Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề tài NHẬN THỨC và THÁI độ về HIỆN TƯỢNG NGHIỆN MẠNG xã hội ở SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC

Đề tài:
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN MẠNG
XÃ HỘI Ở SINH VIÊN HIỆN NAY.

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN
Nhóm SVTH: 1. NGUYỄN VŨ MINH HIẾU
2.
HUỲNH TRÍ TÀI
3.
MIỄU THỊ KIM YẾN
4.
HUỲNH NHƯ
5.
LÊ NGỌC MỸ
Lớp: HOCHE_140

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ ĐIỂM
TỰ ĐÁNH GIÁ

STT
1
2


3
4
5


LỜI CAM KẾT

Chúng tôi xin cam đoan bài tiểu luận về đề tài “Nhận thức và thái độ về hiện
tượng nghiện mạng xã hội ở sinh viên hiện nay” là q trình nghiên cứu của
chúng tơi dưới sự hướng dẫn của giảng viên – TS. Nguyễn Thị Thanh Vân trong
thời gian qua. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu là chính
xác trong q trình nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, trung thực có
nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, chúng
tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của chúng tơi.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2021


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ................................. 2
LỜI CAM KẾT.............................................................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................... 6
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 7
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 7
1.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 7
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 7
1.3.1. Mục đích................................................................................................................... 7
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 8
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 8
1.4.1. Phương pháp bảng hỏi khảo sát trực tuyến............................................. 8

1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết......................................... 8
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 8
1.5.1. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................... 8
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 8
1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................ 9
1.6.1. Ý nghĩa lý luận....................................................................................................... 9
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 9
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................ 9
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................... 9
2.2. Các khái niệm công cụ liên quan đến tài nghiên cứu................................. 11
2.2.1. Nghiện.................................................................................................................... 11
2.2.2. Mạng xã hội.......................................................................................................... 11
2.2.3. Lợi ích của mạng xã hội.................................................................................. 12
2.2.4. Tác hại của mạng xã hội................................................................................. 13
2.2.5. Sinh viên................................................................................................................ 14


2.3. Thực trạng/ nguyên nhân/ ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu ..............14
2.3.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên là đối tượng khảo

sát.......................................................................................................................................... 14
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến việc nghiện sử dụng mạng xã hội của sinh viên

16
2.3.3 Ảnh hưởng của việc nghiện sử dụng mạng xã hội............................... 16
2.4. Giải pháp nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội đối với sinh viên

17
2.4.1. Biện pháp từ cá nhân....................................................................................... 17
2.4.2. Biện pháp từ cộng đồng.................................................................................. 17

2.5. Bảng hỏi......................................................................................................................... 18
PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 20
TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 21


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.3.1. 1. Đối tượng khảo sát để phân tích kết quả thực trạng ...................14
Hình 2.3.1. 2. Thực trạng thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày ......15
Hình 2.3.1. 3. Thực trạng cảm xúc khi khơng được sử dụng mạng xã hội .....15
Hình 2.3.1. 4. Thực trạng mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”................................. 16
Hình 2.3.1. 5. Thực trạng sử dụng mạng xã hội......................................................... 16


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
- Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ
chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng, một trong những dịch vụ
hàng đầu hiện nay là sự xuất hiện của mạng xã hội. Nó là một phương tiện khơng
thể thiếu của nhân loại, một dịch vụ “nhanh, gọn, tiện ích”, khơng những thế, mạng
xã hội đã và đang thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Nó là
một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy cập cơng cộng gồm các mạng máy
tính được liên kết với nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng xã hội đã
góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường hội nhập và giúp cho mọi người
dân Việt trở thành những “Cơng dân quốc tế” bình đẳng trên mạng. Đối với sinh viên
trong bối cảnh của nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, với mơi trường học
tập, giải trí phong phú và đa dạng. Sự ra đời của của mạng xã hội đã có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như đời sống học tập của họ trong môi trường
sống luôn năng động và bận rộn này. Do đó, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh
viên toàn quốc đang có xu hướng ngày càng cao và khơng ngừng phát triển. Sự ra

đời của mạng xã hội đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần cũng như
đời sống học tập của sinh viên trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn
hiện nay. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này ngồi những mặt tích cực, song song
còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc
sống của chính bản thân họ. Chính vì những lí do trên, nhóm tơi đã chọn đề tài
“Nhận thức và thái độ về hiện tượng nghiện mạng xã hội ở sinh viên” với mong muốn
tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của mạng xã hội ảnh hưởng đến sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh
và sinh viên Viện Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Viện Kỹ Thuật, Khoa
Truyền Thông và Thiết Kế, tại Trường Đại Học Cơng Nghệ TP. HCM.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích
- Làm rõ về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với sự cần thiết và việc sử
dụng mạng xã hội trong thời buổi mạng xã hội đang ngày càng phổ biến như
hiện nay, cho thấy được những mặt ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng
xã hội đối với đời sống sinh viên để từ đó có thể đưa ra những phương hướng
và giải pháp cơ bản để cải thiện việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên.


1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm và lợi ích, tác hại cơ bản mà mạng xã hội đã
và đang mang lại cho sinh viên.
- Thống kê và mô tả gần chân thực nhất về thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của
sinh viên ngày nay, đưa ra cái nhìn tổng qt về mục đích, tần suất sử dụng mạng xã
hội và ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên (thông qua bảng khảo sát).

- Rút ra kết luận và kiến nghị được một số biện pháp để cải thiện việc sử
dụng mạng xã hội cho sinh viên một cách hữu ích và hợp lí hơn.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp bảng hỏi khảo sát trực tuyến
- Là phương pháp trình bày bảng câu hỏi nghiên cứu trực tuyến, là chiến
thuật để thu được nhiều bảng trả lời trong thời gian ngắn. Từ đó chuyển các
kết quả khảo sát trực tuyến thành bộ dữ liệu hồn chỉnh
1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phân tích lý thuyết : là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt,
những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức,
phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc
những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Tổng hợp lý thuyết : là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận,
những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh
thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

- Từ đó cho thấy phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật
thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời : Phân tích được
tiến hành theo phương hướng tổng hợp, cịn tổng hợp được thực hiện dựa
trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu
vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu được gói gọn trong sinh viên khóa 19 và khóa 20 của Khoa
Ngơn Ngữ Anh, Viện Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Viện Kỹ Thuật và Khoa
Truyền Thông Và Thiết Kế.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian : Tại Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh.
-

Phạm vi thời gian : 20/08/2021 đến 05/09/2021



1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về nhận thức và thái độ của
sinh viên về hiện tượng nghiện mạng xã hội. Đồng thời, chỉ ra thực trạng về
hiện tượng nghiện mạng xã hội hiện nay của sinh viên. Trên cơ sở đó, tìm
giải pháp ngăn ngừa, hướng giải quyết để mạng xã hội trở thành công cụ
mang lại lợi ích, để sinh viên có cơ hội phát triển tồn diện.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhận
thức và thái độ của sinh viên về hiện tượng nghiện mạng xã hội của sinh viên.

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc giáo dục sinh viên về cách thức sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp mỗi sinh viên nhìn lại và cải thiện tình trạng nghiện
mạng xã hội của bản thân, để can thiệp sớm hiện tượng này nhằm nâng cao
chất lượng học tập, cuộc sống và tận hưởng những điều xung quanh chúng ta
đã bỏ lỡ. Việc khảo sát các quan điểm về nhận thức và thái độ của sinh viên về
hiện tượng nghiện mạng xã hội sẽ giúp ta có nhiều ý kiến đa chiều. Góp phần
nào đó việc thay đổi để mạng xã hội trở thành một công cụ tiện lợi, mang lại
nhiều lợi ích cho chúng ta thay vì bị chính nó chi phối.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Liên quan đến vấn đề này, chúng ta tìm ra một số tác giả để nghiên cứu liên quan đến
đề tài. Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của mạng xã
hội thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới, đã có rất nhiều
những cơng trình nghiên cứu, bài viết về mạng xã hội và giới trẻ đã thu được nhiều

thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu của Sophie Tan-Ehrhardt năm 2013: “Social
networks and Internet usages by the young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử
dụng Internet của sinh viên). Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của sinh viên
khi sử dụng mạng xã hội, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời
thực cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về mạng xã hội. Đồng thời, nghiên cứu
cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của mạng xã hội trong xã hội hiện đại. Một nghiên
cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use social media for
surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng truyền thông xã hội với
những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy những lý do mà mọi người tham gia sử dụng
mạng xã hội, mạng xã hội đã thay đổi thói quen và


lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng mạng xã hội trong tương
lai như thế nào. Bên cạnh đó, cũng có khơng ít những cuộc tranh luận xung quanh
vấn đề những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên, tiêu
biểu như cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social networking
bad for today's generation?( Có phải mạng xã hội là xấu đối với thế hệ ngày nay?).
Đã có rất nhiều ý kiến vào tranh luận, trong đó có 58% đồng ý rằng mạng xã hội
đang có những tác động tiêu cực đến sinh viên, 42% không đồng ý và kể ra những
ưu điểm mà mạng xã hội mang lại. Tại Việt Nam, mạng xã hội chỉ mới du nhập trong
vòng mấy năm gần đây nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có
nhiều nghiên cứu cũng như những bài báo viết về sức mạnh của mạng xã hội trong
thời đại truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại
ở mức độ khái quát và thường tập chung chủ yếu vào những tính năng cũng như
những cách thức truyền thông thông tin trên mạng xã hội, mối quan hệ tương tác
giữa mạng xã hội và truyền thông truyền thống. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu
đề tài này, nhóm tơi có điều kiện tham khảo các tài liệu ở Văn phòng khoa, thư viện
của trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Đại học Quốc gia, Thư viện Quốc gia cũng như tài liệu từ các nguồn khác và
nhận thấy rằng trong các diễn đàn (forum), Thư viện (Library), Nghiên cứu

(Research) về mạng xã hội thì đã có khá nhiều những cơng trình nghiên cứu về
mạng xã hội tiêu biểu như: Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thu Quỳnh, khóa
QH – 2003 - X, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Khóa luận mới đã đánh giá được những vấn đề hệ quả và hệ lụy của
mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mơ hình lý tưởng cho một mạng xã hội tại
Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Ngơ Lan Hương khóa QH – 2006 - X,
Khoa Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Mạng xã hội với việc truyền tải thơng tin trong lĩnh
vực văn hố - giải trí”. Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu q trình đưa –
tiếp nhận thơng tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang mạng xã hội nổi tiếng
và có nhiều người truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2 trang mạng xã hội chủ
yếu: Facebook và Twitter. Kết quả khóa luận đã đưa ra những đánh giá và kết luận
mang tính định hướng trong việc phát triển mạng xã hội nhằm khai thác một cách tối
đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thơng tin trên lĩnh vực văn hóa – giải trí.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Oanh, khóa QH – 2009 - X, Khoa Báo
chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội với đề tài “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thông tin trên mạng xã
hội”. Khóa luận đã hệ thống được những


vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội và báo chí trực tuyến. Có thể thấy các
nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên hầu hết mới chỉ khai thác
đề tài mạng xã hội và sinh viên dưới dạng riêng lẻ, tách rời nhau và ở các khía
cạnh khác nhau. Bởi vậy, tơi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nhận thức và thái độ về
hiện tượng nghiện mạng xã hội ở sinh viên” là một trong những đề tài đầu tiên
nghiên cứu toàn diện hệ thống về những tác động của mạng xã hội đến sinh viên.

2.2. Các khái niệm công cụ liên quan đến tài nghiên cứu
2.2.1. Nghiện
- Theo từ điển bách khoa Wikipedia, nghiện được định nghĩa như sau : “Nghiện

là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn
thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Theo một định nghĩa khác nghiện
là một rối loạn não đặc trưng bởi sự tham gia bắt buộc trong các kích thích
trong hệ thống thưởng phạt của não mặc dù dẫn đến hậu quả bất lợi.”. Có thể
thấy, nghiện là sự ham muốn để làm một việc gì đó dù cho nó ảnh hưởng tiêu
cực đến bản thân. Nghiện mang đến những rắc rối, ảnh hưởng đến những
người xung quanh và ngày càng trầm trọng thêm nếu cứ lún sâu vào đó. Việc
cai nghiện cũng khơng dễ dàng tuy nhiên nếu có quyết tâm, lợi ích của việc cai
nghiện sẽ mang đến những tích cực to lớn đến cuộc sống.

2.2.2. Mạng xã hội
- Mạng xã hội( Social network) là dịch vụ giúp kết nối mọi người lại với nhau
thông qua internet. Ở đây, các thành viên có thể chia sẻ những điều mình thích
cũng như những thông tin cần thiết. Điều đặc biệt tạo nên sự đa dạng và hấp
dẫn người sử dụng đó chính là dù bạn là ai hoặc ở bất cứ đâu, khơng phân biệt
giới tính và độ tuổi, bạn vẫn có thể tham gia mạng xã hội. Mạng xã hội là nền
tảng trên Internet. Người dùng trên mạng xã hội phải có tài khoản và hồ sơ riêng.
Mạng xã hội tạo ra các liên kết thông qua các tài khoản ảo do người dùng tạo ra.
Mọi nội dung trên mạng xã hội đều do chính người dùng chia sẽ cơng khai. Là
nơi để con người có thể thoải mái tìm kiếm những thông tin họ cần.

-

Các thành viên tham gia mạng xã hội được gọi là cộng đồng mạng.

- Mạng xã hội có các tính năng cơ bản như tìm kiếm và kết bạn với những
người cùng sở thích, giao lưu, đăng tải hình ảnh và video, chia sẻ câu
chuyện và hoạt động cá nhân, tổ chức, tham gia các hội, nhóm, trao đổi
thơng tin, kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ, cập nhật tin tức, quảng
cáo, …. Hiện nay, các rất nhiều dịch vụ mạng xã hội khác nhau và phổ biến

ở Việt Nam có thể kể đến như: Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,….


- Mạng xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc liên kết mọi người trên khắp thế
giới thông qua internet, nâng cao vai trò của mỗi người trong việc tạo lập quan
hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng
đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Mạng xã hội là nơi con người chia
sẽ được cùng một thông điệp khi có những trường hợp cần sự hỗ trợ từ mọi
người, tạo nên một thế giới ảo nơi mà mọi người là mỗi cư dân, chia sẻ mọi thứ
lên bảng tin để cư dân mạng có thể bình luận, đánh giá, gia tăng lượng tương
tác, và càng nhiều tương tác, càng nổi trội hơn trong thế giới ấy. Tuy nhiên, vì
đây là một xã hội ảo nên lượng thơng tin sai sự thật và chưa được kiểm chứng
có thể dễ dàng được phát tán nhanh chóng, gây nên nhiều hiểu lầm tai hại,
nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường.

-

Mạng xã hội cịn có đặc điểm:

+

Có sự tham gia trực tuyến của cá nhân hay chủ thể.

+ người dùng sẽ tự tạo ra nội dung của trang web, những thành viên cịn lại
sẽ được xem thơng tin của người dùng tạo nên.
2.2.3. Lợi ích của mạng xã hội
- Mạng xã hội có lợi ích đặc biệt đối với con người là về các thông tin tin tức đời
sống xã hội luôn được cập nhật một cách nhanh chóng nhất, có thể tìm kiếm mọi lúc
mọi nơi trên mạng xã hội. Tính chất thời gian thực cũng như khả năng tiếp cận đại
chúng là một trong những ưu điểm đưa thông tin về đời sống đến được nhiều

người. Một trong những ưu điểm vượt bật giúp mạng xã hội tồn tại được đến thời
điểm hiện tại là tính kết nối cộng đồng. Điều này đơi khi giúp những gia đình tìm
được người thân thất lạc mấy chục năm hoặc những người bạn cũ kết nối với nhau.
Nếu như khơng có mạng xã hội thì những điều này gần như là không tưởng. Mạng
xã hội là nơi để mọi người chia sẻ kiến thức, kỹ năng và bản thân trong một cộng
đồng. Nhờ sự phát triển của các hội nhóm trên tất cả nền tảng của mạng xã hội mà
người dùng có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mà không cần phải đến
lớp học, tốn nhiều chi phí như trước đây. Mọi người có thể tự học thêm một kỹ năng
như đan, móc len ngay trên Youtube mà không cần trực tiếp đi đến các trường lớp,
điều này giúp tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Mạng xã hội cịn là một cơng cụ đắc
lực để bạn giới thiệu bản thân của mình. Trong các CV hiện nay, trang cá nhân trên
mạng xã hội là một bằng chứng cụ thể về trình độ, tính cách cũng như một phần
khả năng của bạn. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nổi bật của 1 cộng đồng trên
mạng xã hội sẽ được trực tiếp được mời làm việc do phù hợp yêu cầu ngoại hình.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp hoặc những người kinh doanh nhỏ chỉ cần tạo một
thương hiệu riêng trên mạng xã hội và đủ tự tin uy tính đến với khách hàng thì họ


đã có thể quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách dễ dàng. Số lượng
người dùng mạng xã hội đông đảo như hiện nay khiến những nội dung giải trí cũng
đa dạng hơn. Mạng xã hội là nơi bản thân bạn được thể hiện và từ đó là động lực
để bạn phát huy những ưu điểm của mình. Nhiều bạn trẻ hiện nay có đủ tự tin khi
trở thành một youtuber thể hện được sản phẩm của họ đến với mọi người. Có thể
thấy trong thời gian vừa qua, mạng xã hội đã làm rất tốt vai trò của mình về chuyện
cấp báo, khuyến cáo về dịch bệnh và thiên tai giúp người dân thốt khỏi những khó
khăn này. Trên thực tế, hiện tại cuộc sống đã công bằng hơn khi có mạng xã hội, lúc
chưa có mạng xã hội, tiếng nói của người dân rất khó để phản ánh về các vấn đề xã
hội. Trong thời điểm hiện tại, mỗi người dân sử dụng mạng xã hội đều có quyền bày
tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống, từ đó đưa ra những thảo luận,
bình luận về vấn đề khiến xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.


2.2.4. Tác hại của mạng xã hội
- Nhiều người trong chúng ta có thói quen lướt mạng xã hội bất cứ khi nào rảnh rỗi,
điều này khiến con người mất đi khoảng thời gian để não được thư giãn và nghỉ ngơi
thực sự. Tình trạng bạn bè dán mắt vô điện thoại vào các cuộc hội họp đầu năm khá
phổ biến và đó cũng là một trong những tác hại của mạng xã hội là khiến con người
khơng thể tập trung vào cuộc sống thật. Tình trạng bị đe dọa, xâm hại, bị tra tấn tinh
thần qua tin nhắn trên mạng xã hội đối với con người là thực trạng đáng báo động và
chưa có cách xử lý quyết đoán. Nhiều người sau khi sử dụng mạng xã hội đã trở nên
phán xét nhiều hơn ở trên mạng với những điều mà ngồi đời họ khơng dám nói ra.
Các thơng tin tiêu cực trên mạng xã hội dễ dàng ảnh hưởng đến một số đối tượng như
trẻ nhỏ hoặc các độ tuổi dưới 18 tuổi, khi chúng khơng hiểu biết rõ ý nghĩa của các
thơng tin đó thì lúc đó sẽ trực tiếp tạo nên những sự tiêu cực đến suy nghĩ. Hiện nay,
việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người dùng bằng một đường dẫn dính
virus đã trở nên khá phổ biến. Một trong những tác hại của internet là có thể khiến bạn
bị mạo danh. Tài khoản của bạn có thể bị mất và sẽ có người mạo danh bạn thực hiện
các hành động phi pháp như lừa gạt tiền bạc danh sách bạn bè trên mạng của người
sử dụng. Khi bạn quá chú tâm vào mạng xã hội thì chúng ta sẽ quên đi các nhiệm vụ,
mục tiêu muốn hoàn thành. Thời gian dành cho việc phát triển bản thân, học hỏi thì
chúng ta có thể lại đem đi xài hoang phí chỉ bằng việc lướt mạng và đọc các thơng tin
không cần thiết. Sau một thời gian dài sử dụng, nhiều người dễ rơi vào trạng thái thích
được đăng tải nhiều điều trong cuộc sống hơn và nhận lại lượt thích. Đơi khi họ có thể
cảm thấy những cái like “ảo” trên mạng là điều cần thiết mỗi khi họ chia sẻ bất cứ thơng
tin gì. Ảnh hưởng đến mắt là điều quan trọng cần được khắc phục khi dành thời gian sử
dụng đối với các thiết bị


điện tử nhằm mục đích muốn trải nghiệm mạng xã hội. Chúng ta có thể thấy
rằng ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của
chúng ta là chưa đến giờ ngủ. Đôi khi chúng ta đã cảm thấy buồn ngủ nhưng

vẫn muốn lướt các trang mạng xã hội theo thói quen và hậu quả là sau đó
chúng ta đã khơng thể ngủ sớm như kỳ vọng. Mọi người có thể dùng mạng xã
hội để cập nhật thông tin từ bạn bè, kết nối với những người ở xa, giải trí hay
đơn giản là “giết thời gian”. Mạng xã hội có thể lấy mất đi sự tự do khi chúng ta
khi bị ràng buộc với chiếc smartphone mỗi ngày. Vấn đề chỉ thật sự xảy ra khi
con người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, khiến nó thành một “căn
bệnh” gây ảnh hưởng đến con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

2.2.5. Sinh viên
- Sinh viên là những người từ 18 - 25 tuổi đang tham gia các khóa học tại
các cơ sở đại học, cao đẳng.
2.3. Thực trạng/ nguyên nhân/ ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên là đối tượng khảo sát

- Việc thay đổi và phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các phương tiện đại
chúng, đặc biệt là những tiện ích mà cơng nghệ mang lại được thể hiện rõ
ràng nhất thông qua các mạng lưới mạng xã hội đã cho phép chúng ta sử
dụng và tận dụng tối ưu những chức năng mà nó mang lại để đáp ứng các
nhu cầu cuộc sống. Đối với các bạn sinh viên thì đây là biện pháp tối ưu và
gần như dễ dàng nhất để giải trí, học tập, tìm hiểu và trau dồi kiến thức, và
các bạn sinh viên thuộc Khoa ngôn ngữ Anh, Viện Khoa Học Xã Hội Và Nhăn
Văn, Viện Kỹ Thuật và Khoa Truyền Thông Và Thiết Kế của trường Đại học
công nghệ Hồ Chí Minh cũng khơng phải là nhữngtrường hợp ngoại lệ.

Hình 2.3.1. 1. Đối tượng khảo
sát để phân tích kết quả thực

trạng



- Thông qua cuộc khảo sát “Nhận thức và thái độ về hiện tượng nghiện mạng xã hội
của sinh viên hiện nay” của nhóm đối với 56 bạn sinh viên đến từ Khoa ngôn ngữ
Anh, Viện Khoa Học Xã Hội Và Nhăn Văn, , Viện Kỹ Thuật và Khoa Truyền Thông
Và Thiết Kế cho thấy ngày nay đã và đang có rất nhiều loại mạng xã hội cho phép
các sinh viên tiếp cận thời đại, thể hiện được bản thân và đáp ứng được nhu cầu
như Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram,.. Có đến gần 50% các bạn sinh viên cho
biết các bạn sử dụng mạng xã hội hơn năm giờ đồng hồ một ngày cho rất nhiều
mục đích khác nhau như học tập, giải quyết cơng việc, giải trí,.. và gần 65% các bạn
đều cảm thấy việc không sử dụng mạng xã hội trong một ngày là điều không thể và
sẽ khiến cho các bạn cảm thấy buồn chán, khó chịu.

- Cũng thông qua khảo sát cho thấy phần lớn các bạn sinh viên đều nhận thức
được rằng mạng xã hội chính là “con dao hai lưỡi”, ranh giới từ việc “sử dụng”
đến “nghiện” vô cùng mong manh. Việc sử dụng mạng xã hội sẽ mang đến cho
sinh viên rất nhiều những mặt tích cực nếu như biết sử dụng một cách hợp lý
như cung cấp thông tin để bồi dưỡng về việc học tập, làm cơng cụ giải trí để cải
thiện cảm xúc, nâng cao hiệu quả làm việc, tối ưu việc mua sắm, tìm kiếm
thơng tin để tiếp cận thời đại,.. Và phần lớn các bạn cũng cảm thấy và cho rằng
việc nghiện mạng xã hội đã và đang dần trở nên phổ biến, việc sử dụng mạng
xã hội đang ngày càng chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng ngày càng rõ đến
chất lượng cuộc sống cũng như việc học tập của các bạn.


Hình 2.3.1. 4. Thực trạng mạng xã
hội là “con dao hai lưỡi”
2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến việc nghiện sử dụng mạng xã hội của sinh viên
- Do khả năng nhận thức, sự thiếu sót trong việc kiểm sốt và cân bằng
đồng hồ sinh hoạt của bản thân sinh viên.
- Việc sử dụng mạng xã hội đã từ lúc nào trở thành điều “không thể không
biết”, là nơi để các bạn trẻ và sinh viên khẳng định giá trị bản thân, từ đó

hình thành lối suy nghĩ khơng dùng mạng xã hội là đi sau thời đại.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu cao mà mạng xã hội đem lại cho sinh viên như
giao lưu kết nối với bạn bè, mua sắm, học tập hay tạo một môi trường thuận
lợi để các sinh viên thể bản thân.
- Việc “lướt” mạng xã hội “trong vô thức” trong thời gian dài và lối suy nghĩ
“chỉ một chút thơi” đã dần dần hình thành thói quen khó bỏ và khiến việc sử
dụng mạng xã hội mỗi ngày trở nên khơng thể thiếu.

Hình 2.3.1. 5. Thực trạng sử dụng
mạng xã hội
2.3.3 Ảnh hưởng của việc nghiện sử dụng mạng xã hội
- Ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, tạo lối sống thụ động, từ
đó xuất hiện nhiều vấn đề từ tương đối đến nghiêm trọng ảnh hưởng đến
sức khỏe và việc học tập.


- Tạo lối sống “ảo”, dựa dẫm và đánh giá người khác chỉ qua lượt “thích” và
“chia sẻ”.
- Sống xa rời thực tế, tách biệt với xã hội, dễ bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi
những trào lưu và hiện tượng khơng tốt nếu khơng biết kiểm sốt bản thân
2.4. Giải pháp nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội đối với sinh viên
- Mạng xã hội là một mạng lưới vơ cùng to lớn, sinh viên có nhiều cơ hội
để tham gia vào thế giới thông tin và có nhiều cơ hội để tiếp cận những tư
tưởng, kiến thức mới.
- Thay vì coi mạng xã hội là một mối nguy ảnh hưởng đến tình hình học tập hay
đời sống của sinh viên thì ta cần tập trung vào việc khai thác những lợi ích mà
mạng xã hội đem lại, định hướng việc sử dụng cách sử dụng như thế nào để
đem lại hiểu quả thật sự cho sinh viên và hạn chế những mặt tiêu cực.

2.4.1. Biện pháp từ cá nhân

- Mỗi sinh viên nên giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội. Mỗi cá nhân
chỉ nên dánh thời gian 10 – 20 – 30 phút vào khung thời gian nghỉ ngơi
thay vì cập nhật thường xun.
- Những thời gian rảnh hay cần giải trí thì thay vì bạn sử dụng mạng xã hội
thì có thể dành những khung giờ đó như đọc sách, tập thể dục,trị chuyện

với gia đình, chọn cách tương tác với người thật hơn tương tác ảo,… Hoặc
bắt đầu thử một sở thích mới mà bạn chưa bao giờ thử trước đây.
- Bạn nên xây dựng những mối quan hệ thực tế và dành thời gian chăm sóc
bản thân. Khi thật sự hài lịng về chính mình, bạn sẽ khơng cần phải xuất hiện
trong “thế giới ảo” nữa.
2.4.2. Biện pháp từ cộng đồng
- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, quan tâm, tư vấn, định hướng
cho sinh viên về việc tham gia mạng xã hội một cách lành mạnh, để có thể biến
nó thành cơng cụ mang lại nhiều lợi ích và hỗ trợ nâng cao kỹ năng sống.
- Nhà trường nên tạo các sân chơi, những câu lạc bộ lành mạnh cho sinh viên
có thể thỏa sức phát triển bản thân. Tuyên truyền những tác động những tác hại
khi sử dụng mạng xã hội khơng đúng cách. Từ đó, định hướng cho các bạn sinh
viên không nên lệ thuộc vào mạng xã hội, giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ
trong xã hội để trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử để khi ra ngoài xã hội
sinh viên có nhiều tự tin thể hiện bản thân hơn.


2.5. Bảng hỏi
Câu 1. Bạn đang học khoa/ viện nào?
Khoa Ngôn Ngữ Anh
Viện Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn Viện Kỹ Thuật
Khoa Truyền Thông và Thiết Kế
Câu 2. Bạn là sinh viên khóa bao nhiêu?

K19
K20
Nam
Nữ
Khác

Câu 4. Bạn thường sử dụng mạng xã hội bao nhiêu thời gian trong một ngày ?
1h/ ngày
2h/ ngày
3h/ ngày
4h/ ngày
5h/ ngày
>5h/ ngày
Khác
Facebook
Youtube
Tiktok
Zalo

Instagram
Tinder
Twitter
Weibo
Khác

Câu 6. Bạn nghĩ bạn có thể khơng sử dụng mạng xã hội trong một ngày
hay khơng ?

Khơng
Câu 7. Khi khơng được sử dụng mạng xã hội, bạn cảm thấy như thế nào ?



Buồn chán
Khó chịu
Bình thường
Khác

Câu 8. Bạn thường sử dụng mạng xã hội cho những mục đích gì ?
Học tập
Cơng việc
Giải trí
Mua sắm

Khác

Nhu cầu

Đáp ứng Đáp ứng chỉ Khơng đáp một
phần ứng
Chat, call
video
Kinh doanh
trên mạng
Giao lưu, kết
bạn với nhiều
bạn mới
Chia sẻ khó
khăn tâm lý
Bày tỏ cảm
xúc, ý kiến cá

nhân
Cập nhật tin
tức
Thể hiện tính
cách bản thân
Xả stress
Chia sẻ ảnh,
video của bản
thân
Câu 10: Bạn thường hỗn những việc khác vì dành thời gian để lên mạng
xã hội không ?


Thường
xun Đơi khi

Khơng bao giờ hoặc
hiếm Khác
Rất nhiều
Bình thường

Khơng lệ
thuộc Khác
Câu 12: Có nhận định cho rằng “Sinh viên thường xuyên lạm dụng thời gian
trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập hơn là ảnh
hưởng tích cực”, nhận định này đúng hay sai ? Vì sao?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………

Câu 13: Bạn nghĩ thế nào về hiện tượng nghiện mạng xã hội của sinh viên ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………….
PHẦN III. KẾT LUẬN
Cuối cùng, có thể thấy, mạng xã hội khơng xấu, người sử dụng mạng xã hội sai mục
đích mới là xấu. Phải biết cách sử dụng mạng xã hội hợp lý, tư duy. Đừng quá dựa
dẫm mọi thứ vào mạng xã hội vì nó như con dao hai lưỡi, nếu được khai thác thông
minh sẽ mang đến tiềm năng to lớn. Ngược lại, nếu chúng ta sống phụ thuộc vào
nó, bản thân sẽ bị ảnh hưởng xấu về thể chất lẫn tinh thần. Từ điều này, chúng ta
nên rèn luyện một bản lĩnh kiên cường, quyết đốn, khơng bị lung lay trước các cám
dỗ có lợi trước mắt. Hãy làm chủ cuộc sống của bạn.


TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo internet:
- Bùi Thu Hoài (2014), Luận văn tác động của xã hội đến giới trẻ trên trang:
(truy cập ngày 2/9/2021)
- Sophie Tan-Ehrhardt (2013), “Social networks and Internet usages by the
young generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của sinh
viên) trên trang: />internet-usages-by-the-young-generations (truy cập ngày 2/9/2021).
- Isak Ladegaard (2012), “Young and old use social media for surprisingly
different reasons” (Những người trẻ và già sử dụng truyền thông xã hội với
những lý do đáng ngạc nhiên) trên trang: media/young-and-old-use-social-media-for-surprisingly-differentreasons/1372690 (truy cập ngày 2/9/2021).

- Đỗ Thị Anh Phương (2021). Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho
giới trẻ, 03/09/2021 trên trang: />- Theo Wikipedia 2021 – Khái niệm từ “Nghiện” trên
trang: />- Tuyết Trinh (2019), “Nghiện mạng xã hội: "Xiềng xích" khiến bạn mất tự


do”, trên trang: ( Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021)



×