Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn học LUẬT tố TỤNG dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.42 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

HÀ NỘI – 2018


Hệ đào tạo:
Tên mơn học:
Số tín chỉ:
Mơn học:

Cử nhân luật học CLC
Luật Tố tụng dân sự Việt Nam
04
Bắt buộc

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
Nguyễn Bích Thảo
Chức danh, học hàm, học vị: tiến sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: giờ hành chính các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ
6, tại Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQGHN.
Địa chỉ liên hệ: P209 nhà E1, 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại CQ: 37547511
Điện thoại di động: 0934 438 994
Email: ;


Các hướng nghiên cứu chính: Luật tố tụng dân sự; Luật dân sự; Luật sở hữu trí tuệ;
Pháp luật về hịa giải và trọng tài.
1.2. Giảng viên 2: Nguyễn Vinh Hưng
Chức danh, học hàm, học vị: tiến sỹ
Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật ĐHQGHN.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 nhà E1, 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại CQ: 37547511
Điện thoại di động: 0996 199 077
Email:
Các hướng nghiên cứu chính: Luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án dân sự
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Luật Tố tụng dân sự
Mã số mơn học: CIL2105
Số tín chỉ: 04
Mơn học: Bắt buộc
Các môn học tiên quyết: CIL2102 (Luật dân sự 1)
Các môn học kế tiếp: Luật Thi hành án dân sự; Tư pháp quốc tế.
3. Chuẩn đầu ra của môn học
3.1. Về kiến thức
• Nhớ và hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nhiệm vụ, nguồn của
luật tố tụng dân sự; khái niệm, thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật tố
tụng dân sự và địa vị pháp lí của các chủ thể trong tố tụng dân sự; các nguyên
tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
• Xác định được các loại vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án,
thẩm quyền của toà án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức khác;
2










việc phân định thẩm quyền giữa các toà án theo cấp và theo lãnh thổ.
Nắm được khái niệm chứng minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng
minh và các hoạt động chứng minh; khái niệm, thuộc tính của chứng cứ, các
loại chứng cứ trong tố tụng dân sự.
Nắm được khái niệm, bản chất, ý nghĩa và căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời và nhận diện được các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể.
Nắm được khái niệm, bản chất và ý nghĩa của án phí, lệ phí; các loại án phí, lệ
phí và nguyên tắc xác định người phải chịu án phí, lệ phí và các chi phí về tố
tụng.
Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại toà án. Phân
biệt được sự khác nhau giữa trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự với trình
tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.

3.2. Về kĩ năng
• Kĩ năng cứng:
- Áp dụng được các kiến thức đã học để xử lý các tình huống liên quan khởi
kiện, thụ lý, trình tự thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm khi giải
quyết một vụ việc dân sự cụ thể...
- Phân tích, đánh giá được nội dung các vấn đề lý luận pháp luật tố tụng dân sự
trong mối liên hệ với thực tiễn.
• Kĩ năng mềm:
Có kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm, thuyết trình,
tra cứu thơng tin, thu thập tài liệu, viết báo cáo.
3.3. Về thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của luật tố tụng dân sự với tư cách là luật hình

thức nhằm hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được quy định trong
luật nội dung; thể hiện sự hứng thú, say mê trong học tập, nghiên cứu mơn học.
- Hình thành ý thức bảo đảm công lý trong tố tụng dân sự và mong muốn một hệ
thống tố tụng và một nền tư pháp ngày càng hiệu quả, công bằng, bảo vệ tốt
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.
Mục tiêu cụ thể từng vấn đề của môn học
MT


Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

1.
Khái
niệm
và các
nguyê
n tắc
của
luật tố
tụng
dân

1A1. Nêu được các khái
niệm vụ việc dân sự, vụ án
dân sự, việc dân sự.
1A2. Nêu được khái niệm

tố tụng dân sự, luật tố tụng
dân sự.
1A3. Nêu được khái niệm
đối tượng điều chỉnh của
luật tố tụng dân sự, nhận
diện được 3 nhóm quan hệ

1B1. Phân biệt được vụ án dân sự
và việc dân sự.
1B2. Phân tích được vai trị,
nhiệm vụ và nguồn của luật tố
tụng dân sự.
1B3. Phân biệt được đối tượng
điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
với đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự, luật hôn nhân gia đình,
luật thương mại, luật lao động, luật

1C1. Nhận xét, đánh giá
được mối quan hệ giữa
luật tố tụng dân sự với
luật dân sự, luật hơn
nhân gia đình, luật
thương mại và luật lao
động.
1C2. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự

3



sự thuộc đối tượng điều chỉnh
Việt của luật tố tụng dân sự.
Nam 1A4. Nêu được khái niệm
phương pháp điều chỉnh
của luật tố tụng dân sự và
2 phương pháp điều chỉnh
của luật tố tụng dân sự.
1A5. Trình bày được khái
niệm, 3 đặc điểm và 3
thành phần của quan hệ
pháp luật tố tụng dân sự.
1A6. Trình bày được khái
niệm, ý nghĩa, nêu được
22 nguyên tắc và việc
phân loại các nguyên tắc
của luật tố tụng dân sự.

tố tụng hình sự và luật tố tụng
hành chính.
1B4. Giải thích được tại sao luật
tố tụng dân sự lại điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong tố tụng
dân sự bằng các phương pháp đó;
Xác định được phương pháp điều
chỉnh trong một quan hệ pháp
luật tố tụng dân sự cụ thể.
1B5. Phân biệt được quan hệ
pháp luật tố tụng dân sự với quan

hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao
động, tố tụng hình sự và tố tụng
hành chính;
Xác định được quan hệ pháp luật
tố tụng dân sự trong các trường
hợp cụ thể.
1B6. Phân tích được cơ sở khoa
học, nội dung từng nguyên tắc cụ
thể của luật tố tụng dân sự.

hiện hành về các
nguyên tắc và đề xuất
được ý kiến hoàn thiện
chúng.

2.
Thẩm
quyền
của
toà án
nhân
dân

2B1. Phân tích được đặc trưng
thẩm quyền dân sự của tồ án và
các cơ sở của việc xác định thẩm
quyền trong công tác xét xử của
tồ án.
2B2. Phân tích được các loại việc

thuộc thẩm quyền giải quyết của
toà án;
Xác định được thẩm quyền giải
quyết của toà án theo loại việc
trong các vụ việc cụ thể và thẩm
quyền của toà án đối với quyết
định cá biệt của cơ quan, tổ chức
khác.
2B3. Phân tích được thẩm quyền
của toà án cấp huyện và thẩm
quyền của toà án cấp tỉnh;
Xác định được thẩm quyền dân sự
của toà án các cấp trong các vụ
việc cụ thể.
2B4. Phân tích được thẩm quyền

2C1. Phân biệt được
thẩm quyền dân sự của
toà án theo loại việc với
thẩm quyền khác của
toà án và thẩm quyền
của các cơ quan, tổ
chức khác;
Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thẩm
quyền dân sự của toà án
theo loại việc và đưa ra
được ý kiến cá nhân về

việc hoàn thiện chúng.
2C2. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thẩm
quyền dân sự của toà án
các cấp và đưa ra được

2A1. Nêu được khái niệm,
ý nghĩa và cơ sở để xác
định thẩm quyền dân sự
của tồ án.
2A2. Trình bày được 5
loại việc thuộc thẩm
quyền dân sự của toà án
và thẩm quyền của toà án
đối với quyết định cá biệt
của cơ quan, tổ chức khác.
2A3. Trình bày được các
vụ việc thuộc thẩm quyền
của tồ án cấp huyện và
các loại việc thuộc thẩm
quyền của toà án cấp tỉnh.
2A4. Trình bày được việc
phân định thẩm quyền dân
sự của toà án theo lãnh thổ
và 12 trường hợp nguyên
đơn, người u cầu có
quyền lựa chọn tồ án có


4


3.

quan
tiến
hành
tố
tụng,
người
tiến
hành
tố
tụng

người
tham
gia tố
tụng
dân
sự

thẩm quyền giải quyết.
2A5. Trình bày được căn
cứ, thẩm quyền và thủ tục
chuyển vụ việc dân sự cho
toà án khác giải quyết; giải
quyết tranh chấp thẩm
quyền giữa các toà án và

việc nhập và tách vụ án
dân sự.

của toà án theo lãnh thổ và những
trường hợp nguyên đơn, người
yêu cầu được lựa chọn tồ án có
thẩm quyền giải quyết;
Xác định được thẩm quyền của
toà án theo lãnh thổ trong các vụ
việc cụ thể.
2B5. Phân tích được căn cứ, thẩm
quyền và thủ tục chuyển vụ việc
dân sự cho toà án khác giải quyết;
giải quyết tranh chấp thẩm quyền
giữa các toà án và việc nhập và
tách vụ án dân sự;
Xác định được việc chuyển vụ
việc dân sự, giải quyết tranh chấp
thẩm quyền và việc nhập và tách
vụ án dân sự trong các vụ việc cụ
thể.

ý kiến cá nhân về việc
hoàn thiện chúng.
2C3. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thẩm
quyền của toà án theo
lãnh thổ và đưa ra được

ý kiến cá nhân về việc
hoàn thiện chúng.
2C4. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về việc
chuyển vụ việc dân sự,
nhập và tách vụ án dân
sự.

3A1. Nêu được khái niệm,
vai trò cơ quan tiến hành
tố tụng dân sự và 3 cơ
quan tiến hành tố tụng dân
sự;
Nêu được nhiệm vụ,
quyền hạn của 3 cơ quan
tiến hành tố tụng dân sự.
3A2. Trình bày được khái
niệm người tiến hành tố
tụng dân sự và 8 loại
người tiến hành tố tụng
dân sự;
Nêu được nhiệm vụ và
quyền hạn của những
người tiến hành tố tụng
dân sự;
Trình bày được các quy
định của pháp luật tố tụng
dân sự về việc thay đổi

người tiến hành tố tụng
dân sự.
3A3. Trình bày được khái
niệm người tham gia tố

3B1. Phân tích được mối quan hệ
giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng;
Phân tích được các quy định của
pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan tiến hành tố
tụng.
3B2. Phân tích được các quy định
của pháp luật tố tụng dân sự về
nhiệm vụ và quyền hạn của
những người tiến hành tố tụng
dân sự;
Phân tích được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự về căn
cứ, thẩm quyền và thủ tục thay
đổi thẩm phán, hội thẩm nhân
dân, thư kí tồ án và kiểm sát
viên;
Xác định việc thay đổi người tiến
hành tố tụng trong các trường
hợp cụ thể.
3B3. Phân tích được sự khác
nhau giữa người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan tham gia tố


3C1. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về các cơ
quan tiến hành tố tụng
dân sự.
3C2. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về những
người tiến hành tố tụng
và việc thay đổi người
tiến hành tố tụng dân
sự.
3C3. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về người
tham gia tố tụng, đề
xuất được ý kiến cá
nhân về việc hoàn thiện
chúng.

5


4.
Chứn
g
minh


chứng
cứ
trong
tố
tụng
dân
sự

tụng dân sự và 7 người
tham gia tố tụng dân sự;
Trình bày được khái niệm,
nội dung năng lực pháp
luật và năng lực hành vi tố
tụng dân sự của đương sự;
Nêu được quyền và nghĩa
vụ của những người tham
gia tố tụng dân sự.

tụng độc lập với nguyên đơn và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan tham gia tố tụng không độc
lập; giữa các loại người đại diện
của đương sự; giữa người đại
diện của đương sự với người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự;
Phân tích được nội dung năng lực
pháp luật và năng lực hành vi tố
tụng dân sự của đương sự;

Phân tích được quyền và nghĩa vụ
tố tụng của những người tham gia
tố tụng dân sự;
Xác định được người tham gia tố
tụng trong các vụ việc cụ thể;
Xác định được năng lực hành vi
tố tụng dân sự của đương sự
trong các trường hợp cụ thể.

4A1. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của chứng
minh trong tố tụng dân sự.
4A2. Nêu được các chủ
thể chứng minh.
4A3. Nêu được khái niệm
đối tượng chứng minh.
4A4. Trình bày được
những tình tiết, sự kiện
khơng cần chứng minh.
4A5. Nêu được khái niệm
phương tiện chứng minh
và nêu được 8 loại phương
tiện chứng minh.
4A6. Trình bày được khái
niệm, 3 thuộc tính chứng
cứ.
4A7. Nêu được khái niệm
nguồn chứng cứ và liệt kê
được 9 loại nguồn chứng
cứ.

4A8. Trình bày được khái
niệm giao nộp, thu thập,

4B1. Phân tích được khái niệm, ý
nghĩa của chứng minh trong tố
tụng dân sự.
4B2. Phân tích được quyền,
nghĩa vụ chứng minh của các chủ
thể đối với hoạt động chứng
minh.
4B3. Phân tích được 2 căn cứ để
xác định đối tượng chứng minh.
Xác định được đối tượng chứng
minh của vụ việc dân sự cụ thể.
4B4. Phân tích được những tình
tiết, sự kiện khơng cần chứng
minh;
Xác định được những tình tiết, sự
kiện khơng cần chứng minh trong
các trường hợp cụ thể.
4B5. Phân tích được 2 đặc điểm
của phương tiện chứng minh và
các phương tiện chứng minh cụ
thể.
4B6. Phân tích được khái niệm, 3
thuộc tính của chứng cứ. Phân tích
6

4C1. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của

pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về chủ thể
chứng minh, quyền,
nghĩa vụ chứng minh.
4C2. Đề xuất được
quan điểm cá nhân đối
với các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
về đối tượng chứng
minh trong vụ việc dân
sự.
4C3. Đề xuất được
quan điểm cá nhân đối
với các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về những tình
tiết, sự kiện khơng cần
chứng minh.
4C4. Đề xuất được
quan điểm cá nhân đối
với các quy định của


5.
Biện
pháp
khẩn
cấp
tạm
thời;

cấp,
tống
đạt,
thông
báo
văn
bản tố
tụng;
thời
hạn tố
tụng,
thời
hiệu
khởi
kiện

thời
hiệu
yêu
cầu

bảo quản, bảo vệ, đánh giá được các cách phân loại chứng cứ.
và sử dụng chứng cứ.
4B7. Phân tích được 9 loại nguồn
chứng cứ.
4B8. Phân tích được việc giao nộp,
thu thập, bảo quản, bảo vệ, đánh giá
và sử dụng chứng cứ.

pháp luật tố tụng dân sự

về phương tiện chứng
minh.
4C5. Bình luận được
định nghĩa về chứng cứ
trong BLTTDS.
4C6. Phân biệt được
nguồn chứng cứ và
phương tiện chứng
minh.

5A1. Nêu được khái niệm và
ý nghĩa của BPKCTT.
5A2. Nêu được các
BPKCTT.
5A3. Nêu được thẩm
quyền, thủ tục áp dụng,
thay đổi và huỷ bỏ
BPKCTT.
5A4. Nêu được trách nhiệm
do yêu cầu hoặc quyết định áp
dụng BPKCTT không
đúng.
5A5. Nêu được thủ tục
khiếu nại và giải quyết
khiếu nại quyết định áp
dụng, thay đổi, huỷ bỏ
BPKCTT.
5A6. Nêu được khái niệm,
ý nghĩa, phương thức cấp,
tống đạt, thông báo các

văn bản tố tụng;
Liệt kê được các văn bản tố
tụng phải được cấp, tống đạt,
thông báo.
5A7. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của thời hạn tố
tụng, thời hiệu khởi kiện,
thời hiệu yêu cầu;
Liệt kê được các loại thời
hạn tố tụng, các loại vụ
việc dân sự mà pháp luật
có quy định về thời hiệu

5C1. Bình luận được
quy định của pháp luật
tố tụng dân sự hiện
hành về thẩm quyền,
thủ tục áp dụng, thay
đổi và huỷ bỏ BPKCTT.
5C2. Bình luận được
quy định của pháp luật
tố tụng dân sự hiện
hành về trách nhiệm do
yêu cầu hoặc quyết định
áp
dụng
BPKCTT
khơng đúng.
5C3. Bình luận được về
quy định của pháp luật

tố tụng dân sự hiện
hành về thủ tục khiếu
nại và giải quyết khiếu
nại quyết định áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ
BPKCTT.
5C4. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thủ tục
cấp, tống đạt, và thông
báo các văn bản tố tụng.
5C5. Đưa ra được quan
điểm cá nhân về quy
định của pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành
về thời hạn tố tụng, thời

5B1. Phân tích được khái niệm, ý
nghĩa của việc áp dụng BPKCTT.
5B2. Phân tích được điều kiện áp
dụng các BPKCTT.
5B3. Phân tích được thẩm quyền,
thủ tục áp dụng, thay đổi và huỷ
bỏ BPKCTT.
5B4. Phân tích được trách nhiệm
do yêu cầu hoặc quyết định áp
dụng BPKCTT khơng đúng.
5B5. Phân tích được thủ tục
khiếu nại và giải quyết khiếu nại

quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ
bỏ BPKCTT.
5B6. Phân tích được thẩm quyền,
thủ tục cấp, tống đạt, thơng báo
các văn bản tố tụng.
5B7. Phân tích được cách xác
định thời hạn tố tụng, thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu;
Xác định được thời hạn, thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong
các trường hợp cụ thể.

7


khởi kiện, thời hiệu yêu
cầu.

hiệu khởi kiện và thời
hiệu yêu cầu.

6.
án
phí, lệ
phí và
chi
phí tố
tụng

6A1. Nêu được khái niệm

và ý nghĩa của án phí, lệ
phí và các loại án phí, lệ
phí.
6A2. Nêu được các mức
án phí, lệ phí và tiền tạm
ứng án phí, lệ phí.
6A3. Nêu được các trường
hợp miễn, giảm án phí, lệ
phí.
6A4. Nêu được khái niệm
về chi phí tố tụng và 5 loại
chi phí tố tụng.

6B1. Phân tích được khái niệm, ý
nghĩa, cơ sở của việc thu án phí,
lệ phí.
6B2. Phân tích được nguyên tắc
xác định người phải nộp tiền tạm
ứng án phí, lệ phí và người phải
chịu án phí, lệ phí;
Xác định được người phải nộp tiền
tạm ứng án phí, lệ phí và người
phải chịu án phí, lệ phí dân sự sơ
thẩm trong các trường hợp cụ thể.
6B3. Phân tích được cơ sở miễn,
giảm án phí, lệ phí;
Xác định được việc miễn, giảm
án phí, lệ phí trong các trường
hợp cụ thể.
6B4. Phân tích được khái niệm,

cơ sở, nguyên tắc xác định, người
phải chịu chi phí tố tụng;
Xác định được người phải chịu
chi phí tố tụng trong các trường
hợp cụ thể.

6C1. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về án phí, lệ
phí toà án.
6C2. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về các loại
chi phí tố tụng.

7.
Thủ
tục
giải
quyết
vụ án
dân
sự tại
toà án
cấp sơ
thẩm

7A1. Nêu được khái niệm

và ý nghĩa của khởi kiện
vụ án dân sự.
7A2. Nêu được 3 điều
kiện khởi kiện vụ án dân
sự.
7A3. Nêu được phạm vi
khởi kiện vụ án dân sự.
7A4. Nêu được hình thức
khởi kiện và phương thức
gửi đơn khởi kiện vụ án
dân sự.
7A5. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của việc thụ lí
vụ án dân sự;
Trình bày được 4 thủ tục
khi tiến hành thụ lí vụ án
dân sự.

7B1. Phân tích được khái niệm
và ý nghĩa của khởi kiện vụ án
dân sự.
7B2. Phân tích được 3 điều kiện
khởi kiện vụ án dân sự.
7B3. Phân tích được quy định của
pháp luật tố tụng dân sự hiện hành
về phạm vi khởi kiện vụ án dân sự;
Xác định được phạm vi khởi kiện
vụ án dân sự trong các trường
hợp cụ thể.
7B4. Phân tích được yêu cầu của

đơn khởi kiện vụ án dân sự và
việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân
sự; Trường hợp đương sự không
tự làm đơn khởi kiện thì cần tiến
hành thủ tục gì để thực hiện việc
khởi kiện.
Xác định được việc khởi kiện vụ

7C1. Nhận xét, đánh giá
được các quy định pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về điều kiện khởi
kiện vụ án dân sự (Lí
giải tại sao Luật sửa
đổi, bổ sung bỏ căn cứ
thời hiệu khởi kiện hết
để trả lại đơn khởi kiện.
7C2. Nhận xét, đánh giá
được về hình thức và
nội dung của đơn khởi
kiện vụ án dân sự.
7C3. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thụ lí vụ
án dân sự.

8



7A6. Trình bày được 5
trường hợp tồ án trả lại
đơn khởi kiện.
7A7. Trình bày được khái
niệm, ý nghĩa của hồ giải
vụ án dân sự.
7A8. Nêu được 3 nguyên
tắc của hoà giải vụ án dân
sự và phạm vi hoà giải vụ
án dân sự.
7A9. Nêu được thành
phần và thủ tục hoà giải
vụ án dân sự.
7A10. Trình bày được thời
hạn chuẩn bị xét xử và các
công việc chuẩn bị xét xử
7A11. Nêu được khái
niệm, đặc điểm và căn cứ
tạm đình chỉ, đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự.
7A12. Trình bày được
khái niệm, ý nghĩa và
nguyên tắc tiến hành phiên
toà sơ thẩm vụ án dân sự.
7A13. Trình bày được
thành phần hội đồng xét
xử sơ thẩm, những người
tham gia phiên tồ và các
trường hợp hỗn phiên toà
sơ thẩm.

7A14. Nêu được 5 thủ tục
tiến hành phiên tồ sơ
thẩm.
7A15. Trình bày được
những việc tiến hành sau
phiên tồ sơ thẩm.

án dân sự trong trường hợp cụ
thể.
7B5. Phân tích được thủ tục thụ lí
vụ án dân sự.
7B6. Phân tích được các trường
hợp trả lại đơn khởi kiện và thẩm
quyền, thủ tục trả lại đơn khởi
kiện;
Phân tích được việc khiếu nại, kiến
nghị và giải quyết khiếu nại, kiến
nghị về việc trả lại đơn khởi kiện.
7B7. Phân tích được khái niệm, ý
nghĩa và cơ sở khoa học của hoà
giải vụ án dân sự.
7B8. Phân tích được 3 ngun tắc
của hồ giải vụ án dân sự;
Phân tích được các trường hợp
tồ án khơng được hồ giải và
khơng tiến hành hồ giải được;
Xác định được việc khơng được
hồ giải và khơng hồ giải được
trong các trường hợp cụ thể.
7B9. Phân tích được thành phần,

thủ tục hồ giải vụ án dân sự.
7B10. Phân tích được các quy
định của pháp luật về thời hạn
chuẩn bị xét xử và các công việc
chuẩn bị xét xử.
7B11. Phân tích được khái niệm,
đặc điểm, căn cứ, thẩm quyền,
thủ tục, hậu quả pháp lí tạm đình
chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự;
Xác định được việc tạm đình chỉ
và đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự trong các trường hợp cụ thể.
7B12. Phân tích được khái niệm, ý
nghĩa và nguyên tắc tiến hành
phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự.
7B13. Phân tích được các trường
hợp hỗn phiên tồ sơ thẩm,
thẩm quyền, thủ tục và thời hạn
hỗn phiên tồ sơ thẩm;
Phân biệt được hỗn phiên tồ và
9

7C4. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về trả lại đơn
khởi kiện.
7C5. Nêu được quan
điểm cá nhân về quy

định của pháp luật tố
tụng dân sự hiện hành
về nguyên tắc hoà giải,
phạm vi hoà giải và đề
xuất phương hướng để
cụ thể hố phạm vi hồ
giải.
7C6. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thành
phần, thủ tục hoà giải
vụ án dân sự.
7C7. Bình luận, đánh
giá được các quy định
của pháp luật tố tụng
dân sự hiện hành về tạm
đình chỉ và đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự.
7C8. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về phiên toà
sơ thẩm vụ án dân sự.
7C9. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thủ tục
tiến hành phiên toà sơ
thẩm vụ án dân sự.



tạm ngừng phiên tồ;
Xác định được các trường hợp
hỗn phiên tồ trong các trường
hợp cụ thể.
7B14. Phân tích được 5 thủ tục
tiến hành phiên tồ.
7B15. Phân tích được những việc
tiến hành sau phiên toà sơ thẩm.
8.
Thủ
tục
giải
quyết
vụ án
dân
sự tại
toà án
cấp
phúc
thẩm

8A1. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của phúc thẩm
dân sự.
8A2. Nêu được khái niệm
kháng cáo, kháng nghị,
người có quyền kháng cáo,
kháng nghị; đối tượng

kháng cáo, kháng nghị; thời
hạn kháng cáo, kháng nghị;
hình thức kháng cáo, kháng
nghị; thơng báo kháng cáo,
kháng nghị và nộp tiền tạm
ứng án phí phúc thẩm; hậu
quả của kháng cáo, kháng
nghị và việc thay đổi bổ
sung kháng cáo, kháng
nghị, rút kháng cáo, kháng
nghị.
8A3. Nêu được thành
phần hội đồng xét xử phúc
thẩm, thủ tục thụ lí vụ án
để xét xử phúc thẩm và
các công việc chuẩn bị xét
xử phúc thẩm.
8A4. Nêu được những
người tham gia phiên toà
phúc thẩm, các trường hợp
hỗn phiên tồ phúc thẩm;
phạm vi xét xử phúc thẩm
và các thủ tục tiến hành
phiên tồ phúc thẩm.
8A5. Trình bày được 4
quyền hạn của hội đồng xét
xử phúc thẩm.
8A6. Nêu được thủ tục
phúc thẩm quyết định của


8B1. Phân tích được tính chất của
phúc thẩm dân sự.
8B2. Phân biệt được giữa kháng
cáo và kháng nghị;
Xác định được người có quyền
kháng cáo; thời hạn kháng cáo,
kháng nghị; việc thay đổi bổ sung
kháng cáo, kháng nghị, rút kháng
cáo, kháng nghị trong các trường
hợp cụ thể.
Phân tích được các tiêu chí để
kháng cáo, kháng nghị hợp lệ
(chủ thể, hình thức, đối tượng,
thời hạn...).
8B3. Phân tích được các cơng
việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm
So sánh được chuẩn bị xét xử
phúc thẩm với chuẩn bị xét xử sơ
thẩm.
8B4. Phân tích được các quy định
của pháp luật về những người
tham gia phiên toà phúc thẩm,
những trường hợp hỗn phiên tồ
phúc thẩm và phạm vi xét xử
phúc thẩm;
So sánh được thủ tục tiến hành
phiên toà phúc thẩm với thủ tục
tiến hành phiên toà sơ thẩm;
Xác định được những trường hợp
hỗn phiên tồ phúc thẩm, phạm

vi xét xử phúc thẩm trong các
trường hợp cụ thể.
So sánh được giữa đình chỉ việc
giải quyết vụ án dân sự tại tồ án
cấp sơ thẩm với đình chỉ xét xử
phúc thẩm với huỷ bản án sơ
10

8C1. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về kháng cáo,
kháng nghị.
8C2. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thủ tục
tiến hành phiên toà
phúc thẩm.
8C3. Nhận xét, đánh giá
được các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về quyền hạn
của hội đồng xét xử
phúc thẩm.


tồ án cấp sơ thẩm và việc thẩm và đình chỉ việc giải quyết
gửi bản án, quyết định định vụ án.
phúc thẩm.

8B5. Phân tích được các quyền
hạn của hội đồng xét xử phúc
thẩm;
Xác định được quyền hạn của hội
đồng xét xử phúc thẩm trong các
trường hợp cụ thể.
9.
Thủ
tục
xét lại
bản
án,
quyết
định
dân
sự của
toà án
đã có
hiệu
lực
pháp
luật

9A1. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của thủ tục
giám đốc thẩm dân sự
9A2. Liệt kê được 4 chủ
thể có thẩm quyền kháng
nghị; đối tượng kháng
nghị; 3 căn cứ để kháng

nghị; hình thức kháng
nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm; thời hạn kháng nghị;
thay đổi, bổ sung, rút
kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm và hoãn thi
hành án để xem xét kháng
nghị, tạm đình chỉ thi hành
án khi kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm.
9A3. Nêu được thẩm quyền
xét xử giám đốc thẩm;
những người tham gia phiên
toà giám đốc thẩm; thời
hạn mở phiên tồ giám đốc
thẩm; các cơng việc chuẩn
bị mở phiên toà giám đốc
thẩm; phạm vi xét xử giám
đốc thẩm; thủ tục tiến hành
phiên toà giám đốc thẩm và
4 quyền hạn của hội đồng
xét xử giám đốc thẩm.
9A4. Nêu được khái niệm
và ý nghĩa của thủ tục tái
thẩm dân sự.
9A5. Liệt kê được 4 chủ thể
có thẩm quyền kháng nghị;
đối tượng kháng nghị; 3 căn
cứ để kháng nghị; hình


9B1. Phân tích được tính chất của
giám đốc thẩm dân sự và giải
thích tại sao giám đốc thẩm là thủ
tục xét xử đặc biệt.
9B2. Phân tích được căn cứ, thời
hạn kháng nghị và việc thay đổi,
bổ sung, rút kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm;
Xác định được căn cứ kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm trong
các trường hợp cụ thể.
9B3. Phân tích được thẩm quyền
xét xử giám đốc thẩm; các cơng
việc chuẩn bị mở phiên tồ giám
đốc thẩm; phạm vi xét xử giám
đốc thẩm và quyền hạn của hội
đồng xét xử giám đốc thẩm;
Xác định được thẩm quyền xét
xử giám đốc thẩm; phạm vi xét
xử giám đốc thẩm và quyền hạn
của hội đồng xét xử giám đốc
thẩm trong các trường hợp cụ
thể;
So sánh được sự khác nhau giữa
thủ tục giám đốc thẩm dân sự với
thủ tục phúc thẩm dân sự.
9B4. Phân tích được tính chất của
tái thẩm dân sự và giải thích tại
sao tái thẩm là thủ tục xét xử đặc
biệt.

9B5. Phân tích được căn cứ, thời
hạn kháng nghị và việc thay đổi,
bổ sung, rút kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm;
Xác định được căn cứ kháng nghị
11

9C1. Bình luận được
các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về kháng nghị
theo thủ tục giám đốc
thẩm dân sự.
9C2. Bình luận được
các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về thẩm quyền
giám đốc thẩm, những
người tham gia phiên
toà, phạm vi xét xử
giám đốc thẩm, thủ tục
tiến hành phiên toà và
quyền hạn của hội đồng
xét xử giám đốc thẩm.
9C3. Bình luận được
các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm
dân sự.

9C4. Bình luận được
các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về thẩm quyền tái
thẩm, những người
tham gia phiên toà,
phạm vi xét xử tái thẩm,
thủ tục tiến hành phiên
toà và quyền hạn của
hội đồng xét xử tái
thẩm.
9C5. Đánh giá và nhân


10.
Thủ
tục
giải
quyết
việc
dân
sự

thức kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm; thời hạn
kháng nghị; thay đổi, bổ
sung, rút kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm và hỗn
thi hành án để xem xét
kháng nghị, tạm đình chỉ

thi hành án khi kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm.
9A6. Nêu được thẩm
quyền xét xử tái thẩm;
những người tham gia
phiên tồ tái thẩm; thời
hạn mở phiên tồ tái thẩm;
các cơng việc chuẩn bị mở
phiên toà tái thẩm; phạm vi
xét xử tái thẩm; thủ tục tiến
hành phiên toà tái thẩm và
4 quyền hạn của hội đồng
xét xử tái thẩm.
9A7. Nêu được thủ tục đặc
biệt xem xét lại quyết định
của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao

theo thủ tục tái thẩm trong các
trường hợp cụ thể.
9B6. Phân tích được thẩm quyền
xét xử tái thẩm; các công việc
chuẩn bị mở phiên toà tái thẩm;
phạm vi xét xử tái thẩm và quyền
hạn của hội đồng xét xử tái thẩm;
Xác định được thẩm quyền xét
xử tái thẩm; phạm vi xét xử tái
thẩm và quyền hạn của hội đồng
xét xử tái thẩm trong các trường
hợp cụ thể;

So sánh được sự khác nhau giữa
thủ tục tái thẩm dân sự với thủ
tục giám đốc thẩm dân sự.
9B7. Phân tích để làm rõ cơ sở
của việc xem xét lại quyết định
của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao

xét được nhưng ưu
điểm va hạn chế của
việc bổ sung thủ tục
xem xét lại quyết định
của Hội đồng thẩm
phán Tồ án nhân dân
tối cao.

10A1. Trình bày được
ngun tắc giải quyết việc
dân sự; thành phần giải
quyết việc dân sự, những
người tham gia phiên họp
giải quyết việc dân sự.
10A2. Trình bày được thủ
tục giải quyết việc dân sự
tại toà án cấp sơ thẩm.
10A3. Trình bày được thủ
tục phúc thẩm quyết định
giải quyết việc dân sự.

10B1. So sánh được nguyên tắc

giải quyết việc dân sự với nguyên
tắc giải quyết vụ án dân sự; thành
phần giải quyết việc dân sự với
thành phần giải quyết vụ án dân
sự.
10B2. Phân tích được thủ tục giải
quyết việc dân sự trong một số
trường hợp cụ thể.

10C1. Bình luận được
các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự hiện
hành về thủ tục giải
quyết việc dân sự.

Chú thích:
Bậc 1: Nhớ (A)
Bậc 2: Hiểu, vận dụng (B)
Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá (C)
Số La mã (I,II,III,IV,V...) : Nội dung
Số ả rập (1,2,3,4,5...): Thứ tự mục tiêu
12


Tổng hợp mục tiêu nhận thức
Mục tiêu
Vấn đề

Bậc 1


Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1

6

6

2

14

Vấn đề 2

5

5

4

14

Vấn đề 3

3


3

3

9

Vấn đề 4

8

8

6

22

Vấn đề 5

7

7

5

19

Vấn đề 6

4


4

2

10

Vấn đề 7

15

15

9

39

Vấn đề 8

6

5

3

14

Vấn đề 9

7


7

5

16

Vấn đề 10

3

2

1

6

62

40

166

Tổng cộng
64
4. Tóm tắt nội dung mơn học

Luật tố tụng dân sự là mơn học cơ bản của chương trình đào tạo cử nhân luật, cung
cấp cho người học những kiến thức pháp lí về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân
sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức tại tồ án.
Đối tượng nghiên cứu của mơn học là những vấn đề lí luận về luật tố tụng dân sự,

nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện chúng tại
các cơ quan tư pháp, bao gồm: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng
dân sự; thẩm quyền dân sự của toà án nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền, nghĩa vụ của người tham gia
tố tụng; chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự; biện pháp khẩn cấp tạm thời;
cấp, tống đạt và thơng báo các văn bản tố tụng; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc
dân sự tại toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của tồ án...
Môn học Luật Tố tụng dân sự là môn học bắt buộc tại các cơ sở đào tạo luật của mọi
quốc gia trên thế giới. Tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, môn Luật tố tụng dân
sự dành cho mã ngành luật học (cử nhân chất lượng cao) được kết cấu gồm 4 tín chỉ.
5. Nội dung chi tiết môn học ( Tên các chương, mục, tiểu mục)
Chương
I

Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
Việt Nam

I.

Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng
dân sự Việt Nam
13


1
2

Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam


3

Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nhiệm vụ và nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Khái niệm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt
Nam
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

II.
1
2
III
1
2
IV.
1

Chương
II
I.

Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm

quyền dân sự của tòa án

1 Khái niệm thẩm quyền dân sự của tòa án
2 Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án
II
Thẩm quyền dân sự của toà án theo loại việc
1
Cơ sở của việc xác định những loại việc thuộc thẩm quyền
dân sự của tòa án
2
Những loại việc thuộc thẩm quyền dân sự của tịa án
III.
Việc phân định thẩm quyền giữa các tồ án
1
Việc phân định thẩm quyền của toà án các cấp
Việc phân định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ
IV
Chuyển vụ việc dân sự cho toà án khác; giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền; tách và nhập vụ án dân sự
1 Chuyển vụ việc dân sự cho toà án khác
2 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền;
3 Tách và nhập vụ án dân sự
Chương Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người
III
tham gia tố tụng dân sự
I.
1
2
3
II.

1
2
3
III.
1
2

Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
Người tiến hành tố tụng dân sự
Khái niệm người tiến hành tố tụng dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng dân sự
Việc thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự
Người tham gia tố tụng dân sự
Khái niệm người tham gia tố tụng dân sự
Đương sự trong vụ việc dân sự
14


3
4
5
6
7
Chương
IV
I.
1
2

3
4
5
6
II
1
2
3
Chương
V
I.
1
2
3
4
5
6
7

8
II.
1
2
3
III
1
2
3
Chương VI


Người đại diện của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người làm chứng trong tố tụng dân sự
Người giám định trong tố tụng dân sự
Người phiên dịch trong tố tụng dân sự
Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chứng minh trong tố tụng dân sự
Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự
Chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân
sự
Đối tượng chứng minh của vụ việc dân sự
Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh
Phương tiện chứng minh trong vụ việc dân sự
Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Chứng cứ trong tố tụng dân sự
Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ
Phân loại chứng cứ
Nguồn chứng cứ
Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, tống đạt, thông báo các
văn bản tố tụng; thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện và thời
hiệu yêu cầu
Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Thẩm quyền, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời
Hiệu lực của quyết định á dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời

Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc
không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời và trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng
Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng
Khái niệm, ý nghĩa của việc cấp, tống đạt, thông báo các văn
bản tố tụng
Các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo
Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng;
Thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
Thời hạn tố tụng dân sự
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
15


I
1
2

Án phí và lệ phí
Án phí dấn sự
Lệ phí dân sự
Chi phí tố tụng

1
2
3

4
5

Chi phí giám định
Chi phí định giá
Chi phí người làm chứng
Chi phí phiên dịch
Chi phí luật sự

II

Chương VII

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại toà án cấp sơ thẩm

I
1
2
3
4
II
1
2
III
1
2
3
4
IV
1

2
3
Chương
VIII

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại toà án cấp phúc thẩm

I
1
2
II
1
2
3
4
5
6
7
8
III

Khởi kiện vụ án dân sự
Khái niệm và ý nghĩa của khởi kiện vụ án dân sự
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Phạm vi khởi kiện vụ án dấn sự
Hình thức khởi kiện và việc gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự
Thụ lí vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Thụ lý vụ án dân sự
Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, hịa giải, tạm đình chỉ, đình chỉ

giải quyết vụ án dân sự
Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự
Hịa giải vụ án dân sự
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Khái niệm, ý nghĩa của phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Những quy định chung về phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Những thủ tục sau phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự

Khái niệm và ý nghĩa phúc thẩm dân sự
Khái niệm phúc thẩm dân sự
Ý nghĩa của phúc thẩm dân sự
Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Khái niệm kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Hình thức kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Thay đổi, bổ sung và rút kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm
Gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
16


1

2
3
4
5
6
7
IV
1
2
Chương
IX

Thụ lý phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Những người tham gia phiên tịa phúc thẩm
Hỗn phiên tịa phúc thẩm
Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và
việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm
Thủ tục phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
Việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm
Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của
toà án đã có hiệu lực pháp luật

I
1
2
3

II
1
2
3
Chương X
I
1
2
3
II
1
2
3
4
III
1
2

Thủ tục giám đốc thẩm dân sự
Khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Xét xử giám đốc thẩm
Thủ tục tái thẩm dân sự
Khái niệm và ý nghĩa của tái thẩm dân sự
Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Xét xử tái thẩm
Thủ tục giải quyết việc dân sự
Những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự
Nguyên tắc giải quyết việc dân sự
Thành phần giải quyết việc dân sự

Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
Thủ tục giải quyết việc dân sự tại toà án cấp sơ thẩm
Yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thụ lý yêu cầu giải quyết việc dân sự
Chuẩn bị giải quyết việc dân sự
Phiên họp giải quyết việc dân sự
Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị
Việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị

6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
* Giáo trình
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,
Chủ biên: ThS. GVC. Bùi Thị Thanh Hằng, Hà Nội - 2014.
* Nghị quyết của Đảng liên quan đến lĩnh vực tố tụng dân sự
1. Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây
dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2010
17


2. Kết luận số 01-KL/TW ngày 4/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW
3. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020
4. Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013.

2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Bộ luật dân sự năm 2015.
4. Bộ luật lao động năm 2012.
5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
6. Luật đất đai năm 2013.
7. Luật phá sản năm 2014.
8. Luật doanh nghiệp năm 2015.
9. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
10. Luật thương mại năm 2005.
11. Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014.
12. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
13. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
14. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.
15. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.
16. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.
17. Luật trọng tài thương mại năm 2010.
18. Pháp lệnh án phí, lệ phí tồ án năm 2009.
19. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 hướng dẫn
thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của
BLTTDS.
20. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn
thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của
BLTTDS.
21. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng
dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”.
22. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn
thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp
sơ thẩm”.
23. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 hướng dẫn
thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp

phúc thẩm”.
24. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 hướng dẫn
áp dụng một số quy định về án phí, lệ phí Tịa án.
25. Thơng tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/08/2012
hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng dân sự.
18


26. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày
28/10/2015 về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ
27. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày
5/5/2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố
tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện
lại vụ án
28. Các án lệ về dân sự đã được công bố trên trang web của TANDTC: toaan.gov.vn
6.2. Học liệu tham khảo lựa chọn
* Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2011.
2. Học viện tư pháp, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
* Sách
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Câu hỏi và bài tập về luật tố tụng dân sự, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2003.
2. Phan Hữu Thư, Tiến tới xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam của thời kì đổi
mới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004.
* Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
2. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, (bản tiếng Việt),
Về pháp luật tố tụng dân sự, Kỉ yếu Dự án VIE/95/017 - Tăng cường năng lực xét

xử tại Việt Nam, Hà Nội, tháng 5/2000.
3. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hồ Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1998.
* Bài tạp chí
• Về vấn đề 1
1. Bùi Thị Huyền, Bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Tạp chí Luật học số 4(190), 2016, tr. 50-60.

2. Nguyễn Cơng Bình, “Ngun tắc bảo đảm việc xét xử theo hai cấp trong tố tụng
dân sự”, Tạp chí luật học, số 3/1999, tr. 57 - 59.
3. Nguyễn Công Bình, “Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí luật học, số 1/2002, tr. 3 - 8.
4. Nguyễn Cơng Bình, “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự”, Tạp chí luật học, số
3/2003, tr. 3 - 9.
5. Nguyễn Ngọc Khánh, “Phạm vi điều chỉnh của BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số
2/2005, tr. 20 - 24.
6. Nguyễn Ngọc Khánh, “Những nguyên tắc tố tụng đặc trưng trong BLTTDS”, Tạp
chí kiểm sát, số 1/2005, tr. 19 - 23.
7. Nguyễn Ngọc Khánh, “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong BLTTDS”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2005, tr. 64 - 66.
8. Đinh Trung Tụng, “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp
chí TAND, Đặc san chuyên đề về BLTTDS, số 8/2004, tr. 18 - 26.
• Về vấn đề 2

1. Nguyễn Thị Vân Anh, “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cơng ti của tồ án”, Tạp
19


chí TAND, số 4/2007, tr. 31 - 34.
2. Phạm Cơng Bảy, “áp dụng một số quy định của BLTTDS trong giải quyết các vụ án

lao động”, Tạp chí TAND, số 14/2005, tr. 18 - 25.
3. Viên Thế Giang, “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của
BLTTDS”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 12/2005, tr. 49 - 51.
4. Phan Chí Hiếu, “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo BLTTDS
và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số
6/2005, tr. 43.
5. Trần Quang Huy, “Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tồ án”, Tạp
chí TAND, số 17/2004, tr. 11 - 14.
6. Trần Đình Khánh, “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương
mại và lao động theo BLTTDS năm 2004”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005, tr. 26 - 29.
7. Đoàn Đức Lương, “Một số ý kiến về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự,
kinh tế”, Tạp chí kiểm sát, số 3/2006, tr. 39 - 41.
8. Tưởng Duy Lượng, “Một số vấn đề trong giải quyết các tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, Tạp chí TAND, số 12/2004, tr. 2 - 7.
9. Tưởng Duy Lượng, “Một vài suy nghĩ về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất”, Tạp chí TAND, số 3/2007, tr. 20 - 29.
10. Tưởng Duy Lượng, “Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện trong việc giải
quyết các vụ việc dân sự”, Tạp chí TAND, số 15/2007, tr. 19 - 35; số 16/2007, tr. 23
- 30.
11. Trần Văn Trung, “Một số vấn đề đặt ra khi thực hiện thẩm quyền mới của toà án
cấp huyện theo quy định của BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số 14/2006, tr. 30 - 32.
12. Trần Văn Tuân, “Phân biệt thẩm quyền của toà án nhân dân và uỷ ban nhân dân
trong việc giải quyết việc xin xác nhận cha mẹ”, Tạp chí TAND, số 22/2004, tr. 24 26.
13. Điêu Ngọc Tuấn, “Giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại toà án nhân dân theo
thủ tục tố tụng dân sự”, Tạp chí TAND, số 14/2005, tr. 4 -10.
14. Trần Anh Tuấn, “Nhập, tách vụ án dân sự - một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tạp
chí TAND, số 3/2005, tr. 14 - 16.
15. Trần Anh Tuấn, “Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp về
quyền sử dụng đất”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7 (144) tháng 4/2009, tr. 52 56.
16. Nguyễn Quang Tuyến, “Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toà án”,

Tạp chí TAND, số 14/2004, tr. 11-12.
17. Vũ Thị Hồng Vân, “Về mở rộng thẩm quyền của toà án cấp huyện trong việc giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số
1/2006, tr. 37 - 39.
• Về vấn đề 3

1. Bùi Thị Huyền, Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Luật học số 7/2017, tr. 40-47.
2. Trần Phương Thảo, Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về cơ quan tiến
hành tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học số 8/2017, tr.
77-88.
3. Nguyễn Việt Cường, “Người tham gia tố tụng”, Tạp chí TAND, số 8/2005, tr. 14 20


20.
4. Nguyễn Cơng Bình, “Những quy định mới của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong BLTTDS”, Tạp chí luật học, số
6/2004, tr. 20 - 27.
5. Nguyễn Triều Dương, “Về đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc
san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 26 - 31.
6. Nguyễn Minh Hằng, “Đại diện theo uỷ quyền, từ pháp luật nội dung đến tố tụng
dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 5/2005, tr. 5 - 60.
7. Bùi Thị Huyền, “Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng”, Tạp chí luật học,
Đặc san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 38 - 42.
8. Tưởng Duy Lượng, “Bố mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện
xin li hôn hay khơng?”, Tạp chí TAND, số 6/2006, tr. 22.
9. Lê Văn Luật, “Vấn đề người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và
nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí của họ trong vụ án li hơn”, Tạp chí TAND, số
13/2006, tr. 30.
10. Nguyễn Thái Phúc, “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong BLTTDS”, Tạp

chí nhà nước và pháp luật, số 10/2005, tr. 41 - 48.
11. Phan Vũ Ngọc Quang, “Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí kiểm sát, số 4/2005, tr. 14 - 16.
12. Trần Anh Tuấn, “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng”, Tạp
chí TAND, số 23 (tháng 12/2008), tr. 12 - 20.
13. Hoàng Thu Yến, “Người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2006, tr. 46 - 49.
• Về vấn đề 4
1.
Trần Phương Thảo, Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
về những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh, Tạp chí Luật học số 11/2016,
tr. 68-73.
2.
Ban biên tập Tạp chí TAND, “áp dụng khoản 2 Điều 92 BLTTDS”,
Tạp chí TAND, số 13/2006, tr. 33 - 34.
3.
Nguyễn Cơng Bình, “Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 2/2004, tr. 35 – 42.
4.
Nguyễn Cơng Bình, “Chế định chứng minh và chứng cứ trong
BLTTDS”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 2/2004, tr. 4 - 11.
5.
Nguyễn Cơng Bình, “Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân
sự”, Tạp chí luật học, Đặc san về BLTTDS, 2005, tr. 4 - 11.
6.
Nguyễn Minh Hằng, “Tập quán nguồn luật hay nguồn chứng cứ”,
Tạp chí TAND, số 9/2004, tr. 20 - 22.
7.
Bùi Thị Huyền, “Thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự”, Tạp
chí luật học, số 1/2002, tr. 36 - 39.

8.
Tưởng Duy Lượng, “Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng
minh được quy định trong BLTTDS”, Tạp chí TAND, Số 20/2004, tr. 2 - 7 và số
21/2004, tr. 9- 13.
9.
Dương Quốc Thành, “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự”, Tạp chí TAND, số 1/2004, tr. 21- 28.
10.
Hồng Ngọc Thỉnh, “Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí luật học, Đặc san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 65 - 69.
• Về vấn đề 5 & 6
1. Bùi Thị Huyền, Bàn về một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố
21


tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, 2017, số 2(16), tr. 28-35, 68.
2. Trần Phương Thảo, Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Tạp chí Luật học, số 2/2017, tr. 47-55.

3. Trần Phương Thảo, “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời”, Tạp chí luật học, Đặc
san về BLTTDS, 2005, tr. 78 - 85.
4. Trần Phương Thảo, “Bảo vệ quyền và lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học, số 1/2009,
tr. 26 - 34.
5. Trần Anh Tuấn, “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS Việt Nam”,
Tạp chí luật học, Đặc san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 86 - 92.
6. Trần Anh Tuấn, “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS và thực tiễn áp
dụng”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 12(165) năm 2005, tr 15 - 20.
7. Trần Anh Tuấn, “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự Việt
Nam”, Tạp chí luật học, Chuyên đề sử dụng luật so sánh trong hoạt động lập pháp,

số 4/2007, tr. 49 - 57.
• Về vấn đề 7
1. Bùi Thị Huyền, Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 12/2017, tr. 31-36.
2. Bùi Thị Huyền, Điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về hòa giải vụ án
dân sự và những nội dung cần hướng dẫn, Tạp chí Tịa án nhân dân số 8/2016, tr.
17-23.
3. Bùi Thị Huyền, Quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 và những nội dung cần làm rõ, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2016,
tr. 26-31.
4. Bùi Thị Huyền, Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật số 5/2016, tr. 37-42.
5. Bùi Thị Huyền, Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 10/2016, tr. 47-52.
6. Bùi Thị Huyền, Thời hạn sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, Tạp chí Luật học số 3/2016, tr. 31-37.
7. Ban biên tập Tạp chí TAND, “Thay đổi đơn yêu cầu không công nhận vợ chồng
được thụ li giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự”, Tạp chí TAND, số 10/2005, kì I,
tr. 27 - 29.
8. Ban biên tập Tạp chí TAND, “Cần áp dụng khoản 2 Điều 192 BLTTDS để quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án”, Tạp chí TAND, số 4/2006, tr. 14.
9. Nguyễn Triều Dương, “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc
san về BLTTDS, 2005, tr. 27 - 33.
10. Nguyễn Huy Du, “Nâng cao chất lượng viết bản án dân sự”, Tạp chí TAND, số
4/2004, tr. 29 - 31.
11. Đỗ Đức Anh Dũng, “Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thoả thuận của các
đương sự theo quy định tại Điều 220 BLTTDS”, Tạp chí TAND, số 16/2006, tr. 8.
12. Lưu Tiến Dũng, “Công bố phán quyết của toà án, cảm nghĩ của một luật sư”, Tạp

chí TAND, số 1/2005, kì II, tr. 18 - 20.
13. Nguyễn Ngọc Dũng, “Xung quanh vấn đề nhận, trả lại đơn khởi kiện và giải quyết
khiếu nại đối với vụ việc dân sự”, Tạp chí TAND, số 9/2006, tr. 36.
14. Nguyễn Viết Giang, “Về thay đổi địa vị tố tụng của đương sự tại phiên tồ”, Tạp
chí TAND, số 3/2006, tr. 22 và các bài viết trao đổi của Chi đoàn TAND Thành phố
22


Quy Nhơn, tác giả Lê Văn Luật đăng trên Tạp chí TAND số 9/2006, tr. 33; số
10/2006, tr. 31.
15. Nguyễn Minh Hằng, “Bàn về thủ tục ra một số quyết định của toà án tại phiên toà dân
sự sơ thẩm”, Tạp chí TAND, số 22/2006, tr. 26.
16. Nguyễn Thị Thanh Hương, “Việc áp dụng các quy định về hoà giải trong tố tụng
dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 5/2006, tr. 40 - 43.
17. Nguyễn Thị Thu Hà, “Một số vấn đề về phiên tồ sơ thẩm”, Tạp chí luật học, Đặc
san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 32 - 37.
18. Bùi Thị Huyền, “Hỗn, tạm ngừng phiên tồ sơ thẩm dân sự”, Tạp chí luật học, số
6/2007, tr. 33 - 40.
19. Bùi Thị Huyền, “Phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc san về
BLTTDS, 2005, tr. 49 - 55.
20. Bùi Thị Huyền, “Sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà sơ thẩm”, Tạp chí
luật học, số 8/2007, tr. 23 - 29 và tr. 59.
21. Đoàn Đức Lương, “Một số ý kiến về cơ chế và các biện pháp đảm bảo thi hành các
quy định của BLTTDS về giải quyết sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại”, Tạp
chí TAND, số 3/2005, kì I, tr. 38 - 40.
22. Nguyễn Đức Lương, “Cần quy định thời hạn tạm đình chỉ vụ án dân sự theo đề nghị
của nguyên đơn”, Tạp chí kiểm sát, số 5/2006, tr. 39.
23. Lê Song Lê, “Về nội dung văn bản trình bày ý kiến của VKSND tại phiên tồ khi
áp dụng quy định của BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số 12/2004, tr. 50 - 51.
24. Lê Thị Bích Lan, “Vấn đề khởi kiện và thụ lýýí vụ án dân sự”, Tạp chí luật học,

Đặc san về BLTTDS, 2005, tr. 56 - 69.
25. Trần Quy Nhân, “Bà Trần Thị Sáng có được quyền khởi kiện chia di sản thừa kế
khơng?”, Tạp chí TAND, số 6/2005, kì II, tr. 11- 12 và các bài viết trao đổi của các
tác giả Đỗ Thanh Huyền, Nguyễn Văn Luật và Ban biên tập Tạp chí TAND đăng
trên Tạp chí TAND số 7/2005, kì I, tr. 30 - 31; số 8/2005, kì II, tr. 31 - 33 và số
2/2006, tr. 32.
26. Hà Tuấn Phương, “Bàn về việc áp dụng điểm c, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 192
BLTTDS”, Tạp chí TAND, số 10/2005, kì II, tr. 28.
27. Huỳnh Sáng, “Về việc thực hiện thủ tục xét hỏi kết hợp với tranh tụng tại phiên
toà”, Tạp chí TAND, số 2/2004, tr. 4 - 5.
28. Đỗ Gia Thư, “Thực trạng đội ngũ thẩm phán ở nước ta, những nguyên nhân và
những bài học kinh nghiệm từ q trình xây dựng”, Tạp chí TAND, số 4/2004, tr. 5
- 11.
29. Từ Văn Thiết, “Người mù khơng có người đại diện có quyền khởi kiện dân sự?”,
Tạp chí TAND, số 18/2006, tr. 22.
30. Trịnh Đình Thể, “Kết quả bước đầu về cải cách tư pháp của một phiên toà sơ thẩm
dân sự, dưới góc nhìn của một luật sư biện hộ”, Tạp chí TAND, số 11/2004, tr. 18 20.
31. Nguyễn Văn Thuỷ, “Người mù khơng có người đại diện vẫn được quyền khởi
kiện”, Tạp chí TAND, số 22/2006, tr. 30.
32. Trần Văn Trung, “Kiểm sát viên tham gia phiên tồ dân sự theo quy định của
BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005, tr. 32 - 34.
33. Trần Anh Tuấn, “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
số 7 (tháng 7 năm 2005), tr. 51 - 55.
34. Trần Anh Tuấn, “Thủ tục xét xử nhanh trong BLTTDS Pháp và Dự thảo BLTTDS
Việt Nam”, Tạp chí TAND, số 4/2004, tr. 24 - 28.
23


• Về vấn đề 8


1. Ban biên tập Tạp chí TAND, “Không cần thiết kháng nghị quyết định phúc thẩm
dân sự”, Tạp chí TAND, số 1/2005 kì I.
2. Đào Hữu Đang, “Nâng cao trách nhiệm của viện kiểm sát trong thực hiện quyền
kháng nghị phúc thẩm theo quy định của BLTTDS”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005,
tr. 30 - 31.
3. Nguyễn Thị Thu Hà, “Chế định phúc thẩm vụ án dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc
san về BLTTDS, 2005, tr. 34 - 48.
4. Nguyễn Đình Huề, “Tồ án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án như thế nào khi toà cấp
sơ thẩm triệu tập sai tư cách người tham gia tố tụng”, Tạp chí TAND, số 5/2005 kì
II, tr. 17- 19.
5. Trần Phương Thảo, “Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự”, Tạp
chí luật học, Đặc san góp ý Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 59 - 64.
6. Vương Thanh Thúy, “Một số vấn đề về thủ tục phúc thẩm dân sự”, Tạp chí luật
học, Đặc san góp ý dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 70 - 74.
• Về vấn đề 9
1. Nguyễn Bình, “Chế định giám đốc thẩm dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc san góp ý
Dự thảo BLTTDS, 2004, tr. 12;
2. Trần Anh Tuấn, “Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn thi hành”, Tạp chí luật học, Đặc san về BLTTDS, 2005, tr. 94 - 100.
• Về vấn đề 10
1. Bùi Thị Huyền, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong thủ tục
2.
3.
4.
5.

giải quyết việc dân sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2017, tr. 3-8.
Bùi Thị Huyền, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự trong thủ tục
yêu cầu và thụ lý việc dân sự, Tạp chí Nghề luật, số 2/2017, tr. 28-31, 38.
Nguyễn Thị Thu Hà, Bình luận những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự

trong Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Nghề luật số 3/2017, tr. 14-19.
Nguyễn Thị Thu Hà, Bình luận những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự
trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tạp chí Tịa án nhân dân số 8/2017, tr. 20-28.
Nguyễn Thị Thu Hà, Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn trong Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 04/2017, số 07(335), tr. 48-55.

6. Lê Thu Hà, “Những điểm mới trong thuận tình li hơn”, Tạp chí TAND, số 15/2005,
tr. 18.
7. Lê Thu Hà, “Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS”, Tạp chí
TAND, số 12/2006, tr. 13.
8. Bùi Thị Huyền, Những khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải
quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
6/2005, tr. 18.
9. Nguyễn Phương Lan, “Cần hoàn thiện những vấn đề về việc chấm dứt nuôi con
nuôi và huỷ việc ni con ni”, Tạp chí TAND, số 24/2005, tr. 2.
10. Tưởng Duy Lượng, “Một số quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự”,
Tạp chí TAND, số 6/2005, tr. 2.
11. Tưởng Duy Lượng, “Những vấn đề cơ bản về thủ tục giải quyết một số việc dân sự
cụ thể”, Tạp chí TAND, số 11/2005, tr. 5.
12. Vương Hồng Quảng, “Từ thực tiễn giải quyết việc yêu cầu chấm dứt việc nuôi con
nuôi, xét thấy cần phải quy định bổ sung căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi”, Tạp
chí TAND, số 12/2006, tr. 5.
24


13. Trần Anh Tuấn, “Vấn đề nhập tách các yêu cầu trong vụ việc dân sự và cơ chế
chuyển hoá giữa việc dân sự, vụ án dân sự”, Tạp chí TAND, số 18 (tháng 9/2006),
tr. 10 - 15.
14. Nguyễn Trung Tín, “Các điều kiện khơng cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam
quyết định của trọng tài nước ngoài trong BLTTDS”, Tạp chí TAND, số 15/2005.

* Website
1.
2.
3.
4.
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Hình thức tổ chức dạy học mơn học
Thuyết trình
Thực hành, thí

Bài tập Thảo
nghiệm,
điền
Nội dung
thuyết
luận
dã, thực tập
Nội dung 1 4
0
1
0
Nội dung 2 4
1
1
0
Nội dung 3 4
1
1
0

Nội dung 4 4
1
1
0
Nội dung 5 2
0
1
0
Nội dung 6 2
0
0
Nội dung 7 8
1
1
Nội dung 8 4
0
1
Nội dung 9 4
0
1
Nội dung 10 4
0
0
Tổng
40
4
8
0

Tổng

Tự

học,

tự

nghiên cứu
1
1
1
1
1
0
1
1
1
0
8

60

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể (có điều chỉnh trong quá trình học)
Mơn học gồm có 04 tín chỉ (60 giờ tín chỉ, trong đó có 40 giờ tín chỉ lý thuyết, 08 giờ
tín chỉ thảo luận, 043 giờ tín chỉ bài tập và 08 giờ tín chỉ tự học có hướng dẫn), được
tổ chức dạy trong 15 tuần, mỗi tuần 04 giờ tín chỉ.
Chú ý: Việc tự học thường xuyên theo yêu cầu của Giáo viên – giờ chuẩn bị bài
trước - khơng được tính vào 08 giờ tín chỉ tự học này.
1. Tuần 1 : Phân nhóm, giới thiệu chung về môn học (4 giờ TC)
2. Tuần 2 : Nội dung 1 : Khái niệm và các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt
Nam (4 giờ TC)

3. Tuần 3 : Sinh viên tự học có hướng dẫn (4 giờ TC)
4. Tuần 4 : Nội dung 2 : Thẩm quyền của Tòa án nhân dân (4 giờ TC)
5. Tuần 5 : Nội dung 3 : Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng dân sự (4 giờ TC)
6. Tuần 6 : Nội dung 4 : Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự (4 giờ TC)
25


×