Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.86 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------***----------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Học phần: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGỒI TÁC
ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN


2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ.................................................7
1.1. Giới thiệu sơ lược về ngành cà phê của Việt Nam..........................................7
1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất cà phê........................................................9
1.3. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản . 11

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.......15
2.1. Đặc điểm ngành cà phê................................................................................... 15
2.1.1. Sự ổn định của ngành................................................................................. 15
2.1.2. Dự đoán sự biến động của ngành............................................................... 16
2.1.3. Tốc độ thay đổi........................................................................................... 17
2.1.4. Sự biến động theo mùa............................................................................... 18
2.1.5. Mức độ rủi ro............................................................................................. 18
2.1.6. Mức độ cạnh tranh ngành.......................................................................... 19
2.2. Đặc điểm thị trường Nhật Bản:..................................................................... 20


2.2.1. Các quy định pháp lý về nhập khẩu............................................................ 20
2.2.2. Văn hóa...................................................................................................... 21
2.2.3. Cạnh tranh thị trường................................................................................ 21
2.2.4. Sự hấp dẫn thị trường................................................................................. 22
2.2.5. Các rào cản nhập khẩu.............................................................................. 22
2.2.6. Sự biến động của thị trường thế giới.......................................................... 23
2.3. Đặc điểm thị trường trong nước.................................................................... 24
2.3.1. Môi trường pháp lý..................................................................................... 24
2.3.2. Những quy định về xuất khẩu..................................................................... 25
-

Cà phê xuất khẩu vào nước khơng có u cầu kiểm dịch:.............................. 27

-

Cà phê xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:..................................... 28

2.3.3. Nhu cầu trong nước và sự hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ.......................28
2.3.4. Môi trường kinh tế...................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ..........32
3.1. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh kim ngạch, sản lượng mặt hàng cà phê xuất
khẩu........................................................................................................................ 32

3


3.1.1. Tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua hoạt động xúc tiến thương
mại....................................................................................................................... 32

3.1.2. Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.....32

3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu...................33
3.2.1. Tổ chức hiệp hội những người trồng cà phê............................................... 33
3.2.2. Cải thiện quá trình trồng, thu hoạch và chế biến.......................................33
3.3. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam............................34
KẾT LUẬN................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 37

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 1986-2016...................................................7
Biểu đồ 2. Top 10 quốc gia sản xuất cà phê.................................................................9
Biểu đồ 3. 5 thị trường cung cấp cà phê (HS 0901) lớn nhất cho Nhật Bản năm 2021
12
Biểu đồ 4. Cơ cấu thị trường cung cấp cà phê cho Nhật Bản (% tính theo lượng).....12
Biểu đồ 5. Chủng loại cà phê xuất sang Nhật Bản trong quý I/2022..........................13

5


LỜI MỞ ĐẦU
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu
cà phê Việt Nam trong vòng 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.
Từ một nước cịn non trẻ trong ngành cà phê, nước ta đã liên tiếp vượt qua hai nhà
xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới là Indonesia và Colombia để trở thành nước xuất
khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Việc xuất khẩu cà phê đã mang lại nhiều tác động tích
cực đối với nền kinh tế nước ta, góp phần tăng nguồn vốn thu được từ xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, ổn định đời sống cho nhân dân. Những thành tựu nói

trên đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành cà phê đối với nền kinh tế của Việt
Nam, với sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Nhật Bản là một thị trường lớn, giàu tiềm năng, nhu cầu về hàng tiêu dùng hết
sức đa dạng và phong phú. Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
(thứ 4). Hiện nay, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai sang thị trường
Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đối với mặt hàng cà phê
giữ tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định. Nhờ có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi,
nhu cầu tiêu dùng mạnh đối với cà phê của thị trường Nhật Bản, mối quan hệ ngoại
giao Việt - Nhật, cùng với chính sách đổi mới của Đảng và nhiều yếu tố tích cực khác,
mang đến cho nước ta nhiều lợi thế hơn so với các quốc gia khác. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Phân tích những yếu tố bên ngồi tác động đến hoạt động xuất khẩu cà
phê sang thị trường Nhật Bản” có ý nghĩa thực tiễn, giúp hiểu rõ thị trường xuất khẩu
và tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ
1.1. Giới thiệu sơ lược về ngành cà phê của Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử cà phê Việt Nam bắt đầu bởi người Pháp từ năm 1857, ngành cà phê đã
phát triển thông qua hệ thống đồn điền, trở thành một lực lượng kinh tế lớn của đất
nước. Tính đến nay việc trồng cà phê đã cố thủ trong văn hóa Việt Nam hơn một thế
kỷ. Cà phê cùng nông dân Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ chiến tranh
đến giải phóng, đói khổ, cũng có lúc thăng hoa nhờ giá cà phê tăng cao, cũng có lúc
bà con nơng dân phải từ bỏ cây cà phê. Sau một thời gian gián đoạn trong và ngay sau
Chiến tranh Việt Nam, sản xuất đã tăng trở lại sau Đổi mới cải cách kinh tế, khiến cà
phê trở thành ngành hàng quan trọng của Việt Nam, chiếm 3% GDP cả nước, kim
ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều đạt trên 3 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng xuất
khẩu nông sản của cả nước, chỉ đứng sau gạo.


Biểu đồ 1. Xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 1986-2016
Biểu đồ trên cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam gia tăng một
cách đáng kể trong hơn ba thập kỷ kể từ sau khi Đổi mới cải cách kinh tế năm 1986.
1.1.2. Phân bố và phân loại cà phê
Tổng diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê ước tính khoảng 710,000ha. Bên cạnh
các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, cà phê còn được trồng nhiều tại Nghệ An, Hà Tĩnh,
7


Thanh Hóa. Tuy nhiên, do điều kiện về độ cao, nhiệt độ, ánh sáng,…, phù hợp nên cà
phê được trồng tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai vẫn cho năng
suất cao và chất lượng tốt nhất, tổng cộng chiếm đến 88% tổng diện tích cà phê cả
nước. Đây là những nơi có đất đỏ bazan trù phú, mưa nhiều, khí hậu mát mẻ quanh
năm nên đất tơi xốp, giữ nước tốt, rất thích hợp để cây cà phê phát triển.
Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, Arabica và Robusta là các loại cà
phê nổi tiếng, được ưa chuộng nhất. Hai loại cà phê chính này đều được đưa vào sản
xuất, trong khi Robusta chiếm 96% tổng diện tích trồng cà phê trên cả nước, thì các
giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm còn lại.
a) Cà phê Arabica
Đây là loại được trồng đầu tiên tại nước ta, có nguồn gốc từ Tây Nam Ethiopia.
Arabica là một trong các loại cafe ở Việt Nam được trồng tại vùng núi cao (độ cao
trung bình từ 1000 – 1490m). Do đặc điểm thân thấp, lá nhỏ nên Arabica còn được gọi
là cà phê chè. Để thu được hạt từ cây cà phê Arabica phải mất ít nhất 3 – 4 năm gieo
trồng và chăm sóc.
Đặc trưng của loại cà phê này chính là chứa từ 1 – 2% hàm lượng cafein và
hương thơm cực kỳ quyến rũ. Với những người “sành uống”, Arabica luôn là sự lựa
chọn hàng đầu.
b) Cà phê Robusta
Đến những năm 1900, cà phê Robusta mới được đưa về Đông Nam Á và có mặt

tại Việt Nam. Robusta cịn gọi là cà phê vối, là một trong các loại cà phê nổi tiếng ở
Việt Nam được trồng nhiều thứ 2 trên thế giới, sau Arabica. Tuy nhiên, so với Arabica,
Robusta được trồng nhiều hơn tại Việt Nam (90% sản lượng cà phê là Robusta) vì ít
sâu bệnh và phù hợp với điều kiện khí hậu khu vực Tây Nguyên.
Khác với Arabica, Robusta có vị đắng nồng nàn pha lẫn chua nhẹ. Đồng thời,
lượng cafein trong Robusta cũng cao hơn, từ 2 – 4%.
Hiện nay, để tạo nên hương vị tuyệt hảo và dung hòa được vị đắng của các loại
hạt cafe này, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã pha trộn chúng lại với nhau theo tỷ lệ
riêng. Điển hình có thể kể đến một số thương hiệu như: Domingo Coffee, Trung
Nguyên, Vinacafe,…
1.1.3. Mục tiêu chính của Việt Nam
8


Hiện nay, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức do tình hình cạnh tranh khốc liệt
cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam vẫn đang nỗ lực tận dụng
tốt lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để hướng đến 2 mục tiêu chính, đó
là:
-

Duy trì vị thế đứng thứ 2 trên tồn thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê.

-

Khơng ngừng tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt cà phê được sản xuất tại

Việt Nam trên thị trường thế giới.
1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất cà phê
1.2.1. Sản lượng cà phê Việt Nam
Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil,

đồng thời là quốc gia sản xuất cà phê Robusta (cà phê vối) lớn nhất thế giới với diện
tích khoảng 680.000ha, và sản lượng trên dưới 30 triệu bao mỗi năm. Ngoài ra, Việt
Nam cũng là quốc gia có năng suất cà phê cao nhất thế giới với 2,4 tấn trên mỗi hecta,
gần gấp đôi Brazil (1,4 tấn/hecta) và vượt xa các nước khác trong top 10 như
Honduras (0,9 tấn/hecta), Colombia (0,9 tấn/hecta), Ethiopia (0,7 tấn/hecta) hay
Indonesia (0,5 tấn/hecta).
Về xuất khẩu, Việt Nam cũng đứng thứ hai thế giới sau Brazil, và là thị trường tiêu
thụ cà phê lớn trong top 10 thế giới. Mùa vụ 2021-2022 hiện tại, nông dân trồng cà phê
tương đối phấn khởi khi ngành cà phê có thể xem như vừa được mùa, vừa được giá.

Biểu đồ 2. Top 10 quốc gia sản xuất cà
phê (Theo Telegraph – 2020)
9


1.2.2. Hệ thống canh tác
a) Canh tác truyền thống
Đối với canh tác cà phê Việt Nam, có những trang trại chuyên biệt, chỉ độc canh
cây cà phê và trang trại hợp canh – với nhiều hơn một sản phẩm nông nghiệp. Trong
đó, tồn tại hai loại trang trại hợp canh chính. Đầu tiên là các trang trại nơi các loại cây
trồng khác nhau chia sẻ hoặc cùng nằm trong cùng một khu đất. Đây được gọi là một
hệ thống canh tác đồng bộ, nói cách khác có nghĩa là trồng xen cây cà phê với các loại
cây khác. Loại thứ hai là nơi các loại cây trồng khác nhau được trồng trong các mảnh
đất riêng biệt. Đây được gọi là một hệ thống canh tác tách biệt.
Trên thực tế, thu hoạch cà phê truyền thống bằng cách tưới cả quả xanh và quả
chín (khu vực Tây Ngun) cũng được cơng nhận là một trong những lý do làm giảm
chất lượng cà phê Việt Nam.
b) Áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác
Bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, về thực hành canh tác cà phê để phát
triển bền vững, nhiều nông dân trồng cà phê Việt Nam đã và đang áp dụng công nghệ

sản xuất nông nghiệp tiên tiến để đạt được các chứng nhận phổ biến, như 4C
(Common Code for the Coffee Community); VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt
của Việt Nam); UTZ (Certified Certified); và RFA (Liên minh rừng nhiệt đới). Tính
đến cuối năm 2017, hơn 200.000ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích trồng cà phê của
Việt Nam, được chứng nhận bởi các sáng kiến phát triển bền vững.
Theo Reuters, trong khi hầu hết các loại đậu Robusta 4C đến từ Việt Nam, thì hạt
Arabica 4C chủ yếu có nguồn gốc từ Brazil hoặc Columbia.
1.2.3. Thu hoạch và kỹ thuật chế biến
a) Thu hoạch
Mùa cà phê bắt đầu vào tháng 10, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và bắt đầu
mùa khô ở miền Nam nước ta. Cách thu hoạch chọn lọc, tức lựa chọn những quả cà phê
chín cây và để lại những quả chưa chín thực sự khơng phổ biến ở Việt Nam, hầu hết các
khu vực canh tác cà phê thường thu hái bằng cách tước cả quả chín lẫn quả xanh từ cây.

b) Chế biến
Kỹ thuật chế biến phổ biến nhất tại nước ta vẫn là phương pháp phơi khô tự nhiên
sau thu hoạch. Theo phương pháp này, cà phê được sấy khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc
10


trong máy sấy cơ học. Hiện tại, gần 80% chế biến sau thu hoạch là bằng ánh sáng mặt
trời. Tuy nhiên, nông dân, nhà sản xuất và thương nhân cà phê ở khu vực Tây Nguyên
hiện đang ngày càng sử dụng máy móc để sấy khơ quả cà phê. Thời gian sấy là
khoảng 12 đến 16 giờ mỗi mẻ và độ ẩm giảm 10% -12%. Nguyên liệu chính được sử
dụng làm nhiên liệu cho máy sấy là vỏ cà phê khô hoặc than.
1.3. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản
Nhật Bản nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam bên cạnh Đức,
Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Cà phê Việt Nam phần lớn đều được xuất khẩu, lượng cà phê
xuất khẩu thường chiếm trên 93% tổng cung cà phê của nước ta trong khi đó lượng cà
phê tiêu thụ chỉ vào khoảng 7%. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, nhờ hương

vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện
vững chắc tại thị trường Nhật Bản. Bên cạnh Robusta, Việt Nam cũng xuất khẩu cà phê
Arabica sang thị trường Nhật. Vì Arabica ít được ưa chuộng trong nước nên hầu hết đều
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 sang thị
trường khó tính Nhật Bản nhưng ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, lượng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Vì
vậy, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của
Việt Nam như cà phê bột, cà phê rang và cà phê hoà tan.

Sự hiện diện của Việt Nam trong ngành cà phê Nhật Bản đang ngày càng trở nên
mạnh mẽ khi nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới này tận dụng được sự gần gũi về
mặt địa lý và giá cà phê thấp so với nước dẫn đầu là Brazil.
Đặc biệt, trong năm 2021 Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil và Việt Nam
nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như Colombia, Guatemala,
Ethiopia.

11


Biểu đồ 3. 5 thị trường cung cấp cà phê (HS 0901) lớn nhất cho Nhật Bản năm
2021 Nguồn: ITC

Biểu đồ 4. Cơ cấu thị trường cung cấp cà phê cho Nhật Bản (% tính theo
lượng) Nguồn: ITC
Số liệu thống kê từ ITC cho thấy: Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil
trong năm 2021 đạt 146,4 nghìn tấn, trị giá 406,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và
tăng 32,5% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng
nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 35,73% năm 2021, cao hơn so với thị phần 29,36%
năm 2020. Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ
101 nghìn tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so

với năm 2020. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật
Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021.

12


Biểu đồ 5. Chủng loại cà phê xuất sang Nhật Bản trong quý
I/2022 Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang Nhật Bản đạt 45.139 tấn, trị giá 110 triệu USD. Riêng cà phê Robusta
chiếm tới 86% lượng xuất khẩu sang thị trường này, khoảng 30.100 tấn, đạt 61,8 triệu
USD, tăng 36,6% về trị giá so với quý I/2021. Trong quý này, Việt Nam tăng mạnh tỷ
trọng xuất khẩu cà phê chế biến sang Nhật Bản, đạt 16,3 triệu USD, tăng 63,6% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong số hai loại hạt cà phê phổ biến nhất là Arabica và Robusta, Arabica được
coi là cao cấp hơn về hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể và được sử dụng bởi
hầu hết các quán cà phê và nhà hàng. Trước đây, việc Chính phủ Nhật Bản nhiều lần
ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 khiến các quán cà phê và nhà hàng trên
toàn quốc phải đóng cửa, giáng địn mạnh vào nhu cầu đối với cà phê Arabica. Ngay
cả khi tình trạng khẩn cấp đã khơng cịn như hiện nay thì lượng khách hàng tại các
quán cà phê và nhà hàng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn như giai đoạn trước, khiến nhu
cầu về cà phê Arabica suy giảm.
Ngược lại, nhu cầu đối với Robusta - loại cà phê rẻ hơn và có vị đắng hơn, thường
được sử dụng trong các sản phẩm cà phê hòa tan - tăng mạnh do các biện pháp phòng
13


chống dịch Covid-19 khiến mọi người ở nhà nhiều hơn. Xu hướng này đã giúp Việt
Nam - nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, vượt qua Brazil để trở thành nhà
cung cấp cà phê Robusta lớn nhất sang Nhật Bản.

Hiện số lượng các chuỗi siêu thị, các cửa hàng cà phê tại Nhật Bản có bán cà phê
Việt Nam có xu hướng gia tăng. Cùng với sự gia tăng mạnh số lượng người Việt Nam
sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, sản phẩm cà phê pha sẵn uống liền hay cà phê
rang xay cũng được các hệ thống cửa hàng đồ Việt bán rất nhiều. Điều này cho thấy
các thương hiệu cà phê của Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng tại một thị trường
khó tính và giàu tính cạnh tranh như Nhật Bản.

14


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Đặc điểm ngành cà phê.
2.1.1. Sự ổn định của ngành.
Nguồn nguyên liệu: Lịch sử cà phê Việt Nam bắt đầu bởi người Pháp từ năm
1857, tính đến nay việc trồng cà phê đã cố thủ trong văn hóa Việt Nam hơn một thế
kỷ. Được tăng cường bởi sự hỗ trợ từ chính phủ, sản xuất cà phê Việt Nam đã tăng từ
mức rất thấp vào đầu những năm 1990. Hiện nay chính phủ đã thực hiện các biện
pháp để ổn định các khu vực sản xuất cà phê ở mức tối đa 710.000 ha và những nỗ lực
hiện đang hướng tới việc cải thiện chất lượng của hạt cà phê cao cấp. Một đặc điểm
quan trọng khác của việc trồng cà phê ở Việt Nam là năng suất trung bình vượt quá
2,3 tấn / ha, một trong những mức cao nhất trên thế giới.
Về cơ sở sản xuất: Cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến
cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cụ
thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế 1,503 triệu tấn,
tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất
thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hịa tan tổng cơng suất
thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế
biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng cơng
suất thực tế đạt 81,6%. Như vậy, với nguồn lực sản xuất dồi dào, cà phê có thể đáp ứng

được nhu cầu của thị trường và xuất khẩu, đem lại nhiều giá trị to lớn

Về lao động: Việt Nam với dân số gần 100 triệu người trong đó hơn 55% là
trong độ tuổi lao động. Riêng đối với việc sản xuất và xuất khẩu ngành cà phê thu hút
khoảng 700.000 –800.000 lao động. bên cạnh đó ngành xuất khẩu cà phê cịn tận dụng
lợi thế về nhân cơng có thể giúp nước ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê
xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh được về giá
so với các nước trên thế giới.
Về thị trường xuất khẩu cà phê: Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến
hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê robusta, đứng thứ
hai xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu, chiếm 14,2% thị phần, sau Brazil. Các thị trường

15


xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật Bản,
Anh.
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng, một số sản phẩm cà
phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà,… đã
có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới.
Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: Chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của
Việt Nam Thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình qn
của Việt Nam Là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá
thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất
của ấn Độ là 1,412triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi
phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt
hàng cà phê của Việt Nam Trên thị trường thế giới. ngồi ra nó còn tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp bắt đầu gia nhập vào ngành này.
2.1.2. Dự đoán sự biến động của ngành
a. Biến động về giá cà phê

Nhìn chung, giá cà phê Việt Nam vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê
trên thị trường quốc tế, xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn khi Việt Nam trở thành
một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta.
Những biến động lớn từ tình hình cà phê quốc tế ln lập tức gây những ảnh hưởng
nhất định đến thị trường cà phê trong nước. Việc mở rộng quá nhanh diện tích trồng
cà phê và sự tăng lên nhanh chóng lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đã có gây ra
tác động lớn đến thị trường cà phê thế giới. Kết quả là giá cà phê xuất khẩu và sự dao
động giá cà phê ở thị trường trong nước chịu ảnh hưởng ngày càng lớn bởi tình hình
biến động của thị trường cà phê quốc tế.
Trong tháng 5 vừa qua, giá cà phê thế giới có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt cà
phê Robusta nội địa có xu hướng phục hồi theo giá thế giới. Các chuyên gia dự báo
giá cà phê có thể tiếp tục đi lên trong thời gian tới
Theo các nhà phân tích thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tạo
lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì
ở mức cao
16


b. Biến động về sản lượng xuất khẩu
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, văn hóa sử dụng cà phê từ châu Âu gần
đây đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến
sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ.
Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê
đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu mà cịn khuyến khích họ tự pha chế cà
phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.
Trong năm vừa rồi, sản lượng cà phê Arabica tại Brazil giảm đáng kể do bị ảnh
hưởng của những đợt hạn hán và sương giá. Hơn nữa, với lý do đại dịch kéo dài,
chuỗi cung ứng tồn cầu bị đình trệ và chưa thể khơi phục hồn tồn. Vốn đã có mức
giá đắt đỏ kèm theo nguồn cung bị giảm mạnh, rất có thể trong năm 2022 Arabica sẽ

bị Robusta cướp đi vị thế độc tôn. Hơn nữa, với việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt
gãy trong năm ngoái và đang từ từ được nối lại trong năm nay sẽ là cơ hội để Việt
Nam tăng lượng hàng xuất khẩu. Vì vậy cơ hội cho thị trường cà phê Việt Nam là rất
lớn. Nếu khai thác tốt và đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm thì rất có thể chúng
ta sẽ vươn lên dẫn đầu trong việc xuất khẩu cà phê.
2.1.3. Tốc độ thay đổi
Vì sự tương đối ổn định của ngành, nên tốc độ thay đổi của ngành xuất khẩu cà
phê không quá nhanh. Trong thập kỷ vừa qua, trừ những yếu tố khách quan như khủng
hoảng giá hay do dịch bệnh thì tốc độ thay đổi của ngành nằm trong tầm kiểm sốt và
có thể dự đốn được,điểm lại những giai đoạn tốc độ ngành thay đổi chóng mặt phải
kể đến năm 2019, ngành cà phê trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề vì khủng hoảng
giá, kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê xuất
khẩu cà phê Việt Nam bị tuột mốc 3 tỷ USD so với vài năm trở lại đây.
Những năm qua, giá cà phê xuất khẩu liên tục lên xuống thất thường, bất ổn định.
Nguyên nhân chính là do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu
container rỗng kéo dài, giá cước phí tăng cao; nguồn cung cà phê thiếu hụt do Việt Nam
và một số nước sản xuất lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch và nhu cầu nhập khẩu
của Hoa Kỳ, Châu Âu tăng lên. Thời gian qua, khơng ít doanh nghiệp sản xuất cà phê lâm
vào cảnh khó khăn, khơng có thị trường tiêu thụ, kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất
và nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy bị cơ phá sản do tác động của dịch Covid.
17


Tuy nhiên đối với tốc độ thay đổi này thì những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế đã
linh động, thích ứng được với những khó khăn do dịch bệnh, duy trì tốt hoạt động
kinh doanh, xuất khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương lại
không làm được như vậy.
2.1.4. Sự biến động theo mùa
Sự biến động theo chu kỳ của thị trường cà phê có thể được bắt nguồn từ một
trong hai đặc điểm chính của sản xuất cà phê. Đầu tiên, nguồn cung cà phê có thể thay

đổi đáng kể theo thời gian do các sự kiện không lường trước (thiên tai, dịch bệnh hoặc
chiến tranh), cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già
cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn
Thứ hai, sự chậm trễ vài năm giữa thời điểm trồng và vụ thu hoạch đầu tiên gây
khó khăn cho việc cung ứng nhu cầu. Sự kết hợp của hai yếu tố này dẫn đến một mơ
típ quen thuộc: Nguồn cung khi vượt q nhu cầu sẽ khiến khiến giá giảm mạnh. Khi
giá giảm, các nhà sản xuất thường cắt giảm sản xuất, dẫn đến nguồn cung thấp hơn.
Khi nguồn cung giảm, giá tăng và các nhà sản xuất lại trồng thêm cà phê, điều này
cuối cùng làm tăng nguồn cung toàn cầu trên mức có thể bán và chu kỳ lặp lại.
2.1.5. Mức độ rủi ro
Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành
công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn
thứ hai thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hay các doanh nghiệp
muốn gia nhập vào ngành đều đối mặt với một số rủi ro nhất định.
a. Rủi ro về sản xuất cà phê
Biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoan đặt các vùng trồng cà phê vào
vùng nguy hiểm. Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), nhiệt độ
tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến Việt Nam mất 50% diện tích sản xuất cà phê
Robusta hiện tại vào năm 2050.
Mặt khác, người dân cũng ít tiếp xúc với các thơng tin nên khi nghe những tin
đồn thất thiệt thì tâm lý khơng vững, thường bán tháo khiến cho thị trường cà phê bấp
bênh, thiếu tính ổn định. Hoặc khi giá cà phê lên cao họ sẵn sàng thu hoạch sớm,dù
quả còn xanh chưa đảm bảo được chất lượng. Chính những điều này đã làm ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững và thương hiệu của ngành cà phê
18


b. Rủi ro giá cả cà phê
Rủi ro về giá cà phê xuất hiện khi giá cà phê xuống thấp hoặc đầu vào tăng sau
khi người sản xuất cà phê đã quyết định đầu tư vào ngành. Rủi ro giá thường được đo

bằng biến động giá cà phê và có thể được giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá. Bên
cạnh đó giá cà phê cịn bị ảnh hưởng rất mạnh đến từ đồng USD, vì thị trường cà phê
rất nhạy cảm với thị trường tiền tệ thế giới
c. Rủi ro về tiền tệ
Xuất hiện do biến động tỷ giá hối đối khi chi phí đầu vào của ngành cà phê và
nguồn thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau khi cà phê Việt Nam xuất khẩu sang
các nước khác. Rủi ro này xảy ra với người xuất khẩu cà phê Việt Nam khi có nguồn
thu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán sản phẩm cà phê.
d. Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh
Ngành cà phê Việt Nam thật sự chưa xây dựng thương hiệu dẫn đến một rủi ro
có thể bị bỏ lại trong một trường cạnh tranh khốc liệt với các ngành cà phê của các
quốc gia khác. Các đối thủ cạnh tranh dễ dàng dựa vào những thương hiệu mình đang
có để chiếm lĩnh các thị trường và tìm kiếm các thị trường mới. Cạnh tranh về chất
lượng cũng như về thương hiệu để chiếm lĩnh thị trường giữa các doanh nghiệp cà phê
của Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng của nước ngồi nói riêng như: Nestle,
starbuck.. 2.1.6. Mức độ cạnh tranh ngành
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành cà phê Việt Nam còn phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, trên thị trường xuất khẩu, cà phê Việt Nam được đánh giá chỉ có tiếng
về sản lượng còn về chất lượng chưa được thừa nhận, giá trị hạt cà phê của Việt Nam
chưa được cao. Nguyên nhân là do cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động của thị
trường cà phê thế giới; cơ cấu sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng thấp; xuất khẩu cà
phê thơ là chủ yếu.
Ngồi ra, Việt Nam sẽ tiếp tục phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác
đặc biệt là Brazil. Với việc gia tăng mạnh về diện tích, sản lượng cà phê của Brazil nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cũng sẽ gây khó khăn khơng nhỏ cho xuất
khẩu cà phê Việt Nam.Việt Nam cần trực tiếp cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn
đến từ Brazil, Colombia, Peru,... và cạnh tranh trực tiếp với các nhà xuất khẩu cà phê
Robusta của Indonesia- nước có sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta thứ hai thế giới.
19



So với các nước lớn xuất khẩu cà phê khác, trình độ cơng nghệ sản xuất, giá cả,
uy tín và chất lượng cà phê của Việt Nam thường yếu thế hơn hẳn, chưa tạo được
thương hiệu riêng cho sản phẩm cà phê Việt Nam: Vấn đề tạo dựng thương hiệu nhất
định tại các thị trường tiềm năng chưa thật sự đạt hiệu quả cao, đây là vấn đề cấp thiết
trong thời kỳ cạnh tranh ngày một gay gắt.
2.2. Đặc điểm thị trường Nhật Bản:
2.2.1. Các quy định pháp lý về nhập khẩu
Việc nhập khẩu cà phê được điều chỉnh bởi các luật sau đây: Luật Bảo vệ thực
vật; Luật Vệ sinh thực phẩm; Luật Hải quan
-

Luật Bảo vệ thực vật
Cà phê nhân khô chưa qua xử lý nhiệt được coi như là sản phẩm dạng tươi sống,

và là đối tượng chịu kiểm dịch về cả sâu bệnh và thực vật gây hại theo quy định của
Luật Bảo vệ thực vật. Quá trình kiểm dịch được thực hiện tại các cảng hàng không và
cảng biển dưới sự điều phối của Trạm Kiểm dịch khu vực. Cà phê rang xay và sản
phẩm cà phê chế biến được miễn trừ khỏi việc kiểm dịch thực vật theo quy định của
Luật Bảo vệ thực vật, nhưng vẫn là đối tượng chịu kiểm dịch vệ sinh thực phẩm theo
quy định của Luật Vệ sinh thực phẩm.
-

Luật Vệ sinh thực phẩm
Cà phê là mặt hàng cần phải được đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cần được kiểm tra

kiểm dịch theo chủng loại và tính chất của các thành phần thô, chủng loại và hàm lượng
chất phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, v.v. Lệnh cấm nhập khẩu có thể được áp dụng đối
với những lơ hàng cà phê nhập khẩu chứa hàm lượng chất phụ gia, thuốc trừ sâu… vượt
quá mức cho phép. Cà phê và sản phẩm chế biến từ cà phê cần được kiểm tra kỹ càng
ngay tại nơi sản xuất trước khi tiến hành quá trình nhập khẩu. Cho đến năm 2006, Nhật

Bản áp dụng nguyên tắc “chọn bỏ” đối với tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, có nghĩa
là việc nhập khẩu một sản phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cũng không bị
hạn chế nếu như không có các quy định cụ thể nào áp dụng cho các loại thuốc trừ sâu đó.
Luật được sửa đổi những năm sau đó chuyển sang hình thức “chọn cho”, nghĩa là việc
nhập khẩu và phân phối các sản phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức sẽ bị
cấm, kể cả khi khơng có quy định cụ thể nào áp dụng cho các loại thuốc trừ
20


sâu đó. Cà phê nhân là mặt hàng chịu kiểm dịch định kỳ hàng năm. Nếu như trong quá
trình kiểm dịch phát hiện việc vi phạm các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, tần
suất và mức độ kiểm dịch sẽ được gia tăng. Nếu hành vi vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn,
việc kiểm dịch bắt buộc với tất cả các lô hàng sẽ được áp dụng, với mọi chi phí do nhà
nhập khẩu phải gánh chịu.
-

Luật Hải quan
Luật Hải quan nghiêm cấm việc nhập khẩu các lô hàng cà phê ghi nhãn sai lệch

về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
2.2.2. Văn hóa
Thị hiếu tiêu dùng và văn hóa kinh doanh của người Nhật rất đặc thù. Khi mua
hàng thì chất lượng là yếu tố được người dân Nhật Bản quan tâm nhất. Do hàng hóa
nội địa của Nhật có chất lượng cao, nên tâm lý tiêu dùng của người Nhật là ln địi
hỏi các sản phẩm (kể cả các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài) phải có chất lượng
tốt. Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất chú trọng đến giá cả, mẫu mã, kích thước, màu
sắc, công dụng… của sản phẩm.
Dân số Nhật đang bị già hóa nên xu hướng tiêu dùng của người Nhật Bản đối
với hàng nông sản, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tác động tới sức khỏe, sau đó là giá
thành và sự tiện lợi của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần ghi rõ trên bao bì của sản

phẩm các thông tin về thành phần dinh dưỡng, cách chế biến, bảo quản, hạn sử dụng.
Văn hóa sử dụng cà phê từ châu Âu gần đây đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán
tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong
giới trẻ. Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà
phê đặc biệt và các cửa hàng càphê có thương hiệu mà cịn khuyến khích họ tự pha
chế cà phê hịa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.
2.2.3. Cạnh tranh thị trường
Cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường
Nhật Bản, đe dọa ngôi vị dẫn đầu của Brazil với tư cách là nước xuất khẩu cà phê lớn
nhất sang Nhật Bản nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ. ( là nước xuất khẩu cà
phê lớn thứ 2 tại Nhật Bản)
Mặt khác, sự gần gũi về vị trí địa lý giúp cà phê robusta của Việt Nam có lợi thế
ở thị trường Nhật Bản vì quãng đường vận chuyển cà phê từ Việt Nam sang Nhật Bản
21


chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica từ các nước Mỹ Latin. Trong các nước sản
xuất cà phê ở Đông Nam á, Việt Nam là nước bảo đảm nguồn cung ổn định hơn cả
nhờ sản lượng lớn. Đây là cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam ở thị trường này.
Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta. So với loại Arabica của Brazil có vị
ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và
đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng
Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.
Cà phê Robusta khơng thể thay thế cà phê Arabica hồn tồn nhưng nhiều
chuyên gia trong ngành cà phê cho biết, nhu cầu hòa trộn cà phê Robusta và Arabica
đang tăng nhanh.
2.2.4. Sự hấp dẫn thị trường
Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ hai xuất khẩu cà phê vào Nhật Bản. Đặc
biệt, trong năm 2021 Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil và Việt Nam nhưng
giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như Colombia, Guatemala, Ethiopia.

Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA)
song phương, đa phương bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc hai nước cùng tham
gia những hiệp định này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hợp
tác thương mại song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.

2.2.5. Các rào cản nhập khẩu
- Tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính đặc thù
Mặc dù theo đuổi chính sách thương mại tự do (cắt giảm thuế quan theo tinh thần
của WTO), Nhật Bản vẫn áp dụng các cơ chế phi thuế quan, Chính phủ Nhật Bản thường
lồng những lý do chính đáng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành
động thương mại không lành mạnh (chống bán phá giá, chống trợ cấp), bảo vệ an toàn
sức khỏe con người, an tồn mơi trường… Nhìn chung các hàng hóa thơng thường được
tự do nhập khẩu vào Nhật Bản, tuy nhiên Chính phủ Nhật áp dụng các biện pháp cấm
nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu… đối với các hàng hóa

22


ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh lương thực, hàng hóa trái thuần phong mỹ
tục hay vi phạm quy định bằng sáng chế, v.v…
Hàng hóa nước ngồi muốn được nhập khẩu vào Nhật bắt buộc phải có giấy chứng
nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng đã đặt ra, cần phải đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm và địi hỏi phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn.

-

Hệ thống kênh phân phối phức tạp

Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản phức tạp với truyền thống lâu đời

gồm nhiều cấp khác nhau, với các chức năng riêng biệt. Doanh nghiệp Việt Nam chủ
yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại và các nhà bán buôn Nhật Bản, trong khi
việc tiếp cận các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến cơng
nghiệp cịn rất hạn chế, nhất là hiện nay hầu hết các công ty Việt Nam chưa có hệ
thống đại diện hoặc chi nhánh tại thị trường Nhật Bản.
-

Chi phí xúc tiến thương mại, giao thương, điều tra thị trường… đắt đỏ
Chi phí vận tải hàng hóa, gửi hàng mẫu tốn kém, đặc biệt chi phí vận tải đường

biển tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, chi phí đường hàng khơng tốn kém.
-

Văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng đặc thù
Thị hiếu tiêu dùng: Từ trước đến nay đối với người dân Nhật Bản khi mua hàng

thì chất lượng là yếu tố được quan tâm nhất. Các hàng hóa được sản xuất nội địa tại
Nhật có chất lượng cao, điều này tạo ra tâm lý tiêu dùng của người Nhật luôn địi hỏi
các sản phẩm phải có chất lượng tốt, trong đó có các sản phẩm nhập khẩu từ nước
ngồi. 2.2.6. Sự biến động của thị trường thế giới
Về mặt xuất khẩu, cà phê khơng phổ biến như dầu khống hay dầu thơ. Tuy
nhiên, nó là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Cà phê
được mua để chống lạm phát trở thành mặt hàng phổ biến khi đồng USD giảm giá.
Giá trị xuất khẩu của ngành cà phê đạt 20 tỷ USD, cung cấp 2 tỷ ly cà phê mỗi ngày
trên thế giới.
Tháng 8/2022, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ các nước sản xuất, giá cà phê
thế giới tăng mạnh trên cả hai sàn London và New York. Báo cáo tồn kho ICE tiếp tục
giảm và thời tiết khô hạn ở các vùng trồng cà phê Brazil. Tại Việt Nam, các kho dự trữ

cà phê Robusta hiện còn khoảng 200.000 tấn, các doanh nghiệp xuất khẩu không
muốn đưa cà phê về kho ICE – Europe đăng ký đấu giá vì chi phí logistics cao.
23


Dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới. Lo ngại
nguồn cung thiếu hụt sẽ hỗ trợ giá cà phê tăng. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối
mặt với nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vẫn khá lạc quan về
tình hình tiêu thụ thời gian tới khi thế giới đang phục hồi sau Covid-19, nhu cầu lớn
trong khi nguồn cung giảm.
2.3. Đặc điểm thị trường trong nước
2.3.1. Mơi trường pháp lý
Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định
khác nhau về các hoạt động xuất khẩu. Ở Việt Nam, mơi trường pháp lý cũng có nhiều
tác động tới hoạt động xuất khẩu cà phê.
Theo thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương công
bố danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Và danh mục các
sản phẩm, hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng không nằm
trong các danh sách đó. Vì vậy, cà phê được phép xuất khẩu mà không gặp bất kỳ trở
ngại nào.
Tại Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT đã ban hành các quy định tiêu chuẩn
quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất cà phê. Quy
chuẩn này quy định những điều kiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các
cơ sở chế biến cà phê nhân. Quy chuẩn đưa ra những quy định về kỹ thuật cũng như
việc quản lý đối với một cơ sở chế biến cà phê nhân. Chẳng hạn như quy định về địa
điểm xây dựng cơ sở chế biến cà phê phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể: không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô
nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác; có đủ nguồn nước sạch và
nguồn cung cấp điện; khơng bị ẩm thấp, không bị ứ nước, ngập lụt. Khi các doanh
nghiệp đảm bảo tuân theo những quy chuẩn này thì sản phẩm cà phê sẽ có chất lượng

tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu để xuất khẩu.
Ngoài ra, các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi…cũng tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê. Những quy định
này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong khi ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá
lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy địi hỏi chính sách tiền lương cũng đa
dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gia vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất
24


khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách
bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác
xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngồi ra cung cấp các trang bị
cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.
2.3.2. Những quy định về xuất khẩu
Để có thể xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu
cần tuân theo những quy định sau:
Thứ nhất, cà phê phải đáp ứng những yêu cầu về chất lượng. Đối với mỗi loại cà
phê, sẽ có những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, phù hợp với từng thị trường. Tiêu chuẩn
phổ biến thường được yêu cầu là khi xuất khẩu là chứng nhận Global Gap: Nguyên liệu
nhân giống, Lịch sử lập địa và quản lý địa điểm, Quản lý đất và chất nền, Sử dụng phân
bón, Tưới/bón phân, Bảo vệ thực vật, Thu hoạch, Chế biến (áp dụng cho xay xát tại chỗ
hoặc th ngồi), Quản lý chất thải và ơ nhiễm, Tái chế và Tái sử dụng, Môi trường và
Bảo tồn cũng như Sau Thu hoạch – Cân bằng Khối lượng và Truy xuất nguồn gốc.

Thứ hai, về thủ tục xuất khẩu mặt hàng cà phê. Tại điều 16 Thông tư
39/2018/TT-BTC đã quy định bộ hồ sơ đầy đủ cho thủ tục xuất khẩu cà phê ra quốc tế.
Thêm vào đó, tại khoản 5 điều 1 Thơng tư 39/2018/TT-BTC đã quy định các giấy tờ,
chứng từ liên quan tới hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê ra nước ngoài tiêu thụ.
-


Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu cà phê bao gồm:
 Văn bản đề nghị cấp CFS kèm theo mã HS (8 số);
 Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân;
 Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt
hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính;
 Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể
hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm,
hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân;
 Mẫu chữ ký con dấu người đại diện pháp luật.
-

Hồ sơ, chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng cà phê bao gồm:
 Hóa đơn thương mại;
 Phiếu đóng gói hàng hóa;
25


×