Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để tránh bị “hớ” khi phỏng vấn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.67 KB, 3 trang )

Để tránh bị “hớ” khi phỏng vấn
Phỏng vấn tốt hay không quyết định liệu bạn có được “chọn mặt gửi
vàng”. Chính vì vậy ngoài việc chăm chút đến nội dung, bạn cũng nên
tham khảo những gợi ý dưới đây để tránh bị “hớ” trong quá trình chiến đấu
với các nhà tuyển dụng.
1. Đặt hàng loạt những câu hỏi khó hiểu
Chuyên gia nghề nghiệp Carmen chia sẻ: “Phỏng vấn cũng giống như một
cuộc hội thoại trong kinh doanh mà ở đó nhà tuyển dụng và ứng cử viên
đóng vai là các đối tác. Chính vì vậy, bất kỳ sự cố xảy ra từ bất kỳ phía
nào cũng là không nên và việc đặt hàng loạt những câu hỏi khó hiểu là
một trong những cái gán mắc cần tránh”.
Thêm vào đó, khi bạn diễn giải những câu hỏi một cách rườm rà cũng
đồng nghĩa với việc biến nó thành khó hiểu. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh
giá bạn là một người yếu trong khâu trình bày và thật khó để nhận một
nhân viên như thế.
2. Lộ rõ điểm yếu của bản thân
Đối với những nhà tuyển dụng gạo cội, rất dễ dàng để phát hiện ra điểm
yếu của các ứng cử viên. Chính vì vậy cẩn trọng trong từng biểu hiện là
điều hết sức cần thiết. Nếu bạn được hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” thì “
Tôi hoàn hảo” là câu trả lời tuyệt vời nhất của bạn. Khi bạn trả lời như vậy,
cho thấy bạn là người tự tin. Tuy nhiên tự tin cần đi đôi với hành động, hãy
thể hiện ngay một thế mạnh của bạn để chứng minh cho các nhà tuyển
dụng thấy bạn nói được làm được.
3. Câu trả lời đi lạc hướng
Đây là điều tối kỵ trong phỏng vấn. Khi bạn trả lời sai hoặc trả lời không
đúng trọng tâm câu hỏi chứng tỏ bạn không chưa hiểu nội dung câu hỏi và
khả năng định hướng của bạn có vấn đề. Cũng theo Carmen: “Điều tốt
nhất bạn nên làm là tư duy nhanh hướng đi của câu trả lời trong vòng 10
giây và trả lời một cách chậm rãi. Đừng để chuyện nhà tuyển dụng đặt câu
hỏi một đằng, bạn trả lời một nẻo. Như vậy bạn chỉ có thiệt mà thôi”.
4. Không tự nghiên cứu các thông tin


Ngiên cứu các thông tin ở đây có hai hướng. Thứ nhất là các thông tin về
công ty mà bạn đang định đầu quân. Thứ hai là thông tin của cá nhân bạn.
Nếu bạn không tự mình tìm hiểu về công ty định ứng tuyển, bạn sẽ không
thể hiểu được tính chất của doanh nghiệp đó. Điều này khiến bạn vừa
không thể hiện được khả năng bản thân vừa làm các nhà tuyển dụng
“nóng mặt” và khó tiếp chuyện với bạn.
Một điều đáng nói nữa là nếu bạn không tự tìm hiểu năng lực bản thân,
bạn sẽ không thể biết được bạn dày dặn kinh nghiệm đến đâu và kiến
thức của bạn sâu đến mức nào. Các nhà tuyển dụng cần tìm kiếm một
ngôi sao sáng nhất trong các ngôi sao và nếu bạn không có điểm gì chói
lóa thì việc bạn bị hòa tan và lu mờ là điều tất yếu.
5. Không tắt máy điện thoại
Một tiếng chuông báo tin nhắn đã là khó chấp nhận chứ chưa nói đến
tiếng chuông cuộc gọi. “Bạn biết đấy, việc bạn không tắt điện thoại trước
khi vào trận chiến cho thấy tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp và một
thái độ chưa nghiêm túc. Dẫu cho đó là có sự cố nhưng sự cố đó đã lấy đi
một phần lớn số điểm ấn tượng mà bạn mong muốn xây dựng trong mắt
các nhà tuyển dụng” Carmen nói.
6. Chờ đợi phản hồi
Chờ đợi là kẻ thù của phỏng vấn. Chính vì vậy, sau khi gửi một bức thư
cảm ơn hãy theo dõi diễn biến một cách thường xuyên cùng một số câu
hỏi hoặc thông tin bổ sung (thông tin về các ứng cử viên cạnh tranh khác).
Hãy thử liên hệ với công ty chủ quản để biết thời gian và nội dung thay đổi
(nếu có). Nói chung, khi bạn bước ra khỏi phòng phỏng vấn không có
nghĩa là nhiệm vụ của bạn đã hoàn thành, hãy chăm chỉ theo dõi thông tin
về công ty để có những chiến thuật thay đổi hợp lý.

×