện tượng thể hiện bản
chất đó. Theo nghĩa này, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan
được dùng để phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh
thần. Về thực chất, hiện thực là sự thống nhất giữa bản chất của đối tượng
với vô vàn các hiện tượng của nó, tạo nên tính xác định động cho đối
tượng trong một không gian, thời gian cụ thể.
Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực. Là những mặt đối lập,
khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau: chúng loại trừ
nhau theo những dấu hiệu căn bản nhất, nhưng khơng cơ lập hồn tồn
với nhau. Sinh ra từ trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời
hiện tại, khả năng làm bộc lộ hết tính tương đối của hiện thực. Thơng qua
tính tương đối đó mà hiện thực hóa sự liên tục của các quá trình biến đổi.
Mọi đối tượng đều bắt đầu phát triển từ sự chín muồi các tiền đề sinh
thành của nó. Hiện thực bao chứa trong mình số lớn các khả năng, nhưng
không phải tất cả đều được hiện thực hóa. Sự hiện thực hóa từng khả
năng địi hỏi các điều kiện tương ứng, nhưng rất có thể thiếu điều kiện
như thế. Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó khơng tách
rời hoạt động thực tiễn, mà hoạt động đó chỉ có thể thành cơng khi con

người tính đến các khả năng vốn có ở hiện thực, ở các xu hướng biến đổi
khách quan của nó. Mục đích, phương tiện và các phương thức của hoạt
động đó xét đến cùng cũng gắn với các hồn cảnh khách quan tương ứng.
Đồng thời chính hoạt động thực tiễn như là q trình chuyển hóa mục
đích (khả năng) thành sản phẩm của hoạt động (hiện thực) là sự thống
nhất khả năng và hiện thực. Dĩ nhiên, mức độ tự do và hiệu quả của hoạt
động đó khơng phải là vô hạn, mà cũng bị các quy luật khách quan quy
định.
Các dạng khả năng. Hiện thực thường có nhiều mặt, nhiều xu
hướng vận động, nhiều khả năng biến đổi. Chúng giữ vai trị khơng ngang
nhau trong sự vận hành và phát triển hiện thực. Chẳng hạn, sự hiện thực
hóa một số khả năng này quy định sự chuyển hóa đối tượng từ trạng thái
này sang trạng thái khác vẫn trong khn khổ chính bản chất đó, sự hiện
thực hóa những khả năng khác lại đòi hỏi sự biến đổi bản chất của đối
tượng, biến nó thành đối tượng khác. Trong quá trình thực hiện một số
khả năng đối tượng chuyển từ thấp lên cao, nhưng ở những khả năng
khác - thì lại hạ từ cao xuống thấp. Có khả năng liên quan đến biến đổi về
chất, số khác lại liên quan đến biến đổi về lượng của đối tượng. Một số
khả năng gắn với cái tất nhiên trong đối tượng, số khác - với cái ngẫu
nhiên. Có khả năng được hiện thực hóa trong các điều kiện được tạo lập ở
hiện tại, nhưng một số khác lại chờ các điều kiện đó được tạo ra ở tương
4


lai xa. Hoạt động thực tiễn của con người làm thay đổi hiện thực khách
quan chính là thực hiện các khả năng nhất định bằng cách tạo ra những
điều kiện tương ứng.
Có nhiều cơ sở phân loại khả năng. Có thể chia các khả năng
thành hai nhóm phụ thuộc vào việc cái gì quy định chúng: các thuộc tính
và mối liên hệ tất nhiên hay ngẫu nhiên. Những khả năng bị quy định bởi

những thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên của đối tượng được gọi là khả
năng thực; còn những khả năng bị quy định bởi các thuộc tính và mối liên
hệ ngẫu nhiên, - là khả năng hình thức. Khả năng thực trong những điều
kiện thích hợp tất yếu được thực hiện, cịn khả năng hình thức - có thể
được thực hiện cũng có thể khơng. Sự phân biệt khả năng thực và khả
năng hình thức có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thực tiễn: khi đặt ra
mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện hành vi, con người cần phải
xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức khơng thể
làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.
Các khả năng chỉ được hiện thực hóa khi có các điều kiện thích
hợp. Phụ thuộc vào mối liên hệ với những điều kiện này như thế nào, khả
năng được chia ra thành khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng. Loại
thứ nhất là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ điều
kiện, loại thứ hai là những khả năng mà ở thời hiện tại cịn chưa có những
điều kiện thực hiện chúng, nhưng điều kiện có thể xuất hiện khi đối tượng
đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Để lập những kế hoạch trước
mắt, xác định cách thức giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã chín muồi
thì cần phải xuất phát từ khả năng cụ thể, chứ không thể căn cứ vào các
khả năng trừu tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận.
Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không
tách rời nhau và ln chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị
bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực,
nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện
thực chứ khơng thể dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện
khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề
ra kế hoạch, phải tính đến mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn.
Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được khả năng phát
triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân
nó, bởi khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên

trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh
bên ngoài. Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển
hóa thành hiện thực, cịn hiện thực này trong q trình phát triển của
mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện
thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành q trình vơ tận; do
vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện
5


tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng. Thứ ba,
trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự
vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính
đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường
hợp có thể xẩy ra. Thứ tư, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng
một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả
năng vốn có, thì khi có điều kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ
xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật,
hiện tượng mới, phức tạp hơn. Bởi vậy, trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết là
chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành
hiện thực hơn. Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có
đầy đủ các điều kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó
chuyển hóa thành hiện thực. Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trị
của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến
đổi khả năng thành hiện thực.
II. vận dụng
a. Khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành
lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng

lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những
mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là
khởi nghiệp.
Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Qua
đó bạn có thể th các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý cơng ty,
doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như
nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.
b. Vai trò của khởi nghiệp đối với sinh viên hiện nay
khởi nghiệp chính là q trình nhằm tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới và khác biệt cho
riêng mình. Khởi nghiệp mang lại vơ số giá trị cho sinh viên cũng như lợi ích thiết thực
cho xã hội, lẫn người lao động bởi chúng không giới hạn về hình thức và cách thức hoạt
động. Hoạt động khởi nghiệp mang ý nghĩa giúp các cá nhân mỗi sinh viên tự tạo ra công
việc và thu nhập mà không phải bắt đầu từ việc đi làm part time hay làm thuê cho doanh
nghiệp. Khởi nghiệp khiến họ được tự do thể hiện khả năng điều hành trong công việc,
nếu khởi nghiệp có dấu hiệu phát triển tốt thì nguồn thu nhập mang lại cho họ có thể cao
gấp nhiều lần so với thu nhập khi làm thuê mang lại.

6


Ngồi ra khởi nghiệp cịn giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức về kinh doanh , cơ hội
phát triển bản thân, các mối quan hệ trong xã hội phục vụ cho sự khởi nghiệp của sinh
viên, được khẳng định bản thân với mọi người xung quanh, gia đình và xã hội.
c. Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam
Để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban hành Quyết định số 844/QĐTTg, ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” nhằm mục tiêu: Tạo lập môi
trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh
nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ
hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ

được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó, 50 doanh nghiệp kêu gọi được
vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá
trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.
Đến năm 2025: Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát
triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án
gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với
tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Quyết định số 1665/QĐ-TTg, ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm mục tiêu: Đến
năm 2025, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang
bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; tăng cường cơ sở vật chất
cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện,
trường cao đẳng và trường trung cấp; 100% các đại học, học viện, 70% các trường cao
đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên
được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ
đầu tư mạo hiểm.
Nhờ có chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhiều trường đại học, cao đẳng ở
Việt Nam đã tích cực hỗ trợ và lan tỏa phong trào khởi nghiệp sáng tạo tới sinh viên. Vì
thế, phong trào khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam đã có những khởi sắc, hướng tới
mục tiêu tạo dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp với các yếu tố thuận lợi: sự phát triển
như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu vượt bậc về
công nghệ mới; thế hệ trẻ Việt Nam có lực lượng đơng đảo, ham học hỏi, say mê sáng
tạo. Bối cảnh mới và đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ sinh viên trong các trường đại học,
cao đẳng trên toàn quốc là thuận lợi cơ bản nhất để phong trào khởi nghiệp thành công.
Từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của
học sinh, sinh viên với trọng tâm là Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi
nghiệp (SV- STARTUP) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các
7



em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý
tưởng khởi nghiệp thành hiện thực. Sau 3 năm triển khai, cuộc thi đã thu hút ngày càng
nhiều học sinh, sinh viên tham gia với các dự án chất lượng ở đa dạng lĩnh vực, ngành
nghề. Năm 2018, có hơn 200 ý tưởng/dự án tham dự; năm 2019 con số này tăng lên gần
400; và đến năm 2020, đã có hơn 600 ý tưởng/dự án tham dự cuộc thi1.
Trong quá trình khởi nghiệp, nhiều trường đại học, cao đẳng đã chủ động kết nối với các
tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để những ý tưởng, dự án của sinh viên có cơ hội triển khai; tạo
mơi trường để sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp trong quá trình thực tập thực tế.
Chất lượng của các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp cũng ngày càng tốt hơn, được các
doanh nghiệp đánh giá cao hơn, kết nối tốt hơn và đóng góp nhiều hơn cho phong trào
khởi nghiệp quốc gia. Có thể kể tên một số phong trào khởi nghiệp sinh viên tiêu biểu:
- Dự án khởi nghiệp thành lập ứng dụng WORKSVN - “Cổng thông tin kết nối Nhà
trường và Doanh nghiệp” của nhóm sinh viên khoa Cơng nghệ Thông tin, Trường Đại
học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là dự án đem lại lợi ích cho cộng đồng, sinh
viên, nhà trường, nhà tuyển dụng và xã hội;
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia Cuộc thi Chứng
minh ý tưởng lần 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ
chức năm 2017 với hai dự án đạt giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Việt Nam”, mục tiêu của các dự án là biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành
cơ hội kinh doanh thơng qua hỗ trợ toàn diện từ doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển
xanh và bền vững.
- Cuộc thi Sáng tạo trẻ Bách Khoa do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức thường
niên nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo trong sinh viên, rèn luyện kỹ năng kết nối tư
duy đa lĩnh vực, hướng tới việc tạo ra các ý tưởng và sản phẩm thiết thực, các giải
pháp quản lý đổi mới sáng tạo có tiềm năng khởi nghiệp. Năm 2020, chủ đề của Cuộc thi
là “Smart up for life”, hướng tới những sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp
phục vụ các lĩnh vực của cuộc sống như: giao thông, giáo dục, môi trường, biển đảo,
công nghiệp, nông nghiệp, y tế…
Tóm lại, trong thời gian qua, phong trào khởi nghiệp của sinh viên đã bước đầu đạt được
kết quả nhất định: trang bị cho sinh viên kiến thức về khởi nghiệp; rèn luyện tinh thần

khởi nghiệp cho người trẻ, giúp họ dần trưởng thành, trở thành những người dám nghĩ,
dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Đồng thời, khởi nghiệp cũng góp phần
đổi mới căn bản phương pháp dạy và học trong các trường đại học và cao đẳng, đưa môi
trường đào tạo trở thành nơi sáng tạo tri thức mới.
d. Thuận lợi khi khởi nghiệp của sinh viên

8


Trường học là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, sinh viên liên tục được giảng viên trau
dồi kiến thức là cơ sở lý thuyết vững chắc để sinh viên dễ dàng lập ra kế hoạch cụ thể cho
các dự án khởi nghiệp của mình. Ngồi ra, Trường học là nơi sản sinh ý tưởng kinh
doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tiền đề cho các dự án khởi nghiệp. Có rất nhiều mơ hình
kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập, cá nhân của sinh viên hoặc phục vụ cộng
đồng xã hội. Trường học thực sự là mơi trường tốt sẽ giúp ích cho rất nhiều bạn sinh viên.
Sinh viên có lợi thế là sức trẻ, khơng ngại khó và sẵn sàng "làm lại" nếu có thất bại. Sinh
viên không bị áp lực về gánh nặng gia đình hoặc tài chính nên dễ dàng chấp nhận rủi ro.
Nếu dự án kinh doanh của bạn thành công – chứng minh được năng lực và sự nhạy bén
của bản thân; trường hợp bạn thất bại, bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống
thường ngày của mình. Quan trọng hơn cả, khi thất bại là bạn nhận được bài học quý về
cách quản lý, kinh doanh, đây cũng là một điểm "sáng" trong hồ sơ ứng tuyển với các nhà
tuyển dụng của bạn.
Bên cạnh sinh viên ln có những người bạn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ khi bạn cần. Bạn
có thể thuê được đội ngũ nhân viên – sinh viên giá rẻ hoặc các đại sứ thương hiệu cho mơ
hình kinh doanh của mình. Thật sự, bạn khó có thể tìm ra đội ngũ nhân viên nhiệt tình,
năng động và có sẵn kiến thức với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều.
Những thuận lợi khi sinh viên khởi nghiệp là:
- Vốn ít mà lợi nhuận cao
Các cơng việc để khởi nghiệp khá đơn giản vì vậy vốn ban đầu chỉ cần vài trăm nghìn
đến vài triệu đồng .Nhưng nếu cơng việc thuận lợi, có thể kiếm được hàng chục triệu

hoặc có thể là trăm triệu đồng mỗi tháng.
-Chủ động về thời gian
Một điều không thể phủ nhận rằng , khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ phải làm việc với thời
gian nhiều hơn. Thậm chí là rất nhiều so với thời gian mà những bạn sinh viên đi làm
thêm. Tuy nhiên, so việc đi làm thêm với việc sinh viên tự khởi nghiệp thì việc khởi
nghiệp hồn toàn cho phép sinh viên chủ động về thời gian hơn, khơng cịn phải lo đổi ca
làm hay xin nghỉ nếu như có việc đột xuất trên giảng đường. Như vậy, thời gian hồn
tồn nằm trong tay bạn, khơng phải phụ thuộc vào thầy cô hay ông bà chủ.
-Không bị gị bó với cơng việc gia đình
Với lợi ích này thì khơng cần bàn nhiều. Vì ai cũng biết thời sinh viên là khoảng thời
gian tự do nhất với mỗi người. Khơng những khơng bị gị bó mà chắc chắn gia đình cịn
sẽ tạo những điều kiện tốt nhất cho bạn khởi nghiệp vì họ hiểu khởi nghiệp có lợi ích
như thế nào. Và gia đình sẽ sẵn sàng trở thành ngân hàng bất đắc dĩ để hỗ trợ vốn với lãi
suất 0%, thời hạn mãi mãi và không cần hoàn lại chẳng hạn.
-Năng động, sáng tạo, đam mê và nhiệt huyết cháy bỏng

9


Sáng tạo, năng động là lơị thế của sinh viên khởi nghiệp. Đối với sinh viên ngày nay
năng động và khả năng sáng tạo đã đạt tới level không thể đong đếm nổi + niềm đam mê
kinh doanh và nhiệt huyết cháy bỏng trở thành một lợi thế lớn trong việc lên ý tưởng và
thực hiện công việc khởi nghiệp.
-Sức mạnh của mạng xã hội
Sinh viên luôn là đối tượng tiếp cận với mạng xã hội nhanh và hiệu quả nhất. Mạng xã
hội chính là nơi giúp sinh viên quảng bá và giới thiệu rộng rãi sản phẩm dịch vụ của
mình, trở thành nơi cung cấp lượng khách hàng cho sinh viên. Sinh viên khơng phải tự đi
tìm kiếm khách hàng hay sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống tốn kém.
e. Khó khăn khi khởi nghiệp của sinh viên
Phong trào khởi nghiệp của sinh viên hiện nay phát triển rầm rộ hầu khắp cả nước. Tuy

nhiên, để có thể biến dự án thành hiện thực thì sinh viên gặp khơng ít những khó khăn.
Những khó khăn khi sinh viên khởi nghiệp là:
-Nguồn vốn hỗ trợ
Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên trong quá trình thực hiện. Bởi lẽ,
sinh viên thường khơng có nguồn kinh phí dồi dào và để kêu gọi được sự đầu tư của các
doanh nghiệp thì đó khơng phải là điều dễ dàng.
Khi các bạn sinh viên mới đưa ra ý tưởng của mình thì hầu như mọi nhà đầu tư đều e ngại
và lo sợ. Họ cảm thấy phải chăng mình quá “liều lĩnh” khi đưa tiền cho các bạn. Nếu như
các bạn thực hiện dự án không thành cơng thì số tiền mà họ đầu tư xem như “xôi hỏng
bỏng không”.
-Hạn chế trong khả năng giới thiệu và kiểm tốn cịn yếu
Khó khăn tiếp theo đó chính là sinh viên hiện nay khi lên ý tưởng thì chỉ biết lao đầu vào
thực hiện cho xong sản phẩm của mình. Nhưng lại mắc phải một yếu điểm là chưa biết
cách giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, nhiều bạn sinh viên kết
quả đạt được rất tốt, nhưng thị trường không biết tới để mà sử dụng sản phẩm.Bên cạnh
đó, khi hồn thành xong sản phẩm thì các sinh viên lại yếu trong khâu kiểm tốn số sách,
khơng biết dự án của mình có bị thâm hụt hay lợi nhuận được bao nhiêu. Do đó, để có thể
cạnh tranh được với các dự án khác, cần phải tổng hợp lại những báo cáo chi tiết nhất, để
điều chỉnh phương án cho phù hợp.
-Thiếu kiến thức và kinh nghiệm
Một trong những thực trạng sinh viên khởi nghiệp đó là thiếu kiến thức và kinh nghiệm
trầm trọng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi sinh viên là những người trẻ, chưa “cọ xát”
nhiều trong cuộc sống nên vốn kinh nghiệm của mình chưa dồi dào. Kiến thức là vô tận,
cho nên ngay cả những chuyên gia hàng đầu thì kiến thức của họ vẫn khơng biết bao
nhiêu cho đủ. Đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến việc thực hiện khởi
nghiệp của sinh viên.
10


f. Một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên trong các trường đại học tại

Việt Nam
Trong thời gian gần đây, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối với sinh viên đã
được đề cập mạnh nhưng chủ yếu ở quyết tâm chính trị, chưa thực sự tích cực và sâu.
Mặt khác, hệ thống chính sách chung về khuyến khích khởi nghiệp hiện nay được đánh
giá là thiếu đồng bộ, chưa có văn bản thống nhất, gây khó khăn cho việc thực thi. Hơn
nữa, chính sách đặc thù hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp dường như còn thiếu vắng, dẫn đến
hiệu quả chính sách chưa cao hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của sinh viên khởi
nghiệp. Các giải pháp sau sẽ góp phần thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên các trường
đại học.
- Một là, tiếp tục bổ sung các chính sách ưu tiên về khởi nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên
Các cơ quan, ban ngành cần tiếp tục nghiên cứu để ban hành các cơ chế, chính sách tạo
điều kiện cho hệ sinh thái khởi nghiệp trong sinh viên lớn mạnh, giúp sinh viên có động
lực và tự tin vào khả năng của bản thân, sẵn sàng đương đầu với thử thách để thực hiện ý
tưởng khởi nghiệp sáng tạo, góp phần hình thành nên một nền kinh tế trẻ, năng động và
hiệu quả.
- Hai là, tích cực triển khai hoạt động truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức về vai trị
của phong trào khởi nghiệp trong sinh viên
Các trường đại học, cao đẳng cần tăng cường công tác truyền thông để tạo sự liên kết
giữa các doanh nghiệp với nhà trường, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được
thể hiện bản thân, được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường.
Đẩy mạnh vai trị của Ban Chấp hành Đồn Thanh niên, Hội sinh viên của các trường
trong việc tạo ra các sân chơi, đề xuất ý tưởng và tổ chức các sự kiện nhằm khuyến khích
tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
- Ba là, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt
chú trọng nhu cầu của thị trường lao động
Cần đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo, gắn giáo dục và đào tạo với hoạt động thực
tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, có định hướng rõ ràng trong
việc ưu tiên các chính sách và nguồn lực cho các ngành STEM (thuật ngữ dùng để chỉ
các ngành học về Science - Khoa học, Technology - Cơng nghệ, Engineering - Kỹ
thuật và Mathematics - Tốn học). Sinh viên cần được bồi dưỡng, rèn luyện tinh thần

doanh nhân, tư duy đổi mới, sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo. Kinh nghiệm của các quốc gia
cho thấy, cần tạo dựng văn hóa sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ, nhất là đối
với sinh viên, để ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên đã có ý chí tự thân
lập nghiệp, sẵn sàng cho tương lai, cống hiến năng lực của bản thân vào sự phát triển
kinh tế - xã hội.
11


- Bốn là, tăng cường thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức, tập đoàn đối với các dự án
được hình thành từ ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên
Hiện nay, bên cạnh sự hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước, việc tìm kiếm đầu tư từ các cá
nhân, tổ chức, tập đoàn cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên là hết sức cần thiết, tạo
động lực lớn đối với các ý tưởng khởi nghiệp. Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng
đồng (CSIP), Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội (CSIE) là hai tổ chức phi chính
phủ tiêu biểu đã và đang đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nhân và doanh nghiệp xã
hội, áp dụng các giải pháp kinh doanh bền vững nhằm giải quyết các thách thức xã hội và
môi trường đặc biệt trong hệ thống các trường đại học.
Bên cạnh đó, cần xây dựng điểm sáng tạo trong các cơ sở đào tạo về không gian làm việc
chung; xây dựng dữ liệu học liệu thơng qua mạng để chia sẻ tri thức, đóng góp thiết thực
cho phong trào khởi nghiệp của sinh viên.

III. KẾT LUẬN
Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của khởi nghiệp ở sinh viên trong thời
đại hiện nay. Ngồi tạo ra những giá trị cho cá nhân nói riêng nó cịn góp phần khơng nhỏ
vào sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Tạo ra việc làm cho người lao động, thúc
đẩy kinh tế phát triển, giảm thiểu bớt các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra như cờ bạc,
rượu bia, trộm cắp. Thực trạng khởi nghiệp của sinh viên hiện nay đã có nhiều khởi sắc
do sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với các gói đầu tư từ nước ngồi cho sinh
viên khởi nghiệp và sự phát triển khoa học công nghệ, mạng xã hội đã giúp cho sinh viên
khá thuận lợi trong việc khởi nghiệp của mình . Bên cạnh đó ta cũng phải thừa nhận là

khơng phải sinh viên nào khởi nghiệp cũng thành công phần lớn sinh viên khi khởi
nghiệp đều thất bại vì thiếu kiến thức, kinh nghiệm, nguồn vốn và cịn nhiều yếu tố khác.
Nhìn chung đề tài “Phân tích cặp phạm trù khả năng và hiện thực. Vận dụng vào vấn đề
khởi nghiệp của sinh viên hiện nay” là một đề tài giàu thực tế, phản ánh được mối liên hệ
biện chứng giữa khả năng và hiện thực trong vấn đề khởi nghiệp của sinh viên. Phản ánh
rõ những vấn đề cần giải quyết trong vấn đề khởi nghiệp của sinh viên. Sau khi nghiên
cứu về tài này bản thân em nhận thấy là một sinh viên nếu muốn khởi nghiệp thành công
trước hết phải nắm chắc kiến thức nền tảng ở đại học ,vận dụng quy luật lượng chất trong
quá trình học tập khi lượng đạt tới điểm độ thì chất thay đổi để tiếp thu kiến thức và đạt
được kết quả cao nhất trong q trình học tập. Ngồi ra trong q trình khởi nghiệp thì
khơng thể khơng nói tới vận dụng quy luật phủ định của phủ định tiếp thu kinh nghiệm
quý báu của những người đi trước sau đó và cải tạo biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh,
cá nhân mình bỏ đi những giá trị khơng phù hợp với bản thân và hồn cảnh. Trong khn
khổ kiến thức, kĩ năng còn hạn chế , bài tiểu luận của em vẫn khơng thể tránh khỏi nhiều
thiếu xót. Vì vậy, em rất mong q thầy cơ sẽ đóng góp ý kiến giúp em để đề tài này
được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
12


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lê nin
2. Tạp chí nghiên cứu của nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật
/>3.Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số
21, tháng 9 năm 2021
/>
13




×