Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Doanh nghiệp làm gì để tránh bị “thôn tính” sau khi Việt Nam gia nhập WTO? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.95 KB, 6 trang )




Doanh nghiệp làm gì để
tránh bị “thôn tính” sau
khi Việt Nam gia nhập
WTO?
Các doanh nghiệp Việt Nam liệu có thể chống lại nguy cơ bị thôn tính một
khi Chính phủ phải dỡ bỏ sự khống chế về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài từ 49% lên 100% để thực hiện cam kết gia nhập WTO ? Những
khái niệm “thôn tính”, sáp nhập… không còn là mới mẻ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nổi tiếng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây phải kể đến sự
kiện Công ty Kinh Đô đã “đổ bộ” sang Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài
Gòn-Tribeco khi công khai mua 35,4% số lượng cổ phiểu của công ty này
vào đầu tháng 11/2005. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, ngay thời điểm đó
Kinh Đô đã thể hiện tham vọng nâng tỷ lệ nắm giữ của mình tại Tribeco lên
tới 51%.
Bước vào sân chơi WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực
“thôn tính” không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh
nghiệp nước ngoài, khi mà những cam kết mở cửa theo quy định của WTO
buộc Việt Nam phải dỡ bỏ sự khống chế về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài từ 49% lên 100%.
Tầm vóc của các doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ so với tiềm lực tài chính
quá mạnh của các tập đoàn nước ngoài. Một số vụ thôn tính chỉ nhằm mục
đích tạo lợi nhuận tài chính nhanh chóng cho những doanh nghiệp đi thôn
tính, nhưng phần lớn các vụ thôn tính công khai được thực hiện cho những
mục tiêu chiến lược như đã đề cập ở trên.
Một vụ thôn tính có thể mang ý nghĩa tích cực khi doanh nghiệp bị thôn tính
hoạt động kém, khi đó, sự thay đổi chủ có thể cho phép cải thiện tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thôn tính cũng có ý nghĩa tích cực đối


với doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả nếu kết quả kinh doanh sau khi bị
thôn tính đạt cao hơn trước đó.
Cả hai trường hợp này, một vụ thôn tính công khai đóng vai trò tích cực
không chỉ trên phương diện “giá trị cho cổ đông” mà còn trên cả phương
diện hiệu quả kinh tế của sản xuất. Tuy nhiên, bị mất quyền sở hữu và điều
hành là điều không mong muốn.
Vũ khí kinh tế
Cách phòng thủ hiệu quả nhất để chống lại nguy cơ bị thôn tính như trên là
theo đuổi chiến lược niêm yết cổ phiếu ở mức giá cao. Chiến lược này sẽ
buộc “kẻ tấn công” phải trả cổ phiếu ở mức giá không còn sinh lợi sau việc
thôn tính. Tuy nhiên, để có thể theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp phải
đảm bảo được những kết quả kinh doanh thực sự ấn tượng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng ngoại sinh cũng có thể bảo vệ doanh nghiệp, với
điều kiện cuộc chạy đua mở rộng quy mô tầm vóc không ảnh hưởng chất
lượng hoạt động kinh doanh và làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên
thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, khi đặt một mức giá cao cho cổ phiếu, doanh nghiệp còn cần phải
để ý đến một nguy cơ thôn tính khác, được thực hiện thông qua đề nghị trao
đổi cổ phiếu công khai giữa doanh nghiệp thôn tính với các cổ đông chiến
lược của doanh nghiệp bị thôn tính.
Như vậy, doanh nghiệp đi thôn tính sẽ chẳng mất một xu cho vụ thôn tính và
việc đặt giá cổ phiếu thật cao sẽ chẳng còn tác dụng bảo vệ doanh nghiệp
khỏi nguy cơ bị thôn tính.
Trên thế giới, phương pháp này được áp dụng khá nhiều, chẳng hạn như tập
đoàn dầu lửa Pháp TotalFina đã thôn tính xong Công ty Elf vào năm 2000,
và tập đoàn Viễn thông Anh quốc Vodafone cũng gom trọn tập đoàn Đức
Manesman. Do đó, để bảo vệ doanh nghiệp khỏi nguy cơ thôn tính, vũ khí
kinh tế không phải là duy nhất.
Vũ khí luật pháp
Vũ khí luật pháp đề cập ở đây là việc ấn định quyền bầu cử trong hội đồng

quản trị. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành cổ phiếu không đi kèm
quyền bầu cử hoặc ngược lại, cho phép nhân đôi quyền bầu cử đối với một
số loại cổ phiếu đặc biệt kèm theo những điều kiện đặc biệt. Khi nhân đôi
quyền lực lãnh đạo vào việc góp vốn, doanh nghiệp có thể khuyến khích
được những cổ đông chiến lược gắn bó mật thiết với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, luật pháp thường hạn chế số quyền bầu cử tối đa của một cổ đông
trong hội đồng quản trị, nhằm đối trọng với sự vắng mặt của những cổ đông
thiểu số trong hội đồng quản trị và tránh việc một cổ đông có thể thao túng
hội đồng quản trị.
Ngoài ra, việc tạo dựng liên minh những cổ đông cũng góp phần tạo nên
tiếng nói cho những cổ đông nhỏ. Liên minh này thường quy định những
điều khoản như cam kết bảo lưu số lượng cổ phiếu hoặc là bán lại cổ phiếu
với giá ưu đãi trong liên minh cổ đông.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp còn được hưởng sự bảo vệ đa dạng của luật
pháp khỏi nguy cơ bị thôn tính. Ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng, theo cam
kết đàm phán song phương Việt - Mỹ về gia nhập WTO, ngày 1/4/2007 là
mốc đánh dấu việc mở cửa hoàn toàn thị trường ngân hàng Việt Nam.
Trong dự thảo nghị định tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần trong
ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa thể hiện
quan điểm thận trọng mở cửa thị trường khi kiên quyết giữ tổng mức sở hữu
cổ phần dành cho các nhà đầu tư nước ngoài là 30%, thay vì 49% như nhiều
người kỳ vọng. Tổng mức sở hữu cổ phần dành cho mỗi đối tác vẫn là 10%.
Riêng nhà đầu tư chiến lược được phép mua tới 20%, tuy nhiên họ cũng chỉ
được phép trở thành nhà đầu tư chiến lược của duy nhất một ngân hàng. Hơn
nữa, muốn được mua cổ phần, ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản ít
nhất là 20 tỉ Đôla Mỹ.
Những giải pháp cấp cứu
Trong trường hợp những phương pháp nêu trên không đủ để đẩy xa nguy cơ
bị thôn tính, doanh nghiệp có thể tìm cách tạo ra một vụ thôn tính cạnh
tranh, với điều kiện giá chào của bên thôn tính “hữu nghị” phải cao hơn giá

của bên thôn tính “thù địch” đưa ra. Giải pháp này khó khả thi vì nó chẳng
khác gì doanh nghiệp phải bỏ một cái giá rất cao để tự mua lại chính mình.
Việc tăng vốn trong giai đoạn nguy hiểm này cũng được coi là một trong
những biện pháp chống lại nguy cơ bị thôn tính, vì doanh nghiệp sẽ thực
hiện được hai mục đích. Thứ nhất, làm tăng mức giá thôn tính và chi phí.
Thứ hai, củng cố quyền kiểm soát và khả năng chống chịu của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện phương pháp này thông qua việc phát hành
thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu thông qua hình thức thưởng hoặc quyền
mua tỷ lệ.
Còn rất nhiều biện pháp chống lại nguy cơ bị thôn tính, nhưng cũng phải nói
rằng, thật khó cưỡng lại sức hút từ lợi nhuận mà bên thôn tính trả giá cao
mang lại. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là phát triển lớn mạnh cả về nội
sinh (củng cố kết quả kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh) lẫn ngoại
sinh (đi thôn tính những doanh nghiệp khác) nhằm mở rộng thị phần và
chống lại nguy cơ bị thôn tính.
Còn việc lập hàng rào “bảo hộ” đặc biệt cho doanh nghiệp trong nước thông
qua những quy định về tỷ lệ tham gia góp vốn và quy mô vốn của doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài, e rằng vừa vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của
giới đầu tư nước ngoài vừa không huy động được nguồn vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài cho Việt Nam.

×