Họ và tên: Hoàng Nhật Lệ
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Ngày 25/12/2018
Bất cập trong giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam.
Giáo dục hiện đại bây giờ không chỉ nhắm đến đạo đức, các mơn tự nhiên như tốn lý hóa hay
các mơn xã hội như văn, sử, địa ở Trung học phổ thông hay các môn chung, môn chuyên ngành ở
Cao đẳng, Đại học thì trong giáo dục thì rèn luyện, bổ trợ kỹ năng mềm trở thành một môn học
không thể thiếu, bao gồm cả giáo dục giới tính hay giáo dục sinh sản. Ở giáo dục giới tính ở Việt
Nam thì khơng phải là cả một mơn học chính thức mà chỉ thường tổ chức dưới dạng một buổi
giao lưu với những bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực phụ khoa. Chỉ là một buổi giao lưu nhưng
chương trình này đã giúp cho nhiều học sinh, sinh viên nữ hiểu thêm về tâm sinh lý của mình ở
tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành cũng như là vấn đề về an tồn tình dục để bảo vệ bản thân.
Chương trình với mục đích tốt nhưng vẫn cịn nhưng vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề giới.
Trước khi chỉ ra những bất cập của chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản thì trước
hết phải hiểu về các thuyết cơ bản liên quan đến giới và phát triển. Trước hết là sự ra đời của phụ
nữ trong phát triển, phụ nữ trong phát triển (WID) gắn với thời kỳ mà nổ ra các hoạt động liên
quan đến phụ nữ trong lĩnh vực phát triển trong đó có sự tham gia của chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ từ những năm 1970 (Razavi &Miller, 1995, trang 2-4). Hoạt động của WID xuất hiện
trong giai đoạn u cầu cơng lý xã hội và bình đẳng cho phụ nữ. Tiếp cận WID có thể hiểu là
cách tiếp cận kêu gọi nhiều sự chú ý hơn đối với phụ nữ trong chính sách phát triển và nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của sự cần thiết trong việc hịa nhập họ với q trình phát triển
(Reeves và cộng sự, 2000).Các nhà ủng hộ WID tìm ra sự hiệu quả của việc địi hỏi, u cầu
cơng lý xã hội và bình đẳng cho phụ nữ trong việc kết nối nó với những vấn đề liên quan tới phát
triển đại trà (mainstream development) (Razavi &Miller, 1995, trang 6) tức là ở đây Những bất
cập mà các nhà khoa học nhận ra về hướng tiếp cận này đó là các nhà làm chính sách, các nhà
làm phát triển khơng muốn “động tới những bất biến không thể xác định của xã hội” (Buvinic,
1983, trang 26) từ đó xảy ra là mặc dù phụ nữ được trở thành đối tượng của các nhà làm chính
sách trong phát triển nhưng nó khơng đồng nhất với “nhu cầu của phụ nữ và mục tiêu của phát
triển để tính tốn xem là phát triển cần gì từ phụ nữ” (Goetz, 1994, trang 30) tức là ở đây việc
làm chính sách phát triển khơng thực sự là hướng đến nhu cầu của phụ nữ hay nói cách khác
hướng tiếp cận này cịn thiếu đi tiếng nói quyết định của phụ nữ khi đề cập đến mục tiêu, lợi ích
từ dự án phát triển. Bằng việc chỉ tập trong vào phụ nữ trong WID mà không xét đến sự bất bình
đẳng về quyền lực giữa nam và nữ cũng chính là lý do khiến hướng tiếp cận này bị thất bại trong
việc thách thức “bản chất có tổ chức của tính phụ thuộc của phụ nữ” (the systemic nature of
women’s subordination) (Mitchell, 1996, trang 140 – 143). Sau sự thất bại của phụ nữ trong phát
triển (WID) cũng như phụ nữ và phát triển (WAD), học từ những thiếu sót từ hai hướng tiếp cận
trước đó các nhà khoa học đã đề ra hướng tiếp cận hoàn thiện hơn bù đắp cho những vấn đề phát
sinh của hai hướng tiếp cận trước đó đó là giới và phát triển (GAD). Quan điểm Giới và phát
triển xem xét sự bình đẳng về mặt xã hội giữa nam và nữ ( Đỗ Thị Bình, 1999). GAD thường
tiếp cận theo hai khn khổ là” vai trị giới”(gender roles) và “phân tích mối quan hệ xã hội”
(social relations analysis). Khn khổ vai trị giới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu của
Viện Phát triển Quốc tế Harvard. Khởi điểm của khuôn khổ này là hộ gia đình khơng khác gì với
các nhóm sản xuất kinh tế khác (Razavi & Miller, 1995). Bình đẳng giới được định nghĩa bởi
cách mà cá nhân tiếp nhận cũng như điều khiển nguồn tài nguyên tức là ở đây bình đẳng giới và
hiệu quả kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cịn khn khổ phân tích giới được cho là
một cơng cụ chuẩn đốn cho người làm phát triển vượt qua sự kém hiệu quả của sự phân chia tài
nguyên.Nó định nghĩa sự phân chia dựa trên cơ sở giới trong công việc sản xuất và tái sản xuất
và khác biệt giới trong việc tiếp cận và kiểm soát tài nguyên (Razavi &Miller,1995). Mặc dù
trên lý thuyết GAD tìm ra được cội nguồn của vấn đề là giới có liên quan đến quan hệ trong cấu
trúc xã hội giữa nam và nữ nhưng trên thực tiễn cách tiếp cận của GAD quen với việc duy trì sự
khác biệt giữa nam và nữ nói chung hơn là đưa ra cách thức để vượt lên nó(Tripathy, 2010). Đây
cũng chính là điều khiến một số chương trình phát triển như chương trình giáo dục giới tính ở
Việt Nam mặc dù có cách tiếp cận GAD nhưng hiệu quả chưa cao.
Đã có một số nghiên cứu ở Việt Nam về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh dục nhưng chủ yếu
là về bức tranh chung về kiến thức, thái độ và hành vi của vị thành niên nói chung mà chưa đề
cập đến nhu cầu của đối tượng này về nội dung đó (Mai Quỳnh Nam, 2004). Một chương trình
Giáo dục giới tính có tính tồn diện là một chương trình cần thiết bởi nó có thể ngăn ngừa bạo
lực dựa trên cơ sở giới (UNESCO, 2018). Thực chất chương trình giáo dục giới tính ở Việt Nam
cịn chưa hồn chỉnh. giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam thường được phân bổ
theo ba phần phần một về giới tính, phần hai nói về tình dục an tồn cịn phần ba đề cập đến các
bệnh phụ khoa trong khi chương trình Giáo dục tính dục tồn diện của UNESCO sửa đổi được
chia làm 8 phần là các mối quan hệ; các giá trị, quyền, văn hóa và tính dục; hiểu biết về giới; bạo
lực và giữ an toàn; kỹ năng trong việc giữ gìn sức khỏe; Cơ thể con người và sự phát triển; Quan
hệ tình dục và hành vi tình dục; Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản (UNESCO, 2018). Giáo
dục giới tính khơng chỉ nên về vấn đề giới tính hay tình dục mà cần phải bao gồm cả giới. Việc
áp dụng khn mẫu giới (gender stereotypes) có thể ảnh hưởng đến cách thức mà học sinh, sinh
viên tiếp cận với giáo dục giới tính và các mối quan hệ (Airton, 2009) . Đó là về tổng quan
chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam cịn về nội dung thì bản thân tơi
đã được trải nghiệm cũng như là nghe bạn tôi chia sẻ tiếp theo đây sẽ là chi tiết của một buổi
giáo dục giới tính và sức khỏe sinh tiết mà tơi đã tham gia.
Giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay có thể thấy là đi từ hướng tiếp cận phụ nữ và phát triển
(WAD) tức là trong chương trình giáo dục giới tính chỉ có phụ nữ hoặc tách riêng chương trình
giữa nam và nữ chứ khơng có tương tác với nam giới đến hướng tiếp cận giới và phát triển
(GAD) tức là có sự tham gia của cả nam lẫn nữ trong chương trình với cái mục tiêu là cả nam và
nữ đều hiểu được tâm sinh lý của mình, đều biết thêm được các biện pháp về an tồn trong tình
dục nhưng có thể thấy giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam chưa triệt để và hồn
thiện có những vấn đề cần thiết cần phải đề cập tới cũng như có sự tham gia của cả nam lẫn nữ
thì chưa xuất hiện như là bạo hành giới hay cụ thể hơn là bạo hành tình dục hay tầm quan trọng
của sự đồng thuận trong tình dục một trong những đặc điểm cũng liên quan đến an tồn tình dục.
An tồn ở đây không chỉ nên hiểu là cách sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả mà còn phải
được hiểu rộng hơn là cái hoạt động này có được sự đồng thuận từ cả hai phía hay khơng, nếu
khơng thì điều này khiến nạn nhân sẽ cảm thấy khơng an tồn về mặt tinh thần, cảm thấy bị đe
dọa chứ không chỉ là an toàn về mặt thể chất nữa. Dạy về sự đồng thuận là một trong những nội
dung thiết yếu, căn bản khi dạy về tính dục (Weale,2014). Khơng chỉ về sự đồng thuận trong
quan hệ tình dục mà việc đưa vấn đề về giới cũng như là yếu tố quyền lực có thể khiến quan hệ
tình dục an tồn hơn cụ thể là có thể giảm thiểu tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn cũng như là bệnh
STI (Beck, 2015). Tính đến năm 2015 theo khảo sát của ActionAid khi khảo sát 2046 đối tượng
bao gồm phụ nữ, trẻ em gái, đàn ơng và người ngồi cuộc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì có
đến 84% bị xâm hại tình dục ở một khía cạnh nào đó (Senthilingam, 2017) và đa số phụ nữ ở
Việt Nam cảm thấy khơng thoải mái, an tồn “khi là một người phụ nữ” ở chốn công cộng
(Trang Bui, 2016), giám đốc của ActionAid Vietnam cho rằng “Vẫn có những sự hiểu lầm về
xâm hại tình dục. Họ nghĩ rằng chúng tơi chỉ nói về các vụ hiếp dâm” (Trang Bui, 2016). Không
những vậy đến hung thủ của những vụ xâm hại tình dục đến từ người mà nạn nhân quen biết có
thể là gia đình,người thân, bạn trai, bạn tình,… do vậy việc giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện
nay cần phải cải thiện về chương trình do nội dung chưa thể phản ánh cũng như giúp chương
trình đạt được mục tiêu của mình. Rõ ràng ở đây nhu cầu của phụ nữ là được bảo vệ khỏi những
cái nguy cơ về xâm hại tình dục chưa được tính đến tức là nhu cầu của phụ nữ và mục tiêu của
phát triển chưa được đồng nhất (Goetz,1994).Với mục tiêu được đưa ra ngay đầu mỗi chương
trình là giúp học sinh, sinh viên có thể biết hiểu rõ hơn về tình dục an tồn, ngồi vấn đề về sự
đồng thuận chưa được đề cập đến ở các buổi giáo dục giới tính mà tơi đã được tham gia thì nhận
thấy sự trao đổi giữa nam và nữ chưa tốt thứ nhất là cịn có sự thiếu thực hành trong việc sử dụng
biện pháp tránh thai ngoài thuốc tránh thai thì các biện pháp như sử dụng bao cao su hay đặt
vịng khơng được hướng dẫn ở các những buổi như thế này, tức là ở đây diễn giả không mô tả sử
dụng bao cao su như thế nào hay cách lựa chọn bao cao su hợp lý hoặc là cách đặt vịng mà chỉ
có khuyến khích các bạn nữ nên uống thuốc tránh thai thường xuyên loại hằng ngày. Vấn đề về
an tồn tình dục vẫn bị cho là vấn đề nhạy cảm đặc biệt là đối với phụ nữ có thể nói là ảnh hưởng
của văn hóa Nho giáo khi mà vấn này vẫn chưa được đề cập một cách cởi mở thì có thể là tại
một thời điểm này phụ nữ vẫn bị “mắc kẹt bởi văn hóa” (Tripathy, 2010). Rõ ràng là ở đây với
nội dung như trên chưa thể hoàn thành tốt mục tiêu là cả nam và nữ có đủ kiến thức về tình dục
an tồn cũng như là ở đây vơ hình chung vẫn chỉ hướng đến đối tượng nữ là phụ nữ muốn khơng
có thai thì phải có trách nhiệm tự uống thuốc tránh thai mà bản thân thuốc tránh thai khơng phải
là 100% là sẽ tránh được thai do đó ở đây khi tiếp cận đến những biện pháp tránh thai cần tiếp
cận một cách thực tế và cụ thể hơn.
Tại buổi giáo dục giới tính và sức khỏe gần đây nhất do trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn tổ chức thì mục đầu tiên là về giới tính, diễn giả với slide có hai hình ảnh một nữ mặc
váy cầm hoa xung quanh là màu hồng với một hình ảnh là nam lực lưỡng, trước đó có hỏi sinh
viên ngồi dưới là “Có ai cịn chưa biết giới tính của mình khơng, nếu chưa thì nên xem lại đi
nhé”. Khi cơ diễn giả nói xong điều này thì điều tơi nghĩ đến đầu tiên là thế cịn các bạn liên giới
tính (intersex) thì sao, rõ ràng Liên Hợp Quốc cho rằng những người liên giới nên được sống như
chính bản thân họ tức là họ khơng nhất thiết phải phẫu thuật chỉ để khẳng định mình là nam hay
nữ cũng như là việc ép họ phải phẫu thuật cũng như là ép họ vào một khuôn mẫu nào1 đó là vi
phạm quyền cơ bản nhất của con người hay vậy những chương trình giáo dục giới tính như trên
chưa đủ xác đáng và nhận định của một diễn giả là một chiều và chưa có sự nhạy cảm trong vấn
đề LGBT+. Thực chất tiếp theo đấy của buổi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cũng cho
chúng ta thấy thêm về những thiếu sót trong chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
hiện nay. Đó là cũng tại buổi đó chính diễn giả đó nói rằng “khi các bạn nữ đến tuổi trưởng thành
thì chắc chắn sẽ để ý, có ý muốn với các bạn trai đúng không nào?” và điều đầu tiên tơi nghĩ đến
đó là thế chẳng nhẽ nữ khơng u nữ được à. Đây chính là vấn đề tiếp theo mà tôi muốn được đề
cập đến về bất cập trong giáo dục giới tính đó chính là cái sự thiếu đi bóng dáng của những khái
niệm cơ bản như bản dạng giới hay xu hướng tính dục đây là những khái niệm nên được đưa vào
trong chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Giáo dục Việt Nam cũng như các tổ
chức phi chính phủ hiện nay ở Việt Nam đang chưa chú trọng đến giáo dục giới tính cho cộng
đồng LGBT ví dụ như tình dục an tồn, các bệnh mà có thể lây nhiễm kể cả khi quan hệ đồng
giới, rủi ro của các bệnh đó so với quan hệ dị tính,….Thực tế chỉ ra rằng việc “bỏ rơi” cộng đồng
LGBT trong giáo dục giới tính có thể dẫn đến gia tăng bạo lực (Marcovitz,2013). Ở trường
Anoka-Hennepin thuộc Minnesota của Mỹ là trường đưa quy định cấm đưa vấn đề về LGBT vào
giảng dạy môn Re dục giới tính với lý do đấy khơng phải là một lối sống phổ biến và đến 2011
trường đã bị 6 học sinh kiện bởi lý do là do khơng đưa chương trình về đồng tính vào mơn giáo
dục giới tính khiến cho trường học trở thành nơi khơng an tồn cho học sinh đồng tính
(Marcovitz,2013). Vậy nên điều cần thiết hiện nay cần phải làm là bắt đầu đưa những khái niệm
cơ bản về bản dạng giới và xu hướng tính dục vào chương trình giáo dục giới tính cũng như là
tập huấn chuyên gia, bác sĩ, diễn giả về cách ứng xử với thành viên cộng đồng LGBT+.
Vấn đề về ham muốn tình dục, khi đưa ra số liệu về vấn đề lien quan đến chủ đề này đó là thủ
dâm. Khi nói về thủ dâm thì đối tượng được hướng đến ở đây chỉ là nam giới. Ở đây người diễn
giả đưa ra một con số là 80% nam giới thủ dâm tiếp theo đấy là nói về tác hại của việc thủ dâm
và khuyên rằng các bạn nam chưa từng bao giờ thủ dâm thì đừng nên thử và những ai đang có
hành vi đó thì hãy dừng lại. Vấn đề nảy sinh ở đây khi đưa thủ dâm vào chương trình giáo dục
giới tính là còn đang xem nhẹ vấn đề này, coi hành động đấy là cái gì đó đáng phải hổ thẹn.
1 Điều này được đề cập trong chiến dịch UN Free& Equal của Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ xây dựng luật pháp,
chỉnh sửa luật để bảo vệ người liên giới, khơng những thế chiến dịch cịn kêu gọi truyền thơng có cái nhìn đúng đắn
về người liên giới, cần có người lien giới làm đại diện cho cộng đồng của họ ở trên truyền thông.
UN Free & Equal. “Intersex”. />
Nhưng có những nghiên cứu cho rằng thủ dâm mặc dù không nên thực hiện một cách quá độ vẫn
là điều cần thiết. Thứ nhất do nó được coi là một loại hình quan hệ tình dục dưới dạng “solo” nên
bản thân nó có thể dạy cho chúng ta về khoái cảm (Thompson,2018), thực tế là con người đặc
biệt là nam giới trải nghiệm về thủ dâm trước khi có trải nghiệm về quan hệ với đối tác. Thứ hai
là nhiều trường hợp hiếp dâm xảy ra do nam giới được dạy rằng thủ dâm có hại cho sức khỏe
(Reiss, 1997) hoặc là do nó là một tội ác (Watters, 1992) nên thay vì họ tự giải tỏa cho bản thân
họ biến người khác trở thành đối tượng để cho họ giải tỏa. Vậy cần có hướng tiếp cận đúng đắn
không chỉ một chiều đối với vấn đề về thủ dâm. Vấn đề tiếp theo với giáo dục về nội dung thủ
dâm đó là thiếu đi nữ giới khi đề cập đến thủ dâm. Thực tế thủ dâm ở nữ giới chưa bao giờ được
nói đến ở các buổi giáo dục giới tính mà tơi đã tham dự điều này vơ hình chung cho rằng phụ nữ
khơng tìm đến khối cảm cho riêng mình bằng cách thủ dâm cũng như cho là thủ dâm ở nữ giới
là điều không nên được đề cập đến. Điều này thực chất là chưa có sự trao đổi giữa nam và nữ
trong cơng tác giáo dục về khoái cảm cũng như là về thủ dâm. Thủ dâm ở nữ cần được đưa ra ở
giáo dục giới tính bởi phụ nữ hay các bạn gái nên được khuyến khích tìm hiểu cơ thể của chính
họ cũng như là họ nên hiểu về khoái cảm của bản thân họ (Joannides, 2014) và hơn thế nữa
chẳng phải việc tìm kiếm khối cảm cũng được coi là một trong những quyền cơ bản của con
người hay sao vì thế việc hỗ trợ, đảm bảo giáo dục về vấn đề này là cách để họ thực hiện quyền
của mình tốt hơn và thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp khơng nên là thứ khiến mình
phải cảm thấy xấu hổ về bản thân.
Phần tiếp theo của buổi học chính là về các bệnh về phụ khoa. Vấn đề thứ nhất ở đây là các bệnh
về phụ khoa chỉ tập trung ở nữ giới thay vì ở cả nam và nữ. Tức là ở đây gần như chưa chỉ ra các
bệnh liên quan đến quan hệ tình dục ở nam giới, những triệu chứng mà bạn nam có thể gặp phải.
Một lần nữa do không đi sâu vào các biện pháp phịng tránh thai nên khơng đưa ra được số liệu
cụ thể về việc các biện pháp phòng tránh thai có thể phịng tránh các bệnh liên quan đến quan hệ
tình dục hay khơng, nếu có thì tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu. Chưa có quan tâm đến các biện pháp
phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đây là một trong những nội dung chính để
đạt được mục tiêu là cả nam và nữ đề có hiểu biết về các bệnh liên quan đến phụ khoa nhưng
trên thực tế lại chưa được đề cập đến lại một lần nữa nội dung chương trình chưa sát với mục
tiêu đã đề ra. Thứ hai là cũng liên quan đến chủ đề này diễn gia đưa ra một quan điểm là “Việc
đàn ơng khi ngoại tình hay gia đình có được hạnh phúc hay khơng là do phụ nữ, nếu cơ ta khơng
biết chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Ở đây hàm ý đổ lỗi cho phụ nữ khi đàn ơng ngoại tình tức là ở
đây đã đưa ra lý do biện hộ cho việc ngoại tình. Với một phịng có cả nam và nữ và với luận
điểm như vậy vơ hình chung đã cho rằng đàn ơng có thể ngoại tình nếu phụ nữ khơng biết chăm
sóc sức khỏe sinh sản. Ở đây rõ ràng có sự bất bình đẳng giới khi mà vẫn còn tồn tại quan niệm
cũ là phụ nữ bị cho rằng phải lo giữ hạnh phúc gia đình (Vương Linh, 2018) cũng có thể hiểu
đây là định kiến cho rằng phụ nữ là người chịu 100% trách nhiệm cho hạnh phúc gia đình.Với
quan điểm thiếu sự nhạy cảm về giới như vậy đến từ một người giảng giải về giáo dục giới tính
nhất là khi người đó là phụ nữ có thể gây hậu quả xấu như là các bạn nam ngồi đấy sẽ cho rằng
nếu mình có ngoại tình thì lỗi khơng phải do mình, mình có quyền đi ngoại tình. Vấn đề tưởng
như đơn giản nhưng thực chất có thể gây hậu quả vậy nên cần phải có sự tập huấn về nhạy cảm
giới đối với bác sĩ, chuyên gia giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản. Đây là một trong
những ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc đưa vấn đề giới vào trong chương trình giảng dạy
của giáo dục giới tính.
Cơng tác giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trực tiếp cho học sinh, sinh viên còn nhiều hạn
chế và khi phương tiện thơng tín đại chúng chiếm vai trị lớn trong việc tiếp cận những kiến thức
như vậy (Mai Quỳnh Nam, 2004) thì rõ ràng là cơng tác giáo dục trực tiếp nên hướng học sinh,
sinh viên đến các trang web, phương tiện truyền thông đáng tin cậy để tránh tiếp thu những
thông tin sai lệch cũng như là tránh nguy cơ bị lỗng thơng tin. Đặc biệt khi chương trình giáo
dục giới tính hiện nay đang chưa có giáo trình phổ cập (Mai Quỳnh Nam, 2004) thì việc sử dụng
có chọn lọc giáo trình của chương trình giáo dục tính dục tồn diện do UNESCO đề xuất có
chỉnh sửa năm 2018 là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên trong vấn đề
này.
Vậy là cơng tác giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập trong việc xây dựng
nội dung phù hợp với mục tiêu đã đề ra khi mục tiêu là theo hướng Giới và phát triển (GAD)
nhưng nội dung chương trình lại là tiếp cận theo hướng Phụ nữ trong phát triển (WID) khi mà
còn thiếu sự tương tác giữa cả nam và nữ trong việc giảng dạy về tình dục an tồn cũng như là sự
thiếu nhạy cảm về giới trong việc tuyên truyền về giới tính, an tồn tình dục và sức khỏe sinh
sản.
Tài liệu trích dẫn
1. Airton, L. (2009) From sexuality (gender) to gender (sexuality): the aims of anti-
homophobia education. Sex Education, Volumn 9, Issue 2, p.129-139.
2. Beck.J. (27/4/2015). “When Sex Ed Discusses Gender Inequality, Sex Gets Safer”. The
Atlantic. />3. Buvinic, M. (1983).” Womens issues in Third World poverty: A policy analysis”. in M.
Buvinic, M.A. Lycette and W.P. McGreevy. “Women and Poverty in the Third World”.
Johns Hopkins University Press, Baltimore
Đỗ Thị Bình.(1999) "Tiếp cận quan điểm giới qua hoạt động nghiên cứu và giảng dạy
của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ." Trong” Nghiên cứu và đào
tạo giới ở Việt Nam”. Nguyễn Linh Khiếu. trang 34-52. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
5. Goetz, A.M.(1994). “From feminist knowledge to data for development: The bureaucratic
4.
management of information on women and development”. IDS Bulletin. Volumn 25,
Issue2.
6. Joannides. P. (31/1/2014). “Women's Masturbation: "It's Nasty!" The problem is not sex
with a partner, it's with masturbation.”. Psychology Today.
/>7. Mai Quỳnh Nam. (2004). “Trẻ em gia đình xã hội”.NXB Chính trị quốc gia.
8. Marcovitz.H. (2013). “How should sex education be taught in schools?. ReferencePoint
Press
9. Michell.S. (1996). “Gender and development: a SAFE recipe”. Development in
Practice.Volume 6, Issue 2, p.140-43.
10. Razavi. S & Miller.C. (1995). “From WID to GAD: Conceptual Shifts in the Women and
Development Discourse”. United Nations Research Institute for Social Development.
11. Senthilingam.M. (29/11/2017). “Sexual harassment: How it stands around the globe”
12. Thompson.R. (26/9//2018). “Why masturbation needs to be taught in sex ed”. Mashable.
/>13. Trang Bui. (3/12/2016). “Women are meant to be teased: Vietnam survey uncovers toxic
culture of sexual harassment”. VnExpress International.
14. Triphathy.J. (2010). “How gendered is Gender and Development? Culture, masculinity,
and gender difference”.Development in Practice. Routledge. Volumn 20, Number 1.
P113-121.
15. UNESCO. (13/3/2018). “Comprehensive sexuality education to prevent gender-based
violence”. />16. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.(2018). “International
technical guidanceon sexuality education”. UNESCO. France
17. Vương Linh. (3/5/2018). “Vì sao người vợ thường bị hứng đá khi chồng có bồ”.
Vnexpress. />18. Weale.S. (23/10/20014). “‘Today we’re talking masturbation’: sitting in on a sex
education class”. The Guardian.
/>