Trường Học viện ngoại giao
Khoa Chính trị quốc tế
Đề tài: Việt Nam – ASEAN:
Câu hỏi: Liệu năm 1995 có phải là thời điểm phù hợp nhất để Việt Nam gia nhập ASEAN không?
Người hướng dẫn: Nguyễn Phú Tân Hương
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo – CT36A
Nguyễn Phương Anh – CT36B (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Phương Chi – CT36B
Hoàng Tường Vân – CT36C
Năm học: 2010-2011
Lời nói đầu
Việt Nam gia nhập ASEAN tạo một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của
khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một sự đổi mới tư duy quan
trọng không chỉ của Việt Nam đối với ASEAN, mà còn thể hiện sự thay đổi cách nhìn của
ASEAN và thế giới đối với Việt Nam. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ASEAN, Việt
Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho ASEAN đồng thời cũng tạo được nhiều uy tín và
tiếng vang đối với thế giới. Bởi vậy có thể nói việc gia nhập ASEAN vào năm 1995 chính
là quyết sách đúng đắn và kịp thời . Nắm bắt được thời cơ và chọn được thời điểm thích
1
hợp để gia nhập cũng là lựa chọn sáng suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bài
tiêu luận nhỏ này chúng tôi phân tích thời điểm và thời cơ để Việt Nam gia nhập ASEAN.
Không dừng lại ở việc phân tích năm 1995, chúng tôi muốn lật lại lịch sử tìm xem
những thời điểm khác liệu có thể thích hợp hơn năm 1995 cho việc Việt Nam gia nhập hay
không. Câu hỏi đặt ra ở đây: “Liệu rằng năm 1995 đã phải là thời điểm thích hợp nhất hay
chưa? Và nếu có thời điểm khác thích hợp hơn thì đó là thời điểm nào?” Đây là chủ đề mà
chúng tôi cảm thấy khá thú vị và hào hứng . Bởi với chủ đề này một mặt chúng tôi có thể
phân tích quyết định gia nhập ASEAN dựa vào bối cảnh thực tế, mặt khác nó cho phép
chúng tôi phải tưởng tượng ra một bối cảnh lịch sử khác nếu thay đổi thời điểm gia nhập.
Sau khi bàn bạc và thống nhất với nhau, nhóm chúng tôi đã quyết định triển khai chủ đề
theo hướng phân tích từng thời điểm khác nhau ( trước 1995, 1995 và sau 1995) tìm ra
thuận lợi và khó khăn của mỗi thời điểm đó. Từ đó so sánh xem thời điểm nào là thích hợp
nhất cho Việt Nam để gia nhập. Tất nhiên trong quá trình viết chúng tôi không tránh khỏi
những sai sót, rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm
cho những lần nghiên cứu sau này.
Mục lục
Mục Trang
Lời nói đầu...............................................................................................1
Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.......3
Phù hợp… .................................................................................................5
2
…nhưng có phải là phù hợp nhất?.........................................................6
Sớm, hay là muộn?..................................................................................11
Kết luận....................................................................................................14
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................15
Chính sách đối ngoại của một nước là một nền tảng chính trị quan trọng của nước
đó. Nó chứa đựng những chủ trương, biện pháp ngoại giao mà quốc gia theo đuổi. Chính
sách đối ngoại hiệu quả là một chính sách được đưa ra đúng thời điểm, thời cơ, phù hợp với
khả năng thực hiện. Hơn thế nữa việc thực hiện chính sách như thế nào cũng ảnh hưởng
đến sự thành công của chính sách đối ngoại đó. Tùy vào mỗi giai đoạn, hoàn cảnh mà mỗi
quốc gia có chính sách đối ngoại riêng.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời hiện đại góp phần không nhỏ vào công
cuộc giành độc lập dân tộc và quá trình đi lên của đất nước sau này. Nếu trong những năm
kháng chiến chống Pháp và Mĩ chính sách đối ngoại của Việt Nam là tranh thủ sự ủng hộ
của bạn bè thế giới, kiên quyết đấu tranh với kẻ thù nhằm giành tự do, độc lập cho dân tộc
3
thì bây giờ, trong thời bình, chính sách đối ngoại gắn với phương châm “Việt Nam sẵn sàng
hợp tác với các nước trên thế giới vì hòa bình và phát triển…”
Với phương châm trên, năm 1995, Đảng và nhà nước ta quyết định nộp đơn gia
nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN và được chấp nhận. Ngày 28/7/1995 là ngày
Việt Nam chính thức, gia nhập ASEAN, đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam với
các nước trong khu vực.
Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định chủ trương gia nhập ASEAN là chính sách
đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng. Tham gia hợp tác ASEAN
đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về an ninh, chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,… với mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường quốc tế
thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời góp một phần rất lớn trong
việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát
triển khu vực Đông Nam Á thông qua việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất,
liên kết chặt chẽ. Đặc biệt, Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn để cố gắng, nâng cao năng lực
cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là thành viên của ASEAN tạo thế cho Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ
với các đối tác khác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn
vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn như ASEAN+3, EAS, APEC,
ASEM, WTO….qua đó góp phấn nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập ASEAN đã giúp Việt Nam đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán
bộ tham gia các hoạt động đa phương cũng như hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tạo
bước chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách .
Bên cạnh những thuận lợi trên Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách
thức cần vượt qua để có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả hơn vào các hoạt động của
ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội, như: sự khác biệt về chế
độ chính trị và hệ tư tưởng trong ASEAN; Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu
quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ,
còn yếu kém. Ngoài ra, ASEAN tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của
Việt Nam trong và ngoài nước, có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất
4
xám”, nạn thất nghiệp tăng do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen
hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới; cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa
của mình với tiêu chí “ hòa nhập mà không hòa tan”,…
Tuy nhiên, những thách thức trên cũng gắn liền với nhiều mặt tích cực. Ví dụ như
việc những động thái và chính sách của Việt Nam vẫn được xem là tích cực trong các vấn
đề thế giới với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn muốn tìm giải pháp
hoà bình để giải quyết các mâu thuẫn khu vực và quốc tế; các thách thức về kinh tế góp
phần đòi hỏi Việt Nam phải gia tăng cạnh tranh, phải thay đổi tích cực hơn trong đào tạo
trình độ tay nghề và cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như đổi mới cách thức sản xuất với
quy mô lớn; sự hòa nhập tạo ra giao lưu văn hoá và kèm theo là những dòng người sang
Việt Nam làm việc.
Như vậy, có thể khẳng định việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một chính sách đúng
đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Song, liệu thời điểm năm 1995 đã phải là
thời điểm gia nhập phù hợp nhất chưa?
Phù hợp…
Có thể khẳng định được ngay năm 1995 là thời điểm phù hợp để Việt Nam gia nhập
ASEAN vì những lý do sau đây:
Năm 1995, Chiến tranh lạnh đã lùi xa, thế giới đang nổi lên những thay đổi từ đối
đầu sang đối thoại, xu thế hội nhập và phát triển giữa các nước trở nên mạnh mẽ. Các cuộc
chạy đua vũ trang chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại những cơ hội
mới về quan hệ thân thiện và hợp tác cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sau hơn 20
năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước trong khu
vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức để phát triển kinh tế. Các nước đều có nhu cầu hợp
tác cùng phát triển và từ đây, kinh tế được xem trọng trong chính sách của mỗi nước. Vào
5
lúc này, Liên Xô và Đông Âu đã tan rã dẫn đến việc Việt Nam bị mất đi một chỗ dựa, một
sự viện trợ lớn. Việc gia nhập vào một tổ chức khu vực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết.
Trong cùng năm đó, Việt Nam mở rộng hợp tác Việt – Trung để giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trước đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết định bãi bỏ
hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà
Nội đầu năm 1995. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức có quan hệ ngoại giao trên cơ
sở hòa bình và bình thường hóa quan hệ với các nước lớn trên thế giới; góp phần củng cố vị
thế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với
nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là với các nước trong ASEAN.
Trên thực tế, vào năm 1992, sau khi Việt Nam và Lào tham gia kí Hiệp ước Bali
1976 vào tháng 1/1992, ASEAN đã chấp thuận hai nước này trở thành quan sát viên của
ASEAN. Đây là tín hiệu mở đầu cho quá trình chuẩn bị gia nhập ASEAN kéo dài trong
hơn 3 năm, sau những đối đầu và hiểu lầm trong quá khứ đã khiến việc chính thức gia nhập
bị trì hoãn đến 20 năm.
Một lý do chính thúc đẩy sự tham gia ASEAN của Việt Nam vào năm 1995 là vấn
đề kinh tế. Quay ngược lại đầu những năm 90, đất nước Việt Nam đanh trong quá trình đổi
mới toàn diện với mục tiêu là củng cố an ninh để phát triển kinh tế. Bối cảnh tình hình thế
giới xảy ra nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam: năm 1991, Liên Xô
sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những yếu kém của mình về kinh tế. Bản
thân nước Việt Nam vẫn còn đang chịu đựng những dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế
trong nước. Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm liên tục:
thu nhập quốc dân chưa đảm bảo tiêu dùng cho xã hội; thị trường, vật giá, tài chính không
ổn định; đời sống nhân dân lao động còn khó khăn…
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam lúc này chưa phát triển được: tiềm năng kinh tế
thì có nhưng lại thiếu nguồn lực để khai thác và sử dụng. Việt Nam tuy có mở rộng quan hệ
đối ngoại với nhiều nước (có thể coi một mặt là để củng cố về an ninh) nhưng chưa có sự
hợp tác, đầu tư về kinh tế từ nhiều nước. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN sớm nhất có thể
trở thành một điều tất yếu. Nó góp phần thúc đẩy sự rút ngắn khoảng cách với các nước
trong khu vực và thế giới; tạo điều kiện mở rộng thêm việc trao đổi hàng hóa và hợp tác
kinh tế của Việt Nam với các trong và ngoài khu vực ASEAN.
6