Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập Cơ sở dữ liệu (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.39 KB, 69 trang )

Câu hỏi ơn tập chương 1
1. Giải thích khái niệm dữ liệu (data)
Answer: Dữ liệu là dữ kiện có thể lưu trữ được và mang một ý nghĩa ngầm định
nào đó.
2. Giải thích khái niệm thơng tin (information)
Answer: Thơng tin là tập các dữ liệu được tổ chức hay xử lý dữ liệu để mang nó lại
một ý nghĩa nào đó trong một ngữ cảnh cụ thể.
3. Định nghĩa về cơ sở dữ liệu (CSDL)
Answer: Csdl là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau trong cùng một lĩnh
vực cụ thể.
4. Định nghĩa về Hệ quản trị CSDL (DBMS)
Answer: Hệ quản trị csdl là một gói hay hệ thống phần mềm giúp cho việc tạo,
quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu trên máy tính một cách thuận lợi
5. Liệt kê tên một vài hệ quản trị CSDL
Answer: Data Base Two (DB2), SQL – Sever, Oracle, Pradox, Informix, Redis, …
6. Các thành phần của một hệ CSDL
Answer: Gồm có Cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị csdl, con người, chương trình ứng
dụng.
7. Siêu dữ liệu là gì
Answer: Siêu dữ liệu là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu, thông tin được lưu trữ trong
catalog được gọi là siêu dữ liệu.
8. Trình bày các loại đối tượng sử dụng CSDL
Answer: Người quản trị csdl, người thiết kế csdl, người dùng cuối, phân tích viên
hệ thống và lập trình viên ứng dụng.


9. Nêu nhiệm vụ của DBA, Database designer, System Analyst, Application
Programmer
Answer: - DB Administrator: + cấp quyền khai thác dữ liệu, phối hợp với người
dùng xem xét việc sử dụng csdl và thu hồi tài nguyên, chịu trách nhiệm về các lỗ
hỏng bảo mật và thời gian đáp ứng nhu cầu của hệ thống.


- DB Designer: + giao tiếp với người dùng để hiểu yêu cầu của họ và
tạo thiết kế đáp ứng yêu cầu này
+ xác định dữ liệu cần lưu trữ và chọn cấu trúc thích hợp
để biểu diễn và lưu trữ dữ liệu này.
- System Analyst: + phân tích viên hệ thống xác định yêu cầu của người
dùng và xây dựng bản đặc tả cho những giao tác đáp ứng yêu cầu
người dùng.
- Application Programer: + lập trình viên cài đặt các đặc tả thành
chương trình, kiểm tra, dị lỗi, ghi sưu liệu và bảo trì các giao tác này.
10. Mơ hình dữ liệu là gì
Answer: Mơ hình dữ liệu là một tập hợp các khái niệm dùng để mô tả cấu trúc của
cơ sở dữ liệu.
11. Giải thích 3 loại mơ hình: mơ hình mức khái niệm, mơ hình dữ liệu mức
logic và mơ hình dữ liệu mức vật lý
Answer: - Mơ hình mức khái niệm ( mức cao): cung cấp các khái niệm gần với
cách người dùng cảm nhận về dữ liệu.
- Mơ hình mức logic: là mức trung gian giữa mức cao và mức thấp để
người dùng có thể hiểu và cũng gần với cách dữ liệu được tổ chức trên
đĩa cứng. Mơ hình này dấu đi chi tiết lưu trữ dữ liệu trên đĩa nhưng có
thể cài đặt trên máy tính.
12. Trình bày kiến trúc 3 mức của 1 hệ CSDL
Answer: - Kiến trúc 3 mức giúp tách biệt các ứng dụng người dùng với cơ sở dữ
liệu vật lý gồm 3 mức:
+ Mức vật lý: Là mức thấp nhất, mức biểu diễn trong, được biểu diễn bằng
lược đồ vật lý, dùng mô hình vật lý để mơ tả cấu trúc lưu trữ vật lý của CSDL.
+ Mức logic/ quan niệm: Mô tả cấu trúc của toàn bộ CSDL cho cộng đồng
các người dùng, được xác định bởi lược đồ quan niệm, dấu đi các chi tiết về cấu


trúc lưu trữ vật lý. Dùng mơ hình dữ liệu logic để mơ tả cái gì được lưu trữ bên

trong CSDL và mối quan hệ giữa các dữ liệu đó.
+ Mức ngoài/ view: Được xác định bởi lược đồ ngoài, mơ tả một phần của
CSDL cho một nhóm người dùng quan tâm và dấu đi phần còn lại của CSDL khỏi
nhóm người dùng đó
- Giữa các mức được ngăn cách bởi các ánh xạ:
+ Mức ngoài – Mức logic được ngăn cách bởi ánh xạ ngoài/logic.
+ Mức logic – Mức vật lý được ngăn cách bởi các ánh xạ logic/vật lý.
13. Tính độc lập dữ liệu là gì?
Answer: Tính độc lập dữ liệu có thể định nghĩa như khả năng thay đổi lược đồ tại
một mức của một hệ CSDL mà không phải thay đổi lược đồ tại mức cao hơn kế
tiếp.
14. Trình bày tính độc lập dữ liệu vật lý và tính độc lập logic
Answer: - Tính độc lập dữ liệu vật lý: là khả năng thay đổi lược đồ vật lý mà
không phải thay đổi lược đồ quan niệm vì vậy lược đồ ngồi cũng khơng cần thay
đổi.
- Tính độc lập dữ liệu logic: là khả năng làm thay đổi lược đồ quan niệm mà không
phải thay đổi lược đồ ngồi hay chương trình ứng dụng.

Câu hỏi ơn tập chương 2
1. Quan hệ là gì?
Quan hệ (Relation): một quan hệ là một bảng chứa dữ liệu bao gồm nhiều cột
và nhiều dòng. Dữ liệu trong một quan hệ phải thỏa các ràng buộc liên quan
tới quan hệ đó.
Ví dụ: Quan hệ SINHVIEN
2. Mỗi cột trong một quan hệ cịn được gọi là gì? Mỗi cột được gọi là một thuộc
tính (attribute) hay một trường (field) của quan hệ.
Ví dụ: Các thuộc tính: MaSV, HoTen, NgaySinh, DiaChi trong quan hệ
SINHVIEN
3. Mỗi dòng trong một quan hệ còn được gọi là gì? Mỗi dịng được gọi là một bộ
(tuple) hay mẫu tin/ bản ghi (record).



Ví dụ: 1 Bộ của 1 sinh viên bao gồm nhiều thuộc tính: MaSV, HoTen,
NgaySinh, DiaChi
4. Ràng buộc tồn vẹn là gì?:
Ràng buộc tồn vẹn (integrity constraints):
+ Tập các quy tắc mà mọi dữ liệu trong CSDL phải tuân theo nhằm đảm bảo
tính tồn vẹn của cơ sở dữ liệu.
+ Có nhiều ràng buộc khác nhau trong một CSDL. Dưới đây là một số ràng
buộc cơ bản:
- Ràng buộc unique (duy nhất): mỗi giá trị trong cột có ràng buộc này phải
là duy nhất trong cột đó.
- Ràng buộc not null (khác rỗng): Các ơ trong cột có ràng buộc này bắt buộc
phải có giá trị khác null
- Ràng buộc khóa ngoại (ràng buộc tham chiếu): Các giá trị trong cột khóa
ngoại ở bảng tham chiếu phải có trong cột tương ứng ở bảng được tham chiếu.
- Ràng buộc khóa chính: các giá trị là khóa chính phải là unique và not null.
- Ràng buộc về miền giá trị: các giá trị trong cột phải nằm trong miền giá trị
của cột.
5. Các quan hệ phải có ràng buộc tồn vẹn để làm gì?
- Bảo đảm tính kết dính của các thành phần cấu tạo nên CSDL
- Bảo đảm tính nhất quán của dữ liệu
- Bảo đảm CSDL luôn biểu diễn đúng ngữ nghĩa thực tế
- Bảo đảm tính tồn vẹn của dữ liệu trong database.
Ví dụ: Mức lương của một người nhân viên khơng được vượt q trưởng
phịng. Người quản lý trực tiếp (của một nhân viên) phải là ột nhân viên trong công
ty.
6. Miền giá trị (MGT) của một thuộc tính là gì?: Miền giá trị (Domain) của một
thuộc tính là một tập giá trị mà một thuộc tính có thể nhận.
Ví dụ: Dom(Phai) = |Phai| = {‘Nam’, ‘Nu’}

Dom(Diem) = |Diem| = [0..10]
7. Lược đồ quan hệ là gì?: Lược đồ quan hệ (Relation schema) là tập tất cả các
thuộc tính có trong quan hệ.
Lược đồ quan hệ thường được viết dưới dạng:
<tên quan hệ>(danh sách các thuộc tính)
Ví dụ: SINHVIEN(MaSV, HoTen, NgaySinh, Diachi)
8. Biểu diễn nào dưới đây là lược đồ quan hệ
a. Q(A, B, C)
b. Q  A, B, C
c. Q{A, B, C}


d. Cả 3 câu trên đều đúng
9. Thể hiện/ tình trạng của một quan hệ là gì?: Thể hiện của một quan hệ
(relation instance) là tập tất cả các bộ của một quan hệ tại một thời điểm.
Ví dụ: Quan hệ: Danh sách SV lớp CNTT
Thể hiện của quan hệ: Danh sách SV có mặt hơm nay
10. Cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ là gì?: CSDL quan hệ (Relational database) là
một tập các quan hệ có liên quan với nhau về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Một phần CSDL quan hệ trong một ứng dụng quản lý SV của một
trường bao gồm các quan hệ: SINHVIEN, MONHOC, KQTHI.

11. Lược đồ cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ là gì?: Lược đồ CSDL quan hệ
(relational database schema) là một tập các lược đồ quan hệ có liên quan với
nhau về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: SINHVIEN(MaSV, HoTen, NgaySinh, Diachi)
MONHOC(MaMH, TenMH, SoTC)
KQTHI(MaSV, MaMH, Diem)
12. Siêu khóa của một lược đồ quan hệ Q(R) là gì? Siêu khóa (super key): k được
gọi là siêu khóa nếu các giá trị của k có thể xác định duy nhất một bộ trong

quan hệ.
Ví dụ: SINHVIEN(MaSV, HoTen, NgaySinh, Diachi, SoCMND)
Các tập {MaSV}, {MaSV, HoTen}, {SoCMND}, {SoCMND, NgaySinh}
được gọi là các siêu khóa của quan hệ SINHVIEN.
13. Trong một quan hệ Chỉ có duy nhất 1 siêu khóa là đúng hay sai?
Câu trả lời: sai vì trong một quan hệ có thể có nhiều siêu khố.
Ví dụ: Quan hệ SINHVIEN ở ví dụ câu 13 có 4 siêu khố
14. Một siêu khóa trong một quan hệ có thể bao gồm nhiều hơn số thuộc tính
trong một quan hệ là đúng hay sai?: sai
15.Phát biểu nào dưới đây sai:
a. Số thuộc tính trong siêu khóa là tập con của tập thuộc tính trong quan hệ
b. Tập cha của siêu khóa cũng chính là siêu khóa
c. Một tập con bất kỳ của siêu khóa cũng là siêu khóa
d. Cả 3 câu trên đều đúng
16. Cho Q(A, B, C, D, E) có siêu khóa là {A, B, C}. Phát biểu nào dưới đây là
đúng:


a. {A, B, C, D} là siêu khóa
b. {A, B, C, D, E} là siêu khóa
c. Cả 2 câu a, b đều đúng
d. Cả 2 câu a, b đều sai
17. Khóa ứng viên (candidate key) của một quan hệ là gì?: Khóa ứng viên
(candidate key): Siêu khóa k được gọi là khóa ứng viên nếu k là tập nhỏ nhất.
Vd. {MaSV}, {SoCMND} là các khóa ứng viên
18.Phát biểu nào sau đây đúng
a. Khóa ứng viên là khóa có thể được chọn làm khóa chính cho một quan hệ
b. Mỗi quan hệ chỉ có duy nhất một khóa ứng viên
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai

19. Khóa chính (primary key) của một quan hệ là gì?: Khóa chính (primary key):
Một trong các khóa ứng viên sẽ được chọn làm khóa chính cho quan hệ.
Trong lược đồ quan hệ, các thuộc tính được chọn làm khóa chính thường được
gạch dưới bằng nét liền
Ví dụ: Trong hai khóa ứng viên {MaSV}, {SoCMND} ta có thể chọn {MaSV}
làm khóa chính cho quan hệ SINHVIEN
SINHVIEN(MaSV, HoTen, NgaySinh, Diachi, SoCMND)
20.Mỗi quan hệ chỉ có duy nhất 1 khóa chính là đúng hay sai?: đúng vì khố
chính là nơi lưu trữ các giá trị duy nhất hay CSDL duy nhất
21.Cho Q1(A, B, C) và Q2(D, A). Phát biểu nào dưới đây là đúng
a. Thuộc tính Q2.A là khóa ngoại trong Q2
b. Q1 được gọi là quan hệ được tham chiếu và Q2 được gọi là quan hệ tham
chiếu
c. Thuộc tính Q2.A tham chiếu qua Q1.A
d. Cả 3 câu trên đều đúng
22. Cho Q1(A, B, C) và Q2(D, B). Phát biểu nào dưới đây là đúng
a. Q2.B có thể là khóa ngoại tham chiếu qua Q1.B nếu Q1.B có ràng buộc
unique
b. Q2.B là khóa ngoại tham chiếu qua Q1.B nếu Q1.B có ràng buộc not null
c. Cả 2 câu a, b đều đúng
d. Cả 2 câu a, b đều sai
23. Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Khóa ngoại trong mơ hình quan hệ biểu diễn mối kết hợp giữa 2 quan hệ
b. Ràng buộc về khóa ngoại cịn gọi là ràng buộc tham chiếu
c. Cả 2 câu a, b đều đúng
d. Cả 2 câu a, b đều sai
24. Giải thích ràng buộc tham chiếu nghĩa giữa Q1(A, B, C) và Q2(D, A)


Q1.A là khố chính của Q1

Q2.D là khố chính của Q2
Q2.A là khoá ngoại của Q2 tham chiếu qua Q1.A
Q1 được gọi là quan hệ được tham chiếu và Q2 được gọi là quan hệ tham
chiếu
25. Một thuộc tính có ràng buộc unique nghĩa là gì? Ràng buộc unique (duy
nhất): mỗi giá trị trong cột có ràng buộc này phải là duy nhất trong cột đó.
26. Một thuộc tính có ràng buộc not null nghĩa là gì? Ràng buộc not null (khác
rỗng): Các ơ trong cột có ràng buộc này bắt buộc phải có giá trị khác null
27. Một thuộc tính có ràng buộc khóa chính nghĩa là gì? Ràng buộc khóa chính:
các giá trị là khóa chính phải là unique và not null.
28. Miền giá trị của một thuộc tính nghĩa có phải là một ràng buộc áp đặt lên dữ
liệu của thuộc tính đó khơng? Phải vì ràng buộc này có thể áp dụng lên một
thuộc tính hoặc một nhóm các thuộc tính tự ràng buộc lẫn nhau về dữ liệu.
29. Các ký hiệu sau |Sex|, Dom(Sex), MGT(Sex) ký hiệu nào là ký hiệu miền giá
trị của thuộc tính Sex. |Sex|, Dom(Sex), MGT(Sex)
30. Cho NV(MaNV, Hoten, NgaySinh) và PB(MaPB, TenPB, Matrph). Quy định:
mỗi phịng ban có 1 NV là trương phòng. Phát biểu nào dưới đây là đúng 2
lược đồ quan hệ trên
a. MaNV có ràng buộc unique và not null
b. Có ràng buộc tham chiếu từ PB.Matrph sang NV.MaNV
c. Cả a và b đều sai
d. Cả a và b đều đúng
31.Trong một quan hệ, thứ tự các thuộc tính và các bộ có quan trọng khơng? Tại
sao?: Khơng quan trọng vì khi thay đổi thứ tự các thuộc tính hay các bộ thì
chúng vẫn khơng thay đổi, vẫn giữ nguyên mối quan hệ giữa chúng.


Câu hỏi ôn tập chương 3
32.Đại số quan hệ là gì?
Đại số quan hệ là một tập các phép tốn cơ bản trên mơ hình quan hệ. Các

phép tốn này cho phép người dùng xác định yêu cầu truy vấn thông tin dưới
dạng biểu thức đại số quan hệ.
33.Phép chọn theo điều kiện F là phép tốn gì?
Lấy các dịng trong quan hệ input thỏa điều kiện F cho trước. Quan hệ kết quả
có số cột giống như quan hệ input.
34.Trình bày cú pháp của phép chọn theo điều kiện F
Cú pháp:  (tên quan hệ)
F
Vd. Tìm những SV thi mơn có mã ‘M01’ và đạt điểm trên 7
MaMH=‘M01’  Diem > 7(KQTHI)
35.Cho Q(A, B, C, D). Biểu thức điều kiện F nào sai trong các biểu thức dưới đây
và tại sao:
a. A = C, D > 5
b. A = C and D > 5
c. A = C  D > 5
d. A = C ; D > 5
36. Cho Q(A, B, C, D). Biểu thức nào đúng sai cú pháp trong các biểu thức đại số
quan hệ dưới đây và tại sao:
a. A=B  D > 5:Q sai vì cú pháp phép chọn  (tên quan hệ) sử dụng dấu “()”
F
không phải dấu “:”.
b. A=B  D > 5(Q)
37. Cho SV(MaSV, Hoten, Ngaysinh, khoa, DiemTB).
Biểu thức khoa = ‘CNTT’  DiemTB >=8(SV) thực hiện việc gì?
Thực hiện việc lấy ra các dịng có thuộc tính khoa là “CNTT” và DiemTB
lớn hơn hoặc bằng 8.
38.Cho SV(MaSV, Hoten, Ngaysinh, khoa, DiemTB)
Biểu thức khoa = ‘CNTT’  DiemTB >=8(SV) cho kết quả gì?:



Thực hiện việc lấy ra các dịng có thuộc tính khoa là “CNTT” và DiemTB
lớn hơn hoặc bằng 8.
39.Phép chiếu là phép tốn gì?
Lấy các cột được chiếu trong bảng input. Bảng kết quả có các dịng giống như
bảng input nhưng chỉ lấy các dòng khác nhau.
40. Cú pháp của phép chiếu như thế nào?
Cú pháp: 
(R), với xi là các thuộc tính trong quan hệ R.
x1,x2,…,xn
Vd. Tìm những mã mơn học có SV thi
MaMH(KQTHI)
41. Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây sai và tại
sao
a. A  B, C>5(Q)
b. A,B,sum(C)(Q) sai vì hàm gộp sum(C) không dùng được trong phép chiếu
c. A, B, C* 5(Q)
42.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây sai và tại sao
a. A,B,D(A, B, C(Q)) sai vì A,B,D khơng phải là điều kiện chọn
b. A=B,D >5(A, B, C(Q))
c. A=B and D >5(A, B, C(Q))
43.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây sai và tại sao
a. A, B, CA=B and D >5(Q) sai vì khơng đúng cú pháp thiếu “(” trước “”
b. A, B, C(A=B and D >5(Q)
c. A and B and C(A=B and D >5(Q)
44.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức A=B,D >5A, B, C(Q) sai vì
sao?
Vì khi kết hợp 2 phép tốn trên một quan hệ phải sử dụng dấu ngoặc đơn “()”
để biểu thị phép nào thực hiện trước.
Biểu thức đúng: A=B,D >5(A, B, D(Q))
45.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây thực hiện

đúng yêu cầu: Lập 1 danh sách có 3 cột A, B, D và có các dịng thỏa C = D.
a. C = D(Q)
b. C = D(A,C,D(Q))
c. A,B,D(C = D(Q))
d. C = D(A,B,C,D(Q))
46.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây
sai và tại sao


a. C = D(A,B,C,D(Q)) cho kết quả giống như C = D(Q)
b. C = D(A,B,C,D(Q)) cho kết quả giống như C = D(A,C,D(Q))
sai vì C = D(A,C,D(Q)) cho kết quả bao gồm 3 thuộc tính A, C, D mà có
c=d trong khi C = D(A,C,D(Q)) cho kết quả bao gồm 4 thuộc tính.
c. C = D(A,B,C,D(Q)) cho kết quả giống như A,B,D(C = D(Q))
Sai vì A,B,D(C = D(Q)) cho kết quả bao gồm 3 thuộc tính A, B, D mà có
c=d trong khi C = D(A,C,D(Q)) cho kết quả bao gồm 4 thuộc tính.
47.Biểu thức nào dưới đây thực hiện đổi tên quan hệ Q thành R
a. FQ(R)
b. R(Q)
c. Q(R)
d. FR(Q)
48.Phát biểu nào dưới đây sai
a. Phép đổi tên tạo ra một quan hệ mới với tên mới từ quan hệ input
b. Có thể vừa đổi tên quan hệ vừa đổi tên thuộc tính của quan hệ input
c. Khi thực hiện đổi tên xong ta khơng cịn sử dụng được quan hệ input với
tên cũ
d. Cả 3 câu trên đều đúng
49.Cho Q(A, B, C, D) và biểu thức R(A, B, E, D)(Q). Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Biểu thức thực hiện đổi tên quan hệ Q thành R và giữ nguyên tên thuộc
tính

b. Biểu thức thực hiện đổi tên thuộc tính C thành E và giữ nguyên tên quan
hệ
c. Biểu thức thực hiện đổi tên quan hệ Q thành R và đổi tên thuộc tính C
thành E
d. Cả 3 câu trên đều sai
50.Hàm gộp bao gồm
a. Các hàm sum, max, min, avg, count
b. Các hàm sum, max, min, avg, count, sort
c. Các hàm sum, max, min, avg, count, find
d. Các hàm sum, max, min, avg, count, sqrt
51.Biểu thức nào dưới đây đúng
a. Fham(thuộc_tính)(Quan hệ)
b. Thuộc_tính_gom_nhómFham(thuộc_tính)(Quan hệ)
c. Thuộc_tính_gom_nhómFham(thuộc_tính) as tên_mới(Quan hệ)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
52.Hàm gộp là
a. Hàm nhận vào 1 tập các giá trị và trả về 1 giá trị


b. Hàm nhận vào 1 tập các giá trị và trả về 1 tập các giá trị
c. Hàm nhận vào 1 giá trị và trả về 1 tập các giá trị
d. Hàm nhận vào 1 giá trị và trả về 1 giá trị
53.Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Có thể sử dụng nhiều hàm gộp trong 1 biểu thức tính hàm gộp
b. Chỉ đươc phép sử dụng 1 hàm gộp 1 biểu thức tính hàm gộp
c. Khơng được dùng hàm gộp kết hợp với thuộc tính gom nhóm
d. Cả 3 câu trên đều sai
54.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức AFsum(C) Tong(Q) cho kết quả
là gì?
Cho ra một quan hệ với cột A là các giá trị riêng biệt và Cột sum(C) được đổi

tên thành Tong gồm các tổng của từng giá trị riêng biệt của cột A.
55.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây đúng
a. A,BFsum(A) Tong(Q)
b. A,BFsum(D) Tong1, sum(C)(Q)
c. Fsum(A) Tong(Q)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
56.F Trong biểu thức tính hàm gộp được đọc là
a. Upper F
b. Lower F
c. Script F
d. Cả 3 đều sai
57.Cho SV(Hoten: string, Khoa: string, Hocbong: int, DiemTB: int). Biểu thức
nào dưới đây thực hiện đếm số SV khoa CNTT
a. Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(*)(SV))
b. Fcount(*)(Khoa = ‘CNTT’(SV))
c. Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(Hoten)(SV))
d. Cả 3 câu trên đều đúng
58.Cho Q(A: string, B: string, C: int, D: int). Biểu thức nào dưới đây sai và vì
sao?
a. A = ‘a’(Fsum(C)(SV)) Vì khi tính hàm sum(C) xong sẽ trả về một giá trị nhưng
lại khơng có thuộc tính để chứa nó.
b. A = ‘a’(BFsum(C)(SV))
c. A = ‘a’(AFsum(C)(SV))
59.Biểu thức nào dưới đây thực hiện phép gán trong đại số quan hệ
a. Buf  Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(*)(SV))
b. Buf  Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(*)(SV))
c. Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(*)(SV))  Buf


d. Buf = Khoa = ‘CNTT’(KhoaFcount(*)(SV))

60.Hai quan hệ được nói là thỏa mãn tương thích hội nếu
a. Hai quan hệ có số thuộc tính bằng nhau
b. Các cặp thuộc tính tương ứng trong 2 quan hệ phải có cùng miền giá trị
c. Hai quan hệ có số thuộc tính bằng nhau và tên các thuộc tính giống nhau
d. Hai quan hệ có số thuộc tính bằng nhau và các cặp thuộc tính tương ứng
trong 2 quan hệ phải có cùng miền giá trị
61. Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Phép hội có thể thực hiện với 2 quan hệ bất kỳ
b. Phép hội có thể thực hiện với 2 quan hệ có cùng số bậc
c. Phép hội có thể thực hiện với 2 quan hệ thỏa tương thích hội
d. Cả 3 câu trên đều sai
62. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
nào dưới đây đúng
a. Q1  Q2
b. A,B(Q1)  A,B(Q2)
c. A = 5(Q1)  Q2
d. Cả 3 câu trên đều đúng
63. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
A = 5(Q1)  A,B Q2 sai vì
a. Thiếu cặp ngoặc đơn bao Q2
b. Hai quan hệ kết quả của 2 phép tốn chọn và chiếu khơng tương thích hội
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
64. Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Phép giao có thể thực hiện với 2 quan hệ có cùng số bậc
b. Phép giao có thể thực hiện với 2 quan hệ có cùng cấu trúc
c. Phép giao có thể thực hiện với 2 quan hệ bất kỳ
d. Cả 3 câu trên đều sai
65. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
nào dưới đây đúng

a. A = 5(Q1)  Q2
b. A,B(Q1)  A,B(Q2)
c. A = 5(Q1)  C = ‘cc’(Q2)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
66. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
(A = 5Q1)  A,B Q2 sai vì sao?
Vì khơng quy tắc kết hợp phép toán quan hệ


Biểu thức đúng: A = 5(Q1)  A,B,C(Q2)
67. Phát biểu nào dưới đây đúng
a) Phép trừ có thể thực hiện với 2 quan hệ có cùng số bậc
b) Phép trừ có thể thực hiện với 2 quan hệ có tương thích hội
c) Phép trừ có thể thực hiện với 2 quan hệ bất kỳ
d) Cả 3 câu trên đều sai
68. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
nào dưới đây đúng
a. A = 5(Q1) - Q2
b. A,B(Q1) - A,B(Q2)
c. A = 5(Q1) - C = ‘cc’(Q2)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
69. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
A = 5(Q1) – (A,B Q2) sai vì sao?
Vì khơng đúng cú pháp khi kết hợp 2 phép tốn.
Phép toán đúng: A = 5(Q1) – A,B,C (Q2)
70. Phát biểu nào dưới đây đúng
a) Phép tích đề-các có thể thực hiện với 2 quan hệ có cùng số bậc
b) Phép tích đề-các có thể thực hiện với 2 quan hệ có tương thích hội
c) Phép tích đề-các có thể thực hiện với 2 quan hệ bất kỳ
d) Cả 3 câu trên đều đúng

71. Cho Q1(A1, A2, …, An) có k bộ và Q2(B1, B2, …, Bm) có l bộ. Q1 x Q2
cho kết quả là một quan hệ mới
a) Q(A1, A2, …, An, B1, B2, …, Bm) có k * l bộ
b) Q(A1, A2, …, An, B1, B2, …, Bm) có k + l bộ
c) Q(A1, A2, …, An) có k + l bộ
d) Q(B1, B2, …, Bm) có k * l bộ
72. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
nào dưới đây đúng
a. A = 5(Q1) x Q2
b. A,B(Q1) x A,B(Q2)
c. A = 5(Q1) x C = ‘cc’(Q2)
d. Cả 3 câu trên đều đúng
73. Cho Q1(A: int, B: int, C:String) và Q2(A: int, B: int, C:String). Biểu thức
(A = 5)Q1 x (A,B Q2) sai vì sao?
Vì khơng đúng cú pháp khi kết hợp 2 phép toán.


Phép toán đúng: A = 5(Q1) X A,B (Q2)
74. Cho SV(MaSV, Hoten, Ngaysinh) và Dangky(MaSV, Hoten, MaMH). Biểu
thức nào dưới đây cho kết quả là danh sách SV chưa đăng ký môn học.
a.
b.
c.
d.

MaSV, Hoten (SV – Dangky)
MaSV, Hoten (SV) – MaSV, Hoten (Dangky)
MaSV, Hoten (SV)  MaSV, Hoten (Dangky)
MaSV, Hoten (SV)  MaSV, Hoten (Dangky)


75. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, B, D). Biểu thức nào dưới đây cho kết quả giống
1 2 3

1 2 4

với kết quả của biểu thức A, B(Q1) – (A, B(Q1)  A, B(Q2)). 3
a.
b.
c.
d.

A, B(Q1) - A, B(Q2)
A, B(Q1)  (A, B(Q1) - A, B(Q2))
Cả a và b đều đúng
Cả a và b sai

76. Cho R(A1, A2, ..., An), S(B1, B2, ..., Bm). Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Phép kết R và S theo điều kiện  được viết theo cú pháp: R |X| S
b. Điều kiện trong phép kết R và S theo điều kiện  có dạng R.A  S.B với  là
tốn tử so sánh trong đó R.A và S.B phải có cùng miền giá trị.
c. Cả a và b đều sai
d. Cả a và b đều đúng
77. Thực hiện phép kết theo điều kiện  giữa 2 quan hệ Q1 và Q2 tương đương
với
a. Thực hiện phép tích đề-các giữa Q1 và Q2, sau đó thực hiện phép chọn theo
điều kiện  trong quan hệ kết quả ở bước trước
b. Thực hiện phép chọn theo điều kiện  trong Q1 và Q2, sau đó thực hiện
phép tích đề-các
c. Cả a và b đều sai
d. Cả a và b đều đúng



78. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, E, D). Biểu thức nào dưới đây tương đương với
biểu
thức
Q1 |X|Q1.A > Q2.A Q2
a.
b.
c.
d.

 Q1.A > Q2.A (Q1 x Q2)
 Q1.A > Q2.A (Q1  Q2)
 Q1.A > Q2.A (Q1  Q2)
Cả 3 câu trên đều sai

79. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, E, D). Biểu thức nào dưới đây tương đương với
biểu
thức
Q1 |X|Q1.A > Q2.A Q2
a.  Q1.A > Q2.A (Q1) x  Q1.A > Q2.A (Q2)
b.  Q1.A > Q2.A (Q1)   Q1.A > Q2.A (Q2)
c.  Q1.A > Q2.A (Q1)   Q1.A > Q2.A (Q2)
d. Cả 3 câu trên đều sai
80. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, E, D). Biểu thức  Q1.A > Q2.A Q1 x  (Q1.A > Q2.A
Q2) sai vì sao?
Sai vì khơng đúng cú pháp kết hợp giữa 2 phép tốn quan hệ.
Vì trong phép chọn khơng thỗ mãn các tính chất logic ví dụ như điều
kiện giữa 2 thuộc tính thì 2 thuộc tính phải thuộc cùng 1 quan hệ.
Biểu thức đúng:  Q1.A > Q2.A (Q1 x Q2)

81. Cho Q1(A: int, B: int, C: int) và Q2(A: int, E: int, D: int).
Hãy cho biết thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức
 Q1.A > Q2.A (Q1 x  Q2.E = 5(Q2))
Ta sẽ thực hiện phép chọn  Q2.E = 5(Q2) trong ngoặc trước, tiếp theo là phép tích
đề cát (Q1 x  Q2.E = 5(Q2)) cuối cùng là phép chọn ngoài cùng  Q1.A > Q2.A (Q1 x 
Q2.E = 5(Q2)) .
82. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, E, D). Biểu thức Q1 |X| Q1.A > Q2.A Q2 cho kết quả
là gì?
Thực hiện việc kết có điều kiện Q1.A > Q2.A giữa Q1 và Q2
83. Phát biểu nào dưới đây đúng
a. Phép kết tự nhiên trong đại số quan hệ là trường hợp đặc biệt của phép kết
theo điều kiện 


b. Điều kiện của phép kết tự nhiên là phép so sánh bằng trên các thuộc tính
giống nhau trong 2 quan hệ muốn kết
c. Kết quả của phép kết tự nhiên trong đại số quan hệ sẽ bỏ bớt các thuộc tính
giống nhau.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
84. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, E, D). Biểu thức nào dưới đây cho kết quả giống
như kết quả của biểu thức Q1 |X| Q2
a.
b.
c.
d.

Q1 |X|Q1.A = Q2.A Q2
Q1.A,B,C,E,D(Q1 |X|Q1.A = Q2.A Q2)
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai


85. Cho Q1(A, B) và Q2(C, E, D). Giả sử A và C có cùng miền giá trị. Biểu thức
nào dưới đây đúng
a.
b.
c.
d.

Q1 |X| Q2
Q1 |X|A=C Q2
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai

86. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, B, D). Biểu thức nào dưới đây đúng
a.
b.
c.
d.

Q1 |X| Q2
Q1 |X|Q1.A > Q2. A Q2
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai

87. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, B, D). Biểu thức nào dưới đây cho kết quả giống
như kết quả của biểu thức Q1 |X| Q2
a.
b.
c.
d.


Q1 |X| Q2, với : Q1.A=Q2.A  Q1.B = Q2.B
A,B,C,D(Q1 |X| Q2), với : Q1.A=Q2.A  Q1.B = Q2.B
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai

88. Cho Q1(A, B) và Q2(D, E), Q3(B, D). Biểu thức nào dưới đây đúng


a.
b.
c.
d.

Q1 |X| Q2 |X| Q3
Q1 |X| (Q2 |X| Q3)
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai

89. Cho Q1(A: int, B: string, C: int) và Q2(A:int, B: string, D:int) và biểu thức
BFcount(A) as M(Q1) |X| Q2. Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng
a. Biểu thức trên sai vì A có kiểu int khơng dùng với hàm count() được
b. Biểu thức trên sai vì khơng thực hiện phép |X| được
c. Biểu thức trên thực hiện phép kết tự nhiên trên 2 thuộc tính A và B trong Q1
và Q2
d. Cả 3 phát biểu trên đều sai
90. Cho SV(MaSV: string, Hoten: string, ĐiemTB: int) và DKY(MaSV:string,
MaMH: string). Biểu thức nào dưới đây thực hiện đếm số môn học SV tên
‘Nguyen Van A’ đã đăng ký.
a. Hoten=’NguyenVan A’(MaSVFcount(MaMH) as SL(DKY) |X| SV)

b. MaSVFcount(MaMH) as SL(DKY) |X| Hoten=’NguyenVan A’ (SV)
c. MaSVFcount(MaMH) as SL(DKY) |X| MaSV(Hoten=’NguyenVan A’ (SV))
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
91. Cho Monhoc(MaMH: string, TenMH, SoTC) và Kqua(MaSV:string,
MaMH:string, DiemMH:). Biểu thức nào dưới đây thực hiện tính tổng số tín chỉ
mỗi SV tích lũy được (chỉ tính các mơn có điểm >= 5)
a. DiemMH >= 5(MaSVFsum(SoTC) as Tong(Monhoc) |X| Kqua)
b. MaSVFsum(SoTC) as Tong(Monhoc) |X| DiemMH >= 5(Kqua)
c. DiemMH >= 5(MaSVFsum(SoTC) as Tong(Monhoc |X| Kqua)
d. MaSVFsum(SoTC) as Tong(Monhoc |X| DiemMH >= 5(Kqua))
92. Phát biểu nào dưới đây đúng

a. Phép kết ngồi có 3 loại là kết ngồi bên trái, kết ngoài bên phải và kết ngoài
đầy đủ


b. Kết quả của phép kết ngoài là một quan hệ mới có số thuộc tính tương tự
như kết quả của phép kết nội
c. Số bộ trong quan hệ kết quả của phép kết ngoài  số bộ trong quan hệ kết
quả của phép kết nội
d. Cả 3 câu trên đều đúng
93. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
quan hệ mới có số bộ:

Q2 sẽ cho kết quả là một

a. Tương tự như số bộ trong quan hệ kết quả của Q1 |X| Q2
b. Bao gồm các bộ của Q1 |X| Q2 và các bộ của Q1 khơng kết được với Q2,
các thuộc tính thuộc Q2 trong các bộ này được gán giá trị null
c. Bao gồm tất cả các bộ của Q1và các thuộc tính thuộc Q2 trong các bộ này

được gán giá trị null
d. Cả 3 câu trên đều đúng
94. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
quan hệ mới có các thuộc tính nào?

Q2 sẽ cho kết quả là một

Bao gồm các thuộc tính: A, B, C, D, E
95. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
quan hệ mới có các bộ như thế nào?

Q2 sẽ cho kết quả là một

Bao gồm các bộ của Q1 |X| Q2 và các bộ của Q2 không kết được với Q1,
các thuộc tính thuộc Q1 trong các bộ này được gán giá trị null
96. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
quan hệ mới có các thuộc tính nào?

Q2 sẽ cho kết quả là một

Bao gồm các thuốc tính: A, B, C, D, E
97. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
một quan hệ mới có các bộ như thế nào?

Q2 sẽ cho kết quả là

Bao gồm các bộ của Q1 |X| Q2, các bộ của Q1 khơng kết được với Q2, các
thuộc tính thuộc Q2 trong các bộ này được gán giá trị null và ngược lại các bộ
của Q2 không kết được với Q1, các thuộc tính thuộc Q2 trong các bộ này được
gán giá trị null.



98. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1
quan hệ mới có các thuộc tính:
a.
b.
c.
d.

Q2 sẽ cho kết quả là một

Q1.A, B, C, Q2.A, D, E
Q1.A, Q1.B, Q1.C, Q2.A, Q2.D, Q2.E
A, B, C, D, E
Cả 3 câu trên đều sai

99. Cho Q1(A, B, C) và Q2(A, D, E). Biểu thức Q1 |X| Q2 sẽ cho kết quả là một
quan hệ mới gồm các thuộc tính nào?:
Bao gồm các thuộc tính A, B, C, D, E
100. Cho Q1(A: int, B: int, C:string) và Q2(A:int, D:int, E: int). Biểu thức Q1 |X|
Q1.A > Q2.A Q2 sẽ cho kết quả là một quan hệ mới có các thuộc tính nào?
Bao gồm các thuộc tính A, B, C, A, D, E
101. Cho Q1(A: int, B: int, C:string) và Q2(A:int, D:int, E: int). Biểu thức
Q1 |X| Q2 sẽ cho kết quả là một quan hệ mới có bộ thỏa điều kiện gì?
Các bộ Q1 kết được với Q2 đều được kết lại thành 1 quan hệ và xuất ra.
Các bộ ứng với Q1 không kết được với Q2 và ngược lại các bộ Q2 mà
không kết được với Q1 đều không được ghi ra.
102. Cho
SV(MaSV,
Hoten)


Dangky(MASV,
MaMH).
Biểu thức MaSV(MaMH = null(SV
Dangky)) cho kết quả tương đương với kết quả
của biểu thức:
a.
b.
c.
d.

MaSV(SV) - MaSV(SV)
MaSV(MaMH = null(MaSV(SV)
Cả a và b đều đúng
Cả a và b đều sai

Dangky))


Câu hỏi ôn tập chương 4
103. Ngôn ngữ SQL là gì?
Từ SQL là viết tắt của cụm Structured Query Language, có nghĩa là loại
ngơn ngữ truy vấn có cấu trúc. Đây là một loại ngơn ngữ máy tính vơ cùng đặc
thù, giúp hỗ trợ các thao tác lưu trữ, truy xuất dữ liệu cùng một cơ sở dữ liệu
quan hệ một cách vơ cùng nhanh chóng.
104. Thứ tự viết các mệnh đề trong câu SQL?
SELECT list_of_expressions
FROM table_name
[WHERE row_conditions]
[GROUP BY list_of_columns

[HAVING aggregate_conditions]]
[ORDER BY list_of_columns [ASC/DESC]];
105. Thứ tự thực hiện các mệnh đề trong câu SQL?
FROM-WHERE-GROUP BY- HAVING-SELECT-ORDER BY
106. Cho Q(A, B, C). Viết câu truy vấn tương đương với biểu thức đại số quan hệ
A,B(Q)
SELECT A,B
FROM Q;
107. Cho Q(A, B, C, D). Dấu * ở mệnh đề Select trong câu truy vấn SELECT *
FROM Q có nghĩa là gì?
Lấy ra tất cả các thuộc tính A, B, C, D trong quan hệ Q.


108. Cho Q(A: int, B: int, C: int). Viết 2 câu truy vấn tương đương với biểu thức
đại số quan hệ A,B,C(A>B(Q))
Select *
From Q
Where A > B

Select A, B, C
From Q
Where A > B
109. Cho Q(A: int, B: int, C: int). Tìm các chỗ sai trong câu truy vấn SELECT
A.Q FROM Q WHERE A.Q > ‘5’
Chỗ sai:
SELECT A.Q FROM Q WHERE A.Q > ‘5’
Câu lệnh đúng:

SELECT Q.A FROM Q WHERE A.Q > ‘5’;


110. Cho SV(MaSV: string, Hoten: string, MaKh:string, DiemTB:real). Câu truy
vấn nào dưới đây thực hiện lập danh sách SV thuộc Khoa có MaKh là ‘50’ và có
điểm tb > 8:
a.
b.
c.
d.

SELECT MaSV, Hoten FROM SV WHERE MaKh = 50, DiemTB >8
SELECT MaSV, Hoten FROM SV WHERE MaKh = ‘50’, DiemTB >8
SELECT MaSV, Hoten FROM SV WHERE MaKh = ‘50’ DiemTB >8
SELECT MaSV, Hoten FROM SV WHERE MaKh = ‘50’ and DiemTB >8

111. Cho SV(MaSV: string, Hoten: string, MaKh:string, DiemTB:real). Câu truy
vấn nào dưới đây đúng:
a.
b.
c.
d.

SELECT MaSV, Hoten FROM SV WHERE MaKh = 50, DiemTB >8
SELECT MaSV.SV, Hoten.SV FROM SV WHERE DiemTB >8
SELECT SV.MaSV, SV.Hoten FROM SV WHERE DiemTB >8
Cả 3 câu trên đều sai


112. Cho NV(MaNV: string, Hoten: string, Luong: Real, MaPB:string). Câu SQL
nào dưới đây đúng:
a. SELECT MaNV, Hoten, Luong * 2 From NV WHERE MAPB = ‘50’
b. SELECT MaNV, Hoten, Luong * 2 Thuong From NV WHERE MAPB =

‘50’
c. SELECT MaNV, Hoten, Luong * 2 as Thuong Form NV WHERE MAPB =
‘50’
d. Cả 3 câu trên đều đúng
113. Cho NV(MaNV: string, Hoten: string, Luong: Real, MaPB:string). Hãy cho
biết kết quả của câu truy vấn: SELECT MaNV, Hoten, Luong * 2 as Thuong
FROM NV
Một bảng gồm 3 thuộc tính MaNV, Hoten, Thuong
Trong đó thuộc tính MaNV, Hoten là từ NV.MaNV, NV.Hoten. Thuộc tính
Thuong đước tính bằng NV.Luong * 2.
114. Từ khóa AS trong câu truy vấn SELECT MaNV, Hoten, Luong * 2 as
Thuong FROM NV dùng để làm gì?
Từ khoa AS dùng dễ đổi tên thuộc tính Luong sau khi nhân 2 thành tên thuộc
tính mới: Thuong.
115. Cho NhanVien(MaNV: string, Hoten: string, Luong: Real). câu truy vấn
dưới thực hiện việc gì: SELECT NV.MaNV, NV.Hoten, NV.Luong FROM
NhanVien as NV WHERE Luong >1000
Đưa ra danh sách nhân viên có lương lớn hơn 1000.

116. Từ khóa AS trong câu truy vấn SELECT MaNV, Hoten, Luong FROM
NhanVien as NV dùng để làm gì?
Đổi tên quan hệ NhanVien thành NV.


117. Bí danh của thuộc tính được đặt ở mệnh đề SELECT có được dùng ở các
mệnh đề khác khơng? Tại sao?
Bí danh của thuộc tính được đặt ở mệnh đề SELECT khơng được dùng ở các
mệnh đề khác vì thứ tự thực hiên câu truy vấn thì SELECT được thực hiện cuối
nên khi đặt ở bí danh ở mệnh đề SELECT sẽ làm cho bí danh đó ở các mệnh đề
đó khơng hiểu và khơng đọc được.

118. Phát biểu nào dưới đây đúng:
a. Các biểu thức điều kiện ở mệnh đề WHERE phải được liên kết bằng AND
hoặc OR
b. Các biểu thức điều kiện ở mệnh đề WHERE phải được phân cách bằng dấu
phẩy
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
119. LIKE hoặc NOT LIKE dùng để làm gì?
Mệnh đề LIKE trong SQL được sử dụng để so sánh một giá trị với các giá trị
tương tự sử dụng toán tử ký tự đại diện (wildcard). NOT LIKE sẽ có tác dụng
phủ định với lệnh LIKE, tức là nếu biểu mẫu so khớp sai thì dịng dữ liệu đó sẽ
được chọn.
120. Ý nghĩa của ký tự đại diện ‘%’ hoặc ‘_’ trong biểu thức điều kiện so sánh
chuỗi.
‘_’ là ký tự đại diện cho một ký tự bất kỳ.
‘%’ là ký tự dại diện cho một hoặc nhiều ký tự bất kì.
121. Cho Q(A: nvarchar(4), B: int). câu SQL SELECT * FROM Q WHERE A
like ‘%a% thực hiện việc gì?
Cho ra một bản gồm đầy đủ các thuộc tính của Q mà trong đó thuộc tính A
có chứa kí tự ‘a’.
122. Cho Q(A: varchar(4), B: int). Câu SQL SELECT * FROM Q WHERE A like
‘_a% thực hiện việc gì?


Cho ra một bản gồm đầy đủ các thuộc tính của Q mà trong đó thuộc tính A có
chứa kí tự ‘a’ ở vị trí thứ 1 của chuỗi (chuỗi bắt đầu ở vị trí 0).
123. Cho Q(A: varchar(4), B: int). Viết câu SQL tương đương với câu
SELECT * FROM Q WHERE B Between 10 and 20
SELECT * FROM Q WHERE B>=10 and B<=20
124. Hàm gộp là gì và gồm những hàm nào?

Hàm gộp nhận vào một tập các giá trị và cho kết quả là một giá trị.
Hàm gộp gồm những hàm sum, max, min, avg, count.
125. Cho NV(MaNV: varchar(10), Luong: int, MaPB: varchar(4)).
Câu SQL SELECT count(*), avg(luong) FROM NV thực hiện việc gì?
Đếm số lượng nhân viên và tính lương trung bình của các nhân viên trong
quan hệ NV.
126. Cho NV(MaNV: varchar(10), Luong: int, MaPB: varchar(4)).
Trong SQL Server, kết quả của câu SQL: SELECT count(*), avg(luong)
FROM NV là gì?
Cho ra một bảng gồm 2 thuộc tính count, avg trong đó count có giá trị là số
lượng các bộ trong quan hệ NV, avg có giá trị là trung bình lương của nhân viên
trong quan hệ NV.
127. Cho NV(MaNV: varchar(10), Luong: int, MaPB: varchar(4)).
Trong SQL Server, kết quả của câu SQL: SELECT count(*) Sonv,
avg(luong) as Luongtb FROM NV là gì?
Cho ra một bảng gồm 2 thuộc tính Sonv, Luongtb trong đó Sonv có giá trị là
số lượng các bộ trong quan hệ NV, Luongtb có giá trị là trung bình lương của
nhân viên trong quan hệ NV.
128. Cho NV(MaNV: varchar(10), Luong: int, MaPB: varchar(4)).
Câu SQL SELECT count(MaNV), avg(luong) FROM NV GROUP BY
MaPB thực hiện việc gì?


Thực hiện việc đếm số lượng nhân viên và tính lương trung bình theo từng
phịng ban.
129. Cho NV(MaNV: varchar(10), Luong: int, MaPB: varchar(4)).
Trong SQL Server, kết quả của câu SQL: SELECT MaPB, count(MaNV),
avg(luong) FROM NV GROUP BY MaPB là gì?
Một bảng gồm 3 thuộc tính MaPB, count, avg trong đó MaPB là các phong
ban riêng biệt. Với count là số lượng nhân viên của từng phòng và avg là lương

trung bình ứng với từng phịng.
130. Phát biểu nào dưới đây đúng khi câu SQL có sử dụng mệnh đề GROUP BY
a. Các thuộc tính có trong mệnh đề SELECT phải có trong mệnh đề GROUP
BY hoặc trong hàm gộp
b. Thuộc tính có trong mệnh đề GROUP BY có thể khơng có trong mệnh đề
SELECT
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
131. Phát biểu nào dưới đây đúng:
a. Trong câu SQL, mệnh đề HAVING được sử dụng khi điều kiện chọn liên
quan tới hàm gộp
b. Trong câu SQL, mệnh đề HAVING (nếu có) phải nằm sau mệnh đề GROUP
BY
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
132. Phát biểu nào dưới đây đúng:
a. Trong câu SQL, khi sử dụng mệnh đề HAVING thì phải có mệnh đề
GROUP BY
b. Trong câu SQL, mệnh đề WHERE sử dụng với điều kiện không dùng hàm
gộp


×