Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

QUY LUẬT THỐNG NHẤT và đấu TRANH GIỮA các mặt đối lập vận DỤNG QUY LUẬT này vào THÀNH PHẦN KINH tế NHÀ nước ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.47 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP. VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY
VÀO THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM
LỚP L10--- NHÓM 12 --- HK 201
NGÀY NỘP: ___/11/2020
Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Nguyễn Bá Đức

1913149

Nguyễn Nam Quốc

1914862

Nguyễn Thảo Trang

1915582


Huỳnh Ngọc Như Hảo

1913269

Ngơ Hồng Tân

1912014

Lê Chơn Minh Đạt

1911007
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
1

1

0

Điểm số


MỤC LỤC

1. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................4
2. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................5
Chương 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC
MẶT ĐỐI LẬP..................................................................................................5
1.1 Những khái niệm cơ bản..............................................................................5
1.1.1. Khái niệm mặt đối lập..........................................................................5
1.1.2 Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập..........................................5

1.1.3 Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập............................................6
1.1.4 Quan hệ giữa sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.......7
1.1.5 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập.......................................................7
1.2 Các loại mâu thuẫn......................................................................................8
1.2.1 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản....................................8
1.2.2 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu............................................9
1.2.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng........................10
1.3 Vai trị của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển...........................11
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận.........................................................................12
Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM......................................................................................................12
2.1 Đặc diểm thành phần kinh tế nhà nước.....................................................12
2.1.1 Sự xuất hiện của thành phần kinh tế nhà nước...................................12
2.1.2 Tiến trình phát triển.............................................................................12
2.1.2.1 Thời kì trước đổi mới...................................................................12
2.1.2.2 Thời kì đổi mới.............................................................................13
2.1.3 Quan niệm về kinh tế nhà nước và đặc điểm kinh tế nhà nước torng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam................................13
2.1.4 Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam........................................................14

2

1

0


2.2 Đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh

giữa các mặt đối lập vào hoạt động kinh tế Việt Nam.....................................15
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân..................................................15
2.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân...................................................17
2.3 Những biện pháp khắc phục hạn chế.........................................................19
3. KẾT LUẬN....................................................................................................19
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................21

3

1

0


1. PHẦN MỞ ĐẦU
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật quan trọng nhất
của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin; là bản chất, hạt nhân của
phép biện chứng duy vật, bởi nó đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.
Theo V.I. Lênin, “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống
nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng
điều đó địi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm” 1. Cũng như những
quy luật Triết học khác, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là những
mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững tất yếu giữa các đối tượng và
nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp. Vì vậy, việc nhận thức được quy luật
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là rất quan trọng trong việc nhận thức thế
giới, từ đó làm chủ được giới tự nhiên.
Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược
nhau. Trong phép biện chứng duy vật, chúng được gọi là những mặt đối lập. Mâu
thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống

nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt
đối lập. Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như mọi lĩnh vực
của đời sống. Từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy của con người… tất cả những lĩnh
vực đó nếu thiếu đi mâu thuẫn cơ bản tạo thành sự vật, hiện tượng đó thì bản thân sự
vật, hiện tượng khơng cịn khả năng tồn tại. Mâu thuẫn có từ khi sự vật, hiện tượng
xuất hiện và chính nó là động lực cho sự phát triển, là nguồn gốc của sự vận động bên
trong sự vật, hiện tượng.
Đối với nền kinh tế Việt Nam cũng vậy, nền kinh tế của nước ta hiện nay có nhiều
thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Song, sở hữu nhà nước và thành phần kinh
tế nhà nước là đặc trưng, giữ vai trò chủ đạo và là một trong các yếu tố quan trọng đảm
bảo cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù vậy, thành phần kinh tế nhà nước cũng chứa đựng trong nó nhiều mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập. Cơ bản nhất là các thế lực thù địch, phản động ln tìm cách
xuyên tạc, chống phá khi chỉ dựa vào những yếu kém, hạn chế của kinh tế nhà nước
mà cho rằng thành phần kinh tế này khơng thể giữ vai trị chủ đạo nền kinh tế; họ cho
rằng “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Việt Nam đã phải trả giá q đắt” . Từ đó,
họ địi xóa bỏ vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này; địi tư nhân hóa hết doanh
nghiệp nhà nước, “khun” ta nên bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo”.
Để đi sâu tìm hiểu vào vấn đề này, nhóm chúng em quyết định đi tìm hiểu, nghiêm
cứu, phân tích chủ đề: “Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vận
dụng quy luật này vào thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam”

1 V.I. Lênin (2005), Bút ký triết học, Toàn tập, t.29, Sđd. Tr.240.

4

1

0



2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT
ĐỐI LẬP
1.1 Những khái niệm cơ bản
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được làm sáng tỏ
thông qua một loạt những phạm trù cơ bản như mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự
thống nhất giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự chuyển hóa giữa
các mặt đối lập, ...
1.1.1. Khái niệm mặt đối lập
Khái niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát các mặt, các
khuynh hướng, các thuộc tính trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật,
hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập.
Ví dụ: Trong ngun tử có hạt mang điện tích dương, có hạt mang điện tích âm.
Trong một bản nhạc có nốt nhạc trầm, có nốt nhạc cao. Trong cơ thể sinh vật có yếu tố
di truyền, có yếu tố gây biến dị; có q trình đồng hóa, có q trình dị hóa...
Tuy nhiên, khơng phải hai mặt đối lập bất kỳ của một mặt đối lập nào cũng tạo
thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có quan hệ
khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là
một chỉnh thể, trong đó các mặt đối lập vừa đấu tranh, vừa thống nhất với nhau, quy
định mọi quá trình diễn ra của sự vật hiện tượng đó.
Tính chất của mâu thuẫn biện chứng:
- Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan vì mọi sự vật trong tự nhiên, xã
hội và tư duy không phải là cái gì hồn tồn thuần nhất mà là một hệ thống các yếu tố,
các mặt, các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên những
mâu thuẫn vốn có của sự vật. Như vậy mâu thuẫn không do ai sáng tạo ra, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó là cái vốn có của sự vật.
- Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và
tư duy. Khơng có sự vật nào khơng có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn
khác xuất hiện, từ đó sự vật phát triển khơng ngừng.

Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực, là
nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách
quan, chân lý tuyệt đối về hiện thực.
1.1.2 Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. Khái niệm
“thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau,
ràng buộc nhau, quy định nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình. Nếu
5

1

0


thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định khơng có sự tồn tại
của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu
được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào và ngược lại.
Ví dụ: Ngun tử nào cũng có hạt mang điện tích âm, hạt mang điện tích dương.
Trong sinh vật, hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá thống nhất với nhau, nếu chỉ là một
quá trình thì sinh vật sẽ bị chết. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
là hai mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu khơng có giai cấp vô sản với tư cách là giai
cấp bán sức lao động cho giai cấp tư sản, thì cũng khơng có giai cấp tư sản tồn tại với
tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vơ sản để bóc lột giá trị thặng
dư...
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của
chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển,
khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời, tương đối, chỉ tồn tại
trong một thời gian nhất định. Đó chính là ngun nhân của trạng thái đứng im tương
đối của các sự vật hiện tượng.

Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu
tranh chuyển hố giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trọng cùng một sự
vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau mà điều
chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu
tranh chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong thế giới khách
quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có đối kháng giai cấp,
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó
diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ có thể thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng
rất nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.
1.1.3 Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức đa dạng. Tính đa dạng đó tùy
thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ
thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn
ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia thành nhiều giai đoạn. Thơng thường
khi nó mới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt người ta gọi
đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được
gọi là mâu thuẫn. Chỉ những sự khác nhau nào cùng tồn tại trong cùng một sự vật có
liên hệ hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của
6

1

0


sự phát triển thì hai mặt đối lập đó mới hình thành bước đầu của một mâu thuẫn. Khi

hai mặt đối lập của một mâu thuẫn phát triển đến xung đột gay gắt, nó biến thành độc
lập. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự
thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bởi sự thống nhất của hai mặt đối lập
mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật mới xuất hiện. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm
cho sự vật biến đổi khơng ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lênin khẳng định “sự
phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập”2.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nói lên mặt biến đổi thường xuyên của sự vật,
quy định sự tự vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan. Đấu tranh
giữa các mặt đối lập có tính quyệt đối quy định tính tuyệt đối của sự vận động, phát
triển của sự vật.
1.1.4 Quan hệ giữa sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập,
sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống
nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Cịn sự đấu
tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và sự phát triển. Do đó
sự thống nhất của các măt đối lập là tương đối, còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
là tuyệt đối.
Khi bàn về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,
Lênin chỉ ra rằng: “Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa là
chính nó – nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự
vật, sự vật tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tạm
thời. Đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Kể cả trong trạng thái ổn định, cũng như khi
chuyển hoá nhảy vọt về chất”. Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác
dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua tương đối.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển,
sự vận động tuyệt đối”.
1.1.5 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
Khơng phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn tới sự chuyển hố

giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất
định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ, phủ định lẫn
nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự
phát, còn trong xã hội chuyển hoá của các mặt đối lập diễn ra nhất thiết phải thơng qua
hoạt động có ý thức của con người.

2 V.I Lênin (1981). Bút ký triết học, Toàn tập, t.29, Sđd. Tr.379

7

1

0


Do đó, khơng nên hiểu sự chuyển hố của các mặt đối lập chỉ là sự hốn đổi vị trí
một cách đơn giản, máy móc. Thơng thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai
phương thức:
- Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở
một trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Ví dụ: Lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hố lẫn nhau để hình
thành quan hệ sản xuất mới ở trình độ cao hơn.
- Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập đều chuyển hoá lẫn nhau để tạo thành
hai mặt đối lập hoàn toàn mới. Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển hố từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới thực, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng chứa đựng trong nó những mặt những thuộc tính có khuynh hướng phát triển
ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể
tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến của thế giới. Mâu

thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh
các mặt đối lập và mâu thuẫn mới.
Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau dể tạo thành sự vật
mới hơn. Cứ như vậy các sự vật, hiên tượng trong thế giới khách quan thường xuyên
biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực phát
triển của mọi quá trình phát triển.
1.2 Các loại mâu thuẫn
1.2.1 Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của tồn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ
bản và không cơ bản:
- Mâu thuẫn cơ bản tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; nó
quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn Lan đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là mâu
thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Mâu thuẫn giữa việc có tiền
ít và muốn đi du lịch nhiều là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của
bạn Lan. Khi mâu thuẫn cơ bản này được giải quyết (ví dụ như kiếm được nhiều tiền
để đi du lịch nhiều), cuộc sống mới nhiều hạnh phúc của Lan thay thế cho cuộc sống
cũ ít hạnh phúc. Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất.
-Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự
vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối
của mâu thuẫn cơ bản.

8

1

0


Ví dụ: Phịng A và phịng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh

xuất sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B. Mâu
thuẫn giữa phòng A và phịng B trong nội bộ cơng ty X là mâu thuẫn không cơ bản.
1.2.2 Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng trong mỗi giai đoạn nhất định:
-Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật,
hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó
của q trình phát triển. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều kiện để giải quyết
các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn, còn sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện
tượng từ hình thức này sang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn
chủ yếu.
Ví dụ: Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước
Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trong về kinh, văn hoá, xã hội, giáo dục.
Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn
giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Mâu thuẫn chủ yếu trong nền kinh tế là sản xuất và tiêu thụ
Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội trước là giữa tư sản với vô sản
-Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn khơng đóng vai trị quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Mâu thuẫn thứ yếu của kinh tế có thể nói là giữa người lao động với người
sở hữu lao động, do bị sản xuất với tiêu dùng chi phối.
Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, tuỳ theo từng
hồn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song trong điều kiện
khác lại là thứ yếu và ngược lại.
Ví dụ: Mâu thuẫn chủ yếu thời nay ở nước mình có thể nói là có văn hố với
khơng có văn hố, mâu thuẫn chủ yếu giữa người với người về tính cách là giữa cái tốt
với cái xấu, sinh ra mâu thuẫn thứ yếu giữa sống có văn hố với sống khơng văn hố,
mâu thuẫn giữa ổ khố và ăn trộm, giữa Toà án với người phạm tội.
1.2.3 Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng:

-Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng... đối
lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trị quy định trực tiếp quá trình vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt động bài tiết là mâu thuẫn bên trong
mỗi con người.
9

1

0


-Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải thông
qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng. Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều
là những mâu thuẫn giữa các mặt, các bộ phận, yếu tố bên trong cấu thành sự vật hiện
tượng nên có thể gọi chúng là mâu thuẫn bên trong. Song các đối tượng cịn có những
mối liên hệ và quan hệ với các đối tượng khác thuộc về môi trường tồn tại của nó,
những mâu thuẫn loại này được gọi là các mâu thuẫn bên ngồi.
Ví dụ: Phịng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh
xuất sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B. Nếu
xét riêng đối với phòng A (hoặc phòng B), mâu thuẫn này là mâu thuẫn bên ngoài.
Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi trong quan hệ này
hoặc so với một số đối tượng này, nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác, so với
một số đối tượng khác, nó lại là bên ngồi.
Ví dụ: Ở trên ta đã đưa ra các ví dụ về phịng A, phịng B của cơng ty X. Nếu xét
trong nội bộ phịng A thì mâu thuẫn giữa phịng A và phịng B là mâu thuẫn bên ngồi.
Nhưng nếu xét trong nội bộ cơng ty X thì mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B là mâu
thuẫn bên
1.2.4 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các
giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định:
-Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng,
xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hồ được. Đó là
mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị...
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa cơng nhân với giới chủ, giữa nông dân với địa chủ, giữa
thuộc địa với chính quốc.
-Mâu thuẫn khơng đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản khơng đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục
bộ, tạm thời.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nơng thơng, giữa lao động trí óc với lao động
chân tay.
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và khơng đối kháng có ý nghĩa trong việc xác
định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải
bằng mâu thuẫn đối kháng. Giải quyết mâu thuẫn khơng đối kháng thì phải bằng
phương pháp đàm phán, hiệp thương…

10

1

0


1.3 Vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển
Nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động (theo
hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng,
bởi vì:
-Biến đổi, phát triển chính là một q trình sự vật này chuyển thành sự vật

khác, giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác của một sự vật. Mỗi sự vật đều thường
bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn: bên trong và bên ngồi, cơ bản và khơng cơ bản,
chủ yếu và thứ yếu,… giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất với nhau vừa
diễn ra quá trình đấu tranh với nhau (trong sự thống nhất có sự đấu tranh và đấu tranh
trong tính thống nhất).
-Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng
làm cho sự vật còn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi thành cái
khác.
-Nhưng giữa chúng khơng chỉ có sự thống nhất tương đối mà cịn ln diễn ra
sự đấu tranh giữa các mặt đối lập – đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Chính sự đấu
tranh đó đã dẫn tới sự chuyển hố giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hoá này trực tiếp
làm cho sự vật chuyển hoá thành cái khác (giai đoạn khác, sự vật khác). Theo ý nghĩa
ấy, phát triển được hiểu là cuộc đấu tranh của (giữa) các mặt đối lập.

Có hai loại tác động dẫn đến vận động:
-Tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng (bên ngoài)
-Tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật, hiện tượng (bên
trong).
Chỉ có sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập (bên trong) mới làm cho sự vật,
hiện tượng phát triển.
Ví dụ: -Sự cạnh tranh, đối đầu giữa các thương hiệu của cùng một loại hàng hóa sẽ
làm cho sản phẩm của họ ngày càng được cải tiến, hoàn thiện hơn.
-Trong lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (12/12/1946) Hồ Chí Minh đã viết:
“Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định
khơng chịu mất nước, khơng chịu làm nơ lệ”.3
-Q trình phát triển của các giống loài (thực vật, động vật) là q trình làm
phát sinh giống lồi mới từ giống lồi cũ nhờ kết quả tất yếu của q trình thống nhất,
đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập: đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị;
giữa các giống loài vừa nương dựa vào nhau để tồn tại, vừa đấu tranh sinh tồn khốc

3 Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).

11

1

0


liệt với nhau và dẫn đến sự loại bỏ tự nhiên đối với những nhân tố khơng phù hợp với
hồn cảnh môi trường.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong tiến trình nhận thức sự vật, việc nhận thức mâu thuẫn, trước hết chúng ta
nhận sự vật như một thực thể đồng nhất. Từ đó phân tích để phát hiện ra sự khác nhau,
sự đối lập và sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập để biết được nguồn gốc của sự
vận động và sự phát triển.
- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét tồn diện các mặt đối lập; theo dõi quá
trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập; nghiên cứu mối quan hệ tác
động qua lại, và điều kiện chuyển hóa của các mặt. Đồng thời, cũng phải xem xét các
mâu thuẫn cụ thể với vai trị, vị trí và mối quan hệ của nó. Chỉ có như thế mới có thể
hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện
để giải quyết mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh (dưới những hình thức cụ
thể rất khác nhau). Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết
khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể.
Phải có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn.
Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM
2.1 Đặc diểm thành phần kinh tế nhà nước

2.1.1 Sự xuất hiện của thành phần kinh tế nhà nước
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà
nước. Các thành phần kinh tế có sự quản lí của nhà nước. Các thành phần kinh tế hoạt
động theo pháp luật là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế bình đẳng trước
pháp luật cùng phát triển lâu dài và hợp tác , cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế quốc dân.
2.1.2 Tiến trình phát triển
2.1.2.1 Thời kì trước đổi mới
Nền kinh tế nước ta ở thời kì này cịn lạc hậu nghèo nàn, kinh tế nhà nước chua
phát triển, Khơng có những sự thay đổi về thành phần kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà
nước là thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

12

1

0


2.1.2.2 Thời kì đổi mới
Nền kinh tế nước ta đã có những sự chuyển biến về nhiều mặt và thành phần kinh
tế cũng có sự thay đổi. Tuy vậy vài trị của thành phần kinh tế này vẫn khơng ngừng
được củng cố và nâng cao. Ở thời kì này mơ hình tổng quát của nền kinh tế đã thay đổi
từ nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN.
Về mặt chế độ sở hữu và thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo vẫn là sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể nhưng vẫn có sự thay đổi là từ chỉ đồng nhất kinh tế quốc
doanh với doanh nghiệp quốc doanh đến việc tách riêng khái niệm sở hữu nhà nước và

khẳng định vai trò chủ đạo của nó trong khi các doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ
phận quan trọng trong nền kinh tế nhà nước.
Về cơ chế vận hành có sự thay đổi nhận thức về nội dung của quản lí nhà nước đối
với nền kinh tế đã từng bước được làm rõ.
Trong thời kì này đã khẳng định vai trị chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là trung tâm quyết định xu hướng vận động phát
triển đối với toàn bộ nền kinh tế torng thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đất nước
trong từng giai đoạn của thời kì quá độ cũng như đảm bảo định hướng XHCN. Quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, kinh tế nhà nước từ chỗ là khu vực kinh tế gần như
độc nhất trong nền kinh tế đã dần chuyển sang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần.
2.1.3 Quan niệm về kinh tế nhà nước và đặc điểm kinh tế nhà nước torng nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Có quan niệm cho rằng: “ Kinh tế nhà nước là thuật ngữ dùng để chỉ phần tài sản
thuộc sở hữu của nhà nước, tài nguyên khoáng sản, đất đai là tài sản quốc gia do nhà
nước đại diện toàn dân làm chủ sở hữu. Hệ thống các quỹ bao hiểm do nhà nước đảm
nhận và quỹ dự trữ quốc gia, ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, tài chính nhà
nước, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả ngành, lĩnh vực, phần vốn nhà
nước đầu tư vào các thành phần kinh tế dưới dạng công ty cổ phần “. Nhưng quan
diểm này có nhược điểm là tiếp cận vấn đề năng nề về yếu tố sở hữu mà đáng lẽ phải
tiếp cận dưới góc độ quản lí.
Vì thế kinh tế nhà nước được hiểu: Kinh tế nhà nước là một bộ phận hợp thành của
nhiều nền kinh tế quốc dân thống nhất do nhà nước trực tiếp quản lí bao gồm tài
nguyên khoáng sản , đất đai là tài sản quốc gia do nhà nước đại diện toàn dân làm chủ
sở hữu. Hệ thống các quỹ bảo hiểm do nhà nước đảm nhận và quỹ dự trữ quốc gia ,
ngân hàng nhà nước , kho bạc nhà nước , tài chính nah2 nước. Các doanh nghiệp nhà
nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước
chỉ giữ cổ phần chi phối và có cổ phần đặc biệt. Cơ sở để xem xét một thành phần kinh
tế với tư cách là QHSX torng đó quan hệ sở hữu có vai trị quyết định:” Kinh tế nhà
nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sỡ hữu công cộng( công hữu) về TLSX do

13

1

0


toàn dân sở hữu và sở hữu nhà nước”. Thần phần kinh tế nhà nước có quna hệ phân
phối chủ yếu là hình thức phân phối theo lao động.
2.1.4 Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam
Kinh tế nhà nước có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế , điều này chứng tỏ kinh tế
nhà nước phải mạnh và có khả năng chi phối nền kinh tế . Là công cụ hữu hiệu để đảm
bảo sự ổn định xã hội và ổn định kinh tế. Là lực lượng vật chất để tạo môi trường hoạt
động thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác.
Nói đến vai trị chủ đạo là nói đến tầm quan trọng của nó và tính chất quyết định
của nó đối với một chế độ xã hội nào đó. Bộ phận kinh tế chủ đạo phải chi phối và dẫn
dắt các bộ phận kinh tế khác.
*Lí do nền kinh tế nhà nước có vai trị chủ đạo
Kinh tế nhà nước được đánh giá có vai trị chủ đạo. trong nền kinh tế vì nó đại
diện cho QHSX mới. Nhìn chung những người lao động khơng có tư liệu sản xuất
riêng mà chỉ đồng thời sở hữu các tư liệu sản xuất- sở hữu tồn dân đã giao cho nhà
nước quản lí. Vì thế khu vực kinh tế nhà nước ngày càng phát triển và có vai trị quan
trọng nhất trong nền kinh tế . Khu vực này có phát triển thì mới có nguồn lực để chủ
động giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế nhà nước giữ vai trò định hướng XHCN
về QHSX trong thời kì quá độ.
Kinh tế nhà nước dựa trên LLSX ở trình độ phát triển cao hình thức tổ chức quản
lí và pháp luật của thành phần kinh tế này sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đạt
được những mục tiêu của CNXH.
*Nội dung vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước phải nắm giữ những ngành, lĩnh vực kinh tế và công nghiệp then
chốt: điện, than, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, dầu khí…, nắm giữ những doanh
nghiệp torng yếu đảm đương những hoạt động mà các thành phần kinh tế khác khơng
có điều kiện đầu tư kinh doanh. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã tạo một lực lượng
rất cần thiết cho việc tác động chi phối và hợp tác trong thực hiện các cân đối chủ yếu
của nền kinh tế ngày càng khẳng định vai trị nịng cốt dẫn dắt lơi cuốn hỗ trợ các
thành phần kinh tế khác hoạt động hướng vào mục tiêu chung do nhà nước đề ra.
Trong quá trình tồn tại và hoạt động kinh tế nhà nước phải nên gương về năng suất
chất lượng, phải liên kết với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để mở
đường dẫn dắt các thành phần định hướng sự phát triển cho các thành phần theo một
quỹ đạo chung thông qua việc cung cấp một điều kiện gắn với đầu vào hoặc đầu ra của
sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác mà kinh tế nhà nước hỗ trợ các thành phần
kinh tế này hoạt động theo mục tiêu XHCN. Kinh tế nhà nước thơng qua vai trị gương
mẫu của mình trong việc chấp hành các chính sách và luật pháp từ đó nêu một tấm
gương để hướng các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế làm theo.
14

1

0


Kinh tế nhà nước phải xây dựng đươc tiềm lực về vật chất cho nah2 nước làm chỗ
dựa về kinh tế đề thơng qua đó nhà nước thực hiện vai trị quản lí và diêu tiết vĩ mơ
đối với nền kinh tế. Kinh tế nhà nước có khả năng, điều kiện về mọi mặt để đáp ứng
tốt nhất việc thực hiện các quy hoạch kế hoạch đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội như giao thơng, điện, cơng trình cơng cộng,... phục vụ cho
sản xuất và đời sống trong suốt quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
mục tiêu XHCN.
Kinh tế nhà nước có điều kiện đi đầu trong việc tập trung nghiên cứu và phát triển

các ngành kinh tế mũi nhọn sản xuất hàng hóa mà trong nước có lợi thế, có khả năng
cạnh tranh, thị trường có nhu cầu và thu hút nhiều lao động tạo đà cho kinh tế phát
triển. Qua đó kinh tế nhà nước đã giải quyết được phần nào việc làm cho những người
dân đang thất nghiệp. Kinh tế nhà nước đi đầu trong cách mạng khoa học kĩ thuật về
nghiên cứu đào tạo và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nó khơng những nêu gương về năng suất chất lượng mà còn nêu gương về hiệu quả
của cơng tác quản lí.
Kinh tế nhà nước là tấm gương tiến bộ cho các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế đất nước thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước . Kinh tế nhà
nước phát triển sẽ tạo điều để các thành phần kinh tế khác tang trưởng theo. Kinh tế
nhà nước không ngừng đổi mới kĩ thuật công nghệ dựa trên quy mô vừa và lớn do đó
có diều kiện để kinh doanh có lãi mà vẫn chấp hành đúng việc nộp thuế vòa ngân sách
nhà nước đồng thời định hướng cho các nền kinh tế khác trên 3 phương diện: nộp đủ
thuế, đúng thời hạn , hiệu quả kinh tế cao coi trọng đổi mới thị trường cơng nghệ.
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh
tế tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển”.
2.2 Đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập vào hoạt động kinh tế Việt Nam
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân
*Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do đó nó
trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả
của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động.Sự tác động của quan hệ sản xuất
và lực lượng sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp.
Như vậy, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp về mặt
trình độ của quan hệ sản xuất đối với nó địi hỏi phá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời và
thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Quá trình đó lặp đi lặp lại tác động
cho xã hội lồi người trải qua những phương thức sản xuất từ thấp đến cao dẫn đến sự
thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội.

15

1

0


Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”, cần tập trung phát triển lực lượng
sản xuất, bao gồm trước hết là người lao động, tư liệu sản xuất (trong đó có cơng cụ
lao động, phương tiện truyền tải và đối tượng lao động). Vì lực lượng sản xuất có vai
trị chức năng sáng tạo ra của cải vật chất và là động lực của sự phát triển xã hội.
Chừng nào lực lượng sản xuất chưa phát triển thì chừng đó chưa có điều kiện để hồn
thiện quan hệ sản xuất. Bởi vì, lực lượng sản xuất là nội dung, là cái cấu thành nền
tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, trong khi quan hệ sản xuất là hình thức
phát triển của lực lượng sản xuất. Khơng thể hồn thiện hình thức, khi chưa có nội
dung nền tảng vật chất.
Ví dụ: Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu
nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta cịn thấp kém và
chưa có điều kiện phát triển. Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết khơng có
chun mơn tay nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo.Tư liệu sản xuất mà nhất là
công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này cịn thơ sơ, lạc hậu. Là một nước nơng nghiệp
thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc.Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng
miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái q vai
trị “tích cực” của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước,
mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Có những nơi nơng
dân bị bắt ép đi vào các hợp tác xã, mở rộng nơng trường quốc doanh mà khơng tính
đến lực lượng sản xuất cịn rất lạc hậu. Người lao động khơng được chú trọng về cả
trình độ và thái độn lao động, đáng ra là chủ thể của sản xuất nhưng lại trở nên thụ
động trong cơ chế quan liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất
theo hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, từ đó

người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ sản xuất lên quá cao, tách
rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sơng nhân dân đi
xuống nhanh chóng. Đến cuối năm 1985( 12/1985, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845.3%),
năng suất lao động quá thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Nhưng sau đó Nhận thức được sai lầm trong thời kỳ trước, Đại hội Đảng lần thứ
VI năm 1986 đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, chủ trương Đổi mới phương thức
quản lý kinh tế và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2008, nước ta
có 160 trường đại học, 209 trường cao đẳng và 275 trường trung cấp chuyên nghiệp,
đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo lao động cho đất nước. Máy móc và các trang
thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế. Trong nông
nghiệp là máy cày, máy bừa,…các giống cây trồng mới cũng được tìm ra và phổ biến.
Trong cơng nghiệp, kỹ thuật hạt nhân bắt đầu phát triển, đẩy mạnh sản xuất. Như vậy,
trong hoàn cảnh lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, Đảng và Nhà nước ta
chủ trương đa dạng các mối quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đx đạt hiều thành tựu
đáng kể. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 8,4 %, cao nhất khu vực
Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhiều nước rơi vào khủng hoảng thì vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam vẫn cao,cụ thể là 45 tỷ USD vốn FDI từ 2005-2010, GDP trên
người khoảng 1168 USD/người/năm.
16

1

0


*Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN
Kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện
chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu
thuẫn xã hội, giữa q trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự đấu

tranh. Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy nguồn lực con
người.Kinh tế thị trường ở nước ta đã được nhân dân hưởng ứng rộng rãi và đi vào
cuộc sống nhanh chóng, góp phần khơi dậy nhiều tiềm năng sáng tạo, làm cho nền
kinh tế sống động hơn, bộ mặt thị trường được thay đổi và sôi động hơn. Việc áp dụng
cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý tầm vĩ mô của nhà nước,
đồng thời xác nhận đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Thực
hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần phát huy tác động tích cực to lớn cũng như hạn chế,
khắc phục những tiêu cực, khiếm khuyết của kinh tế thị trường. Các hoạt động kinh
doanh phải hướng vào phục vụ xây dựng nguồn lực con người. Cần phải tiến hành các
hoạt động văn hoá, giáo dục nhằm xoá bỏ tâm lý sùng bái đồng tiền, bấp chấp đạo lý,
coi thường các giá trị nhân văn. Phải ra sức phát huy các giá trị tinh thần nhân đạo,
thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật.
2.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
*Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Tuy nhiên, trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta
cũng phải thấy rằng, cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu
thuẫn mới, sự không phù hợp mới giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm
cản trở sự phát triển của cả lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất. Mặc dù đất
nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nước có thu nhập trung bình thấp,
song thực chất vẫn là nước nghèo, kinh tế còn lạc hậu, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với thế giới và khu vực ngày càng lớn
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại chưa thể đạt được. Hiện nay các ngành cơng nghiệp cơ khí, chế tạo,
chế tác, phụ trợ... còn kém phát triển, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP. Năng suất lao
động, hiệu quả, chất lượng, sức cạnh tranh thấp, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) thấp.
Lực lượng sản xuất yếu kém sẽ tác động tới quy định trình độ, chất lượng của quan hệ
sản xuất. Vẫn còn xu hướng nặng về thay đổi chế độ sở hữu hơn là cải tiến, đổi mới
quan hệ quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,

phát triển năm 2011) và trong Hiến pháp năm 2013 đều xác định vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước. Nhưng, trong thực tế hiện nay kinh tế nhà nước chưa thực sự giữ vai
trị chủ đạo, bởi vì nhìn chung năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, chưa làm gương
để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình
17

1

0


trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm thất thốt tài
sản nhà nước, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội(có 12 dự án kinh tế bị thất thoát
lớn, gây hậu quả nghiêm trọng đang được các cơ quan pháp luật điều tra, xử lý và khắc
phục để từng bước đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh). Doanh nghiệp nhà nước
hiện chiếm gần 70% vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% vốn đầu tư nhà nước và 70%
vốn ODA,... nhưng khu vực này chỉ đóng góp 26% - 28% tăng trưởng GDP.
Khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ bé, nhiều hợp tác xã trong nơng nghiệp mang tính
hình thức, chỉ làm khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất, quỹ không chia trong
hợp tác xã rất thấp, trình độ khoa học - cơng nghệ, quy mơ và trình độ quản lý kinh tế
yếu kém.
Khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh
tế, đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho người lao động.
Song, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều bất
lợi về cạnh tranh, nguồn vốn và cả bị phân biệt đối xử trong thực tế do cơ chế, chính
sách. Tiềm năng của kinh tế tư nhân rất lớn nhưng chưa được tạo điều kiện để phát
triển mạnh và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là thành phần kinh tế quan trọng trong
đóng góp vào tăng trưởng GDP, thu hút nguồn lao động. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn

đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2 % so với năm 2018. Tuy nhiên, khu vực này
cũng có những hạn chế như: đầu tư vào các lĩnh vực có cơng nghệ cao, cơng nghệ
nguồn cịn ít, phần lớn cịn là cơng nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu, gia cơng, lắp
ráp, ít đầu tư vào khu vực nơng nghiệp, nơng thơn là lĩnh vực có lợi nhuận kém hấp
dẫn. Các doanh nghiệp FDI khai thác nguồn tài nguyên, thị trường, nhân lực rẻ tại Việt
Nam để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận của họ, thậm chí có cả hiện tượng “chuyển
giá”, hạch toán lỗ... nhằm trốn thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngồi( về cơng ty mẹ)
vẫn cịn xẩy ra.
Những hạn chế, yếu kém trên đây của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản
xuất đã làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
*Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCN
Bên cạnh những mặt tác động tích cực, kinh tế thị trường (KTTT) phát triển cũng
gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự phân hoá giàu nghèo làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn
xã hội; thất nghiệp; dễ nảy sinh những tệ nạn tham nhũng, tội phạm, bạo lực; kích
thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp
đạo lý. dễ phá vỡ sự cân đối nền sản xuất xã hội; tạo sự cạnh tranh khốc liệt, độc
quyền, buôn bán gian lận, lừa đảo, làm ô nhiễm môi trường…. Đối với những nước
mới bước vào KTTT như nước ta, sự đụng độ giữa KTTT và các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc trở thành vấn đề nan giải.
18

1

0


Tác động tiêu cực từ mặt trái của KTTT đến nay chưa có giải pháp khắc phục hữu
hiệu, trong khi có những mặt trở nên nghiêm trọng, nhất là tình trạng quan liêu, tham

nhũng, hối lộ, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán bộ có chức, có
quyền… Tình hình đó đã tạo sự tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị, nhân cách
của cán bộ, đảng viên.
2.3 Những biện pháp khắc phục hạn chế
Với những yếu kém của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản xuất đã làm cản
trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng ta cần phải nâng cao trình độ người lao
động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về
số lượng và chất lượng. Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa để hoàn thiện quan hệ sản xuất. Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật
chất cho khoa học – công nghệ, tập trung xây dựng một số phịng thí nghiệm đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, hóa dầu…. Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến
lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế
và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản
xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
Với tác động xấu như: phân hoá giàu nghèo ngày một rõ rệt, khoảng cách giàu
nghèo ngày càng xa. Ngồi ra, mục đích của các chủ thể kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận
nên có thể lạm dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường.v.v..Cần tất yếu nảy
sinh yêu cầu có sự điều tiết của nhà nước. Để thực hiện các chức năng kinh tế của
mình, nhà nước cần thực hiện tốt các nội dung và các công cụ để quản lý như: áp dụng
hệ thống luật pháp, các chính sách, các kế hoạch, các công cụ kinh tế đối ngoại…để
điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm xây dựng nền kinh tế mới hoạt động theo cơ chế của
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. KẾT LUẬN
Mâu thuẫn là khách quan, là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển nên nắm
được bản chất của sự vật cần phải phân đôi các thống nhất và nhận thức các bộ phận
đối lập của chúng. Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, trong đó khi nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải có phương pháp luận phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn

một cách cụ thể. Việc giải quyết mẫu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh các mặt đối
lập và với những điều kiện đã chín muồi.
Sự vận động và phát triển của thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi quy luật trên. Trải qua q trình lịch sử phát triển kinh tế của Việt
Nam, thành phần kinh tế nhà nước đã trải qua một quá trình cạnh tranh và hợp tác
cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế khác; tạo thành mạng
liên kết sản xuất, tận dụng kinh tế theo qui mô và tăng hiệu quả của cả nền kinh tế.
19

1

0


Trong đó cũng khơng ít những mẫu thuẫn, ý kiễn trái chiều, phản đối, chống phá từ các
thế lực thù địch. Nhưng điều đó cũng giúp cho thành phần kinh tế nhà nước ngày càng
khẳng định được vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Các thành
phần kinh tế khác cũng vậy, chúng vẫn tồn tại như một thực tế khách quan, xuất phát
từ đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam cũng như văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của xã hội, bổ sung và phối kết hợp với các trụ cột trên tạo thành một nền kinh
tế phát triển lành mạnh và đa dạng.

20

1

0


4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Hà Nội:
NXB Chính trị quốc gia.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Triết học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
3. Thời sự Công an nhân dân. (19/06/2017). Không thể phủ nhận vai trò kinh tế
nhà nước và tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân. Truy cập từ />4. Lý Hoàng Dũng. (8/9/2015). Tiểu luận những nguyên lý và chủ nghĩa Mác –
Lênin. Truy cập từ />5. TS. Lê Xuân Bá. (6/7/2011). Vị trí, vai trị và xu hướng phát triển của các thành
phần kinh tế ở Việt Nam. Truy cập từ />6. Bùi Dương Sơn. (08/05/2010). Tiểu luận "Quy luật thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập với việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay". Truy cập từ />7. Nguyễn Minh Ngân. Tiểu luận triết: 3 quy luật của phép biện chứng duy vật.
Truy cập từ />%ACN_TRI%E1%BA%BE1

21

1

0



×