Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thời điểm thích hợp để nghỉ việc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.32 KB, 3 trang )

Thời điểm thích hợp để nghỉ việc
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tỏ ra khoan dung với những ứng
viên quyết định rời công ty chỉ mấy tháng sau khi được thăng tiến
hoặc tăng lương bởi điều đơn giản là, họ đã gắn bó với công ty đủ
lâu để cần thiết một sự thay đổi.
Mọi người thường ngại nhảy việc vì ngại thay đổi hoặc lo sợ những
ánh nhìn thiếu thiện cảm từ các nhà tuyển dụng tiềm năng khi bị gắn
mác hay nhảy việc. Tuy vậy, các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho
rằng, bạn cũng nên biết lúc nào bạn nên từ bỏ công việc hiện tại và
họ đưa ra những gợi ý sau:
- Kết thúc một năm
nếu bạn mới bắt đầu đi làm, bạn nên xác định gắn bó với công việc
đó ít nhất 1 năm trước khi có ý định nhảy việc. "Thời gian một năm
đủ để bạn thiết lập các kỹ năng cụ thể, ứng dụng và rèn luyện trình
độ chuyên môn, có thời gian hoàn thiện bản thân cả về kỹ năng và
kinh nghiệm khi bước vào bất kỳ công việc nào sau đó".
- 4 tháng sau khi được thăng tiến
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tỏ ra khoan dung với những ứng
viên quyết định rời công ty chỉ mấy tháng sau khi được thăng tiến
hoặc tăng lương bởi điều đơn giản là, họ đã gắn bó với công ty đủ
lâu để cần thiết một sự thay đổi. Crant cho rằng, hãy chờ từ 4- 6
tháng sau khi được thăng tiến để tìm kiếm cơ hội bên ngoài, phát
triển bản thân.
- Định hướng cụ thể sau khi nghỉ việc
Theo Heather Huhman, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là người
sáng lập Come Recommended, việc định hướng trước khi xin nghỉ ở
công ty hiện tại không đơn thuần chỉ là tìm một chỗ mới để hạ cánh
mà còn phải chuẩn bị tinh thần đối diện với công việc mới. Đặc biệt,
nếu bạn nghỉ việc sau một thời gian ngắn được thăng chức, hãy tự
hỏi liệu từ bỏ lúc này có phải là lựa chọn tốt hay chưa. Khi đã có định
hướng cụ thể, mọi việc sẽ dễ dàng hơn và bạn không rơi vào tình


trạng hối tiếc vì đã từ bỏ.
- Ở lại một vài năm để giảm bớt nỗi lo nhảy việc
Nếu đã từng nhảy việc một cách vội vã trước đó, đến công việc tiếp
theo, bạn nên dừng lại một vài năm để xây dựng lại mối quan tâm và
gắn bó với công việc. Crant cho rằng, ở lại lúc này sẽ giúp bạn tránh
được nỗi lo của cái "dớp" nhảy việc và các nhà tuyển dụng tiềm năng
sau này cũng không bị mất thiện cảm vì hồ sơ liên tục "nhảy" của
bạn.
- Nhận thức được sự thay đổi
Nếu bạn không thể tiếp tục với công việc đó nữa, đừng quá hoảng
sợ. Theo Taunee Bensson, chủ tịch của Career Dimensions, mọi
người thường lo lắng vì sẽ bị gắn mác ưa "nhảy việc" nếu không gắn
bó được ít nhất hai năm nhưng quan niệm này đang dần thay đổi.
Thực sự, nếu cứ nhảy việc liên tục sẽ tạo cảm giác bạn là một ứng
viên không đáng tin cậy, thế nhưng ngày nay, thế hệ trẻ đang thay
đổi thái độ về vấn đề nhảy việc. Chỉ cần bạn thấy phù hợp, thấy có
cơ hội phát triển thì đừng nên ngần ngại.
- Để tránh bị sa thải
Nhiều khả năng bạn sẽ bị sa thải trong đợt cắt giảm nhân sự sắp tới
của công ty, tốt nhất là nên tìm một công việc mới trước khi bị đuổi
việc, không cần phải cân nhắc xem đã gắn bó ở đây bao lâu.
Theo thống kê, những người bị sa thải thường khó khăn hơn để tìm
kiếm công việc mới. Hơn nữa, việc bị sa thải khiến cho uy tín và giá
trị của bạn bị hạ xuống phần nào trong mắt của những nhà tuyển
dụng khác.
- Tránh khủng hoảng
Bạn chán ghét công việc, không còn hào hứng mỗi ngày đến công
sở, thì tốt nhất là nên nghỉ việc để tránh một giai đoạn khủng hoảng,
stress trong thời gian tới. Lúc này, mọi việc khác không cần tính đến
nữa, điều quan trọng là bạn có thời gian thoải mái, để bắt đầu một

hành trình mới, tìm lại niềm đam mê với công việc mới.

×