Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐỀ TÀI
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

ĐỀ TÀI
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.


Mã số: 9380102

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thị Hiền.
2. TS. Nguyễn Thị Kim Thoa

Hà Nội - 2022
1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh Phương


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

01

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU

09

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

09

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận

09

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng

11

1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp

17

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

26

1.2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển

26

1.2.2. Những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo và cần được tiếp tục

nghiên cứu

28

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

29

1.4. Hướng nghiên cứu của luận án

29

Kết luận Chương 1

31

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP

32

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

32

2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

32

2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp


37

2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

40

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

44

2.2.1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

45

2.2.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp (thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp)

47


2.2.3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền
các khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp

51

2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

54


2.4. Các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

57

2.4.1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ về lý lịch tư pháp

57

2.4.2. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp

59

2.4.3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp

61

Kết luận Chương 2

64

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÝ LỊCH
TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

65

3.1. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

65


3.1.1. Thực trạng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

65

3.1.2. Thực trạng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cung cấp
thông tin lý lịch tư pháp (thông qua việc cấp phiếu lý lịch tư pháp)

74

3.1.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp

82

3.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý nhà
nước về lý lịch tư pháp

88

3.3. Thực trạng thực hiện các điều kiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước

94

về lý lịch tư pháp
3.3.1. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn, bồi

94

dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp

3.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác lý lịch tư pháp

96

3.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và triển khai ứng dụng

100

công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
3.4. Nguyên nhân của những bất cập trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

103

3.4.1. Nguyên nhân khách quan

103

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

105


Kết luận chương 3

108

CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP

109


4.1. Quan điểm nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

109

4.1.1. Đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, cải
cách hành chính, bảo đảm quyền của cá nhân, đặc biệt là quyền bảo đảm bí
mật đời tư cá nhân về lý lịch tư pháp

109

4.1.2. Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp phải gắn với phân định thẩm quyền, phạm
vi quản lý nhà nước của các chủ thể, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo
đảm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp

111

4.1.3. Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và
thực tiễn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay

113

4.2. Các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

115

4.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp

115


4.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản

116

quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật về lý lịch tư pháp
4.2.1.2. Đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, góp phần thực hiện hiệu quả

123

quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
4.2.1.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lý lịch tư pháp

125

4.2.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện hiệu quả
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

125

4.2.2.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp

125

4.2.2.2. Các cấp ủy Đảng tiếp tục quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan
thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày càng hiệu quả hơn

126

4.2.2.3. Tổ chức giám sát quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp


127

4.2.2.4. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen

128

thưởng trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
4.2.2.5. Bảo đảm các điều kiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

128

Kết luận Chương 4

133


KẾT LUẬN

134

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

137



1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp luôn là yêu cầu khách quan và cần thiết
của bất cứ một thiết chế nhà nước nào nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh
nhân thân tư pháp hình sự và các thơng tin khác (nếu có) trong những trường hợp cần
thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hịa nhập cộng đồng,
đồng thời góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý
nhân sự….
Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được
thiết lập, phát triển từ hàng chục đến hàng trăm năm nay và có tác dụng tích cực đối với
công tác quản lý xã hội, bảo đảm quyền của cá nhân và hoạt động tố tụng hình sự của
Nhà nước.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập
quốc tế, cùng với tiến trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, Luật Lý lịch tư
pháp đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp
thứ 5 thơng qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Luật Lý
lịch tư pháp được ban hành đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của công
tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Lần đầu tiên các nội dung quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp được quy định1. Qua mười năm thực hiện Luật Lý lịch tư
pháp cho thấy, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập:
Một số quy định của Luật Lý lịch tư pháp còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng u cầu
thực tiễn, bên cạnh đó, cơng tác xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp còn chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
Theo quy định tại Điều 9 Luật Lý lịch tư pháp, nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp bao gồm:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp
luật về lý lịch tư pháp;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp, tổ chức phổ biến, giáo dục

pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;
c) Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
d) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện
pháp luật về lý lịch tư pháp;
g) Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
h) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;
k) Báo cáo về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.
1


2
trong nội tại các văn bản pháp luật về lý lịch tư pháp và giữa văn bản pháp luật về lý
lịch tư pháp với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cơng tác cung cấp, trao đổi,
tra cứu, xác minh thông tin, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và
cấp phiếu lý lịch tư pháp cịn nhiều hạn chế. Cơng tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
pháp luật về lý lịch tư pháp còn rất chung chung, chưa cụ thể, , một số quy định cịn
mang tính ngun tắc. Điều này cũng gây nên sự lúng túng cho các cơ quan quản lý
nhà nước trong quá trình kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp, ảnh hưởng
tới chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
Những khó khăn, bất cập nêu trên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan
như: nhận thức của một bộ phận công chức, viên chức, kể cả những người làm cơng
tác tư pháp cịn chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của lý lịch tư pháp trong đời sống xã
hội. Bên cạnh đó, lý lịch tư pháp là lĩnh vực mới, phức tạp, quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp lần đầu tiên được quy định, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ,
ngành, tuy nhiên, nhiều quy định về nội dung này cịn chưa cụ thể, đầy đủ; cơng tác
phối hợp giữa các cơ quan nhiều khi chưa chặt chẽ; tổ chức bộ máy của cơ quan được
giao quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp chưa phù hợp; các điều kiện bảo đảm (nguồn

nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất) phục vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cịn
hạn chế....
Những khó khăn, bất cập nêu trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của
cá nhân; công việc của cơ quan, tổ chức trước nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp ngày
càng tăng, đồng thời, khơng phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính,
xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế, đặc biệt là chủ
trương “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa
học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc”2. Điều này đòi
hỏi phải xác định đúng đắn, đầy đủ hơn tầm quan trọng của quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp, phù hợp với mục tiêu “Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ,
chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển,
liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn
2021-2030”3.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội, tr.3.
3
Xem: Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
2


3
Với những vấn đề phân tích ở trên, đặc biệt là từ yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đảm bảo trật tự kỷ cương trong quản lý nhà
nước và xã hội, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt
Nam hiện nay" là rất cần thiết.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp, từ đó làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm,
vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật về nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, chủ thể quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp, các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở đánh
giá những vướng mắc, bất cập mà quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cần tiếp tục được
giải quyết ở Việt Nam, Luận án đề xuất, kiến nghị các giải pháp, góp phần hồn thiện pháp
luật và thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, phù hợp với tiến
trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơng trình khoa học đã được cơng bố, có liên quan đến Đề
tài Luận án, rút ra được những nội dung liên quan đến Đề tài Luận án đã được các
cơng trình nghiên cứu trước đó đề cập. Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa
được các công trình nghiên cứu đề cập tới, xác định nội dung cần được nghiên cứu
làm rõ trong luận án.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp: Khái niệm đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; Nội dung
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; Chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp;
Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Những vấn đề lý luận
này được khái quát từ sự nghiên cứu các quy định của pháp luật nước ngoài và pháp
luật Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam, rút ra các nhận xét về
những ưu điểm, những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật
lý lịch tư pháp hiện hành trên cơ sở so sánh các quy định của pháp luật có liên quan
đến lý lịch tư pháp ở Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật
cho cá nhân, cơ quan, tổ chức, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày càng hiệu

quả hơn, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật lý lịch tư pháp và các
văn bản pháp luật khác có liên quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, bảo


4
đảm sự hoàn thiện và phù hợp hơn của pháp luật với thực tế công tác quản lý nhà
nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp về
tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:
- Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp ở Việt Nam, trong đó có so sánh với một số nước trên thế giới.
- Quan điểm, giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp và các giải pháp trong thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đặc biệt là nội dung quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, các điều kiện bảo đảm
thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp ở Việt Nam; tham khảo, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật lý
lịch tư pháp với pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan đến lý lịch tư pháp của
Việt Nam, quy định của pháp luật nước ngồi có liên quan đến quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận quản
lý nhà nước về lý lịch tư pháp; thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp ở Việt Nam từ khi có Luật Lý lịch tư pháp đến nay (tính đến 06 tháng

đầu năm 2022), qua đó, nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện
pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
Đề tài Luận án được tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương
pháp luận duy vật lịch sử. Theo đó, vấn đề quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được
nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động và phát triển trong mối quan hệ khơng tách rời
với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, các nội dung


5
nghiên cứu của Luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng
Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
trong đó có lý lịch tư pháp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hồi cứu các tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu, cơng
trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp
luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài
liệu liên quan đến đề tài Luận án ở các nguồn khác nhau. Phương pháp này đặc biệt được
sử dụng ở chương 1 để tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và được kết hợp với các
phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quan điểm khác nhau
giữa các tác giả, nhà khoa học trong các cơng trình nghiên cứu; giữa quy định của
pháp luật lý lịch tư pháp hiện hành với quy định của pháp luật quy định về lý lịch tư
pháp qua các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật lý lịch tư pháp hiện
hành với quy định pháp luật khác có liên quan đến lý lịch tư pháp; giữa quy định của
pháp luật lý lịch tư pháp của Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trên

thế giới về lý lịch tư pháp. Phương pháp này sử dụng nhiều tại chương 2 và chương
3 của Luận án.
- Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tách và tìm hiểu các vấn đề lý
luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện, các yêu cầu của việc
hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp theo mục đích và nhiệm
vụ mà Luận án đã đặt ra. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt trong các chương và
sử dụng nhiều tại chương 2 và chương 3 của Luận án.
- Phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra các dẫn chứng (các số liệu,
vụ việc thực tiễn...) làm rõ các luận điểm, luận cứ trong các nội dung về lý luận ở các
nhận định và đặc biệt là các ý kiến, quan điểm về lý lịch tư pháp, quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp; Nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cũng như ý kiến,
quan điểm đề xuất các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà
nước về lý lịch tư pháp. Phương pháp này sử dụng nhiều tại chương 3 của Luận án.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra những nhận định, ý kiến đánh
giá sau q trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục, đặc biệt được sử dụng để kết luận
các chương và kết luận chung của luận án. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt
trong các chương của Luận án.


6
- Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng để dự đoán những ý kiến, nhận
định, đề xuất mà Luận án đặt ra. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu Luận án và chủ yếu được sử dụng trong q trình phân tích những điểm
hợp lý cũng như hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật, thực tiễn thực hiện các
quy định pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, chỉ ra nguyên nhân của những
hạn chế, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp, góp phần khắc phục những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp
Các phương pháp nghiên cứu khoa học hồi cứu các tài liệu, so sánh, phân tích,

chứng minh, tổng hợp nêu trên được sử dụng để lý giải các vấn đề lý luận, giúp cho
mỗi vấn đề nghiên cứu được xem xét, đánh giá, tiếp cận từ nhiều giác độ, qua đó,
phát hiện vấn đề, tìm ra những điểm hợp lý, chưa hợp lý của các vấn đề được nghiên
cứu trong Luận án nhằm đưa ra những kết luận mang tính khoa học, khách quan của
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Phương pháp kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng trong
Luận án để làm sáng tỏ các vấn đề quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp để đưa ra những
bình luận, quan điểm, kết luận về những nội dung nghiên cứu, các giải pháp mang tính
khách quan, tồn diện, khả thi, hướng đến thực hiện ngày càng hiêu quả hơn nhiệm vụ
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp. Phương pháp này sử dụng ở hầu hết các chương của Luận án.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến
đề tài, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu đề tài này để mang lại những giá trị khoa
học sau:
- Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, cụ thể là đã luận giải và đưa ra được khái niệm,
đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, trong đó có sự phân tích, so
sánh với các khái niệm khác như: quản lý lý lịch tư pháp, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Luận án đã chỉ ra được nội dung
của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cũng như các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu
quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; chỉ ra chủ thể thực hiện quản lý nhà nước cũng
như trách nhiệm của các chủ thể trong thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Thứ hai, về mặt thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá tồn diện thực trạng
quy định pháp luật và thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
từ khi ban hành Luật Lý lịch tư pháp đến nay (tính đến 06 tháng đầu năm 2022), theo
đó, Luận án cho thấy quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay còn


7

nhiều tồn tại, hạn chế cả về khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp,
nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cũng như trách nhiệm của các
chủ thể trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, các điều kiện bảo đảm thực hiện
hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở đó, Luận án đã phân tích,
đánh giá cụ thể những tồn tại, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ ba, Luận án đề xuất, kiến nghị đồng bộ, toàn diện các giải pháp, từ xây
dựng, hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp, trong đó, tập trung nghiên cứu, đề xuất
sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật. Luận án đã đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, phục vụ
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Thêm vào đó, Luận án đã đề xuất sửa đổi, bổ sung
các quy định pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để bảo
đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và đề xuất, kiến nghị các giải pháp
về tổ chức thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp để bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt
Nam, góp phần khắc phục những “khoảng trống” trong quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp, cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức để thực hiện
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ngày càng hiệu quả hơn.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Luận án là cơng trình nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam. Cụ thể: (i) Luận án nghiên
cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp (ii)
Luận án đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp ở Việt Nam; (iii) Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án chỉ
ra những yêu cầu, kiến nghị các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay.Những đóng góp mới của Luận án
được thể hiện về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận của quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp, bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp; Nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; Chủ thể quản lý nhà

nước về lý lịch tư pháp; Các điều kiện bảo đảm quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị góp phần nâng cao nhận thức về lý luận
và thực tiễn tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cho các công chức,
viên chức làm công tác lý lịch tư pháp nói chung và đội ngũ cơng chức, viên chức
làm công tác lý lịch tư pháp thuộc Bộ, ngành Tư pháp nói riêng. Luận án cũng là tài


8
liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy, đào tạo tại các trường đào tạo ngành luật và nghề
luật; làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong cơng tác lý lịch tư pháp và các cơ quan,
cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực pháp luật khác có
liên quan.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được bố cục thành bốn chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp.
`


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận
- Trong khoa học pháp lý, có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý lịch tư pháp
nói chung. Nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này phải kể đến Chuyên đề “Lý lịch tư
pháp”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(1996). Chuyên đề này cung cấp bước đầu các thông tin về lý lịch tư pháp – lịch sử,
nội dung và ý nghĩa. Bên cạnh đó, chun đề cũng cung cấp thơng tin về lý lịch tư
pháp của Cộng hòa Pháp (tổng thuật).
- Sách “Lý lịch tư pháp” do Nhà xuất bản chính trị quốc gia cộng tác với Nhà
Pháp luật Việt – Pháp xuất bản tháng 3 năm 1997 giới thiệu về pháp luật lý lịch tư
pháp của Cộng hịa Pháp do ơng Christian ELEK, Thẩm phán, Giám đốc Cơ quan lý
lịch tư pháp quốc gia của nước Cộng hịa Pháp và ơng Gérard LORHO, Thẩm phán,
Phó Giám đốc kiêm Trưởng phịng pháp lý, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia nước
Cộng hòa Pháp trình bày4. Cuốn sách đã giới thiệu đầy đủ những kiến thức và kinh
nghiệm trong lĩnh vực lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp, một nước mà thiết chế lý
lịch tư pháp được thành lập đã một trăm năm mươi năm và ngày càng hoàn thiện bằng
việc tin học hóa: Khái niệm lý lịch tư pháp và nhiệm vụ, lịch sử của lý lịch tư pháp,
bản chất và nguồn gốc các thông tin được ghi nhận, nội dung lý lịch tư pháp, việc sử
dụng lý lịch tư pháp trong những giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự,
cung cấp thơng tin về lý lịch tư pháp, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
quản lý các thông tin lý lịch tư pháp.
- Tiếp đến phải đề cập đến đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng pháp lệnh lý lịch tư pháp” do TS. Trần Thất làm chủ nhiệm đề tài (2005).
Đề tài đã đặt ra và giải quyết tương đối toàn diện về lý luận và thực tiễn gắn với bối
cảnh cụ thể tại thời điểm thực hiện và bảo vệ đề tài. Về mặt lý luận, đề tài đã luận giải
và đưa ra khái niệm lý lịch tư pháp; Phạm vi quản lý lý lịch tư pháp; Mục đích, ý nghĩa
quản lý lý lịch tư pháp; Nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới (Quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương Quốc
Anh), nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển chế định lý lịch tư pháp (từ thời kỳ

Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước năm 1975; từ sau cách mạng tháng tám năm
1945 đến năm 2005 – thời điểm bảo vệ đề tài). Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến cơ
4

Hội thảo về lý lịch tư pháp do Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 21 và 22 tháng 5 năm 1996 .


10
quan được giao quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp qua các giai đoạn, định hướng mơ
hình tổ chức, quản lý lý lịch tư pháp mà chưa đề cập đến các nội dung quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp.
- Ở cấp độ luận án tiến sĩ có luận án tiến sĩ “Pháp luật lý lịch tư pháp của Việt
Nam hiện nay” của TS. Hoàng Quốc Hùng được bảo vệ năm 2018. Đây là luận án
tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích sâu các quy định của pháp luật lý
lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án nghiên cứu có hệ thống về lý luận và thực
tiễn thực hiện pháp luật lý lịch tư pháp ở Việt Nam và đã làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận về lý lịch tư pháp, cụ thể là đã luận giải và xây dựng được khái niệm lý lịch
tư pháp, khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trị và các tiêu chí của pháp luật về lý lịch
tư pháp.
- Bài viết “Một số suy nghĩ bước đầu về quản lý lý lịch tư pháp” của PTS.
Trần Thất đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3,4/1996. Bài viết nghiên cứu,
phân tích về khái niệm, nội dung lý lịch tư pháp, phân biệt lý lịch tư pháp với hồ sơ
căn cước can phạm, lập và quản lý lý lịch tư pháp, mục đích, ý nghĩa của cơng tác
quản lý lý lịch tư pháp. Đồng thời, tập trung phân tích, làm rõ quá trình phát triển của
lý lịch tư pháp – một lĩnh vực mà theo tác giả là tương đối lặng lẽ nhưng khơng kém
phần quyết liệt, qua đó, tác giả chỉ ra một số hạn chế cơ bản cần phải khắc phục.
- Bài viết “Quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản” của tác giả Đỗ Thị Thúy Lan,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2005. Bài viết giới thiệu về khái niệm lý lịch tư
pháp, mục đích của quản lý lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp, cách thức
quản lý hệ thống thông tin lý lịch tư pháp, cơ chế cung cấp và cập nhật các thông tin

liên quan đến lý lịch tư pháp tại Nhật Bản.
- Bài viết “Một số vấn đề về lý lịch tư pháp trong pháp luật của Cộng hịa Pháp”
của tác giả Trần Văn Dũng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề năm 2012. Bài
viết giới thiệu chung nhất về sự ra đời của lý lịch tư pháp ở Cộng hòa Pháp. Sự ra đời, tổ
chức và hoạt động của Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp quốc gia Cộng hòa Pháp. Nội
dung và các hình thức của lý lịch tư pháp và sự gắn kết giữa lý lịch tư pháp, cơ quan
quản lý lý lịch tư pháp với quá trình phát triển của cơng nghệ thơng tin (tin học hóa lý
lịch tư pháp). Theo tác giả, đây sẽ là kinh nghiệm quý đối với Việt Nam trong việc hoạch
định chiến lược phát triển hệ thống quản lý lý lịch tư pháp trong bối cảnh Việt Nam đang
hoàn thiện dần các thiết chế quản lý lý lịch tư pháp.
- Bài viết “Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp tại Cộng
hòa Liên bang Đức” của tác giả Nguyễn Văn Thắng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
số chuyên đề năm 2012. Bài viết giới thiệu về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản
lý lý lịch tư pháp tại Cộng hịa Liên bang Đức, đó là Cơ quan Đăng ký liên bang trung
ương, có trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn với mơ hình tổ chức rất hiện đại, hoạt


11
động có hiệu quả, phục vụ cho cơng tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động tố
tụng nói riêng. Qua nghiên cứu về mơ hình tổ chức, hoạt động lý lịch tư pháp của
Cộng hòa Liên bang Đức, tác giả cho rằng việc triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu lý
lịch tư pháp tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lý lịch tư pháp ở Việt Nam còn chậm, chưa
đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần tiếp tục nghiên cứu để có sự áp dụng cho phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình xây dựng, quản lý, sử dụng
và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
- Bài viết “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về lý lịch tư pháp” của tác
giả Mỹ Linh, số chuyên đề 2017. Thông qua bài viết, tác giả cho độc giả thấy được
sự đa dạng trong quy định của pháp luật các nước về lý lịch tư pháp. Một số nước có
luật điều chỉnh riêng về lý lịch tư pháp (Cộng hòa Liên bang Đức, Phần Lan, New

Zealand, Singapore). Đối với các nước khơng có luật điều chỉnh riêng về lý lịch tư
pháp thì nội dung về lý lịch tư pháp được quy định lồng ghép trong các văn bản pháp
luật khác: Tại Vương Quốc Bỉ, lý lịch tư pháp được quy định trong Bộ luật Điều tra
hình sự. Tại Cộng hịa Pháp, lý lịch tư pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình
sự. Về đối tượng và phạm vi quản lý lý lịch tư pháp, đa số các nước, đối tượng quản
lý lý lịch tư pháp là cá nhân (công dân và người nước ngồi) bị tịa án kết án trong
lĩnh vực hình sự (Tịa án nước sở tại hoặc tịa án nước ngồi được cung cấp theo các
điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp). Bên cạnh đối tượng quản lý lý
lịch tư pháp là cá nhân, theo quy định của pháp luật một số nước, đối tượng quản lý
lý lịch tư pháp còn bao gồm cả pháp nhân (Nhật Bản, Cộng hòa Pháp). Pháp luật các
nước cũng quy định cụ thể về nguồn thông tin lý lịch tư pháp, mơ hình tổ chức cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp, các loại phiếu lý lịch tư pháp….
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
- Chun đề “Lý lịch tư pháp”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu
khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1996). Chuyên đề này cung cấp bước đầu các thông
tin về quản lý lý lịch tư pháp ở Việt Nam – Lịch sử và thực trạng. Những quy định
của pháp luật hiện hành ở Việt Nam liên quan trực tiếp đến công tác quản lý lý lịch
tư pháp.
- Bài viết “Một số suy nghĩ về vấn đề lý lịch tư pháp” của tác giả Nguyễn Đức
Chính đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/1997. Bài viết cho thấy thực trạng
công tác quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta đang ở mức độ hoạt động đơn lẻ, chưa xác
định rõ mục đích, yêu cầu và nội dung của cơng việc, chưa nhận thức đúng vị trí và tầm
quan trọng của công tác lý lịch tư pháp trong quản lý Nhà nước và bảo đảm quyền tự do
dân chủ của cơng dân trong Nhà nước pháp quyền. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của


12
cơng tác lý lịch tư pháp được trình bày trong bài viết cho thấy cần coi công tác lý lịch tư
pháp là một nội dung quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta để góp phần

hồn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như Nghị quyết Đại hội VIII
của Đảng đã đề ra.
- Tài liệu Kỷ yếu Hội thảo về Lý lịch tư pháp: Ngày 08 tháng 11 năm 2010,
Nhà Pháp luật Việt – Pháp đã tổ chức hội thảo về lý lịch tư pháp với sự tham gia của
bà Nathalie CHAUVET, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia Cộng hòa Pháp. Theo đó,
chun gia Pháp đã trình bày các vấn đề về lý lịch tư pháp, trong đó có cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hịa Pháp.
Theo đó, cơ quan này có tên gọi là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Trung tâm
này gồm có 04 phòng với tổng số nhân viên là 250 người: Phòng Cơng nghệ thơng
tin có 11 nhân viên, phụ trách các vấn đề tin học đặt ra đối với việc tác nghiệp và
kiểm tra tính chính xác của dữ liệu được tiếp nhận và xử lý tại Trung tâm. Phòng
Pháp chế có 27 nhân viên, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và cập nhật thông tin
pháp luật liên quan đến lý lịch tư pháp. Đồng thời, tiến hành phân tích các trường hợp
hồ sơ vụ việc hiếm gặp và phức tạp, không thể xử lý bằng công nghệ thông tin. Đây
cũng là phòng chịu trách nhiệm dịch và xử lý các bản án được tuyên đối với công dân
Pháp ở nước ngoài trong trường hợp hai nước đã ký kết hiệp định. Phòng nghiệp vụ
bao gồm 185 nhân viên, phụ trách tiếp nhận và xử lý toàn bộ các bản án do các tòa
án gửi đến, xử lý yêu cầu và cấp các phiếu lý lịch tư pháp, tiếp dân, cung cấp thơng
tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngồi ra, phịng này có một bộ phận chun trách
giải quyết những khó khăn về xác định danh tính khi đăng ký thông tin lý lịch tư pháp
đối với công dân khơng sinh ra tại Pháp. Phịng Hành chính và nhân sự gồm 17 nhân
viên, có nhiệm vụ quản lý các khoản kinh phí liên quan đến hoạt động của trang Web,
chi phí gửi các phiếu lý lịch tư pháp thơng qua đường bưu điện hoặc fax, quản lý tài
sản, quản lý, bồi dưỡng nhân sự của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Bên cạnh
đó, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cịn
có Ban Cán bộ chương trình phụ trách quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia
về tội phạm tình dục và bạo hành. Ban chuyên trách về các vấn đề vệ sinh, an ninh
và môi trường.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có 3 chức năng chính: Thứ nhất, lưu giữ
thơng tin lý lịch tư pháp (cập nhật, tiếp nhận, xử lý các bản án, quyết định). Thứ hai,

quản lý lý lịch tư pháp (quản lý dữ liệu, xóa án tích, theo dõi lý lịch tư pháp). Thứ ba,
cấp thông tin lý lịch tư pháp (bản trích lục lý lịch tư pháp).
- Bài viết “Mối quan hệ phối hợp giữa Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát với cơ
quan quản lý lý lịch tư pháp trước và sau thời điểm Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực
thi hành” của tác giả Phạm Đình Thi đăng trên Tạp chí Nghề luật, số 02/2011. Bài viết


13
trao đổi một số vấn đề liên quan đến quan hệ phối hợp giữa hệ cơ quan hồ sơ nghiệp
vụ cảnh sát (C53) từ trung ương đến địa phương với ngành tư pháp trong q trình thực
hiện Thơng tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp
và Bộ Công an quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp trước và sau thời điểm Luật Lý lịch
tư pháp có hiệu lực thi hành. Thông qua bài viết, tác giả khẳng định kết quả tra cứu hệ
thống hồ sơ, tàng thư, cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đã đáp ứng u cầu chính đáng của cơng
dân và người lao động, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác xuất khẩu
lao động ra nước ngoài, thu nộp một số lượng đáng kể lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp
vào ngân sách Nhà nước. Qua đó, đã khẳng định vị trí, tác dụng và giá trị nhiều mặt
của hệ thống hồ sơ, tàng thư, cơ sở dữ liệu nghiệp vụ do cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh
sát, Bộ Công an quản lý, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phối hợp giữa hai ngành Tư pháp – Cơng
an cịn có những khó khăn, bất cập, hạn chế. Bài viết cũng đã chỉ ra nguyên nhân của
những khó khăn, bất cập, hạn chế, đồng thời, đề nghị một số vấn đề liên quan đến sự
phối hợp giữa C53 và các cơ quan liên quan sau thời điểm Luật Lý lịch tư pháp có hiệu
lực thi hành.
- Bài viết “Về cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp cơng dân
Việt Nam bị tịa án nước ngoài kết án” của tác giả Tống Thanh Thanh, Tạp chí Nghề
luật, số 02/2011. Bài viết trao đổi về những bất cập trong các quy định của pháp luật
cũng như trong thực tiễn thực hiện việc cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong
trường hợp cơng dân Việt Nam bị Tịa án nước ngồi kết án, đặc biệt là vấn đề có cơng

nhận tội danh và hình phạt mà Tịa án nước ngồi đã tun là án tích đối với cơng dân
Việt Nam hay khơng. Đây là vấn đề cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để cán bộ làm công
tác lý lịch tư pháp có thể thực hiện được cơng việc của mình một cách thuận tiện, đúng
pháp luật.
- Bài viết “Một số vấn đề về hoạt động đào tạo nghiệp vụ công tác lý lịch tư
pháp ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên, TS. Lê Lan Chi, Tạp chí Nghề
luật, số 02/2011. Bài viết khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lý
lịch tư pháp với trọng tâm là đào tạo cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tư pháp
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính đội ngũ cán bộ làm cơng tác lý lịch tư pháp sẽ
góp phần thúc đẩy q trình giải quyết yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công
dân nhanh gọn hơn, minh bạch hơn. Tuy nhiên, do đây là nhiệm vụ mới nên bên cạnh
một số kết quả đạt được, công tác đào tạo nghiệp vụ về lý lịch tư pháp cịn có những
khó khăn, vướng mắc, cần tiếp tục có sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan và sự
chủ động của cơ sở đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cán bộ làm công
tác lý lịch tư pháp.


14
- Bài viết “Luật Lý lịch tư pháp và trách nhiệm của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh
sát’’ của tác giả Nguyễn Huy Mạ đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2012.
Bài viết nêu lên trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc phối hợp cung cấp, tra cứu,
xác minh thông tin phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu
lý lịch tư pháp. Trong đó, các cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ tra cứu, xác minh, cung cấp thơng tin có trước ngày 01/7/2010 để cấp phiếu lý
lịch tư pháp. Từ thực tế kết quả tra cứu, xác minh thông tin phục vụ cấp phiếu lý lịch tư
pháp trong thời gian qua của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, tác giả cho rằng việc thực
hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản dưới luật sẽ cịn những khó khăn, thách thức
và đưa ra một số trao đổi trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.
- Bài viết “Quy định của Luật Thi hành án hình sự với cơng tác quản lý lý lịch
tư pháp” của tác giả Nguyễn Văn Hoàn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề

năm 2012. Bài viết cho thấy các nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích có mối liên
hệ mật thiết với các quy định của Luật Thi hành án hình sự. Do vậy, việc nắm vững
các quy định của Luật Thi hành án hình sự có liên quan đến quyết định thi hành án,
miễn hoặc hoãn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án, đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ chấp hành án. Việc cấp các loại giấy tờ chứng nhận chấp hành xong án phạt có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp về án
tích cũng như cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, cần nghiên cứu, phân tích kỹ nội dung quy định về
quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù trong trường hợp Chánh án Tòa án hoặc
Viện trưởng Viện Kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để có những giải pháp khắc phục mang tính
tồn diện, cơ bản và lâu dài hơn.
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- Bài viết “Electronic criminal record in Greece: Project management
approach and lessons learned in public admistration” (Hồ sơ hình sự/lý lịch tư pháp
điện tử ở Hy Lạp: Quản lý dự án và bài học kinh nghiệm trong quản lý hành chính
cơng) của Demetrios SARANTIS, Nghiên cứu sinh, Trường Kỹ thuật Điện và Máy
tính, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, Hy Lạp và Dimitris ASKOUNIS, Trợ lý
Giáo sư, Trường Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, Hy
Lạp đăng trong cuốn đánh giá Transylvanian của Khoa học hành chính, 25E/2009
trang 132-146. Bài viết mơ tả và phân tích q trình tin học hóa hệ thống lý lịch tư
pháp/hồ sơ hình sự hiện tại trên giấy ở Hy Lạp. Theo đó, lưu trữ hồ sơ hình sự (lý
lịch tư pháp) thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp Hy Lạp (HMJ). Cơ quan hình sự độc
lập (IDCR) của Bộ Tư pháp và Dịch vụ hồ sơ hình sự (CRS) của một số Văn phịng
Cơng tố của Tồ án sơ thẩm công cộng (PPOCFI) trong cả nước ban hành các bản


15
sao hồ sơ tội phạm nói chung và sử dụng tư pháp theo quy định tại Điều 576 và 577
của Bộ luật tố tụng hình sự (CPC). Hệ thống hồ sơ tội phạm quốc gia Hy Lạp là thủ

công và bao gồm kho lưu trữ hồ sơ tội phạm/lý lịch tư pháp được lưu giữ bởi IDCR
và PPOCFI hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 6.000.000 công dân trên toàn quốc.
Việc tiết lộ hồ sơ tội phạm trong quá khứ (cung cấp thông tin lý lịch tư pháp) là bắt
buộc đối với một số ngành nghề bao gồm cả nhân viên chăm sóc trẻ em và chăm sóc
tại gia. Yêu cầu công dân được phục vụ với tốc độ chậm. Hiện nay, các nguồn thông
tin phân tán và phân tán trong toàn bộ PPOCFI cung cấp cho các cơ quan thực thi
pháp luật địa phương và tiểu bang với thông tin không đầy đủ.
Nhằm thay thế các hồ sơ tội phạm/lý lịch tư pháp bằng giấy ở Hy Lạp bằng
kho dữ liệu tội phạm/lý lịch tư pháp điện tử, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã
được triển khai và thực hiện đối với Hệ thống thơng tin hình sự của Hy Lạp (CRIS),
hướng tới tối đa hóa tiêu chuẩn dữ liệu và công nghệ thông tin giữa các cơ quan thực
thi pháp luật, nhà tù, luật sư truy tố, tòa án, giảm bớt hoặc loại bỏ trao đổi thơng tin dựa
trên giấy, cải thiện dịng chảy cơng việc trong hệ thống tư pháp, cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác và kịp thời, duy trì quyền bảo mật và quyền riêng tư trong thông tin pháp
lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hồ sơ tội phạm/lý lịch tư pháp điện tử cho
cơng chúng. Theo đó, tác giả đã trình bày một ứng dụng của phương pháp quản lý dự
án theo định hướng mục tiêu có tên eGTPM để sử dụng nó như là một phương pháp
của việc triển khai dự án công nghệ thông tin trong lĩnh vực hành chính cơng. Việc
thực hiện thành cơng dự án cụ thể cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp tiếp cận
eGTPM có thể cung cấp một giải pháp để đạt được các mục tiêu chuyển đổi của Chính
phủ hiệu quả hơn. Nói chung, cơng chức và cơng dân đã thấy rằng dịch vụ cung cấp
thông tin nhất quán hơn và kỹ lưỡng hơn trước đây. Lợi ích cấu thành bao gồm tiết
kiệm thời gian của công dân, tổ chức và quy trình tuyển dụng nhanh hơn của cơng ty
và tăng sự hài lịng của cơng dân.
Sự hài lịng của cơng dân là đáng kể bởi vì thời gian nhận được hồ sơ đã
giảm rất nhiều. Trước khi đưa ra dịch vụ này đã có một thời gian trễ trong việc có
được một hồ sơ tội phạm/thơng tin lý lịch tư pháp từ 1 tháng đến 2 tháng. Hiện nay,
phần lớn kết quả tra cứu thông tin lý lịch tư pháp/hồ sơ tội phạm có phản hồi trong
cùng một ngày và tất cả được trả lại trong vòng 5 ngày làm tăng sự hài lịng của cơng
dân. Cung cấp cho các tổ chức chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp và nhân viên sự tiện

lợi của việc yêu cầu một hồ sơ 24 giờ một ngày/7 ngày một tuần là lý do tại sao dịch
vụ này rất thành công và tiếp tục phát triển.
Việc thực hiện CRIS bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận eGTPM đơn
giản, giảm thời gian và công sức và cho phép nhân viên thực hiện nhiều công việc


16
giá trị gia tăng. Dịch vụ nhanh hơn và tất cả các xử lý nội bộ của các ứng dụng hiện
được sàng lọc, tạo ra hiệu quả cao hơn.
- Bài viết “Criminal records in the United States” (Lý lịch tư pháp/Hồ sơ hình
sự ở Mỹ) đăng trên Wikipedia ngày 07/7/2018: Hồ sơ hình sự tại Hoa Kỳ chứa thơng
tin về các vụ bắt giữ, cáo buộc hình sự và xử lý các thơng tin đó. Các hồ sơ hình sự
được biên soạn và cập nhật ở các cấp địa phương, tiểu bang và liên bang bởi các cơ
quan chính phủ, thường là các cơ quan thực thi pháp luật. Mục đích chính của họ là
trình bày một lịch sử tội phạm toàn diện đối với một cá nhân cụ thể. Hồ sơ hình sự/lý
lịch tư pháp có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm kiểm tra lý lịch cho
mục đích làm việc, giải phóng mặt bằng an ninh, thông qua nhập cư vào Hoa Kỳ và
cấp phép. Hồ sơ hình sự có thể hữu ích cho việc xác định nghi phạm trong quá trình
điều tra hình sự. Chúng có thể được sử dụng để tăng cường tuyên án trong các vụ truy
tố hình sự (như là xác định tái phạm).
- Bài viết “A new criminal records database for large – scale analysis of
policy and behavior” (Một cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp/hồ sơ tội phạm mới nhằm phân
tích ở mức độ quy mơ về chính sách và hành vi) của tác giả Pablo A. Ormachea, Gabe
Haarsma, Sasha Davenport và David M. Eagleman, khoa Thần kinh học, Đại học Y
Baylor, Houston, TX, Hoa Kỳ, Trung tâm Khoa học và Luật, Houston, TX, Hoa Kỳ,
đăng trên tạp chí khoa học và Luật, nghiên cứu ban đầu, xuất bản ngày 25 tháng 9 năm
2015. Bài viết giới thiệu về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp/hồ sơ hình sự (CRD), một bộ
sưu tập hàng chục triệu hồ sơ tịa án của Hoa Kỳ. CRD có thể tăng cường nhiều loại
nghiên cứu — ví dụ, xác định người phạm tội tần số cao, đo lường những thay đổi
trong chiến lược hoạch định chính sách và định lượng hiệu quả lập pháp cho các nhà

hoạch định chính sách dữ liệu tốt nhất khi đưa ra quyết định thực thi pháp luật. CRD
cung cấp một mức độ chi tiết cao hơn về những hành vi phạm tội của cá nhân; hỗ trợ
cung cấp thông tin tội phạm để xác định tái phạm. CRD hiện có 22,5 triệu hồ sơ từ năm
1977 đến năm 2014 từ Quận Harris ở Texas, Thành phố New York, Quận MiamiDade
ở Florida và tiểu bang New Mexico.
Đối với tất cả các lĩnh vực, CRD xây dựng dựa trên cơ sở xác định, đo lường
hành vi con người: những gì ảnh hưởng đến cách thức bọn tội phạm lựa chọn? Bằng
cách cho phép khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố bên ngoài như pháp lý, chính
sách hoặc sự tham gia của cơng dân và quyết định cam kết (hoặc không cam kết) một
hành vi phạm tội. Cuối cùng, CRD nhằm mục đích thúc đẩy chính sách xã hội dựa
trên khoa học bởi cung cấp phân tích dựa trên nguồn mở, dữ liệu. Theo đó, bài viết
nêu và phân tích về phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, thiết kế hệ thống
phân loại thông tin….


17
- Bài viết “Police Certificates”5 (Chứng nhận cảnh sát). Bài viết giới thiệu về
chứng nhận cảnh sát, theo đó, chứng nhận cảnh sát do Cơ quan lưu trữ hồ sơ tội phạm
thuộc Hiệp hội cảnh sát Anh (Association of Chief Police Officers Criminal Records
Office) (ACRO) cấp cho những người muốn di cư đến hoặc xin thị thực của các quốc
gia bao gồm Úc, Bỉ, Canada, quần đảo Cayman, Niudilan, Nam Phi và Hoa Kỳ. Giấy
chứng nhận thể hiện người đề nghị xác nhận có hay khơng có thơng tin về hình sự tại
Vương quốc Anh và được yêu cầu như là một phần của quá trình xin visa của đại sứ
qn. Giấy chứng nhận cũng có thể bao gồm thơng tin hình sự ở nước ngồi, nơi nó đã
được tiết lộ cho Vương quốc Anh. Chứng nhận Cảnh sát không sử dụng để tìm kiếm
việc làm trong nước Anh hoặc di cư sang Vương quốc Anh.
- Bài viết “International Child Protection Certificate (ICPC) (UK)6 – (Giấy
chứng nhận bảo vệ trẻ em quốc tế (Anh)). Bài viết cho thấy Giấy chứng nhận bảo
vệ trẻ em quốc tế (ICPC) là giấy chứng nhận thể hiện thơng tin về mặt hình sự (hành
vi phạm tội ở Anh và ở các quốc gia khác, nơi thơng tin đó đã được tiết lộ cho Vương

Quốc Anh thơng qua các cơ chế trao đổi hiện có) cung cấp cho công dân Vương
quốc Anh hoặc người nước ngồi đã từng sinh sống ở Anh đang tìm việc làm hoặc
đã làm việc với trẻ em. Trong một sáng kiến chung, Bộ Tư lệnh Khai thác và Bảo
vệ Trẻ em của Cơ quan Tội phạm Quốc gia (NCA-CEOP) và Cơ quan lưu trữ hồ sơ
tội phạm thuộc Hiệp hội cảnh sát Anh (ACRO) đã phát triển Chứng nhận Bảo vệ
Trẻ em Quốc tế (ICPC) để giúp bảo vệ trẻ em khỏi những người phạm tội đi du lịch
nước ngoài để lạm dụng trẻ em dễ bị tổn thương thông qua việc làm, tình nguyện và
cơng tác từ thiện. Giấy chứng nhận bảo vệ trẻ em quốc tế gồm có hai phần: Phần 1
– Tiết lộ bất kỳ sự kết tội nào, các cuộc truy tố, khiển trách, cảnh báo và điều tra
hiện tại được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu cảnh sát của ACRO. Phần 2 – Tiết lộ bất kỳ
thơng tin nào có liên quan đến việc tiết lộ bởi NCA-CEOP vì lợi ích của việc bảo vệ
trẻ em. ICPC sẽ giúp các tổ chức đưa ra quyết định sáng suốt về sự phù hợp của
người đó đối với việc làm hoặc tiếp tục làm việc ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc
với trẻ em.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp
- Đề tài khoa học cấp Bộ ''Xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng
hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp” do
Ths. Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài (2015). Đề tài này nghiên cứu chuyên
sâu một số vấn đề lý luận và thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng,
quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Việt Nam hiện nay, qua
đó, đề xuất các tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng,
5
6

Nguồn: Truy cập ngày 30/7/2018.
Nguồn: Truy cập ngày 30/7/2018.


18
khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và một số giải pháp chủ yếu bảo đảm thực hiện.

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Xác định những định hướng, chính sách lớn phục
vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp” do Ths. Hoàng Quốc Hùng làm
chủ nhiệm đề tài (2017). Đề tài đã đưa ra sáu nội dung cụ thể của chính sách phục vụ
sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư
pháp nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định có liên quan của Bộ luật Hình
sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi các quy định có liên quan
đến đương nhiên được xóa án tích; xem xét lộ trình và điều kiện để bổ sung đối tượng
quản lý lý lịch tư pháp là pháp nhân thương mại phạm tội). Thứ hai, sửa đổi, bổ sung
Luật Lý lịch tư pháp nhằm bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 (liên
quan đến vấn đề cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân). Thứ ba, sửa đổi, bổ sung
quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp (đề xuất
việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia - là đơn vị sự
nghiệp công lập sang Cục Lý lịch tư pháp - là đơn vị quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp). Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Thứ năm, mở rộng phạm vi quản lý lý lịch tư pháp theo hướng bổ sung trách nhiệm
của các cơ quan có liên quan trong cung cấp thông tin nhằm bảo đảm thực hiện chế
định về đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015. Thứ sáu, cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác tiếp
nhận hồ sơ và cấp phiếu lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất các giải
pháp tổ chức thực hiện: Thứ nhất, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của lý lịch
tư pháp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, quản lý, vận hành và
khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Lý
lịch tư pháp. Thứ ba, bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác lý lịch tư pháp. Thứ tư, ứng
dụng công nghệ thơng tin ở cấp độ tự động hóa trong xây dựng, quản lý, vận hành và
khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Có thể khẳng định, đề tài đã đề cập đến các
nội dung khác nhau của quản lý nhà nước, trong đó đáng chú ý là các đề xuất liên
quan đến việc sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà
nước về lý lịch tư pháp, mô hình quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý
lịch tư pháp số 2 cho cá nhân. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa đề cập, phân tích tồn diện,
chun sâu về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Ở cấp độ luận án tiến sĩ có luận án tiến sĩ “Pháp luật lý lịch tư pháp của Việt
Nam hiện nay” của TS. Hoàng Quốc Hùng được bảo vệ năm 2018. Luận án đã phân
tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động cơng tác lý lịch tư pháp ở Việt Nam thời
gian qua, chỉ ra các nguyên nhân, qua đó đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, có
giá trị tham khảo cao đối với luận án của nghiên cứu sinh là đưa ra các đề xuất về mơ
hình tổ chức cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cơ cấu tổ chức của cơ quan được giao quản


×