Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Sự thay đổi trong môi trường diễn xướng dân ca quan họ bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.1 KB, 2 trang )

Sự thay đổi trong môi trường diễn xướng dân ca quan họ Bắc Ninh
Trong muôn vàn câu chuyện kể về Người, có một câu chuyện cịn mãi in đậm trong tâm khảm
mỗi chúng ta, đó là trước lúc đi xa Bác muốn được nghe đôi làn Quan họ, muốn mang theo âm
hưởng của câu hát Dân ca thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước vào cõi vĩnh hằng. Chỉ biết
rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “ Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng
về” đã nói hộ lịng người. Lời hát như nguồn cơn cho chúng tôi bắt tay làm ký sự này .
Trước đây, khi chưa có sự tác động của công nghệ âm thanh hiện đại, những làn điệu quan họ
Kinh Bắc đơn thuần chỉ là những lời ca, tiếng hát mượt mà, tình tứ được các nghệ nhân có giọng
hát trời phú cùng với sự say mê, yêu thích và tích lũy qua thời gian thể hiện. Lề lối của các bài
hát quan họ cổ thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản, có nhiều tiếng đệm, lời phụ với kỹ
thuật hát vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt… Vì thế, khơng cần nhạc đệm, khơng cần tăng âm nhưng
lời ca vẫn vang xa dù là trong những lễ hội đông người.Những buổi hát quan họ được biểu diễn ở
lễ hội làng trong không gian làng quê mộc mạc, thân thuộc với cây đa, bến nước, sân đình. Bởi
Quan họ sinh hoạt mang tính cộng đồng cao và hát phải có khơng gian diễn xướng riêng khơng
phải nơi nào cũng hát được. Những màn biểu diễn chân tình mà cũng thật gần gũi với người
nghe.
Văn hóa dân gian nói chung, quan họ Kinh Bắc nói riêng có vai trị rất quan trọng, góp phần làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân xưa. Ngoài lễ hội, quan họ Kinh Bắc cịn được
biểu diễn ở đình làng. Tại đây, các chàng trai, cơ gái có dịp biểu diễn, thi thố thông qua những
màn đối đáp, hát giao duyên. Trong khung cảnh thanh bình của làng quê Việt, những câu hát
quan họ cất lên như lôi cuốn, thu hút người nghe, hướng họ tới những điều tốt đẹp trong cuộc
sống, tạo cho con người những phút giây thăng hoa, bay bổng. Tại những dịp lễ hội, những làn
điệu dân ca quan họ được vang lên bởi khả năng, kỹ thuật trong giọng hát cũng như biểu diễn
của các liền anh, liền chị. Điểm đặc biệt ở đây là phần trình diễn của quan họ Kinh Bắc ln theo
một trình tự: đầu tiên là bài "Mời trầu" qua sự thể hiện của các liền chị. Với giọng ca mượt mà,
đằm thắm, chân tình, từng liền chị mang những miếng trầu tên cánh phượng một cách khéo léo
mời những người có tuổi trong làng cũng như các du khách tham dự.
Ngày nay, nhu cầu thưởng thức quan họ Kinh Bắc ngày một lớn đã dẫn tới khơng gian diễn
xướng loại hình nghệ thuật này có sự thay đổi. Cơng nghệ phát triển với những trang âm ánh
sáng xuất hiện, hỗ trợ cho phần trình diễn của các liền anh, liền chị, nhằm đưa những làn điệu,
câu hát quan họ tới gần hơn công chúng qua hệ thống loa, mi-cro, đèn sân khấu. Đặc biệt với tầm


nhìn thiết kế đến 50 năm, cơng trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng được khánh thành
mang đến không gian diễn xướng mới cho những sáng tạo, thể nghiệm Quan họ đương đại đồng
thời cũng kỳ vọng trở thành một bảo tàng sống (living museum) lưu giữ những trị nhân văn, tinh
túy nhất của di sản văn hóa Quan họ với sự giao thoa kết nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Qua bao thăng trầm của thời gian, những làn điệu dân ca Quan họ vẫn hiển hiện trong đời sống
của người dân Kinh Bắc nói riêng và trong tiềm thức của những người yêu Quan họ. Không lạc
hậu trước xu thế mới, dân ca Quan họ vẫn tiếp tục vươn lên, tự đổi mới mình và làm giàu sức
sống trong dân gian. Với mỗi người dân Kinh Bắc, Xuân sẽ nhạt hơn nếu thiếu vắng điệu ca quê
hương.




×