Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.89 KB, 92 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi mà toàn cầu hoá ngày càng phát triển thì hội nhập Kinh
tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với mỗi một quốc gia.Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng chung đó.Từ sau đổi mới đến nay đến nay,Việt Nam đã
mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vậy mà trình
độ phát triển kinh tế ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua.Và Nhật Bản
được xác định là một trong những thị trường hàng đầu trong quan hệ Thương
mại quốc tế của Việt Nam đó chính là Nhật Bản.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về bề
dày lịch sử ,văn hoá ,bởi vậy từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã
có những bước phát triển đầy ấn tượng. Nhật Bản hiện là đối tác Thương mại
lớn nhất,nhà cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là
nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam.Với những cơ sở đó, Nhật Bản luôn được
xem là thị trường xuất nhập khẩu số một của Việt Nam. Một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chính là mặt
hàng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được những thanh tựu to lớn, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn bởi
Nhật Bản là một thị trường lớn và rất khắt khe, đòi hỏi sản phẩm phải có chất
lượng cao. Hơn thế hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải rất nhiều đối thủ
cạnh tranh lớn trên thị trường Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nhật bản, đã có
một số doanh nghiệp vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản của doanh nghiệp mình.Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết chuối giá
trị của các doanh nhiệp còn chưa mang tính hệ thống, mới chỉ là nghĩ đến đâu
thì vận dụng đến đó. Những doanh nghiệp này chưa hiểu một cách đầy đủ và
sâu sắc về cách vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị như thế nào cho hiệu quả.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Còn hầu hết các doanh nghiệp còn lại vẫn vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị


trong hoạt động xuất khẩu của mình. Những doanh nghiệp này mới chỉ tập
trung vào một số lĩnh vực nhất định như sản xuất, hay chế biến, nuôi trồng
thuỷ sản. Chính vì vậy mà hiệu quả xuất khẩu đạt được là chưa cao, chưa
nâng cao được giá trị cho khách hàng.
Xuất phát từ thực tế đó,với những kiến thức về lý luận và thực tế có
được trong quá trình nghiên cứu, tôi muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản.Vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết
Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ” làm đề tài luận văn.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương :
- Chương I : Lý thuyết chuỗi giá trị và vận dụng vào xuất khẩu thuỷ
sản của các doanh nghiệp
- Chương II : Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất
khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
sang Nhật Bản
- Chương III : Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận dụng lý thuyết
chuỗi giá trị của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
sang Nhật Bản
Trong quá trình làm bài luận văn này,do kinh nghiệm và kiến thức thực
tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy tôi rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS- Trần Văn Hoè, giáo viên trực tiếp hướng dẫn
tôi, đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bác,các
cô các chú tại Viện Kinh tế và chính trị thế giới, đặc biệt là thạc sĩ Bùi Trường
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản báo cáo này
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I :
LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Lý thuyết chuỗi giá trị
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Trong đó Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội…Môi trường bên ngoài còn bao gồm cả môi
trường quốc gia và môi trường quốc tế. Môi trường bên trong là tổng hợp các
yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố về nhan lực, công nghệ,
tài chính, bộ máy quản lý, yếu tố văn hoá, triết lý kinh doanh của doanh
nghiệp…Như vậy môi trường kinh doanh là một tổng thể các quan hệ phức
tạp.Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thì chịu sự tác động trực tiếp
của môi trường kinh doanh. Do vậy việc phân tích môi trường kinh doanh là
việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi họ tiến
hành kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho các doanh
nghiệp có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo điều kiện
cho họ xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnh
chiến lược cho phù hợp. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh bao
gồm các mô hình phân tích môi trường hiện tại của doanh nghiệp. Một trong
những mô hình rất quan trọng và được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp
đó chính là lý thuyết chuỗi giá trị .
Lý thuyết chuỗi giá trị được sử dụng để xác định một cách có hệ thống
các thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá những
thế mạnh và điểm yếu đó mà các nhà quản lý có thể hiểu sâu hơn về khả năng
của doanh nghiệp. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở giả định rằng mục
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là tạo ra giá trị. Lượng giá trị ở đây được
tính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo cách phân Chuỗi giá trị, các
hoạt động khác nhau của doanh nghiệp có tác dụng làm tăng thêm giá trị. Khi
các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì họ phải tién
hành một loạt các hoạt động, từ hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra,

bán hàng, dịch vụ khách hàng cho đến các hoạt động hỗ trợ sản phẩm. Mỗi
hoạt động trong số đó có thể làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ.Các
hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị có thể được phân chia thành hai
loại cơ bản là các hoạt động cơ sở và các hoạt động hỗ trợ. Sau đây là mô
hình chuỗi giá trị:
Hình 1.1 : Mô hình Chuỗi giá trị
Các hoạt
động hỗ
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Hoạt động đảm bảo nguyên liệu
Hậu cần
đầu vào Sản xuất
Hậu
cần
đầu ra
Marketing
và bán
hàng
Dịch
vụ
Các hoạt động cơ sở
Các hoạt động cơ sở
Các hoạt động cơ sở đóng góp vào việc tạo nên những công cụ về mặt
vật lý của sản phẩm, nghĩa là tạo ra những công dụng, hoạt động bán hàng và
vận chuyển đến cho người mua, và dịch sau bán hàng. Có năm hoạt động cơ
sở là: Hoạt động hậu cần đầu vào, các hoạt động sản xuất, các hoạt động hậu
cần đầu ra, hoạt động Marketing và bán hàng, hoạt động dịch vụ khách hàng.
4

Doanh
thu và
lợi
nhuận
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Các hoạt động hậu cần đầu vào rất quan trọng, nó được thể hiện ở mức
độ chắc chắn và ổn định của việc cung cấp nguồn nguyên liệu và hệ
thống kiểm soát dự trữ. Hoạt động hậu cần đầu vào là khâu đầu tiên
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói hoạt động hậu cần
đầu vào của doanh nghiệp có tốt hay không sẽ quyết định hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp.Nếu hoạt động hậu cần đầu không được
thẹc hiện tốt thì nó sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh
nghiệp,từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện ở việc so
sánh năng suất của thiết bị với năng suất của các đối thủ cạnh tranh chủ
yếu, mức độ tự động hoá của các quá trình sản xuất, hiệu quả của hệ
thống điều hành sản xuất trong việc nâng cao chiến lược sản phẩm và
giảm giá thành, hiệu quả của mặt bằng sản xuất và bố trí nơi làm
việc.Hoạt động sản xuất rát quan trọng trong việc tạo ra chuỗi giá trị
của doanh nghiệp.
- Các hoạt động hậu cần đầu ra thể hiện ở tính chính xác và hiệu quả
của hoạt động giao hàng và cung ứng dịch vụ, hiệu quả của hoạt động
dự trữ sản phẩm.Hoạt động hậu cần đầu ra có thể làm cho khách hàng
được thoả mãn hơn.Nếu hoạt động này được làm tốt thì sẽ tăng thêm
giá trị trong chuỗi giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
- Các hoạt động Marketing và bán hàng bao gồm các hoạt động nghiên
cứu thị trường để xác định khối khách hàng và nhu cầu, hoạt động xúc
tiến và quảng cáo sản phẩm, hoạt động đánh giá các kênh phân phối,
khả năng của đội ngũ bán hàng, việc phát triển thương hiệu cũng như

uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá mức độ trung thành
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
của khách hàng và mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là
lớn hay nhỏ.
- Hoạt động dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động thoả mãn tốt
hơn nhu càu của khách hàng như đổi mới sản phẩm, tính kịp thời của
việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng, có các chính sách bảo
hành và bảo hiểm, chất lượng của các hoạt động giáo dục và đào tạo
khách hàng, khả năng cung cấp các bộ phận thay thế hay dịch vụ sửa
chữa.
Các hoạt động hỗ trợ
Các hoạt động hỗ trợ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động cơ sở và hỗ trợ
lẫn nhau.Các hoạt động hỗ trợ bao gồm hoạt động quản trị nguồn nhân lực,
phát triển công nghệ, hoạt động thu mua nguyên liệu và cơ sở hạ tầng.
- Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động lien
quan đến con người, bao gồm hoạt động tuyển dụng, đào tạo và đề
bạt tất cả các loại nhân viên, hệ thống tiền lương, môi trường làm
việc, hoạt động của tổ chức công đoàn, việc khuyến khích công
nhân và mức độ thoả mãn với công việc.
- Việc phát triển công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và
phát triển, mọi quan hệ trong công tác giữa các nhân viên nghiên
cứu và phát triển các bộ phận khác, chất lượng của phòng thí
nghiệm và các phương tiện nghiên cứu, trình độ và kinh nghiệm
của thợ kỹ thuật và các nhà khoa học, các chính sách khuyến khích
sang tạo và đổi mới.
- Các hoạt động thu mua nguyên liệu bao gồm việc đa dạng hoá các
nguồn cung cấp để tránh việc phụ truộc vào một nhà cung cung cấp
duy nhất từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.Hoạt động thu mua
6

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nguyên vật liệu phải nhanh chóng, đúng hạn, với chi phí thấp nhất
có thể và có chất lượng đảm bảo.Phải tạo mối quan hệ lâu dài với
các nhà cung cấp đáng tin cậy. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu
có tốt hay không đóng góp rất nhiều vào chất lượng sản phẩm sau
này.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm khả năng thu hút các
nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tư và bổ xung vào nguồn vốn lưu
động , hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ngắn hạn và dài hạn,
tính kịp thời và chính xác của thông tin quản lý về môi trường cạnh
tranh, mối quan hệ với người hoạch định chính sách.Ngoài ra, cơ sở
hạ tầng của doanh nghiệp còn bao gồm khả năng phát hiện ra các cơ
hội về thị trường sản phẩm mới và các đe doạ tiềm tàng từ môi
trường, chất lượng của hệ thống kế hoạch hoá chiến lược để đạt mục
tiêu của doanh nghiệp.
Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố chủ
yếu của môi trường bên trong của doanh nghiệp.Từ đó mà các nhà quản lý có
thể hiểu hơn về khả năng của doanh nghiệp.
1.2.Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với các quốc
gia trên thế giới. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho nhân loại, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt là
những cư dân vùng ven biển.Xuất khẩu thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao
góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia xuất khẩu.
1.2.1. Đối với các hoạt động hỗ trợ
1.2.1.1.Hoạt động hậu cần đầu vào
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản là việc bảo đamr nguồn
thuỷ sản cho sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Để hoạt động hậu

cần được thực hiện tốt thì các doanh nghiệp cần chú ý trong việc lựa chọn
nguồn cung cấp thuỷ sản cho sản xuất và xuất khẩu.Nguồn cung cấp có thể là
do nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, hay do đánh bắt ,hay do nuôi trồng.
Do đặc điểm phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều nên khi lựa chọn nguồn cung
cấp,các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được tính ổn định và thuận tiện của
nguồn nguyên liệu.Ngày nay thì các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn trong
việc nuôi trồng thuỷ sản vì nó thể hiện nhiều tính ưu việt so với nhập khẩu
nguyên liệu và đánh bắt. Trước hết là có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh
nghiệp và có thể giảm chi phí thu mua.Việc nhập khẩu nguyên liệu thường
gây bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí cao, vận chuyển không thuận tiện.Còn
đánh bắt thuỷ sản thì độ rủi ro cao, đầu tư lớn cho phương tiện đánh bắt.
Trong hoạt động hậu cần đầu vào, các doanh nghiệp còn phải chú ý lựa
chọn thuỷ sản có chất lượng tốt. Không nên thu mua những thuỷ sản đã chết
vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thuỷ sản xuất khẩu. Khi lựa chọn con
giống,phải lựa chọn con giống khoẻ mạnh, đều về kích cỡ. Lựa chọn con
giống đạt tiêu chuẩn chất lượng coi như là thành công bước đầu của doanh
nghiệp.Ngoài ra giá cả nguyên liệu thu mua cũng rất quan trọng. Nếu biết
cachs, doanh nghiệp có thể mua được nguyên liệu với giá rẻ mà chất lượng
thuỷ sản vẫn tốt.Các hoạt động hậu cần phải được đảm bảo kịp thời và chính
xác,có như vậy mới đảm bảo được tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, phục vụ
cho hoạt động xuất khẩu.
1.2.1.2. Hoạt động sản xuất thuỷ sản
Trong hoạt động sản xuất thuỷ sản thì phải chú ý nhất đến khâu chế
biến thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản là quá trình sản xuất thuỷ sản theo nhằm
mục đích phục vụ xuất khẩu. Ở nước ta,khâu chế biến thuỷ sản vẫn còn kém,
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy mà chất lượng của thuỷ sản xuất khẩu vẫn
chưa cao.Do đó các doanh nghiệp phải chú trọng tăng cường năng lực chế
biến phục vụ xuất khẩu. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng mới

một số cơ sở chế biến, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện
làm việc tốt nhất cho nhân viên, nâng công suất chế biến, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài ra đối với mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là đối với hoạt động xuất
khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là
vô cùng quan trọng.Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dung.
Vì vậy đối với hàng thuỷ sản thì tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh là rất khắt khe.
Nhiều nước còn lấy tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như là rào cản đối
với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào nước đó. Nếu sản phẩm sản xuất ra mà
không đúng với tiêu chuẩn thì sản phẩm đó sẽ không được thị trường chấp
nhận. Đây là khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần chú ý sản xuất đúng với tiêu
chuẩn chất lượng mà đối tác yêu cầu.
1.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra
Trong ngành thuỷ sản thì hoạt động hậu cần đầu ra là rất quan
trọng.Hoạt động hậu cần đầu ra bao gồm các hoạt động đóng gói, bao bì, vận
chuyển. Vì đặc điểm của hàng thuỷ sản là tươi sống, ko để được trong thời
gian dài. Vì vậy trong hoạt động này cần chú ý nhất đến công tác bảo quản dự
trữ thuỷ sản. Nhất là đối với hoạt động xuát khẩu, khi mà thuỷ sản được xuất
khẩu ra khỏi biên giới quốc gia, thời gian vận chuyển lâu thì hoạt động bảo
quản càng quan trọng. Do hàng thuỷ sản không thể dự trữ được lâu nên cần
phải giao hàng nhanh chóng và kịp thời. Ngoài ra việc lựa chọn phương tiện
vận chuyển cũng rất quan trọng. Phương tiện vận chuyển phải vừa thuận tiện ,
vừa nhanh lại vừa có thể bảo quản tốt để hàng thuỷ sản khỏi bị hỏng. Lựa
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chọn bao bì đóng gói hàng thuỷ sản cũng rất quan trọng.Nó vừa bảo đảm an
toàn cho hàng thuỷ sản, vừa phải phù hợp với đặc tính của từng loại hàng. Ví
dụ bao bì phải được làm bằng chất chống thấm để sản phẩm không bị nhanh
hỏng. Nhất là khi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì bao bì đóng gói

phải bền, có thể chịu được sức nặng lớn mà không làm ảnh hưởng đến hàng
thuỷ sản và có thể bảo quản được hàng thuỷ sản tốt nhất.
1.2.1.4. Đối với hoạt động Marketing và bán hàng
Trong hoạt động Marketing và bán hàng thì việc nghiên cứu thị trường
là quan trọng nhất. Nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì
hoạt động Marketing hướng ra thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế không
giống như thị trường nội địa, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ
về thị trường đó như tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng thuỷ sản, thói
quen tiêu dùng của người dân, yếu tố luật pháp, văn hoá…. Đặc biệt đối với
hàng thuỷ sản khi mà các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khắt
khe, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Ở mỗi nước
tiêu chuẩn này là khác nhau, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này là khác nhau.
Hàng thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố luật pháp và văn hoá. Vì vậy,
công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với nhiều
doanh nghiệp, công tác này vẫn chưa được chú trọng nhiều. Do đó mà khi
tham gia xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường quốc tế, những doanh nghiệp này
đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại trong việc tiếp cận thị trường.
Nhiều khi nó còn làm cho doanh nghiệp thất bại.
Ngoài ra trong hoạt động Marketting và bán hàng, các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản còn cần phải chú ý tạo nên kênh phân phối cho phù hợp
với đặc điểm của hàng thuỷ sản.Vì hàng thuỷ sản phải đáp ứng yêu cầu vệ
sinh thực phẩm,và hàng thuỷ sản không để được lâu,nên khi lựa chọn kênh
phân phối thì phải hạn chế xuất khẩu qua trung gian.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng
Hoạt động dịch vụ khách hàng là những hoạt động giao hàng, giải
quyết khiếu nại của đối tác khi hàng thuỷ sản không đúng chất lượng hay
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Do đặc điểm của hàng thuỷ sản là
rất dễ hỏng và không để được lâu, vì vậy doanh nghiệp cần giao hàng kịp thời

và nhanh chóng. Giao hàng đúng chất lượng mà đối tác yêu cầu, có như vậy
mới tạo được uy tín với phía đối tác. Đồng thời để cho thuận lợi trong quá
trình vận chuyển thì cần phải nâng cấp hệ thống tầu thuyền, có phương pháp
bảo quản phù hợp,xây dựng hệ thống cầu cảng đáp ứng được nhu cầu cảu các
tầu về chỗ trú đậu, làm cho việc giao hàng được thuận lợi hơn.
1.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ
1.2.2.1.Hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động đào tạo
trong và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và kỹ thuật về
công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi cao sản, khai thác, bảo quản sau thu
hoạch và về quản lý chuyên ngành, đồng thời tăng cường đào tạo công nhân
kỹ thuật về nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến và nhân viên tiếp thị. Cũng
như các ngành khác, trong ngành thuỷ sản thì hoạt động quản trị nguồn nhân
lực là rất quan trọng. Con người chính là nhân tố quyết định sự thành công
của doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là việc làm
cần thiết và quan trọng.
1.2.2.2.Phát triển công nghệ
Đối với hoạt động phát triển công nghệ thì chủ yếu là tập trung nghiên
cứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học,
công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh,
công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Ngoài ra doanh nghiệp có thể
nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển; đầu
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chế
biến xuất khẩu. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngành thuỷ sản có vai trò
nâng cao năng suất và chất lượng hàng thuỷ sản.
1.2.2.3. Hoạt động đảm bảo nguyên liệu
Hoạt động đảm bảo nguyên liệu là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo
cho tiến trình sản xuất được diễn ra liên tục.Hoạt động này bao gồm các hoạt

động đảm bảo nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo máy móc thiết bị cho quá trình
sản xuất Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động hậu cần đầu vào nhằm nâng cao
gía trị tạo ra cho khách hàng .Trong hoạt động này các doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản phải đa chú ý dạng hoá nguồn cung cấp thuỷ sản,không chỉ phụ
thuộc vào một nhà cung cấp.Có như vậy mới linh hoạt trong hoạt động kinh
doanh. Các doanh nghiệp còn cần chú ý trong việc lựa chọn con giống, thu
mua với giá thấp mà chất lượng thì có thể chấp nhận được. Ngoài ra các
doanh nghiệp còn phải lo thủ tục để mua sắm máy móc, xây dưng các cơ sở
chế biến, việc đưa ra các chỉ tiêu trong việc mua hàng.
1.2.2.4.Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp bao gồm những tài sản hữu hình và vô
hình của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình đó là nhà kho, bến bãi, các máy móc
thiết bị, phương tiện vận chuyển ,dây chuyền sản xuất. Cơ sở hạ tần doanh
nghiệp là điều kiện cần có để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản
xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Cơ sở hạ tầng nếu được đầu tư thì sẽ nâng cao
năng suất chất lượng của sản phẩm, từ đó có thể nâng cao giá trị sản phẩm tạo
ra.
1.3. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi
giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam
1.3.1. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, việc lưu thông, trao đổi hàng hoá là
cần thiết và không thể tránh khỏi.Riêng đối với hàng thuỷ sản,do đặc điểm của
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng thuỷ sản là phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng, cho nên để đảm
bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các nước thường đặt
ra một số quy định có thể gọi chung là hàng rào Thương mại.Thông thường có
bốn loại hàng rào thương mại là: Hàng rào thuế; Hàng rào hạn ngạch QUOT ;
Hàng rào kỹ thuật -TBT ; Hàng rào vệ sinh -SPS.
Hàng rào kỹ thuật TBT bao gồm các quy định sau:

- Các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, mỡ, muối, nước, khoáng chất ? bắt
buộc phải đạt theo mức hoặc tỷ lệ nhất định, nhằm đảm bảo dinh dưỡng
theo yêu cầu cho người sử dụng hoặc yêu cầu riêng biệt cho một nhóm đối
tượng tiêu dùng (như trẻ em, người ăn kiêng ?).
- Các quy định về chủng loại, kích cỡ, khối lượng, cách chế biến,
phương pháp ghi nhãn, kiểu cách bao gói, nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng
và ngăn chặn việc gian lận thương mại.
- Việc nuôi trồng, đánh bắt nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm đó phải
không phương hại đến các loài động vật quý hiếm và không làm phương
hại đến môi sinh và môi trường.
Còn hàng rào vệ sinh- SPS bao gồm các quy định:
- Gồm những quy định về các loại mầm dịch bệnh không được phép có
trong thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, nhằm ngăn chặn các dịch
bệnh có trong sản phẩm lây lan vào môi trường nuôi của nước nhập khẩu.
- Những quy định về ngăn chặn các mối nguy làm cho thực phẩm thuỷ
sản không an toàn vệ sinh.Các mối nguy ở đây bao gồm có mối nguy vật lý,
mối nguy sinh học, mối nguy hoá học :
Mối nguy vật lý : Bao gồm những vật cứng, sắc, nhọn có thể gây thương
tích cho hệ tiêu hoá của người tiêu dùng.
Mối nguy sinh học : Bao gồm các loại ký sinh trùng, các loại virut và các
loại vi sinh vật gây bệnh.
Mối nguy hoá học : Là các hoá chất độc hại đến sức khoẻ người tiêu dùng
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
có sẵn trong môi trường tự nhiên hoặc do con người vô tình hay cố ý làm
nhiễm vào thực phẩm.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản.
Hiện nay thuỷ sản đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của
nước ta.Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có
một tiềm năng phong phú về các nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ đã

góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.Việt
Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông
tương đối lạnh chủ yếu ảnh hưởng đến Vịnh Bắc Bộ, còn mùa hè nóng ẩm và
mưa nhiều. Lượng mưa trugn bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Chế
độ khí hậu, thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển
nuôi trồng thủy sản đa loài, nhiều loại hình .Bờ biển Việt Nam trải dài hơn
3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông
ra biển. Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạp.
Ngoài những con sông chảy trực tiếp vào biển, có một số sông chảy qua các
đầm phá lớn như phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị Nại. Trên
lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết,
do vậy thường làm xói mòn địa hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lượn - chỗ
nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn.
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây (đại diện cho hồ miền đồng
bằng); Biển Hồ, Hồ Ba Bể, Hồ Lắk (đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có
mực nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là
chính. Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20.000 ha. Việt Nam có rất
nhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ (hiện chưa kiểm kê hết), một số hồ
chứa lớn là Thác Bà, Hoà Bình (ở miền Bắc), Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ,
Sông Hinh (ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên 180 nghìn ha. Tuy nhiên,
với vai trò quan trọng trong công tác thuỷ lợi, thuỷ điện và phân lũ, hiện nay
nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng.
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với những điều kiện thuận lợi như vậy nên ngành thuỷ sản nước ta rất
có tiềm năng để phát triển.Nuôi trồng thuỷ sản ven biển phát triển rất nhanh
trong thời gian gần đây : trong các đầm phá; nuôi lồng bè trong các vùng cửa
sông và eo vịnh; qua đắp đầm nuôi trên các bãi triều, trên cát và trên các đồng
lúa kém hiệu quả. Ðến năm 2001, có khoảng trên 400.000 ha diện tích nuôi
nước lợ ven biển với tổng sản lượng nuôi đạt trên 500.000 tấn. Xu hướng nuôi

trồng hiện nay là đẩy mạnh thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích, đặc biệt
diện tích rừng ngập mặn nhằm bảo vệ và phục hồi nơi cư trú tự nhiên ven
biển.Nuôi biển cũng phát triển, tuy chưa mạnh, với hình thức nuôi lồng bè và
nuôi quây lưới là phổ biến. Một số nơi do mật độ nuôi dầy, thức ăn dư thừa
tích lại gây dịch bệnh. Tình trạng này đã được khắc phục kịp thời, tuy chưa
triệt để.
Khai thác thuỷ hải sản vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ,
đến độ sâu 50m. Ở đây tập trung rất nhiều tàu thuyền nhỏ hoạt động đánh bắt
khiến cho nguồn lợi có biểu hiện suy giảm, mức độ đánh bắt về cơ bản đã
vượt ngưỡng cho phép. Vì vậy, Chính phủ đã chủ trường đẩy mạnh đánh bắt
xa bờ, tăng cường nuôi trồng thuỷ sản ven biển để giảm nhẹ sức ép vào vùng
ven bờ, tạo điều kiện phục hồi nguồn lợi.Ngoài ra, hiện tượng đánh bắt hải
sản ở các vùng rạn san hô bằng các phương tiện huỷ diệt vẫn còn tồn tại như
dùng mìn, xung điện, hoá chất độc, lưới mắt nhỏ . Vì vậy Chính phủ cần có
biện pháp mạnh để xử lý tình trạng trên nếu không các rạn san hô sẽ rơi vào
tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên Việt Nam chưa phát triển nuôi trồng thuỷ sản
công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển nuôi trồng. Vì vậy
mà chính phủ luôn khuyến khích phát triển nuôi trồng để lấy nuôi trồng bù
đắp cho đánh bắt. Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát
ven biển đã mở rộng triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các
hải sản khác theo phương thức nuôi công nghiệp, nhát là vùng duyên hải dọc
theo bờ miền Trung.
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.3.2. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
ở Việt Nam
Trong thời gian qua, và cả trong tương lai, ngành thuỷ sản ở Việt Nam
vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu thuỷ sản là hướng
phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngoài
việc tập trung vào các thị trường truyền thống còn phải đẩy mạnh tìm kiếm thị

trường mới có nhiều tiềm năng nhằm mở rộng thị trường trên toàn thế giới.
Khi sử dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích thì có thể thhấy hoạt động
thuỷ sản bao gồm những hoạt động:
1.3.2.1.Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản
Hoạt động hậu cần đầu vào bao gồm hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản. Ở nước ta hiện nay, nguồn thuỷ sản chủ yếu được đảm bảo do đánh
bắt, song diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được mở rộng.
Hoạt động khai thác hải sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự
nhiên trên biển và vùng nước lợ. Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam
được tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung –
Tây Thái Bình Dương ,theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO. Nhìn
chung, nghề khai thác hải sản ở Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là
chủ yếu. Nhưng các nguồn lợi ven bờ đang có đấu hiệu bị đe doạ, một số laòi
hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Do vậy ngành thuỷ sản
Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác bằng cách khuyến khách khai
thác hải sản xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh
vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu
cần nghề cá…
Hoạt động khai thác hải sản xa bờ là hoạt động khai thác hải sản tiến
hành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên (đối với vùng biển Bắc Bộ , Đông
– Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan ) ,từ 50m trở lên (đối với vùng biển miền
Trung )
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khai thác thuỷ sản nội địa là hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản
trong các song, hồ , đầm phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản
lượng thuỷ sản khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn
tấn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng
thời cũng có nhiều sản phẩm quý.
1.3.2.2.Hoạt đông sản xuất thuỷ sản

Sản xuất thuỷ sản là chế biến thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được hiểu là
chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ
hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thuỷ sản được
phân thành hai nhóm sau:
Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa là hoạt động chế biến thuỷ sản
nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Những năm trước đây, do phải
nhập dây chuyền đồng bộ từ nước ngoài nên chi phí cho hoạt động chế biến
nội địa tương đối cao, giá thành sản phẩm không phù hợp với sức mua của
người dân trong nước. Gần đây, ngành thuỷ sản đã chủ động phát triển công
nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản nội địa nên tình
trạng này đã được khắc phục. Mặt khác, do mức thu nhập tăng nên nhu cầu
tiêu thụ cũng tăng theo, nhiều sản phẩm thuỷ sản chế biến đã không còn phân
biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Chế biến sản phẩm xuất khẩu là hoạt động chế biến thuỷ sản nhằm mục
tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ. Hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu năm
2001 là 272 nhà máy với năng lực thu hút nguyên liệu khoảng 500 nghìn
tấn/năm. Nhờ Áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ
bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi, công nghệ ngủ đông trong vận
chuyển thuỷ sản tươi sống, công nghệ đông rời IQF… nên xuất khẩu thuỷ sản
đã tăng nhanh trong những năm qua. Đông thời nhờ việc tích cực áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, đến năm 2003 đã có 273
doanh nghiệp đạt các điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam,
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
153 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản được công nhận vào danh sách I xuất
khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, 255 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào
Thuỵ Sỹ và Ca na đa, 248 đơn vị đạt tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, v.v... Việt Nam
tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường thuỷ sản thế giới.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì phần lớn thuỷ sản sản
xuất ra là nhằm mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chỉ có một số ít

là để đáo ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.
1.3.2.3. Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản
Với địa hình như ở nước ta thì hàng thuỷ sản chủ yếu được vận chuyển
bằng đường biển. Ở nước ta thì chủ yếu là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang
các quốc gia khác trên thế giới, gần đây mới bắt đầu nhập khẩu nhưng khối
lượng còn hạn chế.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta ngày càng được
mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản
và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu. Thị trường Mỹ có tốc độ phát triển nhanh, từ
chỗ chỉ chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào
năm 1998 đã vươn lên đứng đầu vào năm 2001 với tỷ trọng xấp xỉ 30%.
Tại thị trường trong nước, tiêu thụ bình quân đầu người năm 2001 mới
đạt khoảng 19.4 kg/người, còn thấp so với một số nước Đông Nam Á như
Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Campuchia. Thuỷ sản tiêu thụ nội địa bao
gồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số là
sản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống. Tuy nhiên, khi
thu nhập tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng cao thì nhu cầu về sản phẩm
giá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố,
khu du lịch. Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao,
bao bì đóng gói thuận tiện. Về bao bì đóng gói thì thuỷ sản ở nước ta vẫn
chưa được chú ý nhiều.
1.3.2.4.Hoạt động Marketing và bán hàng thuỷ sản
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đối với xuất khẩu thuỷ sản thì công việc Marketing và bán hàng của
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu. Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến
hành xuất khẩu mới chỉ chú trọng trong việc tìm bạn hàng, miễn sao là bán
được hàng ra nước ngoài. Còn việc sản phẩm đến tay người tiêu dùng như thế
nào thì không mấy được quan tâm. Vì vậy bộ thủy sản đã chủ trì, phối hợp
chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương
mại và tăng cường công tác thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị

trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định
thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng
hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển để xuất ra các thị
trường lớn như : Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc...; giảm tỷ trọng
các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực
tiếp.Riêng đối với thị trường lớn như thị trường Nhât bản cần tăng tỷ trọng
các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị,
tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng
thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong
tổng sản phẩm xuất khẩu .Còn đối với thị trường khối liên minh Châu Âu
(EU) và một số thị trường mới khác ngoài các thị trường trên đây, cần nâng
cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các thị trường
này nhằm mở rộng thị trường cho hàng thuỷ Việt Nam.
1.3.2.5. Hoạt động dịch vụ khách hàng
Trong nghành xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta, hầu như hoạt động dịch vụ
khách hàng là chưa có. Bởi vì hầu hất các doanh nghiệp xuât khẩu thuỷ sản
mới chỉ xuất khẩu qua trung gian, chưa tạo được kênh phân phối trực tiếp trên
thị trường nước ngoài.Vì vậy khi vận dụng lý thuyế chuỗi giá trị vào hoạt
động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam, các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nữa đến hoạt động dịch vụ khách hang. Có như vậy mới tăng them giá trị
trong chuỗi giá trị tạo ra cho khách hang.
1.3.2.6. Đối với các hoạt động hỗ trợ
Đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực thì ngành thuỷ sản ở nước ta
rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu
kinh tế kỹ thuật ngày càng cao đòi hỏi mỗi người lao động trong ngành thuỷ
sản phải cố gắng nâng cao trình độ của mình và phải được bồi dưỡng kỹ năng
nghề nghiệp. Vì vậy mà ngành thuỷ sản không chỉ chú trọng phát triển các
cán bộ kỹ thuật ,quản lý mà còn cả những người lao động trực tiếp. Các loại

hình đào tạo cũng ngày càng phát triển. Đối với loại hình đào tạo nghề ngắn
hạn trong 3 năm từ 2000 đến 2002 đã tổ chức 1.698 lớp tập huấn về khai thác
và nuôi trồng thuỷ sản cho 98.261 lao động. Năm 2002, mở lớp và cấp chứng
chỉ cho 13.000 thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên; tổ chức hàng chục
lớp tập huấn cho kiểm dịch viên, thanh tra viên.Năm 1999 mới chỉ đào tạo
nghề dài hạn được 1.400 người, sang năm 2003, con số này đã tăng thêm
154%, tương ứng là 3.550 người.
Còn với hoạt động phat triển công nghệ trong ngành thuỷ sản ở nước ta
thì Mấy năm nay, công nghệ chọn tạo, nhân giống thủy sản; các chương trình
sản xuất giống nhằm khai thác, sử dụng nguồn gen bản địa và giống nhập nội
phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nuôi... được triển khai tích cực, hiệu quả. Thứ
trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng cho biết, khoa học, công nghệ về
giống thuỷ sản cùng các chuyên ngành liên quan như thức ăn, dinh dưỡng,
quản lý sức khỏe ấu trùng và môi trường nuôi…đã tiếp cận và giải quyết được
những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Về cơ sỏ hạ tầng đã được các doanh nghiệp đầu tư nhiều. Các doanh
nghiệp đã tích cực triển khai đầu tư xây dựng hệ thống trạm, trại giống thủy
sản, mở rộng quản lý lưu giữ những đàn giống gốc chất lượng tốt, cung cấp
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đàn hậu bị cho các địa phương, tham gia chuyển giao các tiến bộ KH&CN về
giống thủy sản. Nhiều dự án sản xuất giống khác với các đối tượng nuôi nước
lợ, mặn, ngọt (bằng các nguồn vốn khác nhau), cũng đã và đang được thực
hiện tại nhiều địa phương, từ miền biển đến miền núi...

21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀO
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN
2.1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản
2.1.1Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm
gần đây
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, quan hệ thương
mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao. Nhật luôn duy trì vị trí là một
trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam sau Mỹ và EU. Nếu
như kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt
4,52 tỷ USD, thì năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạt hơn
8,163 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2000. Trong quan hệ thương mại với
Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây luôn
đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ 15-20% so với năm trước.
Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn là nước xuất siêu. Các số liệu
thống kê cho thấy cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004 (từ năm 2001
đến nay, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng vượt qua con số 20%). Về nhập khẩu
năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6 tỷ
USD, tăng 15,3% so với 2004. Xuất siêu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt
khoảng 960 triệu USD, tăng hơn 43% so với năm ngoái. Nếu trừ dầu thô Việt
Nam vẫn xuất siêu trên 370 triệu USD.
Không chỉ có vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim
ngạch đơn thuần mà đang có những bước phát triển tương đối rõ nét về cơ cấu
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mặt hàng xuất khẩu. Gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng
may mặc cao cấp, thực phẩm chế biến... sang thị trường Nhật.
Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia công nội địa trong sản
phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong tổng kim ngạch
xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm thủy sản,

cơ khí, công nghệ thông tin...).
Bảng 2.1 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật
Bản trong năm 2005
Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu (Triệu
USD)
Tăng so với năm
2004(%)
Hàng may mặc 721,7 8,6
Hải sản 614 1,9
Dầu thô 585 58,6
Hàng dệt thoi 466 7,8
Dây cáp điện 450 35,4
Than đá 207,6 51,8
Đồ gỗ 184,3 21,0
Hàng dệt kim 122,5 16,1
Linh kiện điện tử mạch in 119 7,2
Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị
trường Nhật lớn, đứng thứ hai sau hàng may mặc. Kim ngạch xuất khảu thuỷ
sản đạt 614 Triệu USD ,tăng 1,9% so với năm 2004. Tuy kim ngạch xuất
khẩu lớn thuỷ sản, song tỉ lệ tăng vẫn chưa cao so với năm 2004, và có tỉ lệ
tăng thấp nhất trong 10 mặt hàng.Nguyên nhân dẫn đến tình trang này là do
vụ kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ trong năm 2004 đã ảnh hưởng đến
tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam.. Hàng may mặc
vẫn giư vị trí hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản và kim
ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng nhanh so với năm 2004.
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong năm 2004, do giá dầu tăng cao trên thị trường thế giới và sự bất ổn của
mặt gang này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang thị trường Nhật

Bản tăng đột biến, cụ thể kim ngạch xuất khẩu đạt 585 triệu USD, tăng 58,6
% so với namư 2004. Tuy nhiên nước ta mới chỉ xuất khẩu dầu thô mà chưa
qua chế biến, thế nên giá trị vẫn chưa cao. Đây cũng là điều mà nhà nước cần
lưu ý để trong thời gian tới, có những chính sách đầu tư để có thể xuất khẩu
dầu đã qua chế biến.
Bảng 2.2 - 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị
trường Nhật Bản trong năm 2005
Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu (Triệu
USD)
Tăng so với năm
2004(%)
Gạo 27,3 184,3
Mạch điện tử tích hợp và
linh kiện điện tử
18,4 93,3
Đồ nhựa gia dụng 71,3 57,5
Than đá 207,6 51,8
Mô tơ loại nhỏ 35,2 47,6
Dây cáp điện 450,8 35,4
Cà phê 26,5 33,7
Tơ tằm 15,7 28,5
Giày dép 134 21,9
Đồ gỗ gia dụng 184 21
Nguồn – Trung tâm xúc tiến thương mại Nhật Bản
Nhìn vào bảng trên ta thấy,tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu vào
thị trường Nhật Bản ngày càng tăng nhanh. Vì vậy mà tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản cũng tăng nhanh.
Trong năm 2005, gạo là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng
184,3% so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm nay thời tiết thuận lợi cho
bà con nông dân, trúng mùa. Tuy nhiên kim ngạch xuất khảu gạo vẫn còn

thấp, mới chỉ đạt được 27,3 triệu USD.
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các linh kiện điện tử trong năm qua cũng đã có nhưng bước tiến vượt
bậc trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật, tăng gần gấp 2 lần so
với năm 2004. Đây là kết quả đáng mừng đối vỡi xuất khảu Việt Nam. Các
doanh nghiệp xuất khảu Việt nam đang dần có chõ đứng trên thị trường Nhật
Ban và thị trường này đang mở rộng, không chỉ dừng lại ở các mặt hàng
truyền thống như gạo hay thuỷ sản… mà còn có những mặt hàng mới như
linh kiện điện tử, đồ gia dụng..
Trong tương lai cần thúc đẩy hơn nữa xuất khảu hàng hoá vào thị
trường Nhật Bản, và Nhật bản vẫn duy trì vị trí số một thị trường xuất khẩu
hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.2.Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản
2.1.2.1.Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây
Nhật Bản là quốc gia nằm ở phía Đông Bắc châu Á với diện tích
377.835 km2, gồm bốn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.
Dân số là 127 triệu người. Nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.
Năm 2004, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 4, 8 ngàn tỷ đôla.
Sau một thập niên bị suy thoái, năm 2004 kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng. Sau
đây là một số số liệu về kinh tế Nhật Bản năm 2004:
Năm 2003, GDP ở Nhật tăng 2,5% và năm 2004 đạt 4,5%. Đây là mức
tăng trưởng cao nhất của Nhật trong 14 năm gần đây. Lượng hàng xuất khẩu
sang Trung Quốc mạnh, hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng tăng. Tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống còn 4,6% vào tháng 5 năm 2004, thấp hơn so với 5,5%
đầu năm 2003,tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao.Tổng số nợ trong
dân của Chính phủ Nhật chiếm 140% ,khoảng 6500 tỉ USD cao nhất thế giới.
Và tổng số nợ xấu khó đòi là 375 tỉ USD. Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3
năm 2004 là 826,6 tỉ USD , nhiều nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu là
544,24 tỉ USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 431,78 tỉ USD tính đến tháng 3

25

×